Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Khu wall street đã hoàn toàn sụp đổ trong 1 tuần lễ , kể từ ngày 15/9/2008 , với sự phá sản của ngân hàng đầu tư lehman brothers
Nguyên nhân
Chính sách phi điều tiết các hoạt động đầu tư của ngành ngân hàng
Chính sách lãi suất thấp trong một thời gian quá lâu của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Các công cụ tài chính trực tiếp gây ra
Món nợ thế chấp bất động sản dưới chuẩn
Các công cụ tài chính phái sinh (vd CDO, CDS)
Ngoài ra còn do hiệu ứng đòn bẩy
Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, nêu diễn biến và tác động tới thị trường chứng khoán việt nam
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, diễn biến và tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩy
II, nợ thế chấp bất động sản
Đạo luật về nhà ở : một cá nhân hay một công ty muốn mua một bất động sản , thì phải trả ngay tiền mặt trị giá khoảng 10% đến 25% trị giá nhà, phần còn lại ngân hàng có thể cho vay , với điều kiên căn nhà đó được thế chấp để bảo lãnh khoản tiền nợ => nợ thế chấp bất động sản
Trong 20 năm trở lại đây , FED đã hạ lãi suất từ 4%-5% xuống còn 1%-2% => dễ mượn tiền để đầu tư , mua bất động sản => giá nhà tăng=> nhiều người thế chấp nhà vay tiền. Ngân hàng ưu đãi cho khách hàng , thậm chí có những khoản nợ dưới chuẩn ( người vay nợ không đủ tiêu chuẩn đi vay nợ)
Như vậy nếu có nhiều người không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ tịch thu nhà, nhưng chưa thể bán ngay ngay trên thi trường => tính thanh khoản kém , thiếu hụt tiền mặt trầm trọng
Điều đó khiến các tổ chức tài chính bảo hiểm cho các ngân hàng này cũng bị thiếu tiền mặt => phá sản=> một loạt các ngân hàng cũng phá sản
III, nằm trong mắt bão
Những năm gần đây ,động cơ của nền sản xuất nước Mỹ không còn là sản xuất mà là tiêu thụ
Tiêu dùng được khuyến khích=> đẩy người dân tới chỗ siêu nợ, hủy hoại sự tiết kiệm
Vấn đề được đặt ra : vào lúc tín dụng đóng băng , sự lạm dụng tín dụng đã nhấn chìm người dân vào cuộc khủng hoảng xấu nhất trong 100 năm qua , liệu có thể khuyến khích người dân tiếp tục mua hang vì ủng hộ sự phát triển kinh tế không
Nếu muốn bớt nợ, trong khi không tăng thêm lợi tức thì các gia đình phải giảm chi tiêu => ảnh hưởng tai hại đến ngành bán lẻ
IV, CDS: con quái vật ăn thịt Wall street
JP Morgan đã sáng tạo ra một công cụ tài chính mới CDS ( tín phiếu trao đổi món nợ xấu ) : là hình thức bảo hiểm, một đơn vị thứ ba phải nhận lãnh rủi ro cho những món nợ trở nên xấu , và đổi lại , đơn vị này sẽ được nhận một khoản tiền đều đặn của ngân hàng , tương tự như khoản chi phí bảo hiểm.
CDS được kí kết thầm lặng giữa hai bên , không qua sự quản lý nào của nhà nước , cho nên không có cơ chế trung gian nào để xác định được giá trị của chúng .chúng làm thị trường chứng khoán trở nên u tối .
Trước kia CDS đã được sử dụng để khuyến khích các nhà đầu tư đi vào các thị trường đầy rủi ro ( Nam Mỹ và Nga ) bằng cách bảo hiểm các khoản nợ của các nước đang phát triển . Sau này , sau sự sụp đổ của công ty lớn như Enron và World Com , người ta nhận thấy CDS là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các công ty khỏi sự phá sản .
Trong thời kì giá đất lên , chứng khoán thế chấp bất động sản trở thành một loại đầu tư mới rất nóng . Ngay sau đó , các công ty giống như AIG trở thành không chỉ là công ty bảo hiểm , mà còn phân phối CDS để bảo hiểm tiền thế chấp bất động sản . Lỗi của AIG là áp dụng biện pháp bảo hiểm cổ truyền vào thị trường CDS.
Vấn đề trầm trọng thêm vì có quá nhiều định chế cùng dính vào một dịch vụ. và khi tín phiếu có thế chấp bất động sản lung lay , AIG phải bồi thường hàng tỉ USD cho những CDS này, khi không đủ tiền chi trả thì sẽ kéo theo sự suy sụp của thị trường , tạo sự hoảng loạn=> nên chính phủ phải nhảy vào cứu AIG
V, sản phẩm xuất khẩu số một của mỹ: nợ
Từ những năm 1980 nước mỹ đã đi vào một cuộc xuât khẩu lớn, bắt đầu bằng chi phí hao hụt lớn của chính phủ
Sau khi người nước ngoài phát hiện ra sản phẩm tài chính mới của mỹ : tín phiếu bất động sản , tiền chảy vào mỹ như nước đồng thời thâm hụt tài khoản vãng lai tăng nhanh chóng
Phần 2 : diễn biến của khủng hoảng ( phần này bạn Hùng làm khá chi tiết :D )
Diễn biến khủng hoảng
Lược sử.
Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ hè năm 2007 và đỉnh điểm là sự sụp đổ của hệ thống tài chinhs Mỹ năm 2008. và lây lan sang châu âu và một loạt các nước khác.
Khủng hoảng tài chính Mỹ có nguyên nhân là do chính sách cho vay bất động sản dưới chuẩn,và sự không kiểm soát được các công cụ tài chính phái sinh.
Bắt đầu tại Mỹ, các ngân hàng cho vay bất động sản dưới chuẩn gặp khó khăn từ năm 2/2007. Rất nhiều người mau nhà rồi, nhưng sau đó không có tiền thanh toán cho ngân hàng hằng tháng, các ngân hàng cho vay trở nên thiếu hụt vốn. Nhiều ngân hàng chuyên về bất động sản đã phải tuyên bố phá sản.
Những diễn biến chính.
Tháng 6/2007 một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ bear stearn tuyên bố hai chi nhánh đầu tư của nó bị phá sản do vấn đề về ho vay dưới chuẩn.
Ngày 3/8/2007 các thị trường chưng khoán giảm mạnh vi các nhà tư sợ cơn khủng hoảng lan rộng.
Ngày 9/8/2007 ngân hàng Pháp BNP Paribas tuyên bố ngưng hoạt động của 3 quĩ đầu tu bất đống sản. NHTW châu âu ( ECB) bơm 94,8 EUR vào thị trường tài chính.
Ngày 10/8/2007 các thị trường chứng khoán trên thế giới đều sụp đổ. Các ngân hàng TW lại bơm tiền vào.
Ngày 12/2/2008 ngân hàng northern rock của Anh gặp khó khăn về vấn đề tiền mặt, chính phủ vội vàng quốc hữu hóa nó . chính phủ đã mua hầu hết cổ phần của nó bằng tiền mặt do đó nó mới có tiền chi trả cho khách hàng.
Ngày 16/3/2008 ngân hàng JP morgan chase, ngân hàng khổng lồ của Mỹ mua lại Bear stearn.với giá 236 triệu USD với điều kiện bảo lãnh 30 tỉ usd nợ của Bear stearn.
Ngày 7/8/2008 hai tổ chức tài chính lớn nhất của Mỹ Fannie mac và Fredie mac chuyên bảo hiểm các khoản nợ bất động sản các ngân hàng nhỏ bị áp lực thiếu tiền mặt. Giá trị cổ phiếu hai công ty này trên thị trường giảm mạnh.
Ngày 7/9/2008 bộ tài chính Mỹ tuyên bố đặt hai công ty dưới sự quản lí của chính phủ trong thời gian cơ cấu lại tài sản của chúng.
Ngày 15/9/2008 từ chối cho leman brother mượn tiền. ngân hàng này đã đi vào phá sản. Cũng trong ngày này bank of American mua ngân hàng đầu tư merrillynch với giá 50 tỉ usd.
Ngày 16/9/2008 Fed và bộ tài chính quốc hữu hóa AIG bằng cách bơm 85 tỉ usd và sở hữu 79.9 % cổ phần công ty này.
Ngày 26/9/2008 ngân hàng đầu tư JP morgan mua lại ngân hàng Washington mutual. Đây là ngân hàng thương mại phá sản lớn nhất trong lịch sử.
Ngày 3/10/2008 chính phủ Mỹ thông qua kế hoạch Paulson 700 tỷ usd.
Ngày 17/11 citygroup sa thải 50000 nhân viên (2007đã sa thải 23000)
Ngày 21/11 cổ phiếu của nó chỉ còn 4 usd. ( 2007 là 20 usd ).
Ngày 23/11 chính phủ hỗ trợ citygroup 300 tỉ usd gồm 25 tỷ tiền mặt và bảo lãnh các khoản tiền gửi, nợ cho citybank
Khủng hoảng tại Mỹ.
I .khủng hoảng tại wall street.
Wall street tại new york là khu vực tài chính đầu tư lớn nhất nước mỹ và cũng là lớn nhất toàn thế giới ,các tổ chức tài chính ở đây hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và chịu ít ảnh hưởng của nhà nước như các tổ chức như ngân hàng thương mại hơn.
Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính uy tín tại phố wall, có trụ sở ở khắp nơi trên thế giới. chúng vay tiền từ những nhà đầu tư và đầu tư vào những dự án lớn, môi giới buôn bán,sát nhập các công ty lớn.
Các ngân hàng đầu tư với số tiền ít đã đi vay nợ để đầu tư.Tận dụng hiệu ứng đòn bẩy. vốn tự có ít nhưng quản lí danh mục tài sản lớn.
Tỉ lệ đòn bẩy=tài sản/ vcsh. Morgan 1:32;goldman 1:22.
Ở Mỹ mỗi ngân hàng phải có tỉ lệ dự trũ tiền mặt là 8% để tránh dủi do cho các ngân hàng. Nhưng ngân hàng đầu tư thì khác. Từ xưa đến nay họ chỉ cần bỏ ra 5 usd và được phép vay 95 usd để đầu tư vào dự án nào đó. Giả sử ngân hàng đầu tư va lãi được 10 usd thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ là rất lớn so với số 5 usd bỏ ra. Nhưng nếu thua lỗ 10 usd thì không những ngân hàng mất 5 usd của mình mà còn mất 5 usd của các nhà đầu tư không đủ tiền mặt chi trả và dẫn đến phá sản => rất rủi ro. Đó là một trong những cơ chế các ngân hàng đầu tư ở phố wall.
Đến tháng 9/2008 bùng nổ khủng hoảng nợ tín dụng bất động sản. Hàng trăm ngàn người dân nợ tiền ngân hàng và không có tiền thanh toán, làm cho các ngân hàng đầu tư thiếu hàng trăn tỉ để thanh toán cho các nhà đầu tư và nhiều ngân hàng tổ chức tài chính đã đi đến bờ vực phá sản.
3/2008 ngân hàng đầu tiên gặp khó khăn là bear stearn sau khi thiếu nợ 29 tỉ cho các nhà đầu tư . JP morgan đã mua lại ngân hàng này với giá 236 triệu usd. Chính phủ Mỹ bảo hộ 30 tỷ trả nợ.
Tháng 9/ 2008 3 tổ hợp tài chính khổng lồ bị sụp đổ. Hai ngân hàng đầu tư khổng lồ leman brother và merrlynch đi vào phásản, trong đó ngân hàng merrillynch được ngân hàng bank of American mua lại.Tổ chức bảo hiểm AIG đứng thứ 3 thế giới bị đe dọa phá sản, chính phủ phải bỏ ra 85 tỉ usd mua lại 79.9% cổ phần của AIG.
wall street chỉ còn lại hai tổ hợp tài chính lớn là JP morgan và goldman sachs. Chính phủ yêu cầu 2 tổ chức này quay về dạng ngân hàng thương mai cổ điển nhận tiền gửi, cho vay và phải có kí quỹ 8%.
Như vậy trong 4 ngân hàng đầu tư lớn đã có hai ngân hàng phá sản như hai đơn vị độc lập, hai ngân hàng khác phải biến thể để tồn tại.
II. khủng hoảng tại một số chức tài chính lớn.
1.Fannie mac và Fredie mac.
Fannie mac thành lập vào năm 1938, còn fredie mac thành lập vào năm 1970 theo luật chống độc quyền ở Mỹ. Dưới sự bảo hộ của bộ tài chính. Mục đích chính của hai tổ chức này là bảo hiểm các khoản vay bất động sản có thế chấp giúp người dân mua nhà một cách đễ dàng hơn. Ví dụ họ muốn mua nhà chỉ cần có từ 20 – 25% giá trị ngôi nhà là có thể mua được, phần còn lại, 80% sẽ được các ngân hàng thương mai tài trợ với điều kiện thế chấp ngôi nhà. Người mua có thể trả hàng tháng trong vòng từ 10 – 20 năm. Vì lẽ nào đó mà người mua không thanh toán được tiền trong tháng thi ngân hàng sẽ tịch thu ngôi nhà và đem bán đấu giá. Để tránh mọi rủi do ngân hàng mang 80% giá trị ngôi nhà này đến bảo hiểm tại Fannie mac và Fredie mac.
Đến năm 2008 tài sản mà hai công ty naỳ nắm giữ hoặc bảo hiểm đã lên tới 5000 tỉ usd, chiếm khoảng gần 50% thị trường bất động sản. Với lượng tài sản lớn thế này chỉ cần thị trường bất đống sản giảm giá hoặt số nợ khó đòi các ngân hàng tăng lên thì nó cũng đã thua lỗ nặng rồi. Với tình hình kinh tế suy thoái người dân không trả được nợ, hàng trăm hàng ngàn căn bị siết nợ, bán không được làm cho giá nhà giảm xuống. Các ngân hàng thương mại bị thua lỗ đòi 2 tổ chức này bồi thường. Đến tháng 9/2008 số tiền mặt phải thanh toán của 2 tổ chức này là 223 tỉ usd. Nếu không trả được thì phải tuyên bố phá sản. và nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tài chính khác. Fannie mac và fredie mac được bộ tài chính ngầm hỗ trợ cho vay với lãi xuất thấp ( 2 - 3 %) về các tổ chức này lại cho vãi với lãi xuất bất động sản với lãi suất cao ( 6-8%) ngoài ra nó còn thu lợi tức từ việc bảo hiểm vay thế chấp bất động sản. Do đó ban lãnh đạo hai tổ chức này mạnh tay đầu tư cho vay. Khi hai tổ chức này gặp khó khăn về vấn đề tiền mặt chính phủ đã đặt nói dưới sụ quản lí của mình sau khi FED tiếp cho mỗi công ty 100 tỷ usd để đảm bảo thanh toán cho khach hàng.
2. Công ty bảo hiểm AIG.
Công ty được thành lập vào năm 1940 tại thượng hải, và là công ty đầu tiên bán bảo hiểm tại ttrung quốc. Năm 1949 thì chuyển trụ sở về Mỹ.
Đầu tháng 9/2008 giá trị cổ phiếu AIG gần như mất hết.
6/2008 34 usd
9/2008 3.75 usd
Từ đầu năm 2008 đến 25/9/2008 giá trị cổ phiếu mất 91% giá trị.
Trong 3 quí đầu năm 2008 AIG đã lỗ 18 tỉ usd, phần lớn trong số lỗ này là cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn và các khoản bảo hiểm tín dụng bất động sản cho các tổ chức tài chính khác. FED lo sợ sự sụp đổ của AIG do tầm vóc của nó quá lớn sự sụp đổ của nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính. Với lượng tài sản hơn 1000 tỉ usd hầu như tất cả các tổ chức tài chính đều có bảo hiểm tại AIG. Ban lãnh đạo AIG bày tỏ muốn vay FED một món tiền nhưng có vẻ FED không đồng ý.
Đến tháng 6/2008 AIG đã phát hành bảo hiểm vay bất động sản dưới chuẩn 440 tỉ usd. Trong thời gian này hầu hết những ngân hàng bảo hiểm tại AIG đều thiếu tiền mặt và đòi bồi thường.AIG không đủ sức chi trả do đó cần gấp 85 tỉ usd để thanh toán cho khách hàng.
Ngày 17/9/08 FED đã cho AIG vay 85 tỉ usd theo các điều kiện sau. Chính phủ nắm giữ 79.9 % cổ phần tại AIG, trong 2 năm phải bán tài sản để trả lại tiền ho nhà nước với lãi suất 11.4%.
3. Lehman brother
Trong số những ngân hàng đầu tư lehman brother là mộ trong những ngân hàng lớn nhất với hơn 100 năm uy tín. Với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là ngân hàng đầu tư,quản lí tài sản…
Kết quả kinh doanh
Quí 3 năm 2008 lỗ 3,9 tỉ usd, gạch bỏ 13,8 tỉ usd nợ khó đòi.
Cổ phiếu cao nhất vào tháng 2/2007: 83,3 usd/cf
Thấp nhất vào 12/9/2008 : 3.65 usd/cf
Chấm dứt vào ngày 15/9/08
Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi do tăngVòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh. Công bằng mà nói, Lehman đã lường trước được vấn đề và cố gắng không dính nhiều vào tín dụng bất động sản dưới chuẩn. Trong số danh mục liên quan đến bất động sản khoảng 60 tỷ USD thì tín dụng bất động sản dưới chuẩn chiếm dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự lan rộng của khủng hoảng tín dụng mà tín dụng dưới chuẩn chỉ là mồi lửa ban đầu thì Lehman đã không kịp thoát. Ngoài các gói trái phiếu liên quan đến bất động sản, Lehman còn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman có thể cấu trúc các giao dịch này thông qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo. Tại thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn. 4. Washington mutual
Ngân hàng được thành lập năm 1889 năm 2008 tài sản lên đến 208 tỉ usd chủ yếu là cho vay bất động sản dưới chuẩn và đầu tư vào các dự án bất động sản.
Tháng 9/2008 nợ khó đòi đã lên đến 31 tỉ usd ngân hàng không có tiền mặt để chi trả. Đầu năm 2008 giới đầu tư mất đầu tư vào ngân hàng bán tháo cổ phiếu của wahu trên thị trường chứng khoán. Trong 1 năm cổ phiếu đã giảm 95 % từ 36.47 usd (2007) xuống 1.69 usd vào 9/2008
Ngân hàng này bị tịch thu bởi công ty liên bang bảo hiểm tiền gửi tich thu và bán lại toàn bộ tài sản cho ngân hàng đầu tu JP morgan với giá 1.9 tỉ usd. Đây là vụ phá sản ngân hàng thương mại lón nhất trong lịch sử tài chính nước Mỹ.
III. kế hoạch giải cứu hệ thống tài chính của chính phủ - kế hoạch Paulson.
Sau khi giải cứu phố wall, chính phủ yêu cầu kiểm kê lại thình hình tài chính các tổ chức, phát hiện ra lỗ hổng khoảng 700 tỉ usd trong hệ thông tài chính nước Mỹ.
Ngày 3/10/2008. thông qua kế hoạch Paulson với một số nội dung chính sau đây.
- Chính phủ có thê mua lại toàn bộ các tín phiếu có thế chấp bất động sản từ các định chế tài chính với giá cao nhất là 700 tỉ usd. Được chia làm 3 giai đoạn trước mắt là 250 tỉ sau đó là 100 tỷ do nhà trắng quyết định còn 350 tì phải thông qua quốc hội.
- Nếu sau khi bán các bất động sản mà các tổ chức này không giả tiền cho nhà nước thì nhà nước sẽ mua cổ phiếu của chính các tổ chức này.
- Chính phủ lập ra một quĩ bảo hiểm các tín phiếu bất động sản rủi ro, các định chế tài chính sẽ đóng góp tài trợ cho quĩ này.
Chính phủ giới hạn tiền lương cán bộ cao cấp của các tổ chức không quá 500000 usd/ năm.
- Chính phủ tăng tiền gửi của dân chúng từ 100000 usd/năm lên 250000 usd/ năm một người/1tk/1nh.
- 5 năm nữa chính phủ sẽ ban hành kế hoạch mới cho phép các tổ chức hoàn trả lại các khoản vay
- Ban hành qui tắc mới về kế toán, có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của các tổ chức.
- Giảm thuế tạm thời cho các tổ chức tài chính nào không thu tiền lãi các khoản vay bất động sản.
Sau khi thông qua kế hoạch Paulson, 700 tỉ usd này sẽ được dùng một phần để tăng vốn cho các ngân hàng. Fed cho danh sách 10 – 15 tổ chức mỗi đơn vị nhận được 10 tỉ usd vốn để đổi lại 1 phần cổ phần cho nhà nước.
B.khủng hoảng tại châu âu
I. bão nổi tại Iceland.
Iceland là một quốc gia nhỏ ở phía bắc nước Anh. Chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và xuất khẩu cá. 10 năm gần đây nghành ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Ba ngân hàng lớn của quốc gia này đã có trụ sởtại Anh, ha lan…Ở Anh hàng trăm ngàn dân, các quĩ hưu trí, quĩ tiền gửi đều gửi tiền tại các ngân hàng này. Chính sách đòn bảy thả lỏng đã giúp các ngân hàng này có lượng tài sản tăng rất nhanh. Dùng tiền gửi các lãnh đạo ngân hàng này đã đầu tư vào phố wall từ cổ phiếu cho đến bất động sản dưới chuẩn. Khi thị trương thuận lợi các ngân hàng có những khoản lời kếch xù những tuần cuối tháng 9/2008 khủng hoảng tại phố wall đã lan sang Iceland. Chính phủ cứu ngân hàng nhưng ngân khố không có tiền, chính phủ lại đi vay các nước châu âu. Nhưng trong tình hình tài chính khó khăn thế này không quốc gia nào giám cho vay. Chính phủ lúng túng vội vàng quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn nhất nước này trong tình trạng không có tiền chính phủ khôngbiêt làm thế nào liền đóng băng các tài khoản tiền gửi. Khách hàng hoảng sợ trong đó có rất nhiều tiền gửi là của dân anh. Thủ tương Anh cho rằng các ngân hàng này đã phản bội dân Anh, ông đã cho đóng băng các tài khoản của các ngân hàng nay chi nhánh tại Anh, các ngân hàng dưng trước bờ vực phá sản. Một thời gian sau thủ tướng Anh đã dịu giọng và cho vay 100 – 200 triệu usd. Nhưng số tiền này quá nhỏ bởi vì nguyên tiền gửi tại các quĩ ở Anh đã lên tới 2 tỉ usd, số tiền cho vay này chỉ đủ thanh toán cho khach hàng cá nhân.
15/10/2008 Iceland đã phải cử phái đoàn sang Nga để vay 6 tỉ usd.
II. khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại châu âu.
Nhiều ngân hàng ở châu âu tham gia vào tài trợ thị trường bất động sản dưới chuẩn, nên khi thị trường tài chính Mỹ đi vào khủng hoảng nó đã ảnh hưởng mạnh đến hệ thông ngân hàng châu âu.
- Tại Anh nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn trong vấn đề tiền mặt:
Ngày 2/8/2008 northern rock đã thiếu tiền mặt trầm trọng, người Anh nối đuôi nhau đến rút tiền tại ngân hàng. Chính phủ đã phải quyết định quốc hữu hóa nó để ngăn chặn khủng hoảng lan sang các ngân hàng khác
Ngày 9/8/2008 một ngân hàng khác của anh là Halifax bank ò Scotland phát hiện lỗ nặng với các khoản vay bất động sản và được chính phủ Anh cho phép sát nhập với ngân hàng LOYDS TSB mặc dù ngân hàng này có tài sản nhỏ hơn. Làm cho ngân hàng trở thành ngân hàng lớn thứ 3 ở Anh với 28% thị phần bất động sản ở Anh.
- Tại Thụy sỹ ngân hàng UBS gạch bỏ 44 tỉ usd nợ khó đòi chủ yếu là bất động sản dưới chuẩn. chính phủ đã bơm cho ngân hàng này 60 tỷ.
- Tại ý thủ tướng Ý nói rằng ông hi vọng không có phá sản ở Ý. Các ngân hàng ở Ý rất bảo thủ trong vấn đề cho vay bất động sản, họ chỉ cho vay 50% giá trị ngôi nhà, một số ngân hàng Ý còn dư nhiều tiền mặt.
III.Các nước châu âu cứu nguy ngân hàng.
Đức xung phong bỏ ra 400 tỉ eur bảo hiểm cho tín dụng ngân hàng, bơm 80 tỉ vào ngân hàng.
Pháp bỏ ra 320 tỷ EUR vào dòng chảy tín dụng của hệ thống ngân hàng
Ý tuyên bố chi bao nhiêu cũng được để chặn đúng khủng hoảng.
Hà lan và Tây ban nha quyết định chi 200 tỉ eur và 100 tỉ eur để vực hệ thống ngân hàng.
C. Khủng hoảng tại Châu á - Trung quốc.
Cơn sóng khủng khoảng tài chính ở Mĩ và châu Âu đã lan sang châu á đặc biệt là Trung quốc nước có nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới năm 2007.Tác động của cuộc khủng khoảng tài chính đến Trung Quốc ngày càng trầm trọng.Trung Quốc mặc dầu có quỹ tiền tệ rất lớn ,quỹ dự trữ ngoại tệ trên 2000 tỷ USD,nhưng không được che chắn khỏi sự suy sụp toàn cầu đã bắt đàu suy thoái ngay từ giữa năm 2008.Nguyên nhân do đâu và tại sao Trung Quốc lại công bố một kế hoạch cứu nguy 590 tỷ USD-một kế hoạch lớn gần bắng kế hoạch 700 tỷ cứu nguy tài chính của Washington- chỉ vài ngày sau khi họ cho biết là kinh tế tăng trưởng 9% vào quý 3 năm 2008.
Trước hết chúng ta sẽ nhìn lại Trung Quốc từ giữa những năm 2008.Tình hình suy thoái nội địa :các nhà xuất khẩu phá sản ,xây dựng suy sụp,xí nghiệp sa thải công nhân và công nhân biểu tình diễn ra ở rất nhiều tỉnh của Trung quốc.
Lĩnh vực thương mại được coi là 1 lĩnh vực đóng góp lớn trong GDP của Trung Quốc (chiếm tới 40% GDP những năm qua) bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng khoảng toàn cầu.Xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng nhưng số lượng hang nhập khẩu còn giảm mạnh hơn nữa.Điển hình nhất tháng 11-2008,xuất khẩu giảm 2,2% khi tính trên USD sau 7 năm tăng trưởng.Nếu đổi sang đồng nhân dân tệ thì xuất khẩu giảm tới 9,6% vào tháng 11,trừ đi cả lạm phát số suy giảm 11,4%.Tại các bến cảng Trung Quốc,bãi chứa container trước đầy ắp hàng bây giờ trống rỗng.Đó là hậu quả của hang triệu người dân nước Mĩ đã mất tin tưởng vào nền kinh tế.Họ cảm thấy nghòe hơn,giảm bớt tiêu dùng.Từ đó các nhà bán lẻ Mĩ tìm cách trả chậm cho các hang hóa xuất khẩu từ Trung Quốc.Chuyện này các nhà cung cấp Trung Quốc phải vay them tiền bù vào chỗ trống.Một số công ty Trung Quốc không vay được đã phải đóng cửa.Cùng lúc đó các nhà bán lẻ của Mĩ đòi các nhà cung cấp Trung Quốc phải có bảng cân đối kế toán tốt và không phá sản trước khi hoàn thành việc giao hàng.Các nhà xuất khảu thì lo ngại người mua hàng phá sản,rất phân vân khi chất hàng lên tàu.Một vấn đề nữa cũng gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc là việc Trung Quốc hỗ trợ các nhà xuất khẩu về giá các mặt hàng.Biện pháp này tạo ra mối quan ngại cho các nhà châu Á đang có hàng cạnh tranh với Trung Quốc có thể đưa tới chính sách bảo hộ chống Trung Quốc.Indonexia,một trong những thị trường lớn của châu á,áp dụng 1 loạt các biện pháp bảo hộ,hạn chế các mặt hàng nhậ khẩu quần áo,đồ điện tử ,giầy dép,đồ chơi,thực phẩm có xuất sứ từ Trung Quốc gây thêm khó khăn cho xuất khẩu Trung Quốc.Tình trạng trên khiến nhiều xí ngiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Tại tỉnh Quảng Đông rất nhiều xí nghiệp đã đóng cửa mà không trả nổi lương cho nhân viên,một số nhân viên đã xin nghỉ sớm và đòi được phát lương ngay trước khi chủ xí nghiệp xin phá sản.
Tại Tứ Xuyên các miền sâu trong nội địa cán bộ thị xã xoay sở đủ cách đẻ tạo việc làm cho hàng nghìn lao đọng di cư (từ nông thôn ra thành thị),giờ họ trở về quê và gia đình họ không cần tới họ trong công việc đòng áng.
Tại Hồng Kong có khoảng từ 10000-60000 xí nghiệp sẽ phải đóng cửa hay đã đóng cửa trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng của nó còn nằng nề hơn trong đại lục.Vì các xí nghiệp trong đại lục bình thường ít và nhỏ hơn các xí nghiệp của Hồng Kong.
Xuất khẩu suy giảm ảnh hưởng mạnh mẽ lên các lĩnh vực dệt may,công nghiệp,và bất động sản vì giá bất động sản ở Trung Quốc đã giảm 35% so với thời điểm năm 2007.Tháng 8 năm 2008 số lượng nhà mới xây được bán ra tại 16 vùng lớn ở Trung Quốc đã giảm 15% so với năm trước .Số lượng nhà bán ở Bắc Kinh giảm 55% và ở Thượng Hải giảm 38% đã kéo theo số bán giảm của các mặt hàng tiêu thụ dài hạn ví dụ các sản phẩm gia dụng.Diễn biến thị trường thép và oto cũng không mấy sáng sủa.Số lượng xe bán nội địa cũng thu nhỏ hơn so với năm trước.Giá một số kiểu xe đã bị giảm một nửa so với năm ngoái.Giá bán các sản phẩm từ thép giảm mạnh.
Lĩnh vực tiền tệ:các NHTM có tới 65% tiền vay nợ là các khoản thế chấp bất động sảm.Đáng chú ý là không phải người Trung Quốc vay tiền ngân hàng với lý do mua nhà mà thực ra họ dùng tiền để mua xe ôto hoặc chứng khoán.Như vậy hiện nay nợ của Trung Quốc được tài trợ bằng tín dụng bất động sản dưới chuẩn rất nguy hiểm.Cũng giống như Mĩ khi thị trường bất động sản suy sụp làm cho thị trường tiền tệ suy sụp hệ lụy tới nền kinh tế thực trong bối cảnh nền kinh tế thực đang trì trệ.Một cuộc khủng hoảng kinh tế thực toàn cầu có thể diễn ra bất cứ lúc nào.Điều này là rất nguy hiểm.
Đứng trước tình hình đó chính phủ Trung Quốc có kế hoạch kích thích nền kinh tế đang kiệt quệ bằng gói kích cầu 586 tỉ USD.Gói kích cầu này tập trung vào cơ sở hạ tầng nhà ở nông nghiệp tiêu thụ nội địa và an sinh xã hội.Tuy nhiên phân nửa tổng số tiền lại được tập trung cho kế hoạch kích cầu vào hệ thống giao thong ,cơ sở hạ tầng chỉ còn lại số ít là chi mới cho an sinh xã hội,tiêu thụ nội địa.Cơ cấu chi phí kiểu này không có gì mới tại Trung Quốc.Năm 2007 chi phí nhà nước cho y tế,bảo hiểm xây dựng phụ cấp thất nghiệp tổng cộng 88 tỉ USD và bằng 2,4% GDP.Vậy thì tại sao người ta vẫn chi mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng trong khi đó cơ sở hạ tầng Trung Quốc giờ rất phát triển.Nguyên nhân chính là người trong chính phủ chỉ nhìn thấy những cái làm trước mắt ,cái mà mình làm được trong nhiệm kì của mình thì mới dễ được công nhận.
Phần 3 : tác động tới thị trường chứng khoán việt nam
Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam:
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.
Những tác động đến hệ thống ngân hàng:
Từ việc phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này sẽ không có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, bởi lẽ:
Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới chưa sâu. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, lượng vốn của các ngân hàng Việt Nam vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá. Mặt khác, cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ. Các ngân hàng Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra.
Tuy nhiên, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng không phải là không có vấn đề. Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải chủ yếu phát sinh từ những yếu tố nội tại.
Trước hết, là vấn đề mô hình của hệ thống ngân hàng. Theo Khoản 2, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì các loại hình ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Nhưng dưới gốc độ lập pháp thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về chức năng của từng loại ngân hàng. Đặc biệt, chưa có một văn bản pháp quy nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng phát triển và NHĐT – là những hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro cao nhất. Chính sự mập mờ này đã tạo điều kiện cho các NHTM, các CTTC “lấn sân”. Và trên thực tế, nhiều NHTM và các CTTC đã “không ngần ngại” đầu tư vào bất động sản và chứng khoán đã mang lại không ít hệ lụy cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nền kinh tế đi đến lạm phát thời gian đó.
Tiếp theo, là sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là các CTTC. Cho đến thời điểm tháng 3/2009, chúng ta đã có trên 80 ngân hàng thương mại và trên 20 công ty tài chính. Phần lớn các CTTC đều có nguồn góc vốn góp từ các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn. Với vai trò tạo vốn và điều hoà vốn giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty, cho nên CTTC dễ dàng bỏ qua những chuẩn mực cần thiết của hoạt động tín dụng trong việc tài trợ vốn cho các thành viên, các dự án của tập đoàn và tổng công ty. Điều này không những làm cho rủi ro tín dụng tăng lên mà còn làm tăng nguy cơ “hiệu ứng dây chuyền” khi thị trường tiền tệ hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty có biến động mạnh. Việc có quá nhiều ngân hàng (trong đó, có khoản 25% ngân hàng có hiệu quả kinh doanh hạn chế) và các CTTC sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn là khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh ổn định và khả năng quản trị ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao cũng đặt hệ thống ngân hàng trước những thách thức không nhỏ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản hiện nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% trên tổng dư nợ toàn hệ thống. Riêng năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2007 là 53% – một con số khá cao cộng với khoảng 50% các khoảng dư nợ được thế chấp bằng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm 2008 khi các khoản cho vay vào bất động sản trước đây lúc thị trường này còn hấp dẫn sẽ đáo hạn. Trong tình hình TTBĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc các ngân hàng phải đối diện với khoản lỗ lớn là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, nguy cơ về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang còn tiềm ẩn, mặc dù các giải pháp thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Đầu 2009: lãi suất cơ bản qua bốn đợt cắt giảm trong một thời gian ngắn đã được hạ xuống còn 10%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được giảm xuống đáng kể đi kèm theo việc tăng lãi suất trên tỷ lệ này, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có cũng giảm khá mạnh. Song song đó, NHNN đã mua lại tín phiếu bắt buộc phát hành cho các ngân hàng trước thời gian đáo hạn trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng. Những động thái trên là dấu hiệu “nới lỏng chính sách tiền tệ” một cách linh hoạt của Chính phủ nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn. Qua đó, kích thích sản xuất chống lại nguy cơ giảm phát và duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng khi, lượng tiền mặt trong hệ thống tăng lên và các ngân hàng đã giảm đáng kể lãi suất cho vay tương đương với mức cuối năm 2007 thì các doanh nghiệp lại tỏ ra không mấy mặn mà. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ảnh hưởng của đợt lạm phát trong nước khi đó và của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra đã làm sức mua trong nước và trên thị trường các nước vốn là nơi tiêu thụ truyền thống sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối diện với một thách thức mới. Đó là tìm đầu ra cho những đồng vốn của mình. Trong điều kiện TTBĐS “đóng băng” và TTCK liên tục tuột dốc thì rõ ràng đây thật sự là một bài toán khó.
Những tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK):
Các nghiên cứu cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thị trường co lại. Những đơn hàng chật vật kiếm được cũng chỉ đủ để doanh nghiệp (DN) hoà vốn. Cơn bĩ cực của nền kinh tế đã ngấm sâu trong các nhà xưởng, trong những hợp đồng xuất khẩu và trong doanh thu đang ngày một "khiêm tốn" của các DN. Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.
Figra đến KCN Đài Tư,Long Biên, Hà Nội đã được 4 năm, hoạt động theo hình thức tạm nhập tái xuất. Sản phẩm là những bộ bàn ghế xuất khẩu 100% sang Nhật Bản. Cơn suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho DN này không ký được hợp đồng nào cho năm 2009, trong khi tiền nợ thuê mặt bằng, nhà xưởng cứ gối đầu nhau tháng sau cộng dồn tháng trước. Đây cũng là DN đầu tiên trong KCN Đài Tư buộc phải giải thể do khủng hoảng.
Một loạt những dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, máy tính… trong những nhà máy lớn như Canon, Panasonic… đều phải dừng hoạt động vì thiếu đơn hàng. Trong lúc này, chỉ những dây chuyền sản xuất đồ gia dụng mới hoạt động bình thường. Kế hoạch sản xuất của những DN thương hiệu lớn này được phân bổ từ Công ty mẹ đều ít đi và mang tính ngắn hạn. Các DN đang phải chịu ứ đọng vốn đầu tư rất nhiều mà chưa thể hoạt động sinh lời. Không chỉ thiệt hại cho DN mà cơ hội việc làm cho người lao động cũng bị giảm bớt.
Giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chỉ trong vòng 1 tháng (từ 18/7/2008- 17/8/2008) đã giảm khoảng 11,2%.Mức giảm chung tại TTCK khu vực châu Á từ ảnh hưởng của TTCK Mỹ là khoảng 15% (chỉ duy nhất Trung Quốc tăng 18,2% do nước này đã áp dụng biện pháp về kiểm soát vốn).
Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu. Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality). Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.
Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao.
Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu. Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian đó. Trước đó, nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ không có chuyện các nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các quỹ đóng. xét về bản chất thì các quỹ đóng không mua lại chứng chỉ đã phát hành cho nhà đầu tư nhưng họ hoàn toàn có thể thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, trong đó có việc bán chứng khoán ở thời điểm này để mua vào thời điểm khác hoặc bán ở thị trường này để đầu tư vào thị trường khác hoặc đầu tư vào thị trường ngoại hối. Thực tế cho thấy, đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi lạm phát đã mất giá so với đồng USD vài chục phần trăm trong khi sự giảm giá của đồng Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác là không đáng kể. Khả năng nhà đầu tư nước ngoài đã nhận định rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá cũng như các đồng tiền khác nên đã bán chứng khoán để mua ngoại tệ nhằm kiếm lời là rất có thể. Nếu kịch bản diễn ra đúng như họ dự đoán thì khi đó họ sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán.
Thứ ba, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là ở yếu tố tâm lý. Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng có, đặc biệt là các quốc gia có thị trường này mới hình thành. Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK Việt Nam bao phen lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khoán lên thì mua không được, ngược lại khi giá rớt thì chỉ toàn lệnh bán mà không có lệnh mua. Sở dĩ có hiện tượng này là do phần nhiều các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản lĩnh cũng như kinh nghiệm cần thiết để tham gia mua bán chứng khoán, mặt khác môi trường thông tin chưa thật sự đảm bảo cho thông tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác. Việc đầu tư theo đám đông đã gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt…để trục lợi. Tâm lý mua bán theo đám đông lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm phát. Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, NHNN tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ TTCK. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường. Động thái mua vào hoặc bán ra của họ cũng sẽ làm cho giá chứng khoán tăng hoặc giảm theo. Nhưng từ cuối tháng 9/2008 đến những tháng đầu 2009, rất nhiều thông tin tốt về nền kinh tế được phát đi như lãi suất cơ bản và giá xăng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã không nhận được những phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khoán cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm. Điều đó cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã không còn quan tâm đến các thông tin tốt từ nền kinh tế trong nước nữa. Cái mà họ quan tâm là diễn biến tình hình giao dịch ở các TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản…thế nào và sẽ có hành vi đầu tư tương tự. Trong những tháng đầu 2009, diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn cùng chiều với chỉ số của các thị trường trên. Vậy là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chuyển hướng tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam: từ đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước sang đầu tư theo các “nhà đầu tư ngoài nước”. Tâm lý này trở thành một rào cản không nhỏ cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy TTCK. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi thị trường tài chính có biến động mạnh ở một hoặc nhiều nước phát triển, các TTCK toàn cầu có độ liên thông lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ ổn định và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Thứ tư, tâm lý giá xuống đã làm méo mó vai trò là “phong vũ biểu” phản ánh “sức khỏe” nền kinh tế và đe dọa tính thanh khoản của thị trường. Đó là khi, giá chứng khoán xuống quá thấp thì người bán lại không muốn bán nhưng người mua cũng sẽ không dám mua do vẫn còn lo sợ chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa. Khi đó từ “khủng hoảng niềm tin” thị trường sẽ chuyển sang một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn nhiều: khủng hoảng về tính thanh khoản.
Thứ năm, mặc dù không phải phát sinh mới đây do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng TTCK Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều những vấn đề khác như các vấn đề về khung pháp lý, vai trò quản lý, giám sát của Nhà nước, tính minh bạch của thị trường:
Vẫn có những hoạt động làm giá, thao túng cổ phiếu, thao túng thị trường khiến cho nhà đầu tư (NĐT) bất an, họ rất ngại trong việc đầu tư giá trị, mà dần dần chuyển sang lướt sóng nhiều hơn..
Còn nhiều quy định như T cộng (T+), giao dịch chỉ một chiều, vẫn còn các lệnh ATO, ATC; mỗi NĐT chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch, còn thiếu các công cụ phái sinh để thêm nhiều sản phẩm cho thị trường và phòng chống rủi ro..
Giải pháp cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán:
Đối với hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đứng trước ba vấn đề lớn là: mô hình và cấu trúc của hệ thống ngân hàng, vấn đề kiểm soát rủi ro và tính thanh khoản. Để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng đồng thời tránh được “vết xe đổ” của hệ thống ngân hàng Mỹ thì chúng ta cần có những giải pháp kiên quyết và đồng bộ theo hướng cái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng cho hiệu quả hơn, tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:
- Tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng, bao gồm Luật ngân hàng Nhà nước năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) và Luật các tổ chức tín dụng dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các văn bản dưới luật về ngân hàng. Hai Luật này mặc dù đã góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian qua nhưng được ban hành và sửa đổi khi mức độ hội nhập kinh tế và những thay đổi trong các quan hệ kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra chưa mạnh mẽ nay đã bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định. Các văn bản dưới luật thì được ban hành khá tản mạn, không tập trung và bất cân xứng, chủ yếu điều chỉnh các hoạt động của NHTM cổ phần mà chưa có sự quan tâm đúng mức về hoạt động của các tổ chức tín dụng khác như hoạt động của NHĐT, NHTM Nhà nước, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Vai trò và tính độc lập của NHNN được quy định trong hai Luật này không cao, chưa đủ để có thể thực hiện chức quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt. NHNN “không có chức năng hoạch định mà chỉ là cơ quan chấp hành trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Các văn bản dưới luật thường được ban hành để xử lý vấn đề mang tính chất vụ việc nhiều hơn là những vấn đề mang tính chất chiến lược. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng phải được tiến hành theo hướng nâng cao tính độc lập và vai trò chủ động trong quản lý, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, mở rộng thẩm quyền và tăng cường các công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng của NHNN. Song song đó, cần có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động của NHTM và NHĐT đồng thời nâng cao điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần và các CTTC. Các văn bản về ngân hàng phải đặt nền tảng pháp lý để tạo ra môi trường kinh doanh ngân hàng minh bạch và nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hoá các NHTM Nhà nước và hình thành cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc sáp nhập, hợp nhất và phá sản ngân hàng.
– Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trước hết, NHNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng và TCTD theo quy định Luật các tổ chức tín dụng và Quyết định số 457/2005 ngày 19/4/2005 quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các văn bản khác. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng và giám sát chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản…Về lâu dài, NHNN cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel, rà soát và xây dựng mới các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro… Về phía Chính phủ và Bộ Tài chính, cần quản lý và kiểm soát nguồn vốn Nhà nước trong các CTTC Nhà nước, ngăn chặn tình trạng lạm dụng đầu tư tài chính bằng nguồn Nhà nước của các tổ chức này như là một biện pháp loại trừ nguyên nhân lạm phát và góp phần lành mạnh hoá thị trường tiền tệ. Về phía các NHTM, và các tổ chức tín dụng phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành, áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại và tổ chức tốt hoạt động của bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chính và các chi nhánh.
– Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. tính thanh khoản có vấn đề không những khi các ngân hàng gặp khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà ngay cả khi họ gặp khó khăn cho đầu ra của nguồn vốn của mình. Sau khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Chính phủ mang lại hiệu quả, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác, mua lại 20,3 ngàn tỷ tín phiếu bắt buộc thì hệ thống ngân hàng đang sở hữu một nguồn vốn khá lớn và lãi suất cho vay đã giảm xuống 13%/năm (so với 21% ở thời điểm đỉnh cao) nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà tiếp cận. Nguyên nhân được xác định là sức mua trong nước và thế giới giảm do cuộc khủng hoảng tài chính và lạm phát vừa qua. Chính vì vậy mà Chính phủ đang triển khai 5 giải pháp quan trọng để vực dậy nền kinh tế thông qua kích cầu tiêu dùng và kích cầu vốn. Việc kích cầu vốn trở nên hết sức khó khăn khi TTBĐS và TTCK đang đóng băng và tuột dốc liên tục. Do đó, trước mắt cần tập trung kích cầu vốn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng. Để các giải pháp của Chính phủ sớm phát huy tác dụng, cần nghiên cứu áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt theo hướng thỏa thuận và dựa vào mức độ đánh giá rủi ro, hình thành các trung tâm bão lãnh tín dụng và khuyến khích cơ chế cho vay tín chấp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn. Giải quyết được đầu ra cho nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng hiện nay là điều kiện cần thiết để ngăn chặn nguy cơ giảm phát đang dần dần lộ diện.
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK):
Một khi diễn biến của tình hình giao dịch trên TTCK đã thoát khỏi sự tác động của các yếu tố nội tại mà đã chuyển sang phụ thuộc vào những yếu tố từ bên ngoài như các thông tin về diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính hay sự tăng, giảm của các chỉ số chứng khoán nước ngoài thì việc dự báo về tình hình thị trường cũng như đề xuất các giải pháp là hết sức khó khăn. Tuy vậy, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chúng ta cũng thấy rằng các nhà điều hành và hoạch định chính sách phát triển TTCK Việt Nam có nhiều việc cần làm và tập trung vào các vấn đề sau đây:
– Tiếp tục thực thi chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đã được Chính phủ phê chuẩn, trong đó việc liên thông, kết nối với thị trường các nước là cần thiết, tuy nhiên phải được tiến hành cẩn trọng, có lộ trình để hạn chế đến mức thấp nhất “các cơn địa chấn” có thể xảy ra như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt đủ mạnh nhằm tạo ra môi trường kinh doanh chứng khoán minh bạch, công bằng và đúng pháp luật.
– Xây dựng lộ trình hợp lý cho việc áp dụng các công cụ, sản phẩm mới cho thị trường như bán khống và giao dịch ký quỹ, đặc biệt là các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh chỉ nên áp dụng khi đã hình thành một khung pháp lý đầy đủ để điều chỉnh việc phát hành và giao dịch các công cụ phức tạp này trên cơ sở nhận thức đầy đủ những yếu tố tích cực và tiêu cực của nó sau khi trình độ quản lý, điều hành thị trường đã được nâng lên một bước.
– Cần nghiên cứu và sớm triển khai các công cụ kích cầu trong đầu tư. Trước hết, Chính phủ nên xem xét khả năng lùi thời gian thu thuế từ đầu tư chứng khoán vì nguồn thu từ đầu tư chứng khoán không nhiều, nhưng nó sẽ là nguồn động viên tinh thần giúp các thị trường có thể cải thiện phần nào niêm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, theo tín hiệu thị trường cần sớm đưa vào áp dụng các giải phải giúp hỗ trợ tính thanh khoản và khuyến khích đầu tư như lệnh thị trường, cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản và được cùng mua, cùng bán một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch, sớm đưa thị trường giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết đi vào hoạt động…
– Đẩy mạnh và kiên quyết đối với việc tách chức năng lưu ký tiền của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán sang ngân hàng để minh bạch hoá hoạt động của công ty chứng khoán, gây dựng lòng tin của các nhà đầu tư. Thường xuyên kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, đặc biệt là các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích cao.
Kết quả:
Với các chính sách điều chỉnh hợp lý từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan, TTCK Việt Nam được giữ vững, dần đi vào ổn định và từng bước phát triển phù hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Các chỉ tiêu TTCK phản ánh mức tăng trưởng hợp lý với diễn biến nền kinh tế Việt Nam và gắn liền với sự tăng trưởng của thị trường vốn quốc tế. Cụ thể, số lượng công ty niêm yết tăng khá nhanh, đưa tổng số cổ phiếu niêm yết trên 2 SGDCK là 580 công ty (năm 2008 là 338 công ty), với tổng mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 40% GDP. Hoạt động của doanh nghiệp niêm yết có mức tăng trưởng tốt trong năm 2009 và đầu năm 2010, nếu như trong năm 2008 có trên 80% doanh nghiệp niêm yết thua lỗ, thì trong năm 2009 các doanh nghiệp đều có lãi và có mức tăng trưởng vượt kế hoạch chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng mức vốn huy động của doanh nghiệp qua TTCK trong năm 2009 đạt 33 nghìn tỷ đồng (mức huy động vốn trong năm 2008 là 29 nghìn tỷ đồng).Tính đến cuối năm 2009, đã có 105 công ty chứng khoán được thành lập và tham gia làm thành viên của các SGDCK. Nếu như trong năm 2008, hầu hết các công ty chứng khoán đều thua lỗ, nhiều công ty đứng bên bờ vực phá sản thì đến nay, đã có trên 80% công ty chứng khoán có lãi và có mức tăng trưởng khá cao, bù đắp được các khoản thua lỗ trong năm 2008. Số lượng tài khoản nhà đầu tư gia tăng mạnh, hiện đạt trên 966.500 tài khoản.Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, dưới tác động của khủng hoảng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam chững lại, từ cuối 2008 đến giữa năm 2009, dấu hiệu bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài khá rõ rệt, nhưng việc rút vốn không nhiều, mà phần lớn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư (cổ phiếu; trái phiếu; bất động sản...). Sang đầu năm 2010 dòng vốn nước ngoài vào TTCK không nhiều. Mặc dù dấu hiệu mua ròng trong quý II và quý III/2010, nhưng mức chênh lệch không lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_1_khung_hoang_4359.doc