Tiểu luận Nghiên cứu về đất xám

I.Giới thiệu chung: 1.Nguồn gốc hình thành đất xám: Trước hết phải nói rằng đất xám kém màu mỡ,phẫu diện toàn cát, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ nên đất có màu xám. Hơn nữa, đất xám chủ yếu hình thành trên nền đất phù sa cổ; vật liệu có màu nâu vàng ,gần lên đến mặt chuyển sang màu xám. Nguyên nhân của sự hình thành này là do: -Do các đá axit nhiều cát sinh ra(hoa cương.cẩm thạch,sa thạch,tràng thạch). -Sự khai thác rừng để trồng trọt ở những vùng nhiệt đới thường dẫn đến sự thoái hóa đất và làm giảm độ phì nhiêu. -Trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu . 2.Đặc tính đất xám: Đay là nhóm đất có tầng B tích sét ,dung tích hấp thụ dưới 24mc/100g sét.không có tầng E nằm đột ngột ngay trên tầng có tính thấm chậm. Độ no bazo dưới 50%,hàm lượng CaO,MgO thấp Độ pH từ 4 đến 5 .

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu về đất xám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. PHÂN LOẠI ĐẤT XÁM Diện tích: 19.970.642 ha. Phân bố rộng khắp trung du miền núi và rìa đồng bằng. Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với dung tích hấp thu dưới 24mc/100g sét và độ nộ bazơ dưới 50%, tối thiểu là ở một phần của tầng B của lớp đất 0-120cm, không có tầng E nằm đột ngột ngay trên một tầng có tính thấm chậm. Trên bản đồ đất tỉ lệ 1/1.000.000 chia ra các đơn vị: Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols( ACh ). Đất xám có tầng loang lổ( XL). Plinthic Acrisols( ACp). Đất xám glây ( Xg). Gleyic Acrisols( ACg). Đất xám feralit (Xf). Feralic Acrisols( ACf). Đất xám mùn trên núi(Xh). Humic Acrisols(ACu). 1. Đất xám bạc màu(X) Haplic Acrisols(ACh): Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên đất phù sa cổ, đá macma axit và đá cát, phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1.30-1.50g/cm3. tỉ trọng 2.65-2.7 g/cm3. Độ xốp 43-45%. Sức chứa ẩm dồng ruộng 27-31%. Độ ẩm cây héo 5-7%. Nước hữu hiệu 22-24%. Độ thấm nước lớp đất mặt 68mm/giờ. Lớp đất sâu 25mm/giờ Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua( pHkcl phổ biến từ 3,0- 4.5), nghèo cation kiềm trao đổi( Ca 2+ + Mg 2+< 2mc/100g đất). Độ no bazơ và dung tích hấp thụ thấp. Hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo( 0.5-1.5%). Mức phân giải chất hữu cơ mạnh( C/N<10). Các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thuờng bị khô hạn và xói mòn mạnh. Tuy nhiên do ở địa hình bằng, thoải, thoáng khí, thoát nước, đất nhẹ dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát triển của nhiều cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu đổ, rau quả, lúa cạn, cây ăn quả, cao su, đều,… 2. Đất xám có tầng loang lỗ( XL). Phinthic Acrisols(Acp) Diện tích 221360 ha., phân bố tập trung ở trung du Bắc Bộ. Đa số diện tích đất có tầng loang lỗ nằm ở địa hình bằng, thoải hoặc lượn sóng với độ dốc dưới 150. Thành phần khoáng của đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, haloizit, gơtit. Thành phần tổng số chủ yếu là SiO2 và các Sesquioxyt. Một số tính chất vật lí nước của đất( tầng đất mặt): thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Dung trọng 1.4-1.6. Tỉ trọng 2.6-2.7. Độ xốp trung bình< 40%. Sức chứa ẩm cực đại 28-31%. Độ ẩm cây héo 11-13%. Phẫu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn 50cm. Đất có phản ứng chua vừa, đến rất chua( pH của KCl= 3-4.5). Nghèo mùn(<1%). Độ no bazờ và dung tích hấp thụ thấp. Nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu. Trên đất xám loang lỗ người dân thường trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu hoặc trồng 2 vụ màu. Hiện nay nhờ có hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng nên có đủ nước tưới, có nơi đã cấy 2 vụ lúa 1 vụ màu. Cần lưu ý ngăn chặn nước chảy tràn bờ vì dễ dẫn tới thoái hóa, bạc màu. 3. Đất xám glây( Xg). Gleyic Acrisols( Acg) Diện tích: 101.417. Phân bố tập trung ở trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở địa hình bậc thang, bằng, thấp, ít thoát nước. Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Phẩu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ. Phản ứng của đất rất chua, nghèo mùn, độ no bazờ và dung tích hấp thụ thấp, nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu. Đất xám glây ở các vùng khác nhau về tính chất, nhưng đều ở địa hình thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận và thường được trồng lúa nước. Cần lưu ý bố trí mùa vụ để tránh ngập úng trong mùa mưa. Một số nơi vượt dất để trồng cây ăn quả thu hiệu quả cao như ở Lái Thiêu, Sông Bé. 4. Đất xám feralit( Xf). Feralic Acrisols( ACf) Diện tích 14789505 ha. Đất xám feralit chia ra 5 đơn vị phụ: Đất Feralit trên phiến thạch sét (Xfs): 6876430 ha. Đất feralit trên đá macma axit( Xfa): 4646474 ha. Đất feralit trên đá cát( Xfq): 2651337 ha. Đất feralit trên phù sa cổ( Xfp): 455402 ha. Đất feralit biến đổi do trồng lúa( Xfl); 159882 ha. Đất xám feralit trên đá sét có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, nằm ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất dày, khoáng sét phổ biến là kaolinit, haloizit và gơtit. Dung trọng đất thấp (9 0.96-1.26g/cm3). Tỉ trọng cao (2.73-2.8g/cm3); xốp( 55-64%); độ ẩm cây héo( 19-23%), nước hữu hiệu( 12-17%), thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đất có phản ứng chua( ph của KCl= 3.6-4.8), hàm lượng mùn trung bình, dung tích hấp thu trung bình, nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazờ thấp, nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Đất xám feralit thoái hóa có tính chất vật lí nước và hóa học kém hơn. Đây là loại đất tốt ở trung du miền núi với đặc diểm phát sinh và sử dụng khác nhau, thích hợp cho việc sử dụng đa dạng vào mục đích nông lâm nghiệp và bảo vê môi trường sinh thái. 5. Đất xám mùn trên núi( Xh). Humic Acrisols( ACu): Diện tích 3139285. Phân bố tập trung ở độ cao 700-1700-1800m so với mặt biển ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất thường không dày. Loại đất này phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi trung bình với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi, núi thấp hơn 700m. Đặc diểm cơ bản của đất xám mùn trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao, qúa trình feralit yếu hẳn hiếm thấy hiện tượng kết von, đá ong. Đất xám mùn trên núi có thể chia ra 3 đơn vị đất phụ: Đất xám mùn trên núi trên đa sét và biến chất. Đất xám mùn trên núi trên đá macma axit và đá cát. Đất xám mùn trên núi trên đá macma bazờ và trung tính. Trong 3 đơn vị đất phụ trên đây, đất xám mùn trên núi trên sản phẩm phong hóa của đất macma bazờ và trung tính, đá sét và biến chất có độ phì và độ sản xuất cao hơn cả. Hiện nay đã có nhiều mô hình sử dụng đất bền vững theo phương thức nông lâmhoặc lâm nông kết hợp trên đất xám mùn trên núi. Ngoài việc phát triển cây rừng với nhiều loại đặc sản như pơmu, quế,…còn làm tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp các loại. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đất xám có những hạn chế nổi bật là: Độ no Bazo kém, đất chua,nghèo, mùn, dễ rửa trôi các hạt keo…Chính vì vậy để phát triển bền vững trên đất xám thi chúng ta cần phải đưa ra một số biện pháp cải tạo. Nhằm cải thiện các tính chất vật lý, hóa học, sinh hóa học của đất. Dưới đây là một số biện pháp phát triển bền vững của đất xám: Xây dựng bờ vựng bờ thửa để giữ cho lượng mùn không bị rửa trôi, giữ cho các hạt keo sét không bị mất đi. Xây dựng hệ thống mương máng, để chứa nước nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu hợp lí nhằm giúp đất không bị mất nước nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ, phân hóa học ( N, P, K ) một cách hợp lí nhằm tăng lượng chất hữu cơ có trong đất, tăng độ xốp cho đất. Từ đo sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhiều hơn do đó sẽ góp phần làm tăng lượng keo trong đất. Ngoài ra các loại đất xám thường có nồng độ axit cao dẫn đến độ chua cao, vì vậy chung ta cần phải bón vôi để giảm độ chua trong đất. Biện pháp tiếp theo đó là chúng ta cần trồng rừng để hạn chế xói mòn và giúp giữ nước cho đất. Tóm lại muốn phát triển bến vững trên các vùng đất xám thì chúng ta cần phải làm tốt công tác cải tạo đất, và luôn canh một cách hợp lí đảm bảo về mặt thời gian không được thâm canh tăng vụ quá mức. chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo được cho quá trinh phát triển lâu dài và đem lại hiệu quả kinh tế cao trên loại đất này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluandatxam.doc