Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với các khái niệm “vô thường”, “vô ngã” cho thấy Phật giáo nhìn nhận sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục,không có gì là trụ lại mãi mãi,không có ai là tồn tại mãi mãi.Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không thấy cái ổn định tương đối,chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được các hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan,buông xuôi.Mặt khác cũng phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu,là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật
Phật giáo đề cập đến nhân duyên,mối quan hệ nhân quả,đến việc xét sự việc,sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan hệ khác
Trên đây là những vấn đề mà Phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy của người Việt Nam,góp phần làm nên yếu tố triết học sâu xa trong thế giới quan của người Việt Nam
Tuy vậy Phật giáo cũng có những hạn chế ,ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến tư duy của người Việt Nam như đã trình bày ở phần hạn chế của Phật giáo
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những giá trị và hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
B.NỘI DUNG
I.Khái quát về Phật giáo
1.Nguồn gốc ra đời
2.Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
3.Nội dung chủ yếu của tư tưởng triết học Phật giáo
II.Những giá trị và hạn chế của Phật giáo
1.Đặc điểm của Phật giáo
2.Những giá trị của Phật giáo
3.Hạn chế của Phật giáo
III.Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với Việt Nam hiện nay.
1.Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa
1.1.Phật giáo góp phần trực tiếp hình thành nên các phong tục,tập quán truyền thống,đậm đà bản sắc dân tộc
1.2.Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến các loại hình NT của dân tộc
2.Ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam
3.Ảnh hưởng của Phật giáo đến tư duy của con người Việt Nam
C.KẾT LUẬN
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài: Đạo phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất thế giới,tồn tại rất lâu đời.Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ,số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp.Kể từ khi được hình thành nó đã đựơc truyên bá khắp năm châu bốn bể,từ phương Đông tới phương Tây.Tầm ảnh hưởng của Phật giáo cũng không loại trừ Việt Nam một nước thuộc bán đảo Đông Dương,giao thông đường biển thuận lợi.Phật giáo vào nước ta vào khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam .Lĩnh vực nhiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng.Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong xã hội,có quan hệ mật thiết với xã hội học.Hơn nữa quá trình Phật giáo phát triển,truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành,phát triển tư tưởng,đạo đức của con người,khi nghiên cứu lịch sử,tư tưởng đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.Vì vậy em đã chọn đề tài ;“Những giá trị và hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay”làm đề tài cho bài tiểu luận này.
Mục đích ,nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu lịch sử,giáo lý và sự tác động của Đạo phật đối với xã hội Việt Nam,thế giới quan,nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết.Việc đi sâu nghiên cứu,đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ,nhân đạo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn.Qua đó tìm được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính,đúng đắn,không trở nên mê tín,dị đoan,cúng bái,lên đồng,gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ,niềm tin của quần chúng nhân dân…
Ý nghĩa của đề tài: Tóm lại nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách,tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
Qúa trình tìm kiếm tài liệu còn chưa thật đầy đủ và không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được lời góp ý từ thày giáo cùng các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin cám ơn!
B.NỘI DUNG
I.Khái quát về Phật giáo.
1.Nguồn gốc ra đời.
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà ( hay buddha ).Đạo Phật chính là giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng.Sau khi ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 TCN,đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Á-Phi,gần đây được truyền bá tới các nước Âu-Mỹ.Trong qúa trình truyền bá của mình,Đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng,tập tục dân gian,văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái,có tác động vô cùng quan trọng tới đời sống xã hội và văn hoá của nhiều quốc gia .
Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddhartha ),con trai của Trịnh Vạn Vương ( Suddhodana ) vua nước Trịnh Phạn,một nước nhỏ thuộc bắc ấn Độ( nay thuộc đất Nê Pan )ông sinh ra vào khoảng năm 623 TCN.Do không thể nào xua đi được bốn sự kiện mà mình đã chứng kiến khiến lòng dạ người không lúc nào được thanh thản Hoàng tử đã rời cung,dứt áo ra đi và trở thành nhà tu hành.Thoạt đầu,Hoàng tử đi lang thang đây đó,sống theo kiểu khổ hạnh,sau đó ngài vào rừng tu.
Khi Hoàng tử Siddharatha 35 tuổi,một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vung đất của vua Bimbisura vua nước Magadha.Cho đến một hôm có nàng Sudiata,con gái của một nông dân trong vùng đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa.Ăn xong ngài xuống sông tắm rửa rồi trở lại gốc cây bồ đề.Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ.Hoàng tử đã ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách.Rạng sáng ngày 49,Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ,tìm ra được vì sao thế giới lại tràn đầy khổ đau và đã tìm được cách để chiến thắng sự khổ đau.Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (đấng giác ngộ ).Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình đã khám phá ra Ngài phân vân không biết có nên phổ biến đạo pháp của mình cho thế giới không vì nó huyền diệu quá,khó hiểu quá đối với mọi người.Chính thượng đế Brahma phải giáng trần để khích lệ Đức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thế gian.Chỉ khi đó Phật mới rời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình.Sự kiện này được ghi chép lại như một sự kiện quan trọng nhất của Đạo phật và được gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp ( chuyển Pháp Luân ).Giáo pháp mới lạ của Đạo phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu,họ nhanh chóng trở thành những môn đồ đầu tiên của Đức phật.Sau vài ngày số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người.Theo thời gian số môn đồ Đạo phật ngày càng tăng và các tổ chức tăng gia đã ra đời.
2.Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Ngày nay căn cứ vào các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả,giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo phật được truyền vào Việt Nam rất sớm,từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ
a.Phật giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu
Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices ) tức là đường biển,xuất phát từ các hải cảng vùng Nam ấn rồi qua ngõ Srilanca,Indonexia,Việt Nam...Lơi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á. Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam.Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều.Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật.Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng Đạo Phật đã được truyền trực tiếp bằng con đường Hồ Tiêu vào Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa .Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ.
b. Phật Giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ:
Con đường Đồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa,con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An".
3.Néi dung chñ yÕu cña t tëng triÕt häc PhËt gi¸o
T tëng triÕt häc PhËt gi¸o ®îc tËp trung trong mét khèi lîng kinh ®iÓn rÊt lín , ®îc tæ chøc thµnh ba bé kinh lín gäi lµ tam t¹ng gåm :
-T¹ng luËt :gåm toµn bé nh÷ng giíi luËt cña phËt gi¸o quy ®Þnh cho c¶ n¨m bé ph¸i phËt gi¸o nh: “Tø phÇn luËt” cña thîng täa bé ,Maha t¨ng kØ luËt cña “ §¹i chóng bé”, c¨n b¶n nhÊt thiÕt h÷u bé luËt … Sau nµy cßn cã thªm c¸c bé luËt cña §¹i thõa nh An l¹c , Ph¹m Vâng.
-T¹ng kinh :ChÐp lêi PhËt d¹y , trong thêi k× ®Çu t¹ng kinh gåm nhiÒu tËp díi d¹ng c¸c tiÒn ®Ò , mçi tËp ®îc gäi lµ mét Ahµm.
-T¹ng luËn :gåm nh÷ng bµi b×nh chó ,gi¶i thÝch vÒ gi¸o ph¸p cña phËt gi¸o .t¹ng luËn gåm b¶y bé thÓ hiÖn mét c¸ch toµn diÖn c¸c quan ®iÓm vÒ gi¸o ph¸p cña phËt gi¸o .
T tëng triÕt häc phËt gi¸o trªn hai ph¬ng diÖn , vÒ b¶n thÓ luËn vµ nh©n sinh quan ,chøa ®ùng nh÷ng t tëng duy vËt vµ biÖn chøng chÊt ph¸c .
PhËt gi¸o cho r»ng c¸c sù vËt vµ hiÖn tîng trong vò trô (chö ph¸p) lµ v« thñy v« chung (v« cïng, v« tËn ).TÊt c¶ thÕ giíi ®Òu ë qu¸ tr×nh biÕn ®æi liªn tôc (v« thêng ) kh«ng cã mét vÞ thÇn nµo s¸ng t¹o ra v¹n vËt c¶ . TÊt c¶ c¸c ph¸t ®Òu thuéc vÒ mét giíi (v¹n vËt ®Òu n»m trong vò trô ) gäi lµ Ph¸p giíi .Mçi mét ph¸t (mçi mét sù viÖc hiÖn tîng,hay mét líp sù vËt hiÖn tîng ®Òu ¶nh hëng ®Õn toµn Ph¸p).Nh vËy c¸c sù vËt ,hiÖn tîng hay c¸c qu¸ tr×nh cña thÕ giíi lµ lu«n lu«n tån t¹i trong mèi liªn hÖ t¸c ®éng qua l¹i vµ quy ®Þnh lÉn nhau .
Do quy luËt nh©n qu¶ mµ v¹n vËt ë trong qu¸ tr×nh biÕn ®æi kh«ng ngõng,thµnh,trô,häa,diÖt(sinh thµnh,biÕn ®æi,tån t¹i,tan d·,vµ diÖt vong).qu¸ tr×nh ®ã phæ biÕn kh¾p v¹n vËt trong vò trô ,nã lµ ph¬ng thøc thay ®æi chÊt lîng cña sù vËt vµ hiÖn tîng .
ThuyÕt nh©n duyªn :phËt gi¸o trong qu¸ tr×nh gi¶i thÝch sù biÕn hãa v« thêng cña v¹n vËt ®· x©y dùng lªn thuyÕt “nh©n duyªn” trong thuyÕt “nh©n duyªn”cã ba kh¸i niÖm chñ yÕu lµ Nh©n,Qu¶ ,Duyªn.
- C¸i g× ph¸t ®éng ra ë vËt , g©y ra mét hay nhiÒu kÕt qu¶ nµo ®ã ®îc gäi là Nh©n
- C¸i g× tËp l¹i tõ Nh©n ®îc gäi lµ Qu¶ .
- Duyªn :lµ ®iÒu kiÖn,mèi liªn hÖ gióp Nh©n t¹o ra Qu¶.Duyªn kh«ng ph¶i lµ c¸i g× ®ã cô thÓ x¸c ®Þnh mµ nã lµ sù t¬ng hîp ®iÒu kiÖn ®Ó gióp cho sù biÕn chuyÓn cu¶ v¹n Ph¸p .
ThuyÕt “ThËp NhÞ Nh©n Duyªn”(mêi hai quan hÖ nh©n duyªn) ®îc coi lµ c¬ së cña mäi biÕn ®æi trong thÕ giíi hiÒn sinh ,mét c¸ch tÊt yÕu cña sù liªn kÕt nghiÖp qu¶ .
+V« h×nh :lµ c¸i kh«ng s¸ng suèt ,m«ng muéi che lÊp c¸i b¶n nhiªn s¸ng tá
+Hµnh :(lµ suy nghÜ mµ hµnh ®éng ,do hµnh ®éng mµ t¹o nªn kÕt qu¶ ,t¹o ra c¸i nghiÖp ,c¸i nÕp .Do hµnh ®éng mµ cã ý thøc Êy lµ hµnh lµm qu¶ cho v« minh vµ lµ nh©n cho thøc )
+Thøc :(lµ ý thøc lµ biÕt .Do thøc mµ cã danh s¾c Êy lµ thøc lµm qu¶ cho hµnh vµ lµm nh©n cho danh s¾c )
+Danh s¾c :(lµ tªn vµ hµnh ta ®· biÕt tªn ta lµ g× th× ph¶i cã h×nh vµ tªn cña ta .Do danh s¾c mµ cã lôc xø ,Êy danh s¾c lµm qu¶ cho thøc vµ lµm nh©n cho lôc xø )
+Lôc xø hay lôc nhËp :(lµ s¸u chç ,s¸u c¶m gi¸c : m¾t,mòi,lìi,tai ,th©n vµ tri thøc .§· cã h×nh hµi cã tªn ph¶i cã lôc xø ®Î tiÕp xóc víi v¹n vËt .Do lôc nhËp mµ cã xóc –tiÕp xóc ,Êy lµ lôc xø lµm qu¶ cho danh s¾c vµ lµm nh©n cho Xóc.)
+Xóc: (lµ tiÕp xóc víi ngo¹i c¶nh qua s¸u c¬ quan xóc gi¸c g©y nªn më réng xóc c¶m gi¸c .Do xóc mµ cã thô Êy lµ xóc lµm qu¶ cho lôc xø vµ lµm nh©n cho Thô .)
+Thô :(lµ tiÕp thu lÜnh n¹p nh÷ng t¸c ®éng cña bªn ngoµi vµo m×nh .Do thô mµ cã ¸i .¢ý lµ thô lµm qu¶ cho xóc vµ lµm nh©n cho ¸i )
+AÝ :(lµ yªu ,kh¸t väng ,mong muèn ,thÝch .Do ¸i mµ cã thñ do Êy ¸i lµm qu¶ cho thô vµ lµm nh©n cho thñ .)
+Thñ :(lµ lÊy ,chiÕm ®o¹t cho m×nh .Do thñ mµ cã H÷u .Do vËy mµ thñ lµm qu¶ cho ¸i lµm nh©n cho H÷u .)
+H÷u :(lµ tån t¹i ,hiÖn h÷u ,ham ,muèn ,nªn cã dôc g©y thµnh c¸i nghiÖp .Do h÷u mµ cã sinh ,do ®ã h÷u lµ qu¶ cña thñ vµ lµm nh©n cña sinh .)
+Sinh:(hiÖn h÷u lµ ta sinh ra ë thÕ gian lµm thÇn th¸nh lµm ngêi lµm xóc sinh .Do sinh mµ cã tö Êy lµ sinh lµm qu¶ cho h÷u vµ lµm nh©n cho tö )
+L·o tö (lµ giµ vµ chÕt ,®· sinh ra lµ ph¶i giµ yÕu mµ ®· giµ yÕu lµ ph¶i chÕt .Nhng chÕt –sèng lµ hai mÆt ®èi lËp nhau kh«ng t¸ch rêi nhau .ThÓ x¸c tan ®i lµ hÕt nhng t©m hån vÉn ë trong vßng v« minh cho nªn l¹i mang c¸i nghiÖp r¬i vµo vßng lu©n håi ( khæ n·o )
ThËp nhÞ nh©n duyªn nh níc ch¶y kÕ tiÕp nhau kh«ng bao giê c¹n ,kh«ng bao giê ngõng nªn ®¹o PhËt lµ Duyªn Hµ .C¸c nh©n duyªn tô tËp nhau l¹i mµ sinh m·i m·i gäi lµ Duyªn hµ m·n .§o¹n nµy do c¸c duyªn mµ lµm qu¶ cho ®o¹n tríc ,råi l¹i do c¸c duyªn mµ lµm nh©n cho ®o¹n sau .Bëi 12 nh©n duyªn mµ v¹n vËt cø sinh hãa v« thêng .
ThÕ giíi cña chóng sinh (loµi ngêi )còng do nh©n duyªn kÕt hîp mµ thµnh .§ã lµ sù kÕt hîp cña hai thµnh phÇn :PhÇn sinh lÝ vµ phÇn t©m lÝ .
C¸i t«i t©m lÝ (tinh thÇn )linh hån tøc lµ t©m víi bèn yÕu tè chØ cã tªn gäi mµ kh«ng cã h×nh chÊt gäi lµ “Danh”.Bèn yÕu tè do nh©n duyªn t¹o thµnh phÇn t©m lÝ (tinh thÇn )cña con ngêi lµ :
+Thô :Nh÷ng c¶m gi¸c ,c¶m thô vÒ khæ hay síng ,®a ®Õn sù xóc ch¹m lÜnh héi th©n hay t©m .
+Tëng:Suy nghÜ ,t tëng
+Hµnh : ý muèn thóc ®Èy hµnh ®éng
+Thøc :NhËn thøc ,ph©n biÖt ®èi tîng t©m lÝ ta lµ ai
Hai thµnh phÇn t¹o nªn tõ ngò uÈn do Nh©n –Duyªn t¹o thµnh mçi sinh vËt cô thÓ cã danh vµ s¾c .Duyªn hîp ngò uÈn th× lµ ta ,duyªn tan ngò uÈn th× lµ diÖt .Qóa tr×nh hîp tan ngò uÈn do nh©n duyªn lµ v« cïng tËn
C¸c yÕu tè cña ngò uÈn còng lu«n lu«n biÕn hãa theo quy luËt nh©n hãa kh«ng ngõng kh«ng nghØ ,nªn mäi v¹t sinh còng chØ lµ vôt mÊt ,vôt cßn .Kh«ng cã sù vËt riªng biÖt ,cè ®Þnh,c¸i t«i c¸i t«i h«m qua kh«ng cßn lµ c¸i t«i h«m nay .Kinh PhËt cã ®o¹n viÕt “S¾c ch¼ng kh¸c kh«ng, ,kh«ng ch¼ng kh¸c s¾c ,s¾c lµ kh«ng ,kh«ng lµ s¾c .Thô ,Tëng ,Hµnh .Thøc còng ®Òu nh thÕ”
Nh vËy thÕ giíi lµ biÕn ¶o v« thêng ,v« ®Þnh .ChØ cã nh÷ng c¸i ®ã míi lµ ch©n thùc,vÜnh viÔn,thêng h»ng .NÕu kh«ng nhËn thøc ®îc nã th× con ngêi sÏ lÇm tëng ta tån taÞ m·i m·i ,c¸i g× còng thêng ®Þnh ,c¸i g× còng cña ta .Do ®ã mµ con ngêi cø kh¸t ¸i ,tham dôc ,cø mong muèn vµ hµnh ®éng chiÕm ®o¹t t¹o ra kÕt qu¶ mµ kÕt qu¶ ®ã cã thÓ tèt cã thÓ xÊu g©y ra nghiÖp b¸o ,r¬i vµo bÓ khæ triÒn miªn kh«ng bao giê døt.
Së dÜ cã nçi khæ lµ do quy ®Þnh cña luËt nh©n qu¶ .V× thÕ mµ ta kh«ng thÊy ®îc c¸i luËt nh©n b¶n cña m×nh (b¶n thÓ ch©n thùc ).Khi ®· m¾c vµo sù chi phèi cña luËt Nh©n –Duyªn th× còng ph¶i chÞu nghiÖp b¸o vµ kiÕp lu©n håi ,lu©n chuyÓn tuÇn hoµn kh«ng ngõng kh«ng døt .
NghiÖp vµ lu©n håi kh«ng nh÷ng chØ lµ nh÷ng kh¸i niÖm cña TriÕt häc PhËt gi¸o mµ cßn cã tõ trong Upanishad.
NghiÖp ch÷ ph¹n vµ Karma lµ do ta tham dôc mµ thµnh , do ta muèn tháa m·n tham väng cña m×nh g©y lªn .Së dÜ ta tham dôc v× ta cha hiÓu ®îc ch©n b¶n vèn cã cña ta còng nh v¹n vËt lu«n lu«n biÕn ®æi kh«ng cã g× lµ thêng ®Þnh vµ vÜnh viÔn c¶.
Cuéc ®êi con ngêi lµ sù g¸nh chÞu hËu qu¶ cña nghiÖp ®¬ng thêi vµ c¸c kiÕp sèng tríc råi nã tiÕp tôc chi phèi c¶ ®êi sau.
NghiÖp b¸o trong mét ®êi lµ sù tæng hîp cña c¸c nghiÖp g©y ra trong hiÖn t¹i céng víi c¸c nghiÖp g©y ra trong qu¸ khø,nã quyÕt ®Þnh ®êi sau xÊu hay tèt thiÖn hay ¸c.
Lu©n håi :Ch÷ ph¹m lµ Samsara.Cã nghÜa lµ b¸nh xe quay trßn .§¹o phËt cho r»ng sau khi mét thÓ x¸c sinh vËt nµo ®ã chÕt ®i th× linh hån sÏ t¸ch khái thÓ x¸c vµ ®Çu thai vµo mét sinh vËt kh¸c,nhËp vµo mét thÓ x¸c kh¸c(cã thÓ lµ con ngêi ,loµi vËt thËm chÝ lµ cá c©y).Cø thÕ m·i do kÕt qu¶ ,qu¶ b¸o hµnh ®éng cña nh÷ng kiÕp tríc g©y ra ®ã còng lµ c¸ch lý giai c¨n nguyªn nçi khæ ë ®êi con ngêi.
Sau khi lý gi¶i ®îc nçi khæ ë cuéc ®êi con ngêi lµ do “ThËp nhÞ nh©n duyªn” lµm cho con ngêi r¬i vµo bÓ trÇm lu©n. §¹o ph¹t ®· chñ tr¬ng t×m con ®êng diÖt khæ.Con ®êng gi¶i tho¸t ®ã kh«ng nh÷ng ®ßi hái ta nh©n thøc ®îc nã mµ cao h¬n ta ph¶i hµnh ®éng,ph¶i thÊm nhuÇn tø diÖu ®Õ.
Tø diÖu ®Õ:Lµ bèn sù thËt ch¾c ch¾n , bèn ch©n lý lín ,®ßi hái chóng ta ph¶i thÊu hiÓu vµ thùc hiÖn nã .Tø diÖu ®Õ gåm:
1.Khæ ®Õ:Con ngêi vµ v¹n vËt sinh ra lµm khæ,èm ®au lµ khæ , giµ yÕu lµ khæ,chÕt lµ khæ,ghÐt nhau mµ ph¶i sèng gÇn nhau lµ khæ,yªu nhau mµ ph¶i chia l×a nhau lµ khæ,mÊt lµ khæ mµ ®îc còng lµ khæ…Nh÷ng nçi khæ Êy tõ ®©u? Chóng ta tiÕp tôc t×m hiÓu TËp ®Õ.
2.TËp ®Õ:TËp lµ tËp hîp,tù tËp l¹i mµ thµnh.VËy do nh÷ng g× tô tËp l¹i mµ t¹o ra nçi khæ cho chóng sinh ?
§ã lµ do con ngêi cã lßng tham, d©m (giËn d÷),si (si mª, cuång mª ,mª muéi) vµ dôc väng.Lßng tham vµ dôc väng cña con ngêi x©u xÐ lµ do con ngêi kh«ng l¾m ®îc nh©n duyªn .Vèn nh lµ mét ®Þnh luËt chi phèi toµn vò trô.Chóng sinh kh«ng biÕt r»ng mäi c¸i lµ ¶o ¶nh,s¾c s¾c,kh«ng kh«ng.C¸i t«i tëng lµ cã nhng thùc lµ kh«ng v× kh«ng hiÓu ra nçi khæ triÒn miªn tõ ®êi nµy qua ®êi kh¸c.
3.DiÖt ®Õ :Lµ ph¶i thÊu hiÓu ®îc “ThËp nhÞ nh©n duyªn” ®Ó t×m ra ®îc c¨n nguyªn cña sù khæ,®Ó døt bá tõ ngän cho ®Õn gèc rÔ cu¶ c¸i khæ.Thùc chÊt lµ tho¸t khái nghiÖp chíng , lu©n håi , sinh tö.
4.§¹o ®Õ : Lµ con ngêi ta ph¶i theo ®Õ diÖt khæ , ph¶i ®µo s©u suy nghÜ trong thÕ giíi néi t©m(thùc nghiÖm t©m linh) . Tuy luyÖn t©m chÝ , ®Æc biÖt lµ thùc hµnh YOGA ®Ó ®¹t tíi câi siªu phµm mµ cao nhÊt lµ ®¹t tíi câi phËn lµ ®¹t tíi tr×nh ®é gi¸c ngé b¸t nh·.Tíi chõng ®ã sÏ thÊy ®îc ch©n nh vµ thanh th¶n tuyÖt ®èi , hÕt ham muèn , hÕt tham väng tÇm thêng,tøc lµ ®¹t tíi câi “ NiÕt bµn” kh«ng sinh kh«ng diÖt.
Thùc hiÖn ®¹o ®Õ lµ mét qu¸ tr×nh l©u dµi , kiªn tr× ,d÷ nguyªn giíi luËt tËp trung thiªn ®Þnh cao ®é PhËt gi¸o ®· tr×nh bµy t¸m con ®êng hay t¸m nguyªn t¾c ( B¸t chÝnh ®¹o) buéc ta ph¶i tu©n thñ b¸t chÝnh ®¹o gåm:
-ChÝnh kiÕn:NhËn thøc ®óng , ph©n biÖt ®îc ph¶i tr¸i kh«ng ®Ó cho nh÷ng c¸i sai che lÊp sù s¸ng suèt.
-ChÝnh t duy:suy nghÜ ph¶i chÝnh, ph¶i ®óng ®¾n.
-ChÝnh nghiÖp:Hµnh ®éng ph¶i ch©n chÝnh,ph¶i ®óng ®¾n.
-ChÝnh ng÷:nãi ph¶i ®óng ,kh«ng gian dèi , kh«ng vu oan cho ngêi kh¸c .
- ChÝnh mÖnh: Sèng chung thùc kh«ng tham lam ,vô lîi , gian tµ ,kh«ng ®îc bá ®iÒu nh©n nghÜa.
-ChÝnh tÞnh tiÕn :Ph¶i nç lùc , siªng n¨ng häc tËp,cã ý thøc v¬n lªn ®Ó ®¹t tíi ch©n lý .
- ChÝnh niÖm : Ph¶i lu«n lu«n híng vÒ ®¹o lý ch©n chÝnh , kh«ng nghÜ ®Õn ®iÒu b¹o ngîc , gian ¸c.
- ChÝnh ®Þnh: Kiªn ®Þnh tËp trung t tëng vµo con ®êng chÝnh , kh«ng bÞ tho¸i chÝ, lay chuyÓn tríc mäi c¸m dç.
Muèn thùc hiÖn ®îc “b¸t chÝnh ®¹o” th× ph¶i cã ph¬ng ph¸p ®Ó thùc hiÖn ng¨n ngõa nh÷ng ®iÒu gian ¸c g©y thiÖt h¹i cho m×nh vµ nh÷ng ngêi lµm ®iÒu thiÖn cã lîi cho m×nh vµ cho ngêi.Néi dung cña nh÷ng ph¬ng ph¸p ®ã lµ thùc hiÖn “Ngò giíi”( n¨m ®iÒu r¨n) vµ “ Lôc ®é” ( s¸u phÐp tu ).
II.Những giá trị và hạn chế của Phật giáo
1.Đặc điểm của Phật giáo
Đạo Phật là Đạo Như Thật .Lý thuyết,phương pháp,kết quả đều hợp lý,đều như thật.Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong suy nghiệm sự thật và chân lý của Đạo phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm trung thực ấy.Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói sự thật mà sự vật có,không thêm không bớt.
Phật giáo tôn trọng sự sống của muôn loài.Điều này thể hiện ở việc nhà phật không sát sinh ,ăn chay.Phật giáo xem sự sống trên tất cả,hết thảy những gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy.Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì sự sông nên hại sự sống cũng là vô minh.Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha nhưng chữ lợi ấy phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.
Đạo Phật chỉ thừa nhận “tương quan sinh tồn”,day người ta ở đời phải tự lập chứ không phải biệt lập.Phân ly và tự tạo ung nhọt,chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ.
Đạo Phật xác nhận con người là tâm điểm của xã hội loài người.Đạo Phật không nói duy tâm ,không nói duy vật mà tất cả đều do người phát sinh và phát sinh vì người.Trên thế gới loài người không có tự nhiên sinh ra hay tự nhiên mất đi mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành.Tất cả khổ hay vui,tiến hóa hay thoái hóa đều do con người văn minh hay dã man.
Đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bệnh” con người trước hết .Con người biến đổi xã hội theo nhiều hướng và ngược lại xã hội cũng tác động trở lại con người.Như vậy sự biến đổi mà con người gây ra có thể tác động lại con người theo chiều hướng xấu gây ra nhiều hậu quả trong đó có bệnh tật.Sự biến đổi đó do tâm trí con người tác động vào thực tế nên muốn cải tạo xã hội thì phải cải tạo con người.
Mục đích Đạo Phật là đào tạo con người thành bi,trí,dũng .Bi là tôn trong quyền sống của người khác.Trí là hành động sáng suôt,lỗi lạc.Dũng là quyết tâm quả cảm hành động.Ba điều này phải đi liền với nhau mới tạo nên con người hoàn thiên.
Đạo Phật dạy phải tự lực giải thoát.Đây là một tinh thần tuyệt đối cần thiết.Đạo Phật chỉ là đạo sư dẫn đạo chỉ đường sáng cho chúng ta còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà đi trên con đường đó,phải tự đọng sử dụng cặp chân,đôi tay của mình mà khai mở con đường đi.
Đao Phật là biện chứng thể nghiệm.Đạo Phật chỉ hướng dẫn con người còn chân lý trí khôn thì không thể tạo thành hình cho nó để trao cho con người.Con người phải tự lực thể nghiệm để đạt được những điều đó dù chỉ từng bước nhỏ một.
Vậy Đạo Phật không chỉ là tôn giáo,triết học mà là tất cả.Đạo Phật hướng tinh thần con người đến sự thảnh thơi.Chỉ có con người tự lực và theo sự chỉ dẫn của nhà Phật mới tìm ra được chính mình.
2.Những giá trị của Phật giáo.
Ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của triết học một cách biện chứng và duy vật.Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “Đấng tối cao” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả.Các bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ,là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động,nó có mặt trong vận động nhưng nó không dừng lại ở bất cứ hình thức nào,nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân thủ nghiêm ngặt theo luật nhân quả.
Phật giáo góp phần rất lớn vào việc hình thành nên nền văn hóa giàu truyền thống với các phong tục tập quán phong phú,đậm đà bản sắc dân tộc
Phật giáo góp phần hình thành nên những di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào,Nếu không có Phật giáo sẽ không có chùa Hương rộn ràng,nhộn nhịp trong ngày trẩy hội đầu xuân,không có chùa Tây Phương vời vợi,không có chùa Yên Tử mây mù,chùa Keo bề thế,chùa Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương.Và cũng không có những câu chuyện dân gian đầy tính nhân bản như Tấm Cám…
3.Hạn chế của Phật giáo
Ngoài những giá trị nêu trên Phật giáo cũng có những hạn chế như:
Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người,chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây,không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội,do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người,không thấy được cần thiết phải chống áp bức,bóc lột.Vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho đấu tranh giai cấp,chống áp bức
Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị vì thế mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính tri-xã hội phải sử dụng các tư tưởng Nho hay Lão Trang.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí.Quan điểm này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo,hướng vào nghiệp,vào thần linh để mong được phù hộ,độ trì.Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá,tìm tòi,sáng tạo và hành động
Trình độ văn hóa nói chung và việc tu học giáo lý còn nhiều hạn chế.Đội ngũ tăng ni am hiểu kinh pháp chưa nhiều,số lượng tăng ni còn thiếu và yêú.Một vài nơi trong các chức sắc và Ban tại sự Phật giáo tỉnh thành thiếu sự gắn bó giáo lý giữa các sơn môn,pháp phái,thiếu đoàn kết và thống nhất trong hoạt động của giáo hội.Ở vài chùa chiền diễn ra không ít các tệ nạn mê tín.Nhiều chùa tăng phần trai đàn,cầu siêu,cúng sao giải hạ,cầu an,cúng cô hồn thậm chí cả sắc quẻ,bói toán,tăng thùng công đức… để kinh doanh
III.Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với Việt Nam
1.Những ảnh hưởng của Phật giáo với văn hóa
1.1.Phật giáo góp phần trực tiếp hình thành các phong tục, tập quán truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
Có thể nói rằng nếu không có văn hóa Phật giáo thì nền văn hóa của Việt Nam sẽ mất đi hơn một nửa,không còn phong phú như hiện có.Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều.
* Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí:
Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo. Vì khi đã trở về với phật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩa, người phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi con người còn ăn thịt, còn uống máu chúng sanh. Để đạt được mục đích đó, người phật tử phải dùng đến phương pháp ăn chay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ.Ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á Đông, chú trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật, vả lại ăn chay giúp cho cơ thể được nhẹ nhàng, trí óc được minh mẫn sáng suốt. Trên tinh thần đó, nên nguời việt nam dù không phải là Phật Tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xưa đến nay.
Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người phật tử, người mộ đạo thờ phật đã đành, nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. Theo quan niệm của nhóm người này, phật giáo là một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa..để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh. Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn
* Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.
Theo đúng truyền thống vào ngày rằm,mùng một,người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ.
Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan).Các ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết Nguyên Đán) hoặc những ngày kỷ niệm lớn của lịch sử dân tộc, (giổ tổ Hùng Vương) góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt.
* Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi :
Đây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về ma chay, theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất là phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên nhờ có sự dẫn dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn. Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay).Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo.
Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với Thiên Chúa giáo, khổng giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới.
+ Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian đậm đà bản sắc đân tộc mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên.Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là đều tốt mà trong đó có hủ tục như:
* Tập tục đốt vàng mã:
* Tập tục coi ngày giờ :
* Tập tục cúng sao hạn :
* Tập tục xin xăm, bói quẻ
. Đây là một số tập tục không lành mạnh. Người Phật tử chân chính cần phải loại bỏ những loại hình mê tín này.
1.2.Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến các loại hình nghệ thuật của dân tộc.
Bên cạnh sự ảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc. Phật giáo còn ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật như, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu cải lương...
* Phật giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói).
Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sân mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc song song với những phần đã nêu ra ở trên. Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương đông và nếp sống truyền thống của dân tộc.
Loại hình hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống ngoài ra còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác.Ngoài ra các loại hình như hát hội,nhạc cổ,nhạc tài tử,kịch nói…đều mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng" và hướng thiện một cách cao đẹp.
*Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình :
- Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng.Theo mô hình kiến trúc theo kiểu chữ "công" : bái đường và điện Phật được nối nhau bằng nhà thiên hương; kiêu chữ "Đinh" : trước; kiểu chữ "Tam" : có ba nếp nhà song song với nhau, hay kiểu "Nội công ngoại Quốc" : phía trước là tiền đường và điện Phật, sau là mảnh sân hình vuông trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, phía sau là nhà hậu tổ, hai bên là nhà Đông và nhà Tây (27). Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương, chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, và ở miền Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng...Kiến trúc chùa phật ở Việt Nam còn là kiến trúc sinh thái,hòa hợp cùng thiên nhiên.Những ngôi chùa trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xây dựng trên những núi non,sông nước kỳ vĩ.Hệ thống quần thể chùa Hương,Yên Tử,Tây Phương,chùa Thầy,chùa Chấn Quốc…được ẩn hiện trong môi trường thiên nhiên với những cây đại thụ,hương hoa,chim chóc làm tăng thêm sự linh thiêng của không gian nơi đất Phật.
- Về điêu khắc : Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở ViệtNam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng…
- Về hội họa : Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí ,"Lễ Chùa" của Nguyễn Siêu…
Đó là một vài đóng góp về văn hóa vật thể của Phật giáo.Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng những tư tưởng và hình ảnh của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong phong tục tập quán, trong văn học và nghệ thuật của người Việt Nam trong lịch sử và nó sẽ tiếp tục tỏa sáng cái tinh hoa độc đáo của mình cho dân tộc Việt nói riêng và cả nhân loại nói chung trong tương lai.
2.Ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam.
Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặc biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam.
Tinh thần chủ đạo của Đạo Phật giáo là tính nhân bản và lợi tha. Đạo lý Phật giáo đã ăn sâu vào lòng người Việt Nam.Nó sớm hình thành ở tâm hồn nhân dân ta nếp sống ăn ở hiền lành,nhẫn nhịn. Điều này là kết quả của lý nghiệp báo,nhân quả của Phật giáo. Đạo Phật cho rằng mỗi sự vật đều có nguyên nhân của nó.Mọi thế hệ người Việt ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi giáo lý này.Từ đó nét đặc trưng của người Việt là sự vị tha,yêu chuộng hòa bình.Từ xưa đến nay tinh thần này vẫn ngự trị trong con người Việt Nam dù cuộc sống hiện đại với nhiều cạnh tranh và bận rộn
Phật giáo góp phần hình thành tính hướng nội của người Việt Nam khiến người Việt sống đề cao cái tâm,lối sống tình cảm giúp nhân dân ta vượt qua những thời hoạn nạn,thiên tai,địch họa nhưng nó cũng là nhân tố hạn chế sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Phật giáo quan niệm không có cái tôi độc lập,không có thế giới tách dời cái tôi,không có cuộc sống tách dời.Tất cả đều là những tương tác chặt chẽ.Vì vây người Việt theo đạo phật thường để ý nhiều đến các mối quan hệ,chủ yếu cảm tính nên dẫn đến nhiều nhìn nhận sai lệch,có tính chủ quan duy ý chí
Phật giáo đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi.Chất từ bi của nhà Phật thấm sâu vào lòng mọi người dân.Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan…
3.Ảnh hưởng của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học luôn hòa quện vào nhau,làm cơ sở luận chứng cho nhau.Ở đây chúng ta lưu ý đến yếu tố triết học,về mặt này Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đến tư duy của người Việt trong đó có những giá trị và hạn chế nhất định.
Tiếp thu Phật giáo tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm về phạm trù nói lên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo có ý nghĩa nhiều nhất.
Hơn tất cả các học thuyết khác của phương Đông,Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người,đó là sinh,lão,bệnh,tử.Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan,bình thản trước cái chết
Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn:sắc,thụ,tưởng,hành,thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa.Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý:Từ sự vật khách quan(sắc),con người cảm thụ được(thụ),suy nghĩ(tưởng),rồi đem thực hiện(hành) và cuối cùng là biết(thức).Ở đây nếu đem bóc thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý.
Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với các khái niệm “vô thường”, “vô ngã” cho thấy Phật giáo nhìn nhận sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục,không có gì là trụ lại mãi mãi,không có ai là tồn tại mãi mãi.Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không thấy cái ổn định tương đối,chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được các hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan,buông xuôi.Mặt khác cũng phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu,là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật
Phật giáo đề cập đến nhân duyên,mối quan hệ nhân quả,đến việc xét sự việc,sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan hệ khác
Trên đây là những vấn đề mà Phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy của người Việt Nam,góp phần làm nên yếu tố triết học sâu xa trong thế giới quan của người Việt Nam
Tuy vậy Phật giáo cũng có những hạn chế ,ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến tư duy của người Việt Nam như đã trình bày ở phần hạn chế của Phật giáo
C.KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời và hệ tư tưởng của Phật giáo-một tôn giáo lớn trên thế giới.Dù còn những khuyết điểm,hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại.Tinh thần Phật giáo luôn chủ trương “lấy lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân”,từ bi,lợi tha.Phật giáo có tác dụng tích cực đối với tâm hồn con người nói chung và với người Việt nói riêng.Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân,cân nhắc cách hành động của mình để không gây ra đau khổ,bất hạnh cho người khác.Nó giúp con người sống thân ái,yêu thương nhau,xã hội yên bình.Phật giáo ảnh hưởng rộng rãi,bao trùm lên mọi lĩnh vực văn hóa,tư tưởng,đạo đức tạo cho người Việt những nét đặc trưng riêng,góp phần to lớn vào việc hình thành nền văn hóa giàu truyền thống,đậm đà bản sắc dân tộc.
Một thời đại mới đang mở ra cùng những thách thức của hội nhập và phát triển,lợi ích cá nhân và cộng đồng,phẩm chất vị tha và cạnh tranh thị trường đòi hỏi sự năng động của tinh thần Phật giáo,yêu cầu phát huy và dung hợp những giá trị nhân bản bền vững của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc hiện đại.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Cần – Tinh hoa Phật giáo(NXB TP Hồ Chí Minh-1997)
2. Nguyễn Duy Hinh – Tư tưởng Phật giáo Việt Nam
3. PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Phật giáo và những đóng góp cho nền văn hóa dân tộc
4. PGS.TS Nguyễn Tài Thư - Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay(NXB Chính trị Quốc gia-1997)
5. Thích Thiện Siêu - Lời Phật dạy(NXB Tôn giáo - 2000)
6. Viện triết học - Lịch sử Phật giáo Việt Nam(NXB KHXH-1998)
7. Google.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10867.doc