Tiểu luận Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta

XĐGN theo hướng bền vững dựa trên trụ cột cơ bản là: tạo cơ hội cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập; mở rộng khả năng cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ xã hội cơ bản ( y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt ) có tính chất lượng, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Vì vậy mà ASXH được đảm bảo. XĐGN góp phần quan trọng giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, giúp người nghèo vươn lên làm giàu. Việc gắn giảm nghèo với phát triển hệ thống ASXH là mục tiêu cơ bản và là giải pháp quan trọng trong công cuộc xây dung nền kinh tế vững mạnh.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Những văn bản pháp quy của Việt Nam lien quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Chương trình 135 Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững. I.Những văn bản pháp quy của Việt Nam lien quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta. 1.Chương trình 135 Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; - Căn cứ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ; - Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, QUYẾT ĐỊNH : Phê duyệt Chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với những nội dung chủ yếu như sau: a. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. b) Mục tiêu cụ thể: - Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. - Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010. - Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.   Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước;  100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn. - Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí. - Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn. 2.chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm - Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo mới) đến năm 2005 còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2% (khoảng 28 - 30 vạn hộ/năm); không để tái đói kinh niên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản; - Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 - 1,5 triệu lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn khoảng 5 - 6%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. b) Nội dung: Bao gồm ba nhóm dự án: - Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung: + Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; + Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; + Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long); - Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135: + Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo; + Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo; + Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo; + Dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo (bao gồm: ổn định dân di cư tự do, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư theo quy hoạch; các dự án của chương trình 773 cũ thuộc ngành nông nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1123/CP-NN ngày 06 tháng 12 năm 2000 về việc chuyển dự án thuộc chương trình 773); + Dự án Định canh định cư ở các xã nghèo. (Các xã đặc biệt khó khăn được tiếp tục thực hiện các dự án thuộc chương trình 135 "Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa" - chương trình Xoá đói giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực, theo các Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 và số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc quy định của Quyết định này). - Nhóm các dự án Việc làm: + Dự án Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm; + Dự án Nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm; + Dự án Điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động; + Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm 3. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ) a. Mục tiêu của Chương trình đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với mức ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với mức 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Mục tiêu (trọng tâm thực hiện) đến năm 2005: - Tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn đủ nước sạch và hố xí hợp vệ sinh; - Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã; - Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại các hồ, ao, sông, suối… II. Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu.Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển.Vào những năm cuối của thế kỉ 21 trên thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc châu Á – Thái bình dương.Đây là một trở ngại, một thách thức đối với sự phát triển của các nước trên thế giới.Một xã hội muốn phát triển bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng đó là phải biết quan tâm tới mọi thành viên trong xã hội, chính vì vậy mục tiêu con người đã được các quốc gia trên thế giới đặt ra và tổ chức thực hiện.Trong đó xóa đói giảm nghèo là một chính sách quan trọng.Và nó là một trong những chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội phát triển bền vững. Tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9-1993 đã đưa ra khái niệm nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của các địa phương.Ngày nay, trên quan điểm quản lý vĩ mô , khái niệm đói nghèo thường được sử dụng với hai cấp độ, đó là: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu khác như chữa bệnh , học tập, đi lại.Còn theo ngân hang thế giới, nghèo tuyệt đối là những người có thu nhập bình quân dưới 1USD/ngày. Nghèo tương đối trước hết gắn liền với tình trạng một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội.Theo ngân hang thế giới, nghèo tương đối là những người cos thu nhập bình quân dưới 2USD/ngày.Bên cạnh đó, nghèo tương đối còn bao gồm nhiều khía cạnh như : thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong lúc gặp khó khăn … Đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của những người rơi vào cảnh đói nghèo , mà còn là một vấn đề xã hội lớn , cần có sự quan tâm của toàn xã hội.Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc : Đói nghèo gây suy thoái kinh tế ; gia tăng tội phạm xã hội ; tăng dịch bệnh…những hậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc , làm cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm. Chính vì vậy , xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kì quốc gia nào nhằm hướng tới một xã hội công bằng và văn minh.Đó là tổng thể những biện pháp của Nhà nước và xã hội , của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thu nhập , thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định cho từng địa phương và từng giai đoạn.Như vậy, xóa đói giảm nghèo , một mặt là sự can thiệp của nhà nước , mặt khác là sự tự vận động của chính các đối tượng thuộc diện đói nghèo.Trong đó sự can thiệp của Nhà nước chỉ mang tính tạo lập môi trường và hỗ trợ , sự tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện đói nghèo mới mang tính quyết định.Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội thể hiện ở những lí do sau. Thứ nhất , an sinh xã hội với mục đích là tạo ra hệ thống các tấm lá chắn bảo vệ cho các thành viên trong xã hội , cùng với bảo hiểm xã hội , cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội , các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới bảo vệ toàn diện cho các thành viên trong xã hội.Nếu như đối tượng của bảo hiểm xã hội là những người lao động , cứu trợ xã hội hướng tới những người gặp khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống , ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với nước , thì xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dế bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo. Thứ hai , mặc dù bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn , nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung chứ không phải những người nghèo.Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù đối tượng là những người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ giúp này thường có tính tức thì và ngắn hạn. Với đối tượng là những người nghèo , xóa đói giảm nghèo giúp người nghèo thoát nghèo , tự đảm bảo cuộc sống của mình, được coi là chính sách có tính lâu dài và bền vững, góp phần tạo ra lưới an sinh toàn diện cho quốc gia. Thứ ba, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo; góp phần xây dựng một xã hội ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần.Thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo không chỉ đem lại mặt ý nghĩa về kinh tế là tạo thêm thu nhập cho người nghèo ổn định cuộc sống lâu dài, mà nó còn góp phần phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở để tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Thứ tư, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập.Với những chính sách thiết thực như : cho người vay ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, các chương trình khuyến nông…Bên cạnh đó, người nghèo còn được tiếp cận với các dịch vụ như y tế cho người nghèo, giáo dục, nước sạch và vệ sinh…Xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sức khỏe nhân dân,xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh,giảm khoảng trống ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, ổn định tinh thần, tự tin vào bản thân mình. Từ đó giúp người dân nghèo hiểu rằng trong một xã hội, họ không bị bỏ rơi trong mọi hoàn cảnh.Đây là cơ sở tạo niềm tin cho mọi người dân vào thể chế chính trị của đất nước, vào cuộc sống làm cho nền chính trị ổn định, kinh tế và xã hội phát triển hài hòa. Thứ năm, xóa đói giảm nghèo, xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội.Xóa đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần làm thế nào cho người nghèo thoát nghèo mà còn là làm thế nào để người nghèo không tái nghèo.Khi tỷ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần tới sự giúp đỡ của các chính sách an sinh xã hội.Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ được giảm xuống. Thứ sáu, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho các chính sách an sinh xã hội tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp an sinh xã hội.Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ an sinh xã hội sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội cũng giảm.Do đó người nghèo cũng như những người gặp khó khăn có điều kiện nhận được mức trợ cấp tốt hơn. Thứ bảy, xóa đói giảm nghèo để đạt tới một xã hội công bằng, văn minh là một chương trình lớn của toàn xã hội.Do đó cần sự giúp đỡ của mọi người dân trong xã hội, từ đó mọi người biết quan tâm, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội phát triển kinh tế và được hưởng những dịch vụ chăm sóc về vật chất và tinh thần.Đồng thời, xóa đói giảm nghèo không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính quốc tế.Xóa đói giảm nghèo không chỉ giúp một quốc gia phát triển bền vững mà còn giúp toàn thể nhân loại phát triển bền vững. Tóm lại xóa đói giảm nghèo là một chính sách quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững.Thực hiện tốt chính sách này sẽ góp phần xây dựng một nền kinh tế và xã hội bền vững.Vì vậy tất cả chúng ta cần chung sức để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn-thế giới không còn đói nghèo. CÂU II: Vì sao xóa đói giảm nghèo ( XĐGN) lại góp phần đảm bảo An Sinh Xã Hội ( ASXH) bền vững? Bài làm Đói nghèo là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: đói nghèo gây suy thoái kinh tế, gia tăng tội phạm xã hội, tăng dịch bệnh do không đủ sức chống chọi với bệnh tật, gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến tranh, làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu, làm giảm tuổi thọ của con người… Những hậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc, làm cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm. Vì vậy XĐGN là một trong những mục tiêu quốc gia quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chưa phát triển để hướng tới phát triển một xã hội công bằng và văn minh. Chính sách ASXH có hai chức năng cơ bản là: bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu về thu nhập, khi các thành viên xã hội đang hoạt động linh tế hoặc mọi công dân khi nghỉ hưu, mọi người nghèo, cho phép họ duy trì mức sống cơ bản. XĐGN góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững. Mặc dù Bảo Hiểm Xã Hội là một chính sách ASXH lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ Bảo Hiểm Xã Hội chủ yếu là những người có thu nhập bậc trung, chứ không phải người nghèo. Còn với chính sách Cứu Trợ Xã Hội, mặc dù người nghèo là một trong những đối tượng được hưởng , nhưng các trợ giúp này thường có tính tức thì và ngắn hạn. Vì vậy, XĐGN được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, góp phần tạo ra mạng lưới ASXH toàn diện cho mỗi quốc gia. XĐGN là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với Bảo Hiểm Xã Hội, Cứu Trợ Xã Hội và Ưu Đãi Xã Hội, các chương trình XĐGN tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên trong xã hội. Nếu như Bảo Hiểm Xã Hội hướng tới đối tượng là người lao động, Cứu Trợ Xã Hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, Ưu Đãi Xã Hội hướng tới những người có công với nước, thì XĐGN hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo. XĐGN là một trong những ưu tiên hàng đầu nhầm phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, đảm bảo ASXH phát triển tăng trưởng bền vững. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và vùng bị ảnh hưởng thiên tai còn nhiều khó khăn. Các chính sách tín dụng ưu đãi để khuyến khích người nghèo, người yếu thế có nhiều cơ hội việc làm để cải thiện cuộc sống, giúp người nghèo có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện quan tâm đến các chính sách ASXH của nhà nước để góp phần thúc đẩy hệ thống ASXH phát triển. XĐGN theo hướng bền vững dựa trên trụ cột cơ bản là: tạo cơ hội cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập; mở rộng khả năng cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ xã hội cơ bản ( y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt…) có tính chất lượng, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Vì vậy mà ASXH được đảm bảo. XĐGN góp phần quan trọng giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, giúp người nghèo vươn lên làm giàu. Việc gắn giảm nghèo với phát triển hệ thống ASXH là mục tiêu cơ bản và là giải pháp quan trọng trong công cuộc xây dung nền kinh tế vững mạnh. XĐGN, xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH. Khi tỷ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần sự trợ giúp của chính sách ASXH. Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho trợ cấp ASXH sẽ được giảm xuống. XĐGN tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc làm tăng mức trợ cấp ASXH. XĐGN và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vậy, người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn. Nguồn lực cho XĐGN khá lớn, bao gồm từ ngân sách nhà nước, sự đóng góp của xã hội, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Công tác XĐGN đặt mục tiêu là giảm nghèo nhanh nhưng phải bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31541.doc
Tài liệu liên quan