Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn, tự giác cao hơn vì sang thế kỷ XXI, bên cạnh sự phát triển kỳ diệu của khoa học, những mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi hơn, “ sạch sẽ” hơn
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
18 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6479 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những giá trị và hạn chế của phật giáo ảnh hưởng của phật giáo ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo Phật một trong những học thuyết triết học – tôn giáo lớn nhất, và lâu đời nhất trên thế giới. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng Phật tử khổng lồ và phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên và nó đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần Việt Nam. Sau 20 thế kỷ gắn bó đạo Phật và văn hóa của Việt Nam có sự gắn bó đặc biệt không thể tách rời.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tư tưởng chủ đạo, là vũ khí chủ yếu, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của các triết lý khác ví dụ như đạo Phật. Sau một thời gian dài gắn bó thì đạo Phật đã có một vị trí vững chắc, in sâu trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ ngươi dân. Việc xóa bỏ nó là một điều hoàn toàn không tưởng, không thể thực hiện được. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu nó thật kỹ để có cách sử dụng nó sao cho đúng với định hướng của đảng và nhà nước đã đề ra. Do yêu cầu đó hiện nay nên việc nghiên cứu, đánh giá các giá trị, hạn chế và các ảnh hưởng của đạo Phật hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Do đó em chọn đề tài: "Những giá trị và hạn chế của phật giáo ảnh hưởng của phật giáo ở nước ta hiện nay"
Trong phạm vi bài tiểu luận này tôi đã cố gắng tìm kiếm và phân tích những ưu, nhược điểm và những ảnh hưởng của đạo Phật đến Việt Nam. Bài viết được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong được sự đóng góp ý kiến của thày và các ban.
Chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Thúy Hằng
I.Giá trị của phật giáo
1. Phật giáo con đường trí tuệ
Giá trị của đạo Phật là con đường trí tuệ, là hiểu rõ nhân, quả, duyên. Do đó chúng ta không mê tín sợ hãi, không tham vọng, không cần cầu cạnh, ước mơ điều gì mà chính ta nổ lực để nắm lấy hạnh phúc trong tay. Đạo Phật nhận thức rằng tất cả các pháp do duyên sanh thì nhân quả tùy theo duyên đó mà ứng dụng. Khi đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan rã. Đạo Phật nhìn cuộc sống bằng pháp như thị. Trí tuệ có nghĩa là sự nhận thức rằng các pháp do duyên sanh và căn cứ vào nhân quả để sống một đời sống thánh thiện, giúp mình và người, không có sự sợ hãi vào thần linh. Câu: “Đức trọng quỉ thần kinh” là người nào có đức thì quỉ thần cũng phải tôn trọng. Khi ta có đức, có tu hành đàng hoàng thì có chư thiên thường hộ vệ có nghĩa là có những người thích gần gũi với thiện hữu thì hay đi theo mình và giúp đỡ, hổ trợ khi mình gặp khó khăn, trở ngại cho nên gọi là hộ vệ. Câu: “Chở che nhờ đức cao dầy, tu sao thế mấy không bằng tu tâm” có nghĩa là cái đức của mình che chở cho mình chứ không phải thần linh nào.
2. Giá trị nhận thức
Trong Phật giáo: tôn giáo, triết học, đạo đức học, tâm lý học và xã hội học được thể hiện như một hệ thống tư tưởng tổng hợp nhất có liên hệ trực tiếp đến những khát vọng của xã hội hôm nay. Tóm lại, đạo Phật là một hệ thống minh triết có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Một trong những mục tiêu của Phật giáo là giúp đỡ con người thông qua việc phát triển sự tỉnh thức nội tại và những nỗ lực hành trì cao cả của mỗi cá nhân để trực nhận và phát triển tiềm năng kỳ diệu nhất của mỗi người. Mục tiêu này không hề tạo nên một tương phản nào đối với mục tiêu của nền giáo dục hiện đại. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là phát triển các năng khiếu, năng lực, sở trường của mỗi người thông qua việc cung cấp tri thức và những kinh nghiệm hữu ích cho học sinh. Trong khi các nhà giáo dục và tâm lý chưa thể giải thích tại sao con người có những năng khiếu và khả năng riêng biệt thì Phật giáo đã đưa ra lời giải thích thông tuệ rằng: những yếu tố riêng biệt đó chính là kết quả của những nghiệp nhân trong đời trước. Đức Phật đã xác chứng rằng Duyên khởi là giáo lý nền tảng trong giáo pháp của Ngài: "Khi cái này sinh thì cái kia sinh; khi cái này diệt thì cái kia diệt".
Phật giáo luôn nỗ lực xây dựng những mối quan hệ của nhân loại bằng cách khơi nguồn những giá trị luân lý đạo đức cao đẹp của loài người. Phật giáo giúp chúng ta khám phá ra bản chất đặc trưng của thế giới là vô thường, vô ngã và khổ đau. Một khi con người chưa nhận thức đúng đắn ba nguyên lý này của thế giới thì họ vẫn còn khao khát về một đời sống vĩnh cửu ảo tưởng tách biệt bởi bản chất của sự vật. Khát vọng mông muội đó không những tạo nên khổ đau cho người ấy mà còn khiến người khác cũng bị đau khổ theo. Làm sao khổ đau của nhân loại có thể tan biến? Làm sao có thể mang lại nền hòa bình và niềm hạnh phúc trường cữu cho xã hội hôm nay? Những câu hỏi muôn thuở này chính là những thao thức của Phật giáo. Phật giáo đã đưa ra lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề này qua tám vạn bốn ngàn pháp môn được giảng dạy trong các kinh điển, các pháp thoại, các thi kệ. Chúng ta có thể biết rằng trong 84.000 pháp môn đó thì phần lớn do Đức Phật giảng dạy và một phần nhỏ còn lại do các đệ tử kiệt xuất của Ngài đưa ra.
3. Giá trị giáo dục của Phật Giáo – một giá trị nhân bản sâu sắc
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Với triết lý cơ bản là việc hướng con người đến những hành động đúng đắn, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ. Phật giáo kêu gọi mọi người hãy chấm dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, hẹp hòi để được yêu vũ trụ rộng lớn. Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội. Đức Phật đã từng dạy: “Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước. Một bản ngã đứng riêng ngoài không thể tồn tại được. Đó là mục đích giáo dục con người hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh.
Vì vậy nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa bình – một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của toàn nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển thì Phật giáo luôn xuất hiện, thâm nhập vào các đân tộc như sứ giả của hòa bình và an lạc.
4. Giá trị của Phật giáo với mỗi cá nhân
Phật giáo chỉ cho ta nguồn gốc của sự khổ Đối với những người đã biết rõ về khổ và thật sự muốn thoát khổ thì cần phải hiểu rằng Đức Phật chỉ dạy một chân lý duy nhất là Diệt Đế, sự diệt khổ, chứng Niết bàn, thành Phật. Ngài đã dạy: “Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ra đời, đó là chỉ cho chúng sanh tri kiến Phật để ngộ nhập”(kinh Pháp Hoa), đó là thấy rõ chỉ có một cái duy nhất chân thật là Niết Bàn, ngoài ra đều là giả dối. Diệt Đế, Niết Bàn có nghĩa là thấy rõ Khổ, thấy rõ đây là thấy rõ nó không thật, chỉ hiện hữu một cách huyễn hoá, không thật. Vì khổ không thật có nên mới có thể đoạn trừ dễ dàng, nếu khổ là thật thì đoạn trừ cũng uổng công vô ích mà thôi. Khổ không thật có, nhưng ta vẫn thấy rõ ràng có khổ là vì sao? Tìm nguyên nhân, ta được biết cái sai lầm căn để là do ở lối nhìn của ta về thân, tâm, vũ trụ, một lối nhìn lệch lạc, bệnh hoạn đã thành tập quán nhiều đời nhiều kiếp. Vậy chỉ cần sửa cái nhìn lại cho đúng, cũng như hư không vốn không có hoa đốm mà người tự thấy ra có hoa đốm là vì mắt bị bệnh. “Tập đế” nguyên nhân của khổ là nói về lối nhìn sai lạc ấy, căn để là thấy thật có cái tôi, sở hữu của tôi, thấy có một tự ngã tiếp tục. Muốn đoạn trừ lối nhìn sai lạc ấy cần chữa cái bệnh của con mắt, theo phương pháp của Phật dạy là Bát Chánh Đạo, đó phần thứ tư trong Tứ Diêu Đế. Vì lối nhìn quan trọng như thế nên đứng đầu Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến tức là thấy cho đúng như thật. Thấy đúng như thật thì Niết Bàn chân thật được hiển lộ, Khổ, Tập tự tiêu tan, như khi mắt đã được chữa lành lặn bình thường thì bệnh mắt hết, mắt hết bệnh thì không còn thấy hoa đốm lăng xăng giữa hư không.”
5. Giá trị của Phật giáo trong thời đại ngày nay
Trong thời đại ngày nay, hình như chúng ta có thể thụ hưởng tất cả mọi điều chúng ta muốn nếu chúng ta siêng năng làm việc và có tiền, tiền bạc chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiện nghi văn minh, có thể giúp chúng ta thu ngắn giờ làm việc và tìm thấy nhiều thú vui trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng những tiện nghi sang trọng đó không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Sự có một chiếc xe hơi hay một gian nhà không bù đắp được niềm lo âu và sợ hãi ở nội tâm chúng ta, một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi: người hôm qua chúng ta gặp có thể bị tai nạn và chết hôm nay và ngày mai, một trận thế chiến khác biết đâu lại chẳng xảy ra để tận diệt toàn thể chúng ta. Nhu cầu vật chất là thiết yếu, nhưng không phải là phương tiện tuyệt hảo có thể làm cho cuộc sống chúng ta phong phú. Chúng ta nên nhận thức rằng chúng ta phải làm chủ bản thân, chứ không là những kẻ nô lệ cho mọi nếp sống thường tình trong bản thân chúng ta.
Ðức Phật đã giác ngộ sâu xa rằng tất cả chúng sinh hữu tình đều có chung ý muốn ham sống và sự thể hiện nó trong những hoàn cảnh riêng của mỗi người. Mọi người đều gắn liền với thực tại và họ chỉ có thể sống còn nhờ nương vào sự sống của những kẻ khác. Đức Phật tin tưởng rằng con đường duy nhất chúng ta có thể áp dụng mà không làm hại lẫn nhau là thực hiện sự đồng nhất căn bản của mọi cuộc sống. Thế giới chúng ta không gì khác hơn ngoài sự thể hiện một cánh đồng nhất của cuộc sống trong đó mọi chúng sinh, hữu tình cũng như vô tình đều mật thiết tương quan sinh tồn.
Trên căn bản này sự cuộc sống, con người phải xóa bỏ mọi sự phân biệt và chấm dứt cái ý tưởng gọi là “Của Ta” hoặc “Không Phải Của Ta”. Sự phân biệt này phát sinh bởi lòng dục vọng vô minh, nguồn gốc sâu xa từ vô thỉ đã buộc ràng con người. Cũng bởi lòng tham mù quáng này đã dẫn đến sự chấp ngã “cái Ta” của con người và do đó sinh ra tính xấu vị kỷ, vì dục vọng vô minh con người đã chống lại bản thể đồng nhất của sự sống để tạo nên một thế giới giả dối với muôn ngàn cuộc sống sai biệt, một thế giới không thật có, mà chỉ do những vọng tưởng điên đảo của con người tạo ra.
Cho nên, bản ngã đồng nhất này là một chân lý cao siêu nhất và đức Phật được tôn xưng là bậc Toàn Giác, đấng đã giác ngộ thấu suốt tận cùng bản thể của sự sống muôn loài. Giáo lý đức Phật không phải tìm thấy bởi sự suy luận hay tranh biện mà do ở kinh nghiệm trực tiếp được xây dựng trên chân lý của những luật nhân qủa. Ðức Phật dạy: “Giáo lý của Như Lai không gì khác ngoài lời dạy cuộc sống là khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ” Tạp chí Tiếng Nói Phật Giáo” (Voice of Buddhism) số tháng 7 năm 1964 phát hành tại Kuala Lumpur (Mã Lai)lời dạy đó của Ðức Phật rất thực dụng và khoa học cùng luôn luôn liên hệ đến những vấn đề sự sống và năng lực phát triển tinh thần của chúng ta.
6. Đạo Phật hướng con người tới việc xây dựng một xã hội văn minh và tự do
Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo lợi nhuận.
Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học. Mà đó là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình.
Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là khổ” hết sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tư tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc.
II. Những hạn chế của Phật giáo
1. Hạn chế trong Tứ diệu đế
1.1. Hạn chế về cách tiếp cận
Bên cạnh mặt tích cực của đạo Phật là hỉ xả vô lượng vô biên thì cũng không thể phủ nhận rằng cách tiếp cận của đạo Phật với thế giới và con người là góc nhìn bi quan, thương cảm. Bản thân Tứ diệu đế là sự minh chứng rõ nhất cho điều này khi tiền đề đầu tiên của Tứ diệu đế chính là Khổ đế. Chân lý này nói rằng: “mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn”. Nói như triết lý này thì chúng ta ngay từ khi sinh ra đời đến khi mất đi, phải tiếp xúc, chịu đựng cái khổ.
1.2. Nguồn gốc của cái khổ
Đạo Phật đã có cái nhìn phiến diện về những nhu cầu của con người. Dưới góc nhìn vô thường, vô ngã của Phật giáo thì tất cả mọi sự cố chấp, tham luyến của con người đều là nguyên nhân hàng đầu của sự khổ cả. Song, với góc nhìn của một con người, đang sống và đang tồn tại, đang ăn và hít thở không khí... thì không phải lúc nào cũng cần tới sự tư duy thấu triệt và cực đoan như thế. Không thể chối cãi rằng chúng ta tồn tại và phấn đấu không đơn thuần vì bản năng sinh tồn, mà còn vì để cho sự tồn tại của mình, trong dòng chảy vô thường của sự sống sao cho có ý nghĩa. Chúng ta phấn chấn, hạnh phúc, hồ hởi khi sự tồn tại của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận về ý nghĩa.
1.3. Hạn chế trong phương pháp giải quyết “cái khổ”
Phương thức giải quyết tất cả những nỗi khổ đó đều xuất phát từ ý thức, tâm linh, từ sự tự rèn tập tính tình, từ sự tự diệt dục. Tức là, xét từ phía góc độ sống tích cực, đã quay lưng lại với hiện thực và để cho con người tuyệt giao với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản thân. Đó là cách lựa chọn của Phật giáo. Trong khi các triết thuyết khác, người ta lại cố gắng tìm cách tích cực hóa mối quan hệ giữa con người với thế giới, như con người có khả năng cải tạo thế giới theo những mong muốn của chính mình.
2. Hạn chế trong cơ cấu tổ chức
Tổ chức Phật Giáo không chặt chẽ: Phật Giáo không có giáo quyền, không thống nhất cách tu hành, có nhiều tông phái và sơn môn. Vì vậy mà giữa các tông phái, sơn môn giữa các nước cũng như trong cùng một nước không có sự thống nhất về cách tu hành.
III. Ảnh hưởng của Phật giáo với nước ta hiện nay
Chúng ta đều biết, ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc. Đây là một sự kiện không ai có thể phủ bác. Sở dĩ như vậy là vì Phật Giáo đã đi vào dân tộc Việt Nam, không bằng con đường giáo điều khô cứng, không bằng con đường ru ngủ dân chúng (có tác dụng như thuốc phiện) với những hứa hẹn hão huyền, mà bằng con đường trí thức, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, và nhất là không chống lại những truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với những giáo lý nhân bản và những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học. Với bản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng, và những giáo lý giản dị, Phật Giáo cũng đã đáp ứng được khao khát của giới bình dân, ít học. Từ đó, Phật Giáo đã đi vào dân gian, hội nhập trong dân gian, trên mọi giới, đề tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với một tinh thần yêu nước cao độ.
1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng triết học và đạo lý
1.1 Về mặt tư tưởng
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.
Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.
1.2. Về mặt đạo lý
Người Việt đang chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.
2. Ảnh hưởng của phật giáo đến những nét văn hóa xã hội
2.1 Ảnh hưởng về ngôn ngữ
Ngôn từ của người Việt vô cùng phong phú trong đó cũng có một số lượng lớn là từ mượn của tiếng nước ngoài mà chúng ta chưa chắc đã biết đó là những từ mượn. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng vầ ngôn ngữ đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày.
Trong đời sống thường nhật Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương xót, người ta bảo "tội nghiệp quá". Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo. Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả. Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật :"thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão" hay là câu thơ bình dân:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
2.2. Ảnh hưởng trong văn học
2.2.1 Ảnh hưởng trong ca dao và dân ca
Ca dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết rõ xuất xứ cũa những lời ca hát đó ở đâu, chỉ biết rằng nó thường được thể hiện dưới hình thức câu hát ru em, những câu hò đối đáp giữa các chàng trai cô gái tuổi đôi mươi hay để kết thúc mỗi câu chuyện cổ tích mà các cụ già kể cho con cháu nghe mang tính chất khuyên răn dạy bảo. Ca dao dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý củaphật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
a. Ảnh hưởng của hình ảnh ngôi chùa
Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về phật, trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam. Từ lâu hình ảnh ngôi chùa đã trở thành hình ảnh in sâu trong tâm hồn môi người dân Việt. Ngôi chùa vừa là nơi thờ phụng thiêng liêng nhưng cũng là một thắng cảnh là niềm tự hào của quê hương:
Tây Ninh có núi Bà Đen
Có sông Vàm Cỏ, có toà Cao Sơn
Ở cố đô huế:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Ở thành cổ Thăng Long:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem câu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn …..v.v
….
b. Ảnh hưởng của quan niệm “hiếu”
Có thể nói rằng một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất của người Việt chính là việc con cái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đây là truyền thống tốt đẹp do cha ông ngàn đời để lại. Nhưng cúng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng lớn của những tư tưởng Phật giáo - một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo phật là đạo hiếu, lời dạy của phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang qua ca dao dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hay:
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng.
Mến cảnh chùa chiền, phật tượng, nhưng hiếu hạnh của người con vẫn đặt lên trên vì công ơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng dục sinh thành, biết bao nhọ nhằn, gian khổ đối với con. Do đó:
Vô chùa thấy phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đành.
Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện phật trời gia hộ cho hai đấng từ thân:
Đêm đêm khấn nguyện phật trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
…v.v
2.2.2 Ảnh hưởng trong các tác phẩm văn học
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của Phật giáo. Cái ảnh hưởng đó có ngay từ khi Phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán còn thịnh hành. Có thể kể đến những tác giả tiêu biểu sau:
_ Nguyễn Trãi:
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý Từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn Nguyễn Trãi (1380 - 1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. “
Bằng cách:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân để thay cường bạo.
v.v…
_ Nguyễn Du:
Qua thế kỷ thứ mười chín, với thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) ta có được một án văn bất hủ là Truyện Kiều, là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), gồm 3254 câu thơ. Đây là một truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, trong đó ta thấy nổi bật nhất là thuyết về Khổ Đế, một phần quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế, kế đó là tinh thần về hiếu đạo và thuyết về Nhân quả và Nghiệp báo. Điều đó có lý, vì lẽ chính Nguyễn Du đã tự nhận mình là một Phật tử và từng đọc Kinh Kim Cang Bát Nhã đến cả ngàn lần.
Chị sao phận mỏng đức dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai?
Tâm thần đã thấu đến trời
Bán thân là hiếu, cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân
Âm công cất một đồng cân đã già.
Đoạn trường sổ rút tên ra
Đoạn trường thơ đã đem về trả nhau
Còn duyên hưởng thụ về sau
Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào.
v.v…
Và còn rất rất nhiều những tác giả và tác phẩm chịu ảnh hưởng của tư tưởng và đạo lý của Phật giáo.
3. Ảnh hưởng đến các phong tục tập quán của người dân
Phong tục tập quán là những tập tục đẹp, đặc sắc mang những nét đặc thù của văn hóa dân tộc. Hiểu được phong tục tập quán một dân tộc, người ta có thể biết được một cách khái quát những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó.
Cũng giống như sự ‘xâm nhập' của ngôn ngữ nhà Phật vào ngôn ngữ đời thường, phong tục tập quán Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi đạo Phật khá nhiều, cụ thể là các tập tục trong đời sống hàng ngày như: tập tục thờ Phật, ăn chay, phóng sinh, bố thí, cúng rằm, mùng một âm lịch, đi lễ chùa, các nghi thức ma chay, cưới hỏi v.v...
3.1 Tập tục thờ Phật:
Tập tục thờ Phật rất phổ biến trong cộng đồng dân cư, cả với những người không phải là Phật tử. Đi trên các chuyến xe tốc hành, xe bus, ta vẫn có thể thấy những bức tượng Phật nho nhỏ được đặt trang trọng ở đầu xe, cạnh tài xế. Người lái xe thờ tượng Phật để cầu sự bình an trên chặng đường dài. Lẽ dĩ nhiên không phải ỷ vào thờ Phật mà không cẩn thận trên đường. Nhưng, người ta tin và đặt một đức tin vào Phật, vào sự an bình và trang nghiêm ấy.
3.2 Tập tục ăn chay
Ăn chay gần như đã trở thành một nếp văn hóa của một bộ phận không nhỏ người Việt. Có người ăn chay trường (quanh năm); có người ăn chay bốn ngày mỗi tháng vào các ngày 01, 14, 15, 30 (hoặc 29) âm lịch; có người ăn chay hai ngày mùng một và rằm; có người ăn chay cả tháng (thường là tháng bảy âm lịch - tháng xá tội vong nhân); có người phát nguyện ăn chay ba tháng ròng vì lý do đặc biệt nào đó.
Ăn chay, dù dưới hình thức nào, trong khoảng thời gian ra sao cũng được ghi nhận là xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Giới thứ nhất - tôn trọng sự sống: "..... nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc ...". Mọi người mọi loài đều có sự sống. Và sự sống ấy tất thảy đều đáng quý. Căn bản của lòng từ bi là yêu thương mọi loài, không sát sanh.Tình yêu thương đó được thể hiện cả trong suy nghĩ và hành động. Ăn chay, ta không sát sanh, không ăn thịt, không uống máu. Ăn chay, lòng ta thanh tịnh. Ăn chay, một phương thức giữ gìn sức khỏe nhất là trong thời đại mà thực phẩm, hoa màu luôn chứa độc tố nhiều do dư lượng thuốc trừ sâu, các chất bảo quản, kích thích tăng trưởng quá mức. Người Việt vốn ăn rất nhiều rau xanh, trái cây, ít chất đạm thực vật. Do đó, ăn chay với việc sử dụng ngũ cốc thay cho đạm động vật rất phù hợp với nếp ăn uống của người Việt. Thực phẩm chay vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. Chất dầu mỡ ít, rau xanh trái ngọt tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Cuộc sống ngày nay đang tràn ngập cao lương mỹ vị và đang có khuynh hướng quay về với các món ăn dân dã, truyền thống. Ăn chay, ở một góc độ khác, có thể xem như một trào lưu mang tính tích cực đối với những người không phải Phật tử. Nhưng cũng có khi vì ăn chay mà con đường đến với đạo của họ gần hơn.
3.3 Tập tục cúng vào ngày rằm, mùng một và đi lễ chùa:
Ngày rằm, mùng một còn được gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối. Vào những ngày này, Phật tử đến chùa dự các lễ sám hối, cầu nguyện. Ngoài ra, họ cũng sắm nhang, đèn, hương, hoa để cúng tổ tiên ông bà tại nhà để thể hiện lòng tôn kính người quá cố. Phật tử thường có bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên tại gia. Một bàn thờ nho nhỏ nhưng đầy sự trang nghiêm khiến lòng người thanh tịnh. Nơi đó, họ có thể trút bỏ những ưu phiền và cầu nguyện bỏ ác làm lành, tu tâm dưỡng tính.
Cổng chùa rộng mở đón khách thập phương. Đông đảo dân chúng tụ tập về chùa. Có người đến để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật; có người đi vãn cảnh chùa; có người thích dự các lễ hội; có người đến để mong cầu bình an cho gia đình, bản thân; cho lòng mình lắng lại trước những hỉ nộ ái ố đời thường. Và trước không khí trang nghiêm, linh thiêng của cửa Phật, lòng người trở nên trầm tĩnh lạ thường; những lợi những danh những bạc những vàng nhường chỗ cho hơi thở nhẹ nhàng mà sâu, cho trí tuệ minh mẫn và lòng bình an.
Đi lễ chùa không còn thuần túy vì lý do tín ngưỡng nữa. Nó đã trở thành một tục lệ đẹp đối với người dân Việt.
3.4 Ảnh hưởng đến tập tục ma chay, cưới hỏi
Đây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về ma chay, theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất là phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên nhờ có sự dẫn dắt của chư Tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn.
Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với Thiên Chúa giáo, Khổng giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến Chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về Chùa để chư Tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư Tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới.
3.5 Ảnh hưởng đến những phong tục tập quán khác
Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận:
- Tập tục đốt vàng mã .
- Tập tục coi ngày giờ .
- Tập tục cúng sao hạn .
- Tập tục xin xăm, bói quẻ.
4. Ảnh hửơng của Phật giáo đến những loại hình nghệ thuật
4.1 Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói).
Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên gọi là "chèo cổ".
Thứ hai, hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ thuật này trở nên một loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu, một phía khác là nó dành cho những ai có trình độ thưởng thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và cảm nhận được chủng loại độc đáo này. Có thể nói xuyên suốt thế kỷ thứ 19 là thời đại hoàng kim của nghệ thuật hát bội. Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương"; "Diễn Võ Đình", "Nghiêu Sò Ốc Hến"... là những vở mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng" và hướng thiện một cách cao đẹp.
Từ nhạc cổ, nhạc tài tử trở thành hình thái "ca ra bộ", để từ đó trở thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ đầu những năm hai mươi (1922) của thế kỷ này ở Nam Bộ. Có thể nói chưa có nghệ thuật dân tộc nào phát triển nhanh chóng, có sức cuốn mạnh mẽ và dung nạp nhiều mãng dân ca như bộ môn cải lương. Chính vì yếu tố phóng khoáng đó, cải lương dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa được sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình. Đây là một loại hình nghệ thuật được đông đảo bà con lao động Việt Nam nhất là các vùng ngoại ô mến chuộng và ưa thích
Sau cùng là kịch nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây sau thế chiến thứ hai (1938 - 1945), ban đầu chủ yếu biểu diễn các vở phóng tác từ các vở tuồng của nước ngoài để phục vụ cho Thực Dân và Quan Lại thừa sai. Sau thập niên 60, kịch nói mới có vị trí thật sự trong sân khấu Việt Nam và được người dân hưởng ứng bằng các vở diễn do chính người Việt Nam dàn dựng. Kịch nói chưa có đóng góp gì đáng kể cho Phật giáo như các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên nội dung cũng hàm chứa nhiều căn ban đạo đức dân tộc trong đó có ảnh hưởng Phật giáo.
Không chỉ trong nghệ thuật sân khấu, diễn xuất người ta mới thấy sự yêu mến của đông đảo quần chúng đối với Đạo Phật mà chúng ta còn thấy được điều này qua nghệ thuật tạo hình.
4.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình :
- Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Theo Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thương thì kiến trúc Chùa Tháp ở Việt Nam là "một quần thể kiến trúc có quy mô không lớn, tương xứng với tầm vóc con người, phân bố lớp kiến trúc theo một trục dọc kéo dài gây cảm giác đi sâu không cùng, đưa tự nhiên xen kẻ trong các thành phần, chú trọng cảnh quan sông nước, vườn chùa, làm cho công trình có tính chất cởi mở luôn lớn hơn khối thực thể của nó".
- Về điêu khắc : Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (28). Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng), Bộ tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà Tây). Tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng là hiện vật Bảo tàng lịch sử TPHCM... là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo của Việt Nam còn có những công trình điêu khắc quy mô và mang tính lịch sử như tượng "Phật Nhập Niết Bàn" dài 49m ở núi Trá Cú, Phan Thiết được kiến tạo năm 1962, tượng Đức Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 11m tại Vũng Tàu, Khánh Thành ngày 10/3/963 ; tượng "Kim thân Phật tổ" cao 24m ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang được thực hiện vào năm 1964.
-Về hội họa : Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938, "Lễ Chùa" của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lại đây, có "Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn", "Rừng Thiền" của họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh Tuần Bá; "Nhất Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan...
KẾT LUẬN
Dï cßn nh÷ng khuyÕt ®iÓm, h¹n chÕ song chóng ta kh«ng thÓ phñ nhËn nh÷ng gi¸ trÞ ®¹o ®øc to lín mµ PhËt gi¸o ®· mang l¹i. §Æc trng híng néi cña PhËt gi¸o gióp con ngêi tù suy ngÉm vÒ b¶n th©n, c©n nh¾c c¸c hµnh ®éng cña m×nh ®Ó kh«ng g©y ra ®au khæ bÊt h¹nh cho ngêi kh¸c. Nã gióp con ngêi sèng th©n ¸i, yªu th¬ng nhau, x· héi yªn b×nh. Tuy nhiªn, ®Ó gi¸o dôc nh©n c¸ch ®¹o ®øc cña thÕ hÖ trÎ th× nh thÕ vÉn cha ®ñ. Bíc sang thÕ kû XXI, chuÈn mùc nh©n c¸ch mµ mét thanh niªn cÇn cã ®ßi hái ph¶i hoµn thiÖn c¶ vÒ mÆt thÓ x¸c lÉn tinh thÇn, ph¶i cã ®ñ kh¶ n¨ng chinh phôc c¶ thÕ giíi kh¸ch quan lÉn thÕ giíi néi t©m. §¹o ®øc thÕ kû XXI do vËy cã thÓ khai th¸c sù ®ãng gãp tÝch cùc cña PhËt gi¸o ®Ó x©y dùng ®¹o ®øc nh©n v¨n toµn thiÖn h¬n, tù gi¸c cao h¬n v× sang thÕ kû XXI, bªn c¹nh sù ph¸t triÓn kú diÖu cña khoa häc, nh÷ng m©u thuÉn, chiÕn tranh giµnh quyÒn lùc rÊt cã thÓ sÏ næ ra vµ díi sù hËu thuÉn cña khoa häc, c¸c lo¹i vò khÝ sÏ ®îc chÕ t¹o hiÖn ®¹i, tµn nhÉn h¬n, dÔ dµng tho¶ m·n c¸i ¸c cña vµi c¸ nh©n vµ nguy c¬ g©y ra sù huû diÖt sÏ khñng khiÕp h¬n. Khi ®ã ®ßi hái con ngêi ph¶i cã ®¹o ®øc, nh©n c¸ch cao h¬n ®Ó nhËn ra ®îc c¸i ¸c díi mét líp vá tinh vi h¬n, “ sạch sẽ” hơn
Nh vËy trong c¶ qu¸ khø, hiÖn t¹i vµ t¬ng lai, PhËt gi¸o lu«n lu«n tån t¹i vµ g¾n liÒn víi cuéc sèng cña con ngêi ViÖt Nam. ViÖc khai th¸c h¹t nh©n tÝch cùc hîp lý cña §¹o PhËt nh»m x©y dùng nh©n c¸ch con ngêi ViÖt Nam, ®Æc biÖt lµ thÕ hÖ trÎ, lµ mét môc tiªu chiÕn lîc ®ßi hái sù kÕt hîp gi¸o dôc tæng hîp cña x· héi - gia ®×nh - nhµ trêng - b¶n th©n c¸ nh©n, mét sù kÕt hîp tù gi¸c tÝch cùc c¶ truyÒn thèng vµ hiÖn ®¹i. Chóng ta tin tëng vµo mét thÕ hÖ trÎ h«m nay vµ mai sau cêng tr¸ng vÒ thÓ chÊt, ph¸t triÓn vÒ trÝ tuÖ, phong phó vÒ tinh thÇn, ®¹o ®øc t¸c phong trong s¸ng kÕ thõa truyÒn thèng cha «ng còng nh nh÷ng gi¸ trÞ nh©n b¶n PhËt gi¸o sÏ gãp phÇn b¶o vÖ vµ x©y dùng x· héi ngµy cµng æn ®Þnh, ph¸t triÓn.
®Ò c¬ng chi tiÕt
danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1. T¹p chÝ tiÕng nãi phËt gi¸o (Voice of Buddhism) sè th¸ng 7 n¨m 1964 ph¸t hµnh t¹i Kuala Lumpur
2. Ca dao tôc ng÷ ViÖt Nam
3. Kinh ph¸p hoa
4. C¸c trang Web: tõ google.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36140.doc