Tiểu luận Nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng và sơ đồ quy trình thanh toán

I.NGHIỆP VỤ THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG. 1. Khái niệm: Thanh toán giữa các ngân hàng là thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm hoàn thành quá trình thanh toán tiền giữa các doanh nghiệp, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng. 2. Phương thức thanh toán gi ữa các ngân hàng. Hiện nay tại nước ta thanh toán giữa các ngân hàng bao gồm các phương thức sau: Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống. Thanh toán bù trừ khác hệ thống. Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tai ngân hàng nhà nước. Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. Thanh toán qua tiền gửi tại ngân hàng khác.

docx11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng và sơ đồ quy trình thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.NGHIỆP VỤ THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG. 1. Khái niệm: Thanh toán giữa các ngân hàng là thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm hoàn thành quá trình thanh toán tiền giữa các doanh nghiệp, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng. 2. Phương thức thanh toán gi ữa các ngân hàng. Hiện nay tại nước ta thanh toán giữa các ngân hàng bao gồm các phương thức sau: Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống. Thanh toán bù trừ khác hệ thống. Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tai ngân hàng nhà nước. Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. Thanh toán qua tiền gửi tại ngân hàng khác. @. Thanh toán liên hàng (TTLH) cùng hệ thống. Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng, xãy ra trên cơ sở thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thanh toán mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc thanh toán công nợ, chuyển vốn và điều hòa vốn trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng. Hiện nay ở Việt nam áp dụng 2 phương pháp kiểm soát và đối chiếu để quá trình TTLH được chính xác đó là “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” và “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”. Theo 2 phương pháp này, thì ngoài 2 chi nhánh ngân hàng tham gia thanh toán còn có “Trung tâm thanh toán” làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu tất cả các lệnh chuyển tiền thanh toán trong cùng hệ thống và theo dõi nguồn vốn của các chi nhánh để thực hiện thanh toán. + Phương pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán”: Theo phương pháp này các chi nhánh trực tiếp gửi, chuyển tiền cho nhau, TTTT làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các lệnh chuyển tiền, sau đó lập sổ đối chiếu gửi chi nhánh nhận chuyển tiền để chi nhánh ngân hàng này đối chiếu (đối chiếu phân tán ở các ngân hàng nhận chuyển tiền). Phương pháp này áp dụng trong TTLH truyền thống. + Phương pháp “Ki ểm soát tập trung, đối chi ếu tập trung”: Theo phương pháp này, ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền cho ngân hàng nhận chuyển tiền thông qua TTTT truyền qua mạng. TTTT kiểm soát và đối chiếu tất cả các chuyển tiền trong toàn hệ thống. @ - Thanh toán liên hàng điện tử (chuyển tiền điện tử – CTĐT). a. Khái niệm: Thanh toán liên hàng điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm tin học chuyển tiền với sự trợ giúp của máy tính và hệ thống mạng truyền tin nội bộ. Chuyển tiền điện tử áp dụng phương pháp “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”. b. Chủ thể tham gia vào qui trình chuyển tiền điện tử: + Người phát lệnh: Là người gửi lệnh đến ngân hàng, kho bạc để thực hiện việc chuyển tiền. + Người nhận l ệnh: Là người được nhận tiền trong trường hợp chuyển Có; hoặc người trả tiền trong trường hợp nhận Nợ. + Ngân hàng gửi lệnh: Là ngân hàng phục vụ người phát lệnh (gọi tắt là NHA). + Ngân hàng nhận lệnh: Là ngân hàng phục vụ người nhận lệnh (gọi là NHB). + Trung tâm thanh toán: Là nơi chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán, kiểm soát nghiệp vụ và quyết toán các khoản thanh toán điện tử của cả hệ thống. c. Lệnh chuyển tiền: Là một chỉ định của người phát lệnh đối với ngân hàng trực tiếp nhận lệnh dưới dạng chứng từ kế toán theo mẫu thống nhất của NHNN nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử. Bao gồm lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ (Là lệnh của ngân hàng A gửi lệnh gửi ngân hàng B để thanh toán tiền cho người nhận theo lệnh của ngân hàng A). d. Chữ ký điện tử: Là loại khóa bảo mật tham gia hệ thống TTĐT được xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ của mình khi đã đăng ký với TTTT. e. Qui trình thanh toán: Trung tâm thanh toán Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng nhận tiền đã chuyển đến (3) (4) (1) (2) (4) (3) (1): Ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền qua mạng đến TTTT để TTTT chuyển tiếp về Ngân hàng nhận. (2): TTTT truyền chuyển tiền về ngân hàng nhận. (3): Cuối ngày TTTT đối chiếu cho tất cả các ngân hàng. (4): Các ngân hàng xác nhận đối chiếu gửi TTTT. + Tại ngân hàng gửi lệnh chuyển tiền: Xử lý chuyển tiền đi: Đối với chứng từ giấy: Phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Kiểm tra số dư tài khoản của đơn vị để đảm bảo đủ vốn thanh toán chuyển tiền. Nếu hoàn hảo thì hạch toán vào tài khoả n các dữ liệu đã nhập và ký vào chứng từ, sau đó chuyển chứng từ giấy cùng với truyền dữ liệu qua mạng vị tính cho kế toán chuyển tiền điện tử xử lý tiếp. Đối với chứng từ điện tử: Khi tiếp nhận chứng từ, kế toán viên giao dịch kiểm soát tính hợp pháp của nghiệp vụ và hợp lệ theo qui định đối với chứng từ điện tử. Nếu chứng từ không có sai sót thì kế toán giao dịch in (chuyển hóa) chứng từ điện tử ra giấy (1 liên) để phục vụ cho khâu kiểm soát, sau đó sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có cho khách hàng. Khi ti ếp nhận chứng từ: Kế toán viên chuyển tiền kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chữ ký của kế toán viên giao dịch. Nếu đúng thì lập lệnh chuyển tiền riêng cho từng chứng từ thanh toán. Khi đã vào đầy đủ và kiểm soát lại các dữ liệu, kế toán viên chuyển tiền phải ký theo qui định, sau đó chuyển chứng từ và file dữ liệu cho người kiểm soát để kiểm soát và ký duyệt cho truyền dữ liệu. Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của ngân hàng B, ngân hàng A sẽ trả tiền cho khách hàng. Trong trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền của ngân hàng B, ngân hàng A kiểm soát lại chặt chẽ có sai sót không? Sau đó gửi cho khách hàng thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển tiền. + Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến: Khi nhận được lệnh chuyển tiền của ngân hàng A qua TTTT, sử dụng mật mã và kiểm soát chữ ký điện tử của TTTT để xác định tính đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển qua mạng vi tính cho kế toán viên chuyển tiền in Lệnh chuyển tiền đến (dưới dạng CTĐT) ra giấy. Sau khi kiểm soát xong, kế toán viên chuyển tiền ký vaò Lệnh chuyển tiền do máy in ra và chuyển cho kế toán viên giao dịch Đối với Lệnh chuyển Có có giá trị cao, ngân hàng B trước khi trả tiền cho khách hàng còn phải làm thủ tục yêu cầu NHA xác nhận lại sau đó mới chuyển tiền cho khách hàng. Đối với Lệnh chuyển Nợ đến: nếu có giấy ủy quyền hợp lệ và trên tài khoàn của khách hàng mở tại ngân hàng nhận lệnh có đủ tiền để trả thì ngân hàng B mới hạch toán, sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ cho ngân hàng A và báo Nợ cho khách hàng. + Tại trung tâm thanh toán: Kiểm soát hạch toán các lệnh chuyển tiền: TTTT có trách nhiệm nhận lệnh chuyển tiền của các ngân hàng A, tổ chức kiểm soát, hạch toán rồi truyền thông tin đến các ngân hàng B có liên quan. Đối với các lệnh chuyển tiền TTTT đã tiếp nhận được từ các ngân hàng A nhưng không thể truyền tiếp đi ngay trong ngày cho các ngân hàng B liên quan do sự cố kỹ thuật, truyền tin thì TTTT lập bảng kê chi tiết để lập phiếu chuyển khoản hạch toán. Sang ngày làm việc tiếp theo, khi đã khắc phục xong sự cố kỹ thuật, truyền tin, TTTT sẽ truyền tiếp lệnh chuyển tiền cho ngân hàng B. Đối chiếu số liệu chuyển tiền điện tử trong ngày: Toàn bộ doanh số chuyển tiền phát sinh hàng ngày giữa các thành viên phải được TTTT đối chiếu và phải đảm bảo khớp đúng ngay trong ngày phát sinh, trừ trường hợp có sự cố kỹ thuật. Nếu bị sự cố kỹ thuật, truyền tin không thể đối chiếu xong trong ngày theo qui định thì được phép đối chiếu ở ngày kế tiếp cho đến khi sự cố được khắc phục. b. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT). Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. Tùy thuộc vào phƣơng pháp trao đổi chứng từ, truyền số liệu mà TTBT có thể tiến hành trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) hay chứng từ điện tử (TTBT điện tử). Hiện nay, hoạt động thanh toán bù trừ được thực hiện theo hai hệ thống: Thanh toán bù trừ ở các chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn và thanh toán điện tử liên ngân hàng. Phạm vi thanh toán bù trừ được thực hiện giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán khác hệ thống, cùng mở tài khoản tại một Chi nhánh NHNN, do Chi nhánh NHNN đó tổ chức, chủ trì thanh toán bù trừ. Trường hợp TTBT giữa các ngân hàng thương mại cùng hệ thống, thì ngân hàng thương mại cấp trên của hệ thống đó chỉ định một đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hệ thống chủ trì thanh toán bù trừ. a. Nguyên tắc chung trong thanh tóan bù trừ: - Có mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN hoặc một ngân hàng chủ trì nào đó trên địa bàn. - Các thành viên phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ như: Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các qui định trong TTBT; Phải lập đúng, đủ, kịp thời các giấy tờ trong giao dịch TTBT, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng. - Người được ủy quyền trực tiếp làm thủ tục TTBT và giao nhận chứng từ phải đăng ký mẫu chữ ký của mình với các đơn vị thành viên và với ngân hàng chủ trì. - Các đơn vị thành viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các số liệu trên bảng kê chứng từ, bảng TTBT và các chứng từ kèm theo. Nếu để sai sót, lợi dụng gây tổn thất tài sản thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại. - Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các đơn vị thành viên và thanh tóan số chênh lệch bù trừ. Khi ti ến hành thanh tóan bù trừ, nếu có chênh lệch phát sinh thì các thành viên tham gia thanh toán phải tôn trọng các nguyên tắc: - Mọi thành viên tham gia TTBT phải bảo đảm thanh tóan kịp thời, sòng phẳng số chênh lệch phải thanh toán với ngân hàng chủ trì. - Trường hợp thiếu khả năng chi trả về TTBT thì thành viên đó phải nộp tiền mặt vào ngân hàng chủ trì hoặc xin vay ngân hàng chủ trì để thanh toán khoản thiếu hụt đó. -Trường hợp không được vay TTBT thì Ngân hàng chủ trì sẽ chuyển số tiền thiếu khả năng thanh toán sang nợ quá hạn và phạt theo lãi suất nợ quá hạn. Nếu nợ quá hạn phát sinh liên tiếp 3 lần thì ngân hàng chủ trì đình chỉ quyền tham gia TTBT của thành viên đó và thông báo cho các ngân hàng thành viên khác biết. b. Các nghi ệp vụ thanh toán bù trừ: b.1. Thanh toán bù trừ gi ấy: Nguyên tắc thanh toán: Ngân hàng chủ trì mở tài khoản chi tiết để hạch toán kết quả thanht toán bù trừ của các thành viên. Các Ngân hàng thành viên TTBT có trách nhiệm xử lý tất cả các chứng từ có liên quan đến TTBT với các ngân hàng khác và lập bảng kê theo mẫu qui định. Qui trình thanh toán: Ngân hàng chủ trì Ngân hàng A Ngân hàng B (3) (2) (2) (3) (1) Chú thích: (1): Các ngân hàng thành viên tham gia TTBT giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau, khi giao nhận phải đối chiếu chứng từ với bảng kê TTBT sau đó ký sổ với nhau. (2): Các ngân hàng thành viên nộp bảng TTBT cho ngân hàng chủ trì. (3): Căn cứ kết quả thanh toán bù trừ, ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền từ TKTG của ngân hàng phải trả để chuyển vào TKTG của ngân hàng thành viên phải thu. b.2. Thanh toán bù trừ đi ện tử: Nguyên tắc thanh toán: - Ngân hàng chủ trì chỉ xử lý bù trừ các lệnh thanh toán đã được đối chiếu khớp đúng với bảng kê TTBT và thanh toán số chênh lệch phải trả của ngân hàng thành viên trong phạm vi khả năng chi trả thực tế của ngân hàng thành viên tại ngân hàng chủ trì. - Trong thời gian xử lý bù trừ của phiên TTBT cũng cũng như khi quyết toán TTBT trong ngày, ngân hàng chủ trì sẽ khóa số dư TKTG của các ngân hàng thành viên để đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng thành viên đƣợc chính xác. @- Trường hợp TKTG của ngân hàng thành viên thiếu khả năng chi trả thì xử lý như sau: + Nếu tại thời điểm thực hiện phiên thanh toán bù trừ điện tử mà một ngân hàng thành viên không đủ khả năng chi trả thì chỉ thanh toán trong khả năng chi trả thực tế, ngân hàng chủ trì sẽ không xử lý một số lệnh thanh toán và các lệnh đó sẽ được ngân hàng chủ trì lưu lại để xử lý vào phiên kế tiếp trong ngày giao dịch (nếu có) đồng thời thông báo cho ngân hàng thành viên biết. + Nếu đến thời điểm quyết toán TTBT điện tử trong ngày mà ngân hàng thành viên đó vẫn không đủ khả năng chi trả cho các lệnh thanh toán chưa được xử lý thì ngân hàng chủ trì sẽ hủy bỏ các lệnh thanh toán này. Thời gian giao dịch trong TTBT đi ện tử: + Ngân hàng chủ trì căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế trên địa bàn để qui định thời gian giao dịch của các phiên TTBT điện tử và số phiên thanh toán trong ngày cho phù hợp sau khi đã thống nhất với các ngân hàng thành viên trên địa bàn nhưng phải thanh toán dứt điểm trong ngày giao dịch và số liệu của các ngân hàng thành viên phải khớp đúng với ngân hàng chủ trì. + Đối với các khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng khác địa bàn tỉnh, thành phố thì các ngân hàng thành viên phải gởi các lệnh thanh toán đến ngân hàng chủ trì trước thời điểm khống chế nhận lệnh thanh toán áp dụng trong chuyển tiền điện tử của NHNN. Qui trình thanh toán: Ngân hàng chủ trì Ngân hàng A Ngân hàng B (4) (1) (2) (4) (3) Chú thích: 1: NHA chuyển các lệnh thanh toán cùng bảng kê các lệnh thanh toán đến ngân hàng chủ trì. 2: Ngân hàng chủ trì truyền lệnh thanh toán cho ngân hàng B. 3: NHB lập và gửi điện xác nhận kết quả TTBT cho ngân hàng chủ trì. 4: Ngân hàng chủ trì tính toán kết quả bù trừ sau đó gửi về các ngân hàng thành viên. 3. Thanh toán qua tài khoản ti ền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN được áp dụng trong thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh). 4. Thanh tóan theo phương thức Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. Là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa thuận và cam kết với nhau, ngân hàng này sẽ thực hiện việc thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia. Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ được hạch toán vào tài khoản thu hộ, chi hộ. Theo định kỳ hai ngân hàng sẽ đối chiếu doanh số phát sinh và số dư tài khoản thu, chi hộ để thanh toán cho nhau và tất toán số dư của tài khoản này. 5. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác. Để thực hiện được phương thức thanh toán này thì ngân hàng này phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia hoặc ngược lại. 6. Thanh tóan điện tử liên ngân hàng. Hiện nay thanh toán điện tử liên ngân hàng gồm hai phân hệ là Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. a. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. (hệ thống TTĐTLNH) Là hệ thống thanh toán tổng hợp: bao gồm hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHNN. - Mô hình tổ chức: Hệ thống TTĐTLNH có một trung tâm thanh toán quốc gia tại Hà Nội, trung tâm này thực hiện các chức năng xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHNN và các chức năng kiểm tra hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. Kết nối với TTTT quốc gia có các trung tâm xử lý tỉnh đặt tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và sở giao dịch NHNN thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán trong hệ thống TTLNH. Các thành viên trực tiếp của hệ thống TTĐTLNH là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có đủ điều kiện và được chấp nhận tham gia hệ thống TTĐTLNH, các thành viên này có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN và phải đăng ký danh sách các chi nhánh ngân hàng trực thuộc của mình (đơn vị thành viên) tham gia thanh toán ĐTLNH để kết nối trực tiếp vào hệ thống, ngoài ra còn có các thành viên gián tiếp, đó là các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia hệ thống TTLNH thông qua thành viên trực tiếp. - Về kỹ thuật nghi ệp vụ xử lý thanh, quyết toán. Hệ thống TTĐTLNH xử lý các lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng thành viên mở tại Sở giao dịch ngân hàng Nhà nước theo phƣơng thức quyết toán tổng tức thời. Đối với các lệnh thanh toán giá trị thấp sẽ đƣợc xử lý thông qua thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết quả thanh toán bù trừ trên các địa bàn (tỉnh, thành phố, khu vực) được chuyển về TTTT quốc gia cùng với kết quả bù trừ tại trung ƣơng (bù trừ tại các Hội sở chính ngân hàng) sẽ được xử lý bù trừ một lần nữa – bù trừ “kép” để xác định kết quả cuối cùng và quyết toán. - Áp dụng chữ ký điện tử (mã khóa bảo mật) trong việc chuyển, nhận các lệnh thanh toán và các giao dịch có liên quan trong hệ thống. - Phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hệ thống TTĐTLNH giống như hệ thống thanh toán điện tử ở các nước, nó phải đối mặt với các rủi ro vận hành và rủi ro có tính hệ thống, do vậy phải có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro, đó là: - Thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống dự phòng: Hệ thống TTĐTLNH có hệ thống dự phòng cho hoạt động của TTTT quốc gia và các trung tâm xử lý tỉnh. Hệ thống dự phòng có đầy đủ các trang thiết bị. Trong trạng thái bình thƣờng hệ thống dự phòng hoạt động song hành với hệ thống chính thức và luôn sẳn sàng thay thế cho hệ thống chính thức nếu hệ thống chính thức gặp sự cố. - Xử lý và quyết toán các khoản thanh toán chuyển tiền giá trị cao và khẩn theo phƣơng thức tổng tức thời. Trong trường hợp tài khoản của thành viên không có số dư thì lệnh thanh toán sẽ được chuyển vào hàng đợi, khi đủ tiền mới được xử lý. - Áp dụng hạn mức nợ ròng: Là mức giá trị tối đa qui định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ, đƣợc tính toán dựa trên chênh lệch giữa tổng số các lệnh thanh toán giá trị thấp ĐẾN và tổng số các lệnh thanh toán giá trị thấp ĐI trong một khoản thời gian nhất định. Các thành viên tham gia quyết toán bù trừ phải thiết lập hạn mức nợ ròng của mình (6 tháng một lần). Theo đó, phải ký quỹ giấy tờ có giá tại Sở GDNHNN một tỷ lệ qui định tính trên hạn mức nợ ròng. Cơ chế hạn mức nợ ròng được vận hành như sau: Đầu ngày làm việc, TTTTQGia cập nhật cho các TT xử lý tỉnh hạn mức nợ ròng đúng bằng giá trị các ngân hàng thành viên đã thiết lập. Tại mỗi thời điểm của ngày làm việc, hạn mức này thay đổi tăng, giảm tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán thực tế. Định kỳ (10 giây) TTTTQ gia tính toán và cập nhật lại hạn mức này cho các trung tâm xử lý tỉnh. Trong phạm vi hạn mức nợ ròng, các thành viên thực hiện việc chuyển, nhận các lệnh thanh toán với nhau và quyết toán bù trừ theo qui định và có trách nhiệm thường xuyên theo dõi hạn mức nợ ròng của mình để hoạt động thanh toán không bị ách tắc. - Chuyển nhượng cho nhau gi ấy tờ có giá ký quỹ: Là một biện pháp được áp dụng trong trường hợp một thành viên bất kỳ thiếu vốn thanh toán. Trong trƣờng hợp này Sở GDNHNN sẽ thực hiện chuyển nhượng các giấy tờ có giá ký quỹ của thành viên này tại phiên giao dịch gần nhất của thị trường tiền tệ hoặc thị trƣờng chứng khoán. - Chia sẻ những khoản thi ếu hụt trong thanh toán bù trừ: Được áp dụng khi một thành viên thiếu vốn thanh toán (sau khi đã áp dụng giải pháp trên), NHNN sẽ phân bổ khoản thiếu hụt cho các thành viên tham gia quyết toán cùng gánh chịu như là một khoản cho vay tạm thời: Khi nhận được thông báo khoản tiền đƣợc phân bổ để chia sẽ khoản thiếu hụt, thành viên bị phân bổ phải có hoặc bổ sung đủ số tiền thiếu hụt vào tài khoản tiền gửi tại NHNN trong phạm vi thời gian qui định, thành viên thiếu vốn có trách nhiệm thanh toán phải thanh toán đúng thời hạn số tiền gốc và lãi cho các thành viên khác cho vay tạm thời kể trên. Trong trường hợp chuyển nhượng chứng từ có giá ký quỹ và chia sẻ thiếu hụt trong quyết toán bù trừ vẫn không đáp ứng đủ vốn tham gia thanh toán thì các khoản thanh toán của thành viên thiếu vốn sẽ bị loại bỏ để thực hiện lại việc quyết toán bù trừ. b. Thanh toán bù trừ đi ện tử Liên ngân hàng. Là hệ thống thanh toán ròng, xử lý các khoản thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng giá trị thấp (dưới 500 triệu đồng), hệ thống thanh toán này có đặc điểm như sau: - Lệnh thanh toán từ ngân hàng thành viên gửi lệnh sẽ phải qua ngân hàng chủ trì thanh tóan bù trừ để kiểm soát, xử lý bù trừ, hạch toán kết quả trước khi lệnh thanh toán đƣợc chuyển tiếp đi ngân hàng thành viên nhận lệnh. - Các chủ thể tham gia thanh toán bù trừ ĐTLNH gồm có: + Ngân hàng chủ trì TTBTĐT là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra các lệnh thanh toán từ các ngân hàng thành viên gửi lệnh: xử lý bù trừ và gửi bảng kết quả bù trừ cùng các lệnh thanh toán cho các ngân hàng thành viên liên quan, đối chiếu doanh số TTBTĐT với các ngân hàng thành viên, quyết tóan kết quả TTBTĐT. + Các ngân hàng thành viên của hệ thống là các ngân hàng đƣợc làm dịch vụ thanh toán, mở tài khoản tại ngân hàng chủ trì, ngân hàng thành viên có trách nhiệm lập và gửi lệnh thanh toán, nhận lệnh thanh toán và kết quả TTBTĐT. - Áp dụng chữ ký điện tử trong việc chuyển, nhận các lệnh thanh toán và các giao dịch có lên quan giữa ngân hàng chủ trì với các ngân hàng thành viên. - Để phòng ngừa rủi ro hệ thống, việc xử lý thanh toán và quyết toán TTBTĐT phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Ngân hàng chủ trì xử lý các lệnh thanh toán và thanh toán ngay số chênh lệch phải trả theo kết quả TTBTĐT của từng ngân hàng thành viên trong phạm vi khả năng chi trả thực tế của họ tại ngân hàng chủ trì TTBTĐT. Trong trường hợp tài khoản của một thành viên bất kỳ không có đủ số dư để thanh toán khoản phải trả của mình thì ngân hàng chủ trì sẽ chuyển bớt một số lệnh thanh toán của ngân hàng này để xử lý vào phiên thanh toán bù trừ kế tiếp hoặc phải hủy bỏ các lệnh thanh toán bù trừ điện tử trong ngày. …………..♣ ♥ ♥ ♣…………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai thuyet trinh 3.docx
Tài liệu liên quan