Tiểu luận Những điểm đặc sắc trong chế định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật

Chế định thừa kế trong QTHL mang những giá trị pháp lý và nhân văn hết sức sâu sắc: I. Những điểm không giống hoặc không hề có trong pháp luật trung Hoa: 1. Về bố cục: Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà Đường – Đường luật sớ nghị. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương Điền sản mà chương này không hề có trong bộ luật của nhà Đường. Chính điều này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. 2. Về nội dung: Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế (khác Pháp luật Trung Hoa). Trong chương Điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụ thể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ chồng khi goá bụa, về các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sản được thừa kế. Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Quốc triều hình luật quy định hai trình tự thừa kế như sau: 2.1. Thừa kế theo di chúc: Về hình thức di chúc: có di chúc miệng và di chúc viết (chúc thư). Theo tinh thần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết hộ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Nguyên tắc tự do lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào được hưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “lệnh” của ông bà. 2.2 Thừa kế theo pháp luật: Bộ luật quy định khi cha mẹ chết mà không có chúc thư hoặc chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con; hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự. Quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha mẹ đều chết. Các con trong hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu (Điều 388). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con có ghi rõ cho thừa kế điền sản (Điều 380) và không thất hiếu với cha nuôi. Theo tinh thần Điều 374, 388 thì phần của con vợ cả đều bằng nhau, phần của con vợ lẽ kém phần của con vợ cả và cũng đều bằng nhau. Con nuôi được thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cũng cha mẹ nuôi từ bé thì được hưởng cả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha mẹ nuôi (Điều 380). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng một nửa người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha mẹ đẻ (Điều 381). Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy định tại các Điều 374, 375, 376. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những điểm đặc sắc trong chế định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điểm đặc sắc trong chế định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật  by Admin on Wed Dec 09, 2009 1:33 am Những điểm đặc sắc trong chế định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật Chế định thừa kế trong QTHL mang những giá trị pháp lý và nhân văn hết sức sâu sắc: I. Những điểm không giống hoặc không hề có trong pháp luật trung Hoa: 1. Về bố cục: Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà Đường – Đường luật sớ nghị. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương Điền sản mà chương này không hề có trong bộ luật của nhà Đường. Chính điều này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. 2. Về nội dung: Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế (khác Pháp luật Trung Hoa). Trong chương Điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụ thể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ chồng khi goá bụa, về các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sản được thừa kế. Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Quốc triều hình luật quy định hai trình tự thừa kế như sau: 2.1. Thừa kế theo di chúc: Về hình thức di chúc: có di chúc miệng và di chúc viết (chúc thư). Theo tinh thần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết hộ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Nguyên tắc tự do lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào được hưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “lệnh” của ông bà. 2.2 Thừa kế theo pháp luật: Bộ luật quy định khi cha mẹ chết mà không có chúc thư hoặc chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con; hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự. Quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha mẹ đều chết. Các con trong hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu (Điều 388). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con có ghi rõ cho thừa kế điền sản (Điều 380) và không thất hiếu với cha nuôi. Theo tinh thần Điều 374, 388 thì phần của con vợ cả đều bằng nhau, phần của con vợ lẽ kém phần của con vợ cả và cũng đều bằng nhau. Con nuôi được thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cũng cha mẹ nuôi từ bé thì được hưởng cả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha mẹ nuôi (Điều 380). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng một nửa người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha mẹ đẻ (Điều 381). Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy định tại các Điều 374, 375, 376. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra. 3. Ở mức độ nhất định, nhà làm luật triều Lê đã bênh vực quyền lợi của người phụ nữ: Trong xã hội thời Lê, đạo đức xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lễ nghĩa Nho giáo. Tuy nhiên, pháp luật triều Lê lại thể hiện tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Người vợ - mẹ cóa tài sản riêng, có quyền định đoạt đối với tài sản ấy, người mẹ có toàn quyền quyết định ai được thừa kế tài sản. Đặc biệt hơn, người con gái trong gia đình cũng có quyền thừa kế như con trai và được hưởng kỷ phần bằng với con trai, con gái còn có thể được giữ hương hỏa để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Điều này cho ta thấy sự bình đẳng giới trong Quốc triều hình luật (một trong những tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế ngày nay). Bộ luật đã có những quy định tương đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ đối với thái độ "trọng nam khinh nữ"... Như vậy, việc để ng` phụ nữ dc thừa kế là một điểm hết sức đặc sắc và tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Mặc dù Bộ luật ra đời vào khoảng thế kỷ 15 nhưng nó đã có sự vượt trội hơn hẳn so với thời đại của mình, điều này cho thấy kỹ thuật lập pháp của phong kiến Việt Nam đã tương đối cao. 4. Chế đinh thừa kế trong Quốc triều hình luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng: Tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng.Tài sản riêng của chồng do nhà chồng đã cho được nhà làm luật gọi là phu gia điền sản; tài sản riêng do nhà chồng đã cho nhà làm luật gọi là thê gia điền sản; tài sản chung hai vợ chồng nhà làm luật gọi là tần tảo điền sản. Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Việc phân định này còn góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Chính vì sự đặc sắc và tính thực tiễn của kỹ thuật lập pháp như vậy, sau này, các tòa án Nam triều thời Pháp thuộc, Tòa thượng thẩm Sài Gòn thời Mỹ ngụy hay dựa theo các điều luật này của Quốc triều hình luật để phân xử các vụ kiện liên quan đến tài sản vợ chồng. II. Những điểm tiến bộ của chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật: 1. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Pháp luật quy định, trước khi chia thừa kế di sản của cha mẹ, các con phải dành 1/20 di sản làm hương hỏa thờ cúng cha mẹ. Thờ cúng là việc thể hiện tấm lòng tôn kính ông bà, cha mẹ của con cháu. Đây là truyền thống tốt đẹp, là bản sắc văn hóa của người Việt. Việc thờ cúng này được pháp luật điều chỉnh, là nghĩa vụ pháp lý của cháu con. Ngày nay, pháp luật dân sự của nước ta kế thừa tại Điều 673 Bộ luật dân sự. 2. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật có những quy định không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý: Cổ luật quy định những người không nghe lệnh ông bà , cha mẹ thì mất quyền thừa kế. Đây là quy định không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý, giáo dục con cháu phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ, không được vì tranh giành của cải mà dẫn đến mất đoàn kết trong gia đình. Xuất phát từ tinh thần đoàn kết đó, pháp luật sẽ điều chỉnh việc nhường quyền thừa kế giữa những người thừa kế với nhau. Việc nhường quyền thừa kế thể hiện tinh thần nhường cơm sẻ áo cho nhau, “lá lành đùm lá rách”. Đây là truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những người có quan hệ gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hết sức đặc sắc đó, chế định thừa kế trong QTHL cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thứ nhất, bộ luật không quy định cụ thể di chúc miệng. Pháp luật quy định mệnh lệnh của ông bà là chúc ngôn trước khi chết. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định mệnh lệnh này được phát ra trong tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh như thế nào. Bên cạnh đó, nhà làm luật mới chỉ đưa ra thế nào là chúc thư viết vô hiệu chứ không quy định di chúc miệng vô hiệu trong trường hợp như thế nào. Những lỗ hổng trong luật như thế này sẽ rất dễ gây ra tranh chấp tài sản thừa kế trong gia đình, nhất là ở những gia đình giàu có. Thứ hai, việc chia tài sản giữa các con trai trong gia đình của bộ luật chưa thật sự công bằng. Người con trai được chia kỷ phần là bao nhiêu phải phụ thuộc vào địa vị của người mẹ./. __________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNh7919ng 273i7875m 2737863c s7855c trong ch7871 2737883nh th7915a .doc
Tài liệu liên quan