Tiểu luận Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp

Lời mở đầu Người Miên khổ cực hơn người Việt. Trong những địa phương người Miên quá đông, hương chức làng đa số là người Miên. Họ bị cai trị hteo lối phong kiến đặc sệt. Khi bị đòi tới làng, tới quận là họ sợ bị tù. Khi cần hợp thức hóa đất ruộng mà họ dày công khai phá, họ lại vắng mặt. Họ ít khi dám đòi hỏi quyền lợi chánh đáng, thà chịu thua thiệt mà được ở nhà. Thực dân Pháp khinh thường người Miên ra mặt. Trừ một số ít người mang họ (Sơn, Thạch .) do ông bà truyền lại từ đời Tự Đức, hoặc lai Tàu (họ Trần, họ Lý nhưng không có chữ lót) thì tất cả đều không họ. Trong bộ sổ, cứ gọi tên này tên kia (Danh), đàn bà thì gọi là Thị. Trong công tác khẩn hoang, người Miên góp công lao đáng kể. Họ làm công hoặc làm tá điền cho người Việt, dầm mưa dãi nắng rất dẻo dai, sở trường của họ là chèo ghe, đốn tràm, đào mương, tát đìa bắt cá. Đàn bà Miên giỏi về cấy và gặt lúa, Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 8 Người Miên khổ cực hơn người Việt. Trong những địa phương người Miên quá đông, hương chức làng đa số là người Miên. Họ bị cai trị hteo lối phong kiến đặc sệt. Khi bị đòi tới làng, tới quận là họ sợ bị tù. Khi cần hợp thức hóa đất ruộng mà họ dày công khai phá, họ lại vắng mặt. Họ ít khi dám đòi hỏi quyền lợi chánh đáng, thà chịu thua thiệt mà được ở nhà. Thực dân Pháp khinh thường người Miên ra mặt. Trừ một số ít người mang họ (Sơn, Thạch...) do ông bà truyền lại từ đời Tự Đức, hoặc lai Tàu (họ Trần, họ Lý nhưng không có chữ lót) thì tất cả đều không họ. Trong bộ sổ, cứ gọi tên này tên kia (Danh), đàn bà thì gọi là Thị. Trong công tác khẩn hoang, người Miên góp công lao đáng kể. Họ làm công hoặc làm tá điền cho người Việt, dầm mưa dãi nắng rất dẻo dai, sở trường của họ là chèo ghe, đốn tràm, đào mương, tát đìa bắt cá. Đàn bà Miên giỏi về cấy và gặt lúa, gặt cấy rất kỹ lưỡng và vén khéo tuy chậm chạp. Gia đình Miên nào nghèo thì khó tả : ngủ nóp, hoặc ngủ trần với bếp un, ở nơi muỗi mòng mà nhiều đứa trẻ từ khi lọt lòng đến tuổi mười hai mười ba vẫn ở trần ở truồng, không biết áo quần là gì, ăn uống quá đạm bạc. Vài người đã mất đất vì ham cờ bạc, quá cao hứng lúc uống rượu say nên sẵn sàng điềm chỉ vào bất cứ giấy nợ hoặc giấy bán đất. Về thuế thân thì mười người trốn hết bảy tám. Đặc biệt là ở Rạch Giá, người Huê kiều lại tích cực khẩn hoang với sở trường là làm rẫy ở đất giồng ven sông Cái Lớn và Cái Bé (những giồng này gọi là thanh lang). Họ có mặt tại xứ Rạch Giá từ đời Mạc Cửu nhưng con cháu số người cố cựu ấy đã trở thành Việt Nam từ lâu đời rồi. Đợt người sang cư trú khi Pháp đến gồm đa số là người Triều Châu. Theo bảng kê khai vào tháng giêng năm 1906, tỉnh Rạch Giá có : Quảng Đông 266 người Hẹ (Akas) 17 người Hải Nam 331 người Phước Kiến 108 người Triều Châu 876 người Người Triều Châu làm rẫy cư ngụ thành xóm đông đúc, siêng năng không ai bì kịp, ăn ít, làm việc thì nhiều, bất chấp giờ giấc. Khóm (thơm) ở Tắc Cậu, khoai lang ở Ngả Ba Đình, khoai lang ở Trà Bang (Long Mỹ), ổi ở Bến Nhứt một dạo nổi danh toàn cõi Hậu giang. Đa số nghèo khó, không được quyền làm thừa sai để bầu cử ông Bang vì muốn làm thừa sai thì phải có hằng sản, đứng bộ điền hoặc đóng thuế môn bài. Họ cưới vợ Việt, gặp năm rẫy thất mùa, đời sống nói chung là cơ cực vì còn phải trả tiền mướn đất rẫy. Thuế thân của Hoa kiều cao gấp ba lần thuế của người Việt. Người nào làm ăn khá, còn sức khoẻ thì Bang trưởng đứng ra bảo đảm đóng thuế giùm, sau này trả lại. Nhưng gặp trường hợp quá nghèo, đau yếu thì chẳng ai dám bảo lãnh giùm cả. Thiếu thuế nhiều năm liên tiếp, theo luật là bị trục xuất về Trung Hoa. Người thiếu thuế 4 năm nếu bị bắt thì phải đóng 62 đồng, cộng thêm 30 đồng tiền phạt. Một số làm ăn thất bại, trốn xuống tàu buồm Hải Nam mà đến xứ khác như qua Xiêm, Mã Lai, rủi bị trục xuất về Tàu thì xảy ra cảnh chồng Bắc vợ Nam. Huê lợi về rẫy không được bền, sau năm bảy năm, họ trồng các loại khác, kém huê lợi hơn vì đất lần lần mất chất màu mỡ. Người quá nghèo không còn bà con bên Tàu thì cố gắng ở lại xóm rẫy. Trong trường hợp thiếu thuế, họ đành tự giam hãm trong làng, lo hối lộ từng chập cho hương chức hội tề để khỏi bị bắt. Hoặc dời chỗ, cải trang như trường hợp của người mang tên là Trần Văn Sơn, 60 tuổi, người Triều Châu để búi tó, mặc quần áo như người Việt Nam bị bắt vào tháng chạp 1914 ở Gò Quao vì bị tình nghi là theo Thiên Địa Hội. Ông này khai thật rằng qua Việt Nam hồi năm 38 tuổi, ở Bạc Liêu làm ăn 3 năm, ở Cần Thơ 8 năm, ở Cà Mau 3 năm, ở Rạch Giá từ 3 năm qua nhưng rốt cuộc làm ăn không khá, đành mua tấm giấy lão của người Việt tên Phạm Văn Lê. Vì sợ tung tích bại lộ nên ông ẩn lánh ở sốc người miên. Về tình trạng của nông dân nghèo năm 1908, nhà cách mạng Trần Chánh Chiếu cũng là điền chủ lớn ở Rạch Giá đã viết bài đăng trên tờ Lục Tỉnh Tân Văn số 42, tháng 9/1908 (hai tháng sau là ông bị bắt vì việc vận động Đông Du). Bài lấy hai câu thơ “Nhị ngoạt mại tân ti. Ngũ ngoạt khiếu tân cốc” làm nhan đề. Người Nhiếp di Trung làm bài thơ Mảng Nông có câu thơ rằng : tháng hai bán tơ mới, tháng năm bán lúa sớm, cắt thịt vá ghẻ nghĩa là đở ngặt vậy chớ khổ cũng hoàn khổ. Thương hại cho dân nghèo ra thân đi làm tá điền, vì trong tay không có nghề sản nên mới chui đụt đỡ giấc, nói tiếng làm ruộng chớ kỳ trung đi kiếm ăn cho qua ngày tháng. Làm ruộng gì mà mãn nhứt đại không có dư một hột lúa dính tay, lẽ thì ba năm làm mới có một năm thiếu ăn, có đâu hụt trước thiếu sau, lúa gặt vừa rồi đã đi lãnh ruộng giao, lãnh công cấy công phát. Một năm 12 tháng, làm ruộng thật sự có bốn năm tháng còn bảy tám thán dư linh làm nghề chi ? Vì không có nghề trong tay nên mới rủ nhau đánh cờ chó, hoặc đi coi đánh cờ bạc, chà lết mòn quần rách áo. Thương ôi, dốt đặc hơn cá tôm, vụng về hơn trùng dế. Dân nước khác tiếc tới giờ tới phú như tiền bạc, dân nước mình phí ngày tháng như nước trôi. Uổng thay, từ già tới trẻ, từ nam tới nữ đều luống những đêm ngày. Nghe ai cho vay thì mừng hớn hở, hỏi rồi nào lo trông trả. Vì vô nghề nghiệp nên mới sanh tệ trong xứ như thế. Làm người phải biết thương cái thể diện của mình. Kẻ thương quê hương phải hết sức giúp cho nền công nghệ thì có ngày trừ đặng việc tình tệ mới bày tỏ trước đó. Hơn 20 năm sau, vài học giả Pháp nghiên cứu tình hình kinh tế, tình hình đất đai miền Nam, cách khẩn hoang ở Hậu giang, vấn đề cho vay, việc phân phối đất đai... rồi đưa ra vài biện pháp “xây dựng”. Nhưng gẫm lại, việc nghiên cứu của họ chỉ là thương vay khóc mướn, không tiến bộ bằng bài báo trên. Vấn đề chánh là tá điền sống trong tình trạng bán thất nghiệp, ruộng một mùa, độc canh ; kỹ thuật thì không hơn thời vua Tự Đức, nếu không nói là thời Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp. Bi thảm nhứt là năm mất mùa, bao nhiêu lúa phải gom lại để trả địa tô để rồi xuất cảng, trong khi “những người mạnh khỏe, nếu tìm được công việc làm (làm mướn trong xóm) cũng khó đủ tiền để mua gạo ăn trong ngày, vì giá lúa cứ tăng lên tại địa phương”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfh8_8387.pdf
Tài liệu liên quan