Tác giả (tức là nói Tơ-rê-mô) đã có công trình bày rõ ràng hơn là người ta đã làm từ trước tới nay, về ảnh hưởng của đất đai đến sự hình thành các giống, và do đó các loài, và ngoài ra đã trình bày những quan điểm đúng đắn hơn các bậc tiền bối của ông (tuy rằng theo ý lời văn còn thiếu sót), về ảnh hưởng của tạp giao. Bằng cách nào đó Đac uyn vẫn có lý khi ông nói rằng ảnh hưởng của tạp giao, cái mà Tơ-rê-mô cũng công nhận một cách ngấm ngầm, vì khi cần đến, ông vẫn cho tạp giao là một phương tiện biến đổi, hay ít nhất một phương tiện bù đắp. Cũng như vậy, Đác uyn và nhiều tác giả khác không bao giờ phủ nhận ảnh hưởng của đất đai tác động thế nào, họ chỉ biết là ảnh hưởng đó thuận lợi hay không thuận lợi tùy theo đất đai có phì nhiêu hay không. Tơ-rê-mô cũng không biết gì hơn. Giả thuyết cho rằng đất đai nói chung thuận lợi hơn cho sự phát triển của các loại cao đắng nên được hình thành mới hơn, thì cũng có chỗ cơ thể thừa nhận được một cách đặc biệt và có thể đúng hay không đúng; nhưng khi tôi thấy nhiều chứng cứ buồn cười mà Tơ-rê-mô dựa vào, những chứng cớ mà 9/10 dựa trên những sự kiện không đúng hoặc sai lạc 1/10 nữa thì không chứng minh cho cái gì cả, thì ta không thể không ngờ vực tác giả của giả thuyết đó và do đó cả giả thuyết đó. Nhưng khi ông ấy đi xa và tuyên bố ảnh hưởng của đất đai mới hơn hoặc cũ hơn được bổ khuyết bởi tạp giao, là nguyên nhân duy nhất của các sự biến đổi của các loài sinh vật và các giống, thì tôi thấy không còn lý do gì để theo ông ta đi xa hơn nữa, trái lại có những lý lẽ can ngăn tôi không nên theo ông ta nữa.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những đóng góp của thuyết tiến hóa đối với sự phát triển của triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Mở đầu
1
Nội dung
2
I. Triết học là gì?
2
II. Các vấn đề Triết học về Khoa học
3
1. Các vấn đề Triết học về phương pháp nghiên cứu
3
2. Vấn đề chân lý và vấn đề tiến bộ trong Khoa học
10
III. Lý luận tiến hóa
11
1. Tình hình phát triển sinh học cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX.
11
2. Lý luận Đac uyn
13
3. Những ý kiến trao đổi giữa Mác và Ăngghen về Đác uyn và lý luận tiến hóa
13
Kết luận
17
Mở đầu
Trong lịch sử phát triển của mình, triết học luôn được gắn liền với khoa học tự nhiên. Thời kỳ cổ đại, triết học thường được đồng nhất với các khoa học nhà thông thái.
Các khoa học tự nhiên, trong quá trình phát triển dần dần tách khỏi và trở nên độc lập với triết học. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thứ nhất, mỗi một thành tựu của khoa học tự nhiên lại là một minh chứng hùng hồn đối với sự đúng đắn của các học thuyết triết học duy vật tiến bộ (như thuyết tương đối, cơ học lượng tử, cấu tạo của vật chất và sự sống, nguồn gốc và triết học của sự sống, của vị trí, sự toán học hóa logic cổ điển và phi cổ điển, cách mạng thông tin, các khoa học về tư duy, các khoa học xã hội). Nhưng bên cạnh đó những thành tựu của khoa học tự nhiên đôi khi cũng dẫn đến một sự khủng hoảng của triết học, khi mà khoa học khám phá ra những kiến thức mới trái ngược với những nhận thức đó, triết học duy tâm đã lợi dụng điều này để chống lại triết học duy vật và củng cố cho hệ thống lý thuyết sai lầm của mình.
Thứ hai, những lý thuyết của các hệ thống triết học lại là những gợi ý cho khoa học trên con đường khám phá thế giới và củng cố cho khoa học phương pháp nghiên cứu để khám phá bản chất của đối tượng.
Như vậy sinh vật học với tư cách là một bộ phận của khoa học tự nhiên cũng đã có những đóng góp vào sự phát triển của triết học. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tế bào đã được C. Mác đánh giá là hai trong ba phát hiện cơ bản nhất của khoa học tự nhiên ở thế kỷ mười chín, đã có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành triết học duy vật biện chứng (phát hiện còn lại là thuyết bảo tồn năng lượng). Đó là chưa kể đến sự ra đời của thuyết phân tử AND về cơ chế di truyền. Đây là một cuộc cách mạng lớn trong sinh học nó cho ta hiểu biết sâu sắc về sự sống, nó giải thích được cơ chế biến dị trong thuyết tiến hóa trên đây và từ đó đem lại rất nhiều ứng dụng quan trọng trong y học, nông nghiệp ... Chính vì lý do này tôi đã chọn đề tài tiểu luận của mình: "Những đóng góp của thuyết tiến hóa đối với sự phát triển của triết học".
Nội dung
I. Triết học là gì?
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ chín trước công nguyên. Với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. Đối với sự phát triển tư tưởng ở Tây Âu, kể cả đối với triết học Mac, triết học cổ Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn. P.Angghen đã nhận xét "Từ các hình thức muôn hình, muôn vẻ của triết học Hy Lạp, có nghĩa là "yêu thích (philos) sự thông thái (sophia)". Triết học được xem là hình thức cao nhất của tri thức; nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Với quan niệm như vậy, triết học thời cổ đại không có đối tượng riêng của mình mà được coi là "khoa học của các khoa học", bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.
Trong suốt "đêm dài trung cổ" của châu Âu, triết học phát triển một cách khó khăn trong môi trường hết sức chật hẹp, nó không còn là một khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của thần học, nền triết học tự nhiên thời cổ đại đã bị thay thế bởi triết học kinh viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV thế kỷ XVI đã tạo một cơ sở tri thức cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời và tính cách là những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hội được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng các thành tựu khác của khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm vào tôn giáo đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVI - XVII ở Anh, Pháp, Hy lạp và những đại biểu tiêu biểu như Ph. Becơn, T. Hopxơ (Anh) Điđrô, Henvetiuyt (Pháp), Xpinoda (Hy Lạp)... V.I. Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác: "Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch và mê tín và thói đạo đức giả, ... Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Heghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "khoa học của khoa học". Triết học Heghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Heghen xem triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mac. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa học của khoa học", triết học Macxit xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết học mà vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc tranh cãi kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại phương Tây muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản...
Mặc dù vậy, cái chung trong học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quan.
Tóm lại, cho đến trước khi triết học Mác ra đời thì triết học vẫn được coi là "khoa học của khoa học" đủ để cho thấy được mối quan hên giữa khoa học cụ thể với triết học. Nói như vậy không có nghĩa sau khi triết học Mac ra đời, thì khoa học và triết học không còn mối quan hệ, mà giữa chúng lại càng có mối quan hệ gắn bó hơn.
II. Các vấn đề triết học về khoa học
1. Các vấn đề triết học về phương pháp nghiên cứu khoa học
Mỗi ngành khoa học cụ thể có những phương pháp nghiên cứu riêng thích hợp với đối tượng và trình độ nghiên cứu của nó.
1.1. Khoa học tự nhiên
Phương pháp nghiên cứu ở đây là quan sát và nhất là làm thực nghiệm để có những tài liệu làm căn cứ thực tế cho việc xây dựng các giả thuyết và quy luật vận động của đối tượng được nghiên cứu. Giả thuyết này phải phù hợp với và cắt nghĩa được các tài liệu đã thu thập được, giả thuyết lại phải cho phép suy bằng logic ra được một số điều chưa biết về đối tượng nghiên cứu để có thể kiểm tra lại bằng những quan sát và thực nghiệm mới xem những suy luận đó có đúng với thực tế không.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ như vậy thì công việc nghiên cứu được coi là hoàn thành. Nhưng thường rất ít khi công việc diễn ra suôn sẻ ngay, do hoặc là các tài liệu thu thập không đủ để xây dựng ra được giả thuyết, hoặc xây dựng được nhưng không suy luận ra được cái gì mới, hoặc suy luận được những không kiểm tra được (vì không có điều kiện quan sát, làm thực nghiệm để kiểm tra), hoặc kết quả quan sát hay thực nghiệm lại bác bỏ, phủ nhận các suy luận đó. Như thế phải nghiên cứu lại, không nhất thiết là từ đầu mà từ khâu nào đã dẫn đến thất bại.
ở đây có ba vấn đề triết học khá tinh tế cần được làm rõ.
Một là, liên quan đến giá tị các tài liệu thực tế ở khâu đầu để làm cơ sở cho việc xây dựng giả thuyết và ở khâu cuối cùng để kiểm tra giả thuyết. Các tài liệu thực tế đó được gọi trong thuật ngữ khoa học ở các nước Âu - Mỹ là fact (Anh), fait (Pháp)... có nghĩa là việc có thật trong khách quan.
Các nhà triết học ở thế kỷ XX quan tâm tới khoa học thường nêu ra nghi vấn: các cứ liệu của khoa học có thật là được rút ra từ thực tế khách quan hay không, hay cũng chỉ là kết quả hoạt động của ý thức chủ quan nhà khoa học, hay chí ít là xen lẫn rất nhiều hoạt động chủ quan đó. Họ chỉ ra rằng, các quan sát các thực nghiệm bao giờ cũng được xây dựng trên các kiến thức đã có của nhà khoa học, trên các tiền đề giả định, thậm chí các thành kiến sai lầm của nhà khoa học, trên các tiên để giả định, thậm chí các thành kiến sai lầm của nhà khoa học. Vậy làm sao các cứ liệu - kết quả các quan sát, các thực nghiệm đó lại có thể coi là được rút ra từ thực tế, là cứ liệu thực tế?
Loại nghi vấn này cũng như loại nghi vấn về sự tồn tại khách quan của đối tượng mà khoa học muốn nghiên cứu đều nằm chung trong một trào lưu triết học hiện đại ở phương Tây muốn phủ nhận khoa học, coi khoa học cũng chỉ là một thứ huyền thoại. Mục đích sâu xa của trào lưu này để bảo vệ tôn giáo, chính xác hơn là bảo vệ công giáo, một tôn giáo ăn sâu và tiềm thức của văn hóa Âu - Mỹ gần hai ngàn năm nay (dưới dạng khác nhau như Tân giáo, cựu giáo, chính thống giáo). Đúng là không có cái gọi là căn cứ thực tế thuần túy với nghĩa là không một căn cứ thực tế nào rút ra được trong một quan sát, một thực nghiệm lại chỉ hoàn toàn phản ánh cái thực tế mà nhà khoa học quan sát hay thử nghiệm lúc đó. Không nói đến các sai lầm mà khoa học rất có thể mắc phải khi quan sát và làm thực nghiệm (cái sai lầm này trước hay sau đều được phát hiện do chính nhà khoa học đó hay do các nhà khoa học khác), trong khi quan sát hay làm thí nghiệm, nhà khoa học bao giờ cũng phải vận dụng ít hay nhiều các kiến thức khoa học đã có trước đó và được coi là đúng (còn nếu là kiến thức sai lầm thì nó sẽ dẫn đến các sai lầm trong quan sát và thí nghiệm đã nói ở trên). Các kiến thức khoa học đúng mà nhà khoa học vận dụng, suy cho đến cùng, cũng đều dựa trên các cứ liệu thực tế đã có trước, ngay cả các tiên đề, các tiền giả định mà nhà khoa học vận dụng trong quan sát và thực nghiệm thì cũng không phải là tùy tiện, đều là có căn cứ thực tế nhất định. Tất cả những cái đó là những cái đúng cũ đã biết, được đưa vào các quan sát và thực nghiệm mới và thông qua đó gia nhập vào các cứ liệu khoa học mới. Trong cứ liệu mới chỉ có một phần là mới được rút ra hoàn toàn từ thực tế mới.
Như vậy, một mặt không có cứ liệu khoa học nào 100% là phản ánh thực tế mới, nhưng bao giờ cũng có một số phần trăm là phản ánh cái thực tế mới đó (tất nhiên là với điều kiện sự quan sát và thực nghiệm được tiến hành một cách trung thực, đúng quy cách), còn lại là phản ánh cái thực tế cũ đã biết từ trước. Giá trị nhiều hay ít, lớn hay nhỏ của các cứ liệu khoa học là ở phần trăm mới đó.
Hai là, các nhà triết học thế kỷ XX (như Popper) đặt câu hỏi: Làm một quan sát, một thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của một giả thuyết, nếu thấy nó phù hợp mà cho giả thuyết đó là đúng đắn thì có quá vội, quá chủ quan không? Biết đâu và rất có thể có người sẽ tìm ra một quan sát, một thực nghiệm mới sẽ bác bỏ giả thuyết đó? Vì vậy, Popper khẳng định thêm rằng chỉ có những giả thuyết nào có khả năng bị bác bỏ bằng thực nghiệm (tức là có khả năng để nhà khoa học nghĩ ra một quan sát, một thực nghiệm nhằm bác bỏ nó) thì mới được coi là giả thuyết khoa học (tất nhiên đây là nói về khả năng bị bác bỏ bằng thực nghiệm, còn khi đã thực sự bị bác bỏ thì giả thuyết đó đã là sai rồi).
Nói tóm lại, trong phương pháp nghiên cứu khoa học, Popper muốn thay việc thực sự kiểm tra bằng thực nghiệm tính đúng đắn của một giả thuyết (là một việc mà Popper cho là không thể làm được) bằng việc chỉ ra khả năng bị bác bỏ của giả thuyết đó. Đó là nội dung của quan điểm "thuyết phủ nhận" của Popper. Popper cho rằng các giả thuyết nào không có khả năng đó thì đều là giả thuyết không thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học, thí dụ các thuyết về thần học của tôn giáo, và như vậy Popper đã đưa ra một tiêu chuẩn để phân chia quyền hạn và lĩnh vực của khoa học và tôn giáo.
Các ý kiến nói trên của Popper gắn liền với một quan niệm khác của ông phê phán tính không đáng tin cậy của phép quy nạp dùng trong các khoa học thực nghiệm. Phép quy nạp dùng trong logic hình thức là căn cứ vào một số điều biết được là đúng trong một số trường hợp cụ thể rồi khái quát lên cho là đúng trong mọi trường hợp. Tất nhiên, nếu chỉ như vậy thì sự khái quát hóa của phép quy nạp chưa có gì đáng tin. Nhưng nếu thêm một điều kiện nữa là không (hay chưa) phát hiện ra một trường hợp nào trái lại thì sự khái quát hóa nói trên sẽ có độ tin cậy nhiều hơn, cao hơn và độ tin cậy đó càng cao hơn nữa nếu số trường hợp cụ thể xác nhận sự đúng đắn của việc khái quát hóa đó càng nhiều và chưa có trường hợp cụ thể nào bác bỏ nó. Nếu ta nhớ rằng thực ra không bao giờ có thể có những hiểu biết tuyệt đối đúng thì sẽ thấy việc phủ nhận giá trị của phương pháp quy nạp là một việc cực đoan.
Các ý kiến của Popper xung quanh việc phủ nhận giá trị của xác nhận mà chỉ công nhận giá trị của bác bỏ cũng như phủ nhận giá trị của quy nạp trong phương pháp nghiên cứu khoa học là rất cực đoan, phiến diện. Trong giới triết học phương Tây thế kỷ XX, các ý kiến đó rất được đề cao vì nó phù hợp với trào lưu muốn phủ nhận khoa học đã nói ở trên. Nhưng các nhà khoa học thì vẫn tiếp tục dùng phương pháp quy nạp và phương pháp kiểm tra sự đúng đắn để tiếp tục đưa khoa học tiến lên.
Ba là, các vấn đề triết học có liên quan đến việc xây dựng giả thuyết trong phương pháp nghiên cứu khoa học, Giả thuyết về cái gì? Giả thuyết về quy luật vận động của sự vật khách quan, cụ thể ở đây là đối tượng quan sát được thực nghiệm, hay rộng hơn nữa là giả thuyết về một lý thuyết khoa học liên quan đến đối tượng được nghiên cứu.
Quy luật nói lên một mối quan hệ tất yếu nào đó giữa hai hay nhiều sự vật. Hình thức biểu đạt của một quy luật dưới dạng đơn giản thường là: nếu có (hay không có) sự vật hay hiện tượng A thì sẽ có (hay không có) sự vật hay hiện tượng B (thí dụ: hễ đun nước dưới áp suất 1 atnốtphe và ở nhiệt độ 1000C thì nước sôi và bốc thành hơi).
Vì quy luật nói lên mối quan hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, nên trong nghiên cứu khoa học để tìm ra các quy luật phải xác định được rõ các sự vật, các hiện tượng cụ thể mà khoa học muốn tìm hiểu. Trong các hiện tượng thông thường, việc xác định nói trên rất đơn giản. Thí dụ, để khảo sát ảnh hưởng của nước tới sự sinh trưởng của cây thì các sự vật cần tìm mối quan hệ ở đây là cây và nước, còn mối quan hệ tức quy luật ở đây là: không có nước cây sẽ chết... Nhưng đó chỉ là một trường hợp đơn giản. Trong những trường hợp phức tạp hơn, thì việc xác định xem sự vật mà nhà khoa học nghiên cứu có mối quan hệ với sự vật nào khác đòi hỏi nhiều công phu. Thí dụ, nhà khoa học muốn nghiên cứu mối quan hệ (quy luật) giữa thể tích của một khối khí (như khí CO2 chẳng hạn) với nhiệt độ của nó, thể tích và nhiệt độ của khí đó thì dễ xác định, nhưng nhà khoa học phát hiện ra rằng mối quan hệ nói trên còn phụ thuộc vào một tính chất (sự vật) thứ ba nữa là áp suất của khối khí. Sự vật thứ ba này, tức là áp suất, không phải dễ thấy như thể tích và nhiệt độ. Phải qua một quá trình nghiên cứu, nhà khoa học mới có (mới xây dựng ra hay mới xác định được) sự vật đó, chứ nó không hiển hiện ngay trước mắt như cái cây hay gáo nước. Có thể khẳng định hầu hết các quy luật khoa học đều nói lên một mối quan hệ giữa các sự vật không phải hiển hiện trước mắt mà là những sự vật không được nhà khoa học qua nghiên cứu hình dung ra, xây dựng ra, hay xác định được.
Các điều trình bày ở trên cho phép: một mặt, hình dung được chừng mực nào nội dung của việc xây dựng các giả thuyết khoa học, mặt khác, là nêu nên được một số nghi vấn triết học có liên quan đến phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là:
- Các quy luật khoa học nói lên mối quan hệ giữa một số sự vật cụ thể. Nhưng như trên đã thấy, các sự vật đó là kết quản nghiên cứu trừu tượng hóa của các nhà khoa học. Vậy có gì đảm bảo chắc chắn đó là hình ảnh đúng đắn của các sự vật khách quan?
- Trong hoạt động trí tuệ của các nhà khoa học, họ xây dựng ra các giả thuyết khoa học chủ yếu bằng trí tưởng tưởng đặc biệt, bằng trực giác, tức là một loại hoạt động sáng tạo, chứ không phải chủ yếu bằng suy luận logic từ các cứ liệu thực tế. Như thế có gì chứng tỏ đó là sự phản ánh trung thực của thực của thực tế khách quan?
- Đặt hay xây dựng ra các giả thuyết về quy luật như thế tức là giả định thế giới khách quan có quy luật trong khi không biết chắc là có hay không. Rõ ràng là khoa học được xây dựng trên một tiền đề, một tiền giả định là có thế giới khách quan, là thế giới khách quan đó có tính quy luật đó nhà khoa học có thể tìm ra được.
Đó là các nghi vấn hay các phê phán của những nhà triết học hiện đại Âu - Mỹ không tin rằng có thế giới sự vật khách quan, không tin rằng hoạt động khoa học của loài người đạt được chân lý khách quan. Để trả lời các phê phán và nghi vấn nói trên, có thể chỉ ra rằng, trong việc xây dựng các giả thuyết khoa học.
- Tuy có dựa vào một số tiền giả định như có thế giới khách quan, có quy luật ... nhưng những tiền giả định đó phải phù hợp với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của loài người nói chung và của khoa học nói riêng, chứ không thể tùy tiện. Có thể nào có nhà triết học xuất phát từ tiền giả định là dòng nước sâu hung dữ trước mắt ông ta là không có thật và ông ta cứ thản nhiên bước vào!
- Tuy vai trò của tưởng tượng và của trực giác, của sáng tạo là rất quan trọng, nhưng chúng phải được hướng dẫn và nhất là thẩm định bằng lý trí, bằng logic và bằng kiểm nghiệm của thực tiễn (bằng quan sát, bằng thực nghiệm, bằng ứng dụng,...). Trí tưởng tưởng của nhà khoa học có thể, có lúc rất kỳ lạ, thậm chí có thể là "điên rồ" như một lời nhận xét hài hước nhưng sâu sắc của Bohr, nhà vật lý hàng đầu của thế kỷ XX. Nhưng dù điên rồ đến đâu thì cuối cùng nó chỉ được công nhận khoa học khi nó được thực nghiệm xác nhận (và không có thực nghiệm vào bác bỏ). Đây là chỗ khác nhau về trí tưởng tượng của nhà khoa học với trí tưởng tượng của nhà văn, nhà thơ.
Trên đây mới chỉ nói đến việc xây dựng giả thuyết về quy luật khoa học. Mức cao hơn là xây dựng giả thuyết về một lý thuyết khoa học. Một thuyết khoa học như thế tương đối của Einstein hay thuyết tiến hóa sinh vật, bao gồm một số nguyên lý (tức là một loại quy luật tổng quát) rồi từ đó suy ra nhiều quy luật khác, cắt nghĩa được hay dự đoán được nhiều hiện tượng thuộc lĩnh vực mà lý thuyết đó nghiên cứu. Thí dụ trong thuyết tiến hóa sinh vật đó là nguyên lý về sự chọn lọc của tự nhiên (thích hợp với môi trường thì tồn tại, phát triển: không thích hợp thì suy giảm và tiêu vong) và nguyên nhân lý tính biến dị của các sinh vật (sự phát triển và hoàn thiện thuyết tiến hóa ở thế kỷ XX và cả trong tương lai là ở chỗ giải thích ngày càng đầy đủ, càng chính xác cơ chế của sự biến dị này).
Như ta thấy, tuy một thuyết khoa học là rộng và phức tạp hơn một quy luật khoa học, nhưng chúng cùng thuộc một phạm trù và vì thế các vấn đề triết học nêu ra với vấn đề thuyết khoa học, về thực chất cũng là những vấn đề triết học nêu ra với vấn đề quy luật đã được trình bày ở các phần trên.
Để kết luận việc phân tích loại nghi vấn học nói ở điểm 3 này, cần nhắc lại một luận điểm quan trọng của nhận thức luận duy vật biện chứng về khả năng ý thức của con người có thể phản ánh thế giới khách quan.
Việc khoa học xây dựng ra các giả thuyết về thế giới khách quan chính là để phản ánh được đúng đắn thế giới đó. Qua các phân tích đã nói ở trên về phương pháp xây dựng ra các giả thuyết khoa học, ta thấy rằng việc ý thức con người phản ánh thế giới khách quan là một quá trình nhận thức công phu và tiến nên không ngừng để phản ánh được ngày càng đúng thế giới đó.
Cho rằng sự phản ánh đó chỉ là sự sao chép, chụp ảnh một cách đơn giản thế giới khách quan. Hoặc trái lại cho rằng các giả thuyết mà nhà khoa học xây dựng ra là một hư cấu không có gì bảo đảm nó phản ánh được thế giới khách quan, đều là các quan điểm sai lầm; hoặc thuộc loại duy vật máy móc hoặc là duy tâm bấc khả tri.
1.2. Khoa học xã hội
ở đây, phương pháp nghiên cứu cũng gồm ba khâu như đối với các khoa học tự nhiên, đó là: tìm cứ liệu khoa học, xây dựng các giả thuyết về quy luật và kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu ở đây là các hiện tượng xã hội, có những đặc điểm cơ bản khác với các hiện tượng tự nhiên, nên phương pháp nghiên cứu tất yếu cũng phải có những đặc điểm khác.
Trước hết, vì các hiện tượng xã hội là do hành động của nhiều người trong một cộng đồng tạo ra, con người hành động bao giờ cũng có ý đồ, có tính toán, tức là có ý thức (nhiều hay ít, chính xác hay không) nên các quy luật về hiện tượng xã hội không thể tuyệt đối đúng 100% cho mọi trường hợp mà thường chỉ là các quy luật xác suất hay quy luật thống kế, còn gọi là quy luật về xu hướng chung. Có một số nhà triết học như Popper (đã nói ở trên) cho rằng quy luật thống kê không phải là quy luật: đó là một quan điểm cực đoan không sát thực tế.
Thứ hai, cũng do hiện tượng xã hội là biểu hiện hành động của con người trong mối quan hệ qua lại ở một cộng đồng nên nói chung không thể làm thực nghiệm như trong khoa học tự nhiên (không thể đem con người ra làm vật thí nghiệm), hoặc trong trường hợp làm được thí nghiệm thì độ chính xác không cao. Nguồn cơ bản ở đây để tìm các cứ liệu khoa học là quan sát hoặc điều tra (một hệ thống các quan sát được tiến hành theo một kế hoạch chặt chẽ được gọi là khảo sát).
Đối tượng điều tra, khảo sát của khoa học xã hội là con người biết nói, biết trả lời khi được hỏi: đó lại là một đặc điểm trong phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội khác khoa học tự nhiên. Và khi trả lời, người ta có thể nói dối, đánh lạc hướng nhà khoa học vì một số động cơ nào đó, ở thế kỷ XX, các nhà khoa học đã xây dựng ra nhiều phương pháp cụ thể để điều tra, khảo sát, tránh bị đánh lừa, và nhiều phương pháp để phân tích các cứ liệu thu thập được (thường dùng toán học)
Trong các khoa học xã hội, còn có một nguồn cứ liệu nữa là tài liệu viết (cũng tức là cái tài liệu nói, đã được ghi lại). Đây cũng là một đặc điểm khác với khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học đã xây dựng hàng loạt quy tắc cụ thể phải tuân theo để việc tìm cứ liệu khoa học từ các tài liệu viết và in có độ tin cậy cần thiết.
Các quy luật chi phối các hiện tượng xã hội phần lớn là các quy luật xác suất, quy luật thống kê, quy luật xu thế, nên các trường hợp cá biệt ngoại lệ bao giờ cũng có. Trong việc kiểm tra để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết nào đó về hiện tượng xã hội, cần phải rất chú ý đến tình hình nói trên: bao giờ cũng có thể tìm ra một vài cứ liệu để xác nhận hay phủ nhận bất kỳ một giả thuyết nào. Về các hiện tượng xã hội, Lênin cũng đã lưu ý các nhà nghiên cứu khoa học - xã hội đến điều đó.
Các khoa học xã hội ở thế kỷ XX chưa có một giả thuyết nào được công nhận một cách rộng rãi và lâu bền như trong các khoa học tự nhiên. Điều đó một phần có nguyên nhân trong đặc điểm nói ở trên về phương pháp xác nhận hay phủ nhận các giả thuyết khoa học xã hội, một phần khác có nguyên nhân trong tình trạng các khoa học xã hội đang còn ở giai đoạn hình thành chưa chín muồi. Có thể trong thế kỷ XXI sắp tới, các khoa học xã hội sẽ đạt tới trình độ chín muồi hơn trên cơ sở tích lũy về mặt phương pháp nghiên cứu.
1.1.3. Khoa học tâm lý
Vấn đề cơ bản trong phương pháp nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng tâm lý là xác định bằng con đường nào để có thể tiếp cận được các hiện tượng "vô hình" đó, tức là để có thể quan sát được chúng và thực nghiệm trên chúng.
Con đường dùng phương pháp nội quan đã bị khoa học thế kỷ XX phê phán là không đủ độ tin cậy, không khách quan, không phát hiện được các hiện tượng tâm lý vô thức hay tiềm thức, không làm thực nghiệm được.
Con đường gián tiếp thông qua việc quan sát các biểu hiện ra bên ngoài của các hiện tượng tâm lý, như biểu hiện bằng hành vi, bằng các trắc nghiệm. Con đường này là khách quan, có thể làm thực nghiệm được, được phát triển mạnh ở thế kỷ XX, dùng con đường này ta có thể nghiên cứu tâm lý của nhiều loại đối tượng như trẻ em và các động vật là những đối tượng không dùng phương pháp nội quan được.
Con đường coi hoạt động tâm lý, nhất là hoạt động tư duy là một cơ chế xử lý thông tin và trên cơ sở đó sử dụng các mô hình máy tính điện tử, các máy thông minh nhân tạo để xây dựng các giả thuyết về cơ chế tâm lý và kiểm tra lại các giả thuyết đó trên máy.
Con đường nghiên cứu sinh lý của hệ thần kinh cao cấp, đặc biệt là bộ não, cơ quan vật chất thực hiện chức năng tâm lý. Đây là con đường khoa học nhất và cơ bản nhất để nghiên cứu các quy luật tâm lý, nhưng rất khó, vì bộ não là cực kỳ phức tạp, tinh vi và khó đụng chạm tới. Khoa học thế kỷ XX đã bước đầu tạo ra các công cụ sắc bén để nghiên cứu bộ não như điện não đồ, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp cắt lớp bằng tia X, bằng bức xạ positron, v.v.
Con đường liên ngành, đa ngành sử dụng phối hợp các con đường nói trên và cả các kết quả của các ngành khoa học khác có trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu đến các hiện tượng tâm lý, như ngôn ngữ học, lôgic học, xã hội học v.v.
Những điều trình bày vắn tắt trên đây về phương pháp nghiên cứu tâm lý cho ta thấy những phát triển mạnh mẽ về mặt này ở thế kỷ XX, đồng thời cũng cho ta thấy ngành khoa học này đang còn ở thời kỳ tìm đường.
Tóm lại, các khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội, các khoa học tâm lý đều có những đặc trưng giống nhau trong phương pháp nghiên cứu là gồm có ba khâu cơ bản: tìm cứ liệu khoa học, trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết về quy luật hay lý thuyết khoa học và cuối cùng kiểm tra giả thuyết đó bằng những cứ liệu mới. Các phương pháp của ba nhóm đó chỉ khác nhau chủ yếu ở cách tìm cứ liệu khoa học. Vì vậy, mấy vấn đề triết học đã được xem xét ở mục phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên cũng đúng với các khoa học xã hội và khoa học tâm lý.
2. Vấn đề chân lý và vấn đề tiến bộ trong khoa học
2.1. Tiêu chuẩn của chân lý trong khoa học
Chân lý khoa học là phản ứng đúng đắn hiện thực khách quan. Đối với các nhà triết học phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự vật hoặc cho rằng dù sự vật tồn tại khách quan đó có đi nữa, người ta cũng không thể biết được, thì đối với họ tất nhiên không có chân lý khoa học. Mà đã không có chân lý khoa học thì tất nhiên cũng không có tiêu chuẩn gì có giá trị để xem xét khoa học có tiến bộ hay không, những kiến thức cẩu khoa học chỉ là những huyền thoại, hoặc những chuyện con người tự tạo cho mình, hoặc những điều mà các nhà khoa học quy ước với nhau mà thôi. Những ý kiến đại loại như vậy lại được nhiều nhà triết học Âu - Mỹ thế kỷ XX này rất đề cao và coi như những phát hiện mới và sâu sắc về bản chất và giá trị khoa học.
ở đây, chúng ta hãy xét vấn đề chân lý của khoa học theo tính phù hợp của nó với thực tiễn hoạt động của loài người. Theo tiêu chuẩn này, một kiến thức của loài người chỉ có thể là chân lý khi con người hành động theo đúng kiến thức đó thì có hiệu quả, nếu hành động trái lại sẽ thất bại. Đối với kiến thức khoa học thì thực tiễn bao gồm tất cả các hành động của con người khi ứng dụng kiến thức đó, ứng dụng để cải thiện đời sống, để sản xuất, kể cả việc ứng dụng để nghiên cứu sâu hơn thực tế khách quan. lịch sử của khoa học, nhất là từ thế kỷ XIX và đặc biệt là các thế kỷ sau này về các ứng dụng nói trên chứng tỏ rõ ràng có chân lý khoa học. Những kiểu hiểu biết theo kiểu tùy ý, tưởng tượng ra hay quy ước với nhau làm sao có thể ứng dụng được như vậy?
Cần nói thêm rằng, tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý khoa học khác với tiêu chuẩn lợi ích mà chủ nghĩa thực dụng gán cho chân lý. Theo chủ nghĩa thực dụng cái gì có lợi là chân lý, tức là anh có chân lý của anh, tôi có chân lý của tôi, nếu tôi và anh có lợi ích khác nhau. Theo tiêu chuẩn thực tiễn, chân lý là một, là giống nhau cho cả anh và tôi, dù chúng ta có lợi ích khác nhau: ai ứng dụng đúng chân lý đó thì đạt kết quả trong hành động, ai ứng dụng sai, làm trái lại thì thất bại. Như thế, muốn thành công phải xác định lại lợi ích của mình cho đúng, cho phù hợp quy luật, với chân lý, chứ không phải lấy lợi ích của mình để xác định thế nào là chân lý.
Cho tới nay, nhân loại đã biết được và công nhận với nhau khá nhiều chân lý trong khoa học tự nhiên, còn khoa học xã hội còn rất ít, nhưng tình hình này có thể khắc phục trong tương lai.
2.2. Tính gần đúng của chân lý trong khoa học và sự tiến bộ của khoa học
Theo Kuhn, trong khoa học không có tiến bộ, vì lịch sử khoa học được chia ra thành các thời kỳ có những kiểu suy nghĩ, cách nghiên cứu khác nhau được Kuhn gọi bằng thuật ngữ không thật rõ ràng rằng Paradigme (tạm dịch là kiểu mẫu tư duy và hoạt động) và rất được giới triết học về khoa học Âu - Mỹ ưa chuộng. Từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, Paradigme thay đổi, không có mẫu số chung mẫu số chung để so sánh được, Kuhn gọi là vô ước. Mỗi lần thay đổi như vậy, Kuhn gọi là một cuộc cách mạng trong khoa học. Vì không thể so sánh được với nhau nên tất nhiên không thể nói từ thời kỳ này sang thời kỳ khác có một sự tiến bộ.
Sự phân tích kỳ quặc đó được đề cao một cách khá ồn ào là hoàn toàn trái với thực tế lịch sử khoa học. hãy xem xét một số ví dụ: từ hình học Euclide sang hình học phi Euclide từ vật lý cổ điển sang vật lý tương đối và cả sang cơ học lượng tử, tứ sinh học thời kỳ Linné, Cuvier, Lâmc sang sinh học rất lớn, mở rộng và biến đổi nhãn quang khoa học. Nhưng làm sao có thể nói đó là những thay đổi cách đứt hẳn cái mới với cái cũ, làm cho cái mới khác hẳn cái cũ, làm cho cái mới khác hẳn cái cũ đến mức chẳng còn cái gì chung giữa cái mới và cái cũ để có thể nói cái mới tiến bộ hơn cái cũ?
Thật ra tất cả cái gì đúng trong cái cũ vẫn được giữ lại trong cái mới được coi như một trường hợp riêng của cái mới (ví dụ như vật lý của Niutơn so với vật lý của Anhxtanh hoặc tạm thời tồn tại song song bên cạnh cái mới khi chờ đợi một tiến bộ nữa sẽ thống nhất chúng.
Xem xét lịch sử khoa học theo cái nhìn đó thì thấy rằng các cuộc cách mạng khoa học đều được đánh dấu bằng những tiến bộ lớn, những hiểu biết mới bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn, bao quát hơn cái cũ tức là giữ lại cái đúng trong cái cũ và loại bỏ cái bất cập trong cái cũ. Qua đó thấy rõ thêm một đặc điểm rất quan trọng của các chân lý khoa học là ở mỗi thời điểm, nó chỉ phản ánh gần đúng sự vật quá trình khách quan, nhưng với sự phát triển của khoa học, nó ngày càng đúng hơn. Đó là sự tiến bộ khoa học. Và để có những tiến bộ này, chúng ta phải dựa trên nền tảng cái cũ và đi tìm phương hướng mới. Nhiều khi triết học là những gợi ý giúp ta tìm ra phương hướng nghiên cứu trong tương lai.
Như vậy qua xem xét các vấn đề trên đã giúp ta hiểu được một mặt trong mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Triết học đã giúp khoa học xác định phương hướng trong nghiên cứu, và đặc biệt là phương pháp luận khi nghiên cứu. Còn mặt kia ta thấy khoa học cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của triết học thông qua những thành tựu khoa học như thuyết tiến hóa của Đacuyn, thuyết tương đối, cơ học lượng tử... Sau đây ta sẽ xem xét một trong những đóng góp đó.
III. Lý luận tiến hóa
Được đánh giá là một trong ba đóng góp vĩ đại của sinh vật học đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1. Tình hình phát triển sinh vật học cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX
Sau cùng, trong lĩnh vực nghiên cứu sinh vật học cũng vậy, những cuộc du hành và khảo sát khoa học một cách có hệ thống nhất là từ giữa thế kỷ trước, sự thám hiểm kỹ hơn về các thuộc địa của châu Âu ở khắp mọi nơi thế giới do các chuyên gia đến tận nơi, rồi những tiến bộ của khoa cổ sinh vật học, giải phẫu học, và nói chung của sinh lý học nhất là từ khi sử dụng kính hiển vi một cách có hệ thống và phát hiện ra tế bào đã tập hợp được nhiều đề tài đến nỗi việc áp dụng phương pháp so sánh không những thực hiện được mà còn cần thiết.
Một mặt, nhờ địa lý học hình thể so sánh, người ta xác định được điều kiện sinh sống của những động vật, thực vật khác nhau, mặt khác người ta so sánh những cơ thể khác nhau trong những bộ phận tương đồng của nó. Công việc nghiên cứu ngày càng được thực hiện một cách sâu sắc và chính xác thì người ta càng nhận thấy sự sụp đổ của quan niệm cứng nhắc về một giới tự nhiên hữu cơ vĩnh viễn bất biến. Không những các loài động vật và thực vật khác nhau đã ngày càng hòa vào nhau, mà còn xuất hiện nhiều động vật mới như: Amphioxus và Lepidoirene không thể đặt vào đâu được trong bất kỳ một sự sắp xếp nào trước kia, rồi người ta lại thấy những cơ thể biết là thuộc về giới động vật hay thực vật nữa.
Những lỗ hổng của khoa cổ sinh vật học được lấp dần, bắt buộc nhiều người ngoan cố nhất cũng phải công nhận sự song hành rõ rệt giữa lịch sử tiến hóa của thế giới hữu cơ trong toàn bộ của nó và lịch sử của một cơ thể cá thể và đó là cái dây a-ri-an sẽ dẫn khoa thực vật học và động vật họ hình như ngày càng lạc lối ra khỏi chỗ hỗn loạn. Điều đặc biệt là gần đến lúc Găng phản đối quan niệm bất biến về các loài và nêu ra thuyết dòng dõi. Nhưng cái mà ở Von-phơ mới chỉ mới là sự tiến hóa thiên tài, thì đã thành hình với O-ken, Lamac, Ba-e, để rồi 100 năm sau, năm 1859 nó chiến thắng với Đac-uyn. Gần cùng lúc đó người ta nhận thấy nguyên sinh chất và tế bào, mà trước đây người ta đã nhận định rằng đó là những phần tử cấu tạo cuối cùng của tất cả các cơ thể tồn tại dưới những hình thái hữu cơ và giới tự nhiên vô cơ đã thu hẹp đến mức tối thiểu, và mặt khác một trong những trở ngại chính từ trước tới lúc đó chúng là thuyết dòng dõi cũng đã bị xóa bỏ. Quan niệm cứng nhắc đã bị bay đi, tất cả cái gì người ta cho là vĩnh viễn đã bị xóa bỏ, người ta đã chứng minh là giới tự nhiên có theo từng đợt và từng chu kỳ thường xuyên.
Và như vậy chúng ta trở lại quan điểm của những người sáng lập ra triết học Hy Lạp, theo đó sự tồn tại của toàn bộ giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất đến cái to nhất, từ hạt cát đến mặt trời, từ protista đến người, chỉ là một sự sinh ra và chết đi không ngừng một sự biến chuyển liên tục, một sự vận động và trao đổi thường xuyên. Tuy nhiên so với trước đây thì vẫn có chỗ khác nhau chủ yếu: cái mà ở người Hy Lạp là trực giác thiên tài thì đối với chúng ta đã là kết quả của những công cuộc nghiên cứu rất khoa học và thực nghiệm và do đó đã thể hiện dưới một hình thức chính xác hơn và rõ ràng hơn. Tất nhiên việc chứng minh bằng thực nghiệm chu kỳ đó không phải là tuyệt đối không có chứng minh bằng thực nghiệm chu kỳ đó không phải là tuyệt đối không có những thiếu sót, nhưng những thiếu sót này không đáng kể so với những cái đã đạt được một cách chắc chắn và mỗi năm nó được bổ khuyết dần. Hơn nữa, làm sao mà sự chứng thực chi tiết lại có thể không thiếu sót, nếu người ta nhớ lại là những ngành chủ yếu nhất của khoa học - thiên văn học nghiên cứu các hành tinh, hóa học, địa chất học mà tồn tại một cách khoa học chừng một thế kỷ, phương pháp so sánh trong sinh lý học mới được 50 năm và hình thức cơ bản của hầu hết mọi sự phát triển của sự sống, tế bào, chỉ mới tìm ra chưa đầy 40 năm.
* Lý luận Đác-uyn
Sau nhiều cuộc du hành nghiên cứu khoa học Đac-uyn đã mang về ý kiến cho rằng các loại thực vật và động vật không vĩnh viễn, mà làm biến đổi. Để tiếp tục nghiên cứu ý kiến đó trong nước mình, ông không có miếng đất nào tốt hơn là nghề chăn nuôi súc vật và nghề trồng cây. Về mặt này, nước Anh chính là một nước cổ điển. Những kết quả của các nước khác, như nước Đức chẳng hạn, còn xa mà đạt được trình độ đã đạt được ở nước Anh. Ngoài ra nhiều thành tựu mà có từ một thế kỷ nay, nên sự nhận thức các sự kiện không khó khăn mấy. Đac uyn đã nhận thấy là nghề chăn nuôi và trồng trọt đó đã làm nảy ra một cách nhân tạo ở động vật và thực vật cùng một loại, những sự vật khác nhau, mà nhiều sự vật khác nhau còn lớn hơn những sự khác nhau. Điều đó, một mặt đã chứng minh rằng những thể hữu cơ có nhiều đặc tính khác nhau có thể có những tổ tiên chung. Bây giờ Đac uyn mới tìm xem trong thiên nhiên có hay không có những nguyên nhân làm cho thể hữu cơ ngoài ý muốn tự giác của người chăn nuôi dần dần có những biến đổi tương tự như những biến đổi trong việc chăn nuôi nhân tạo. Ông đã tìm thấy nhiều nguyên nhân đó trong sự không tương xứng giữa số lớn các mầm mống sơ sinh đã được tạo ra trong thiên nhiên và số ít các cá thể đã đạt đến trình độ thành tựu. Vì phôi thai nào cũng có khuynh hướng phát triển. Nên tất nhiên phải có một cuộc đấu tranh để sinh tồn. Cuộc đấu tranh này không những chỉ biểu hiện như một hành vi trực tiếp, có tính chất "nhục thể" như đánh nhau hay ăn thịt lẫn nhau, mà còn thể hiện ra như là một sự tranh nhau để có không gian và ánh sáng, ngay cả với thực vật cũng thế, và tất nhiên trong cuộc đấu tranh đó, nhiều cá thể đó có vài đặc tính cá thể này sẽ có khuynh hướng di truyền lai, và sẽ tăng cường thêm theo hướng đã có, nếu có nhiều cá thể cùng loài cũng có nhiều đặc tính ấy sẽ bị bại trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và sẽ dần dần bị tiêu diệt. Giống loài tiến hóa chính là đã theo cách chọn lọc tự nhiên ấy, chỉ những loài nào thích hợp nhất mới sống còn được.
3. Những ý kiến trao đổi giữa Mác và Ăngghen về Đacuyn và lý luận tiến hóa
Ăngghen gửi cho Mác.
(Tác phẩm nguồn gốc các loài sinh vật của Đac uyn xuất bản ngày 24/11/1859 thì ngay cuối tháng này, Ăngghen đã viết thư cho Mác về tác phẩm này như sau)
Đac uyn mà tôi đang đọc, rất là cừ khôi. Mục đích luận về mặt đó trước kia chưa bị phá sản thì bây giờ bị phá sản. Ngoài ra, chưa từng có một sự cố gắng lớn lao đến như vậy để chứng minh sự tồn tại một quá trình tiến hóa lịch sử trong giới tự nhiên và nhất là chưa từng thành công đến như vậy. Tất nhiên cũng phải chịu đựng lối trình bày nặng nề theo kiểu Anh.
Thư từ giữa Mác và Ăngghen, thư số 536, của tháng 11/1859.
Mác gửi cho Angghen
Trong thời gian thử thách của tôi, trong bốn tuần vừa qua, tôi đã đọc tất cả các thứ sách. Trong đó có cuốn sách của Đacuyn nói về chọn lọc tự nhiên. Mặc dầu sự nặng nề theo kiểu Anh của nó, chính cuốn sách đó bao hàm cơ sở tự nhiên của lý luận của chúng ta.
Sách đã dẫn: thư số 609 ngày 19/11/1860
Mác gửi cho Ăngghen
Cái làm cho tôi buồn cười ở Đacuyn mà tôi đã đọc là lời quả quyết của Đac uyn rằng ông cũng áp dụng lý luận Mantuyt cho thực vật và động vật hình như tất cả sự láu lỉnh của Mantuyt không phải là ở chỗ lý luận đó không áp dụng cho động vật và thực vật mà chỉ áp dụng cho loài người thôi với cấp số nhân đối lập với thực vật và động vật. Đáng chú ý là ở súc vật và cây cối, Đacuyn cũng tìm thấy cái xã hội Anh của ông ta với sự phân công lao động, sự cạnh tranh, việc mở những thị trường mới, những phát minh và "đấu tranh để sinh tồn" của Man tuyt, chính là sự đấu tranh của tất cả của Hốpbơ và cái đó cũng làm nhớ lại hiện tượng của Hốpbơ, trong đó xã hội tự bản được hình dung là "giới động vật tinh thần" trong lúc mà ở Đức thì chính giới động vật lại được hình dung là xã hội tư sản.
Sách đã dẫn: Thư số 662, ngày 18-6-1862
Mác gửi Ăngghen
(Sau khi tác phẩm của Đacuyn xuất bản, có nhiều học giả khác cũng thảo luận về vận động tiến hóa. Trong số này có Tơ-rê-mô. Mác và Ăngghen có trao đổi ý kiến về cuốn sách của Tơ-rê-mô)
Một cuốn sách rất hay và tôi sẽ gửi cho anh (nhưng với điều kiện là anh gửi lại tôi, vì nó không phải của tôi) sau khi đã ghi lại những điều cần thiết, đó là cuốn sách của Tơ-rê-mô: nguồn gốc và sự biến đổi của người và các sinh vật khác, Pari, 1865. Mặc dầu những khuyết điểm mà tôi nhận thấy, nó là một sự tiến bộ rất lớn so với Đac uyn. Hai nguyên lý cơ bản là: nhiều tạp giao không sinh ra khác nhau như người ta tưởng mà trái lại, lại sinh ra sự thống nhất điển hình của loài, trái lại sự hình thành của đất mới sinh ra sự khác nhau (không phải chỉ sinh ra một yếu tố đó, nhưng nó là yếu tố chính). ở đây sự tiến bộ là hoàn toàn ngẫu nhiên, thì ở đây là tất nhiên, và dựa trên cơ sở những thời kỳ tiến hóa của trái đất, sự thoái hóa mà Đac uyn không cắt nghĩa được thì ở đây là đơn giản, cũng như vậy, sự tiêu diệt nhanh chóng nhiều hình thái chuyển biến đơn giản so với sự tiến hóa từ từ của điển hình làm cho nhiều thiếu sót của cố định của loài một khi đã hình thành cũng đã phát triển như một quy luật tất yếu (không kể những biến đổi cá thể...) những khó khăn trong việc đó, bởi vì nó đã chứng minh rằng một loài chỉ được hình thành khi nó không thể tạp giao được với các loài khác.
Trong sự áp dụng về lịch sử và chính trị, Tơ-rê-mô quan trọng và phương pháp hơn Đac uyn. Vì vậy đối với một vấn đề nào đó như vấn đề di truyền ông ta thấy ngay một cơ sở tự nhiên.
Sách đã dẫn: thư số 964 ngày 7/8/1866
Ăngghen gửi cho Mác
Tác giả (tức là nói Tơ-rê-mô) đã có công trình bày rõ ràng hơn là người ta đã làm từ trước tới nay, về ảnh hưởng của đất đai đến sự hình thành các giống, và do đó các loài, và ngoài ra đã trình bày những quan điểm đúng đắn hơn các bậc tiền bối của ông (tuy rằng theo ý lời văn còn thiếu sót), về ảnh hưởng của tạp giao. Bằng cách nào đó Đac uyn vẫn có lý khi ông nói rằng ảnh hưởng của tạp giao, cái mà Tơ-rê-mô cũng công nhận một cách ngấm ngầm, vì khi cần đến, ông vẫn cho tạp giao là một phương tiện biến đổi, hay ít nhất một phương tiện bù đắp. Cũng như vậy, Đác uyn và nhiều tác giả khác không bao giờ phủ nhận ảnh hưởng của đất đai tác động thế nào, họ chỉ biết là ảnh hưởng đó thuận lợi hay không thuận lợi tùy theo đất đai có phì nhiêu hay không. Tơ-rê-mô cũng không biết gì hơn. Giả thuyết cho rằng đất đai nói chung thuận lợi hơn cho sự phát triển của các loại cao đắng nên được hình thành mới hơn, thì cũng có chỗ cơ thể thừa nhận được một cách đặc biệt và có thể đúng hay không đúng; nhưng khi tôi thấy nhiều chứng cứ buồn cười mà Tơ-rê-mô dựa vào, những chứng cớ mà 9/10 dựa trên những sự kiện không đúng hoặc sai lạc 1/10 nữa thì không chứng minh cho cái gì cả, thì ta không thể không ngờ vực tác giả của giả thuyết đó và do đó cả giả thuyết đó. Nhưng khi ông ấy đi xa và tuyên bố ảnh hưởng của đất đai mới hơn hoặc cũ hơn được bổ khuyết bởi tạp giao, là nguyên nhân duy nhất của các sự biến đổi của các loài sinh vật và các giống, thì tôi thấy không còn lý do gì để theo ông ta đi xa hơn nữa, trái lại có những lý lẽ can ngăn tôi không nên theo ông ta nữa.
Sách đã dẫn thư số 872, ngày 5/10/1866
Mác gửi Ăngghen
Khi ông ta chứng minh rằng xã hội hiện thời xét về quan điểm kinh tế, lớn lên và một hình thức mà cao hơn, thì ông ta cũng chỉ chứng minh về mặt xã hội các quá trình triết học mà Đacuyn đã chứng minh về mặt lịch sử tự nhiên.
Sách đã dẫn: thư số 948 ngày 7/12/1867
Những ý kiến nhận xét về Đac uyn
Đac uyn đã làm người ta chú ý đến lịch sử công nghệ học tự nhiên, nghĩa là tới sự hình thành ra các bộ phận của thực vật và động vật coi như là những phương tiện sản xuất để sinh sống. Lịch sử các bộ phận sản xuất của con người xã hội cơ sở vật chất của tất cả tiêu chuẩn xã hội, có xứng đáng được nghiên cứu như vậy không.
Cũng như Đac uyn đã tìm ra nguyên lý triết học của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra nguyên lý triết học của lịch sử loài người.
Ăngghen: lễ an táng Các Mác trong: kỷ niệm về Mác và Ăngghen, bây giờ thì người ta hiểu rằng sự so sánh Mác và Đac uyn là hoàn toàn đúng: bộ tư bản không phải là cái gì khác mà chỉ là "một số ý niệm khái quát liên hệ mật thiết với nhau, và tổng kết cả một đống tài liệu cụ thể, to như trái núi". Và nếu đọc bộ tư bản mà người đọc không biết nhận ra nhiều ý niệm khái quát đó thì không phải là lời của Mác, vì ngay trong lời tựa, như chúng ta đã thấy Mác đã làm cho chúng ta chú ý đến nhiều ý niệm ấy rồi. Hơn nữa, một sự so sánh như vậy, không những chỉ đúng về mặt bên ngoài, mà cả đúng về mặt bên trong nữa. Nếu Đac uyn đã đánh đổ hẳn được quan niệm cho các loài động vật và thực vật là không có liên hệ gì với nhau, là ngẫu nhiên, là do" thượng đế tạo ra", là bất biến và cũng là người đầu tiên đã làm cho khoa vi sinh vật học có một cơ sở hoàn toàn khoa học bằng cách xác định tính biến đổi và tính liên tục của các loài thì Mác, cũng đã đánh đổ hẳn được quan niệm cho rằng xã hội là một tập hợp máy móc nhiều cá thể, một tập hợp phải chịu tất cả mọi sự thay đổi tùy ý của các nhà cầm quyền (hay tùy ý của xã hội và của chính phủ cũng vậy) một tập hợp sinh ra và biến đổi một cách ngẫu nhiên: Mác cũng là người đầu tiên làm cho khoa xã hội học có một cơ sở khoa học bằng cách xác định khái niệm coi kết cấu kinh tế của xã hội như là một chính thể nhiều quan hệ sản xuất nhất định bằng cách xác định sự phát triển của những kết cấu đó là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Kết luận
Trong sự tồn tại của mình, triết học sẽ luôn luôn có mối quan hệ gắn bó với khoa học. Triết học sẽ gợi ý giúp khoa học phát triển về phương hướng nghiên cứu và phương pháp luật. Đến lượt mình khoa học cùng với những thành tựu đạt được sẽ là những minh chứng tốt nhất cho những nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14228.doc