Tiểu luận Nội dung, phơng pháp lập bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp

Một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là Vốn kinh doanh, làm thế nào để có đủ được Vốn kinh doanh cần thiết và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây cũng là một vấn đề mà công ty cổ phần Khoáng Sản Yên Bái đang tìm mọi cách để giải quyết một cách thoả đáng nhất. Trong thời gian viết tiểu luận và xin số liệu thực tế tại công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái, đi sâu vào phân việc tìm hiểu và phân tích các chỉ tiêu trong BCĐKT và BCKQKD, đã cho tôi phần nào thấy rằng việc lập BCĐKT và BCKQKD là rất cần thiết và quan trọng, nó đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, đây là công cụ để lãnh đạo Xí nghiệp đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. Hiện tại, mặc dù tình hình tài chính tại công ty Khoáng sản Yên Bái đang có rất nhiều thuận lợi nhưng để có được tình trạng khả quan như vậy trong tương lai, doanh nghiệp vẫn cần cố gắng hợp lý hoá, sử dụng và điều phối vốn sao cho có hiệu quả nhất và đã thu được những kết quả tốt như trên. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Nguyễn Quốc Trân và phòng kế toán công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận này.

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung, phơng pháp lập bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. Bộ, tổng Công ty Mẫu số B02-DN Đơn vị :............ Kết quả hoạt động kinh doanh Ngày ... tháng ... năm 200N Phần I - Lãi lỗ Đơn vị tính …. Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm (1) (2) (3) (4) (5) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 +Chiết khấu thương mại 04 +Giảm giá hàng bán 05 +Hàng bán bị trả lại 06 +Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ (01-03) 10 2. Giá vốn hàng bán 11 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5. Chi phí tài chính Trong đó: Lãi vay phải trả 22 23 6. Chi phí bán hàng 24 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 30 9. Thu nhập khác 31 10. Chi phí khác 32 11. Lợi nhuận khác( 40 = 31- 32) 40 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50 = 30 + 40) 50 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 14. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51) 60 4. Các nguyên tắc trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD BCĐKT và BCKQKD vừa phải đáp ứng các nguyên tắc chung trong việc trình bày thông tin trên BCTC vừa phải đáp ứng các nguyên tắc riêng áp dụng cho từng loại báo cáo tài chính. 4.1. Các nguyên tắc chung trong việc trình bày BCTC + Nguyên tắc thước đo tiền tệ: Các thông tin trình bày trên BCTC phải tuân thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bày các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán + Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hình thức của giao dịch hay sự kiện. + Nguyên tắc trọng yếu: Mọi thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽ trong BCTC vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. + Nguyên tắc tập hợp: Đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích BCTC. + Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này tới niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp. + Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước. + Nguyên tắc dồn tích: BCTC cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên BCTC phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh. + Nguyên tắc bù trừ: BCTC cần trình bày riêng biệt tài sản có và tài sản nợ, không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu và tài sản thuần của doanh nghiệp. 4.2. Các nguyên tắc riêng khi trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 4.2.1. Nguyên tắc trình bày thông tin trên Bảng cân đối kế toán. + Nguyên tắc phương trình kế toán(tính cân bằng của BCĐKT): Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải luôn tương đương với tổng số nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng phương trình: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn hay TSLĐ và ĐT ngắn hạn + TSCĐ và ĐT dài hạn = Nợ phải trả + NVCSH Vì vậy tại bất kì thời điểm nào, nếu lập BCĐKT thì phần tài sản và phần nguồn vốn cũng phải cân bằng nhau. Sau mỗi chu kì hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị mặc dù có nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh nhưng khi kết thúc chu kì, lập BCĐKT thì quan hệ cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn ở đơn vị vẫn đảm bảo Để chứng minh tính cân bằng của bảng cân đối kế toán, trước hết người ta có thể khái quát toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị chỉ rơi vào bốn trường hợp: Vốn tăng – vốn giảm Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm Vốn tăng – nguồn vốn tăng Vốn giảm – nguồn vốn giảm Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chỉ tác động tới các chỉ tiêu bên tài sản của bảng cân đối kế toán, làm một loại vốn tăng và một loại vốn khác giảm với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên tài sản không thay đổi. Tính cân bằng của bảng cân đối kế toán vẫn giữ nguyên. Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến chỉ tiêu bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán ,làm một loại nguồn vốn tăng và nguồn vốn khác giảm với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên nguồn vốn không thay đổi. Tính cân bằng của bảng cân đối kế toán vẫn giữ nguyên. Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến chỉ tiêu cả bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, làm một loại vốn tăng thêm và một loại nguồn vốn cũng tăng thêm với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều tăng với số tiền như nhau. Tính cân bằng vẫn đảm bảo. Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến chỉ tiêu cả bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, làm một loại vốn giảm đi và một loại nguồn vốn cũng giảm đi với số tiền như nhau. Số tổng cộng bên tài sản và bên nguồn vốn đều giảm đi với số tiền như nhau. Tính cân bằng vẫn đảm bảo. Vì vậy tại bất kì thời điểm nào nếu lập bảng cân đối kế toán thì số tổng cộng bên tài sản vẫn cân bằng với số tổng cộng bên nguồn vốn. + Nguyên tắc số dư: Chỉ những tài khoản có số dư mới được trình bày trên BCĐKT. Những tài khoản có số dư là những tài khoản phản ánh tài sản (tài sản có) và những tài khoản phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (tài sản nợ). Các tài khoản không có số dư phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không được trình bày trên BCĐKT mà được trình bày trên BCKQKD. + Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Các khoản mục tài sản có của doanh nghiệp được trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần như sau: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tiền Đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu Tồn kho Tài sản cố định và đầu tư dài hạn +Nguyên tắc trình bày nợ phải trả theo thời gian: Các khoản nợ phải trả được trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn được trình bày trước, các khoản vay và nợ dài hạn được trình bày sau. 4.2.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh. + Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản suất - kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp; Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính; Hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường. +Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. +Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ và được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. * Một điều cần lưu ‏‎‎ý là khi lập BCKQKD thì người lập phải quan tâm tới đối tượng sẽ đọc báo cáo này là ai để trong từng trường hợp cụ thể, lập BCKQKD sao cho có lợi cho doanh nghiệp của mình nhất. 5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp (sổ cái) và chi tiết các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và BCĐKT kỳ trước (quý trước, năm trước) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp (sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9) và sổ kế toán các tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước". 6. Những công việc cần phải làm trước khi lập Báo cáo tài chính. Thông tin do kế toán cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán rất cần thiết, làm cơ sở cho việc đưa ra các quy định về kinh tế tài chính của các nhà đầu tư, tài trợ, cổ đông, cơ quan tài chính, cơ quan thuế...Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, đảm bảo độ tin cậy của số liệu, tài liệu kế toán, trước khi lập báo cáo kế toán, kế toán phải tuân thủ thực hiện những công việc sau đây: - Thu nhận đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đến thời điểm lập báo cáo. - Phải hoàn thành ghi sổ kế toán tổng hợp chỉ tiêu cơ sở chứng từ đã thu nhận. - Kiểm tra các số liệu, tài liệu kế toán, đối chiếu khớp đúng các sổ có liên quan, phát hiện các chênh lệch và xử lý chênh lệch theo chế độ kế toán hiện hành. - Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh (các bút toán, các định khoản điều chỉnh, kết chuyển trước khi khoá sổ kế toán như nghiệp vụ phân bổ, nghiệp vụ xử lý chênh lệch, nghiệp vụ kết chuyển chi phí, kết quả lãi (lỗ) kinh doanh). Trong trường hợp cần thiết thì có thể phải kiểm kê tài sản, xác minh công nợ (xác nhận công nợ). - Kiểm tra số liệu ghi trên Bảng cân đối kế toán ngày 31-12 năm trước để làm căn cứ ghi Bảng Cân đối kế toán năm nay cột “Số đầu năm”, số liệu này trong suốt niên độ kế toán không thay đổi. II. Phương pháp lập BCĐKT và BCKQKD 1.Phương pháp lập BCĐKT + Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu ở cột số cuối kì trong bảng cân đối kế toán cuối năm trước để ghi vào tong chỉ tiêu tương ứng. Chỉ tiêu nào có dòng “Năm trước”, dòng “Năm nay” thì khi chuyển sang cột Số đầu năm, số liệu ghi vào dòng “Năm trước”. + Cột số cuối kỳ: do các chỉ tiêu báo cáo có thể không hoàn toàn phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phản ánh ở tài khoản kế toán, vì vậy phải căn cứ vào nội dung chỉ tiêu báo cáo trong bảng cân đối kế toán để xem phải lấy số liệu ở những tài khoản nào để ghi cho thích hợp. Cách lập bảng cân đối kế toán ở các doanh nghiệp hiện nay có thể khái quát cách lập bảng như sau: Chỉ tiêu báo cáo phù hợp hoàn toàn với chỉ tiêu kinh tế tài chính mà tài khoản phản ánh (tài khoản cấp 1) thì lấy số dư cuối kỳ của tài khoản đó để ghi: + Số dư Nợ của tài khoản vốn ghi vào chỉ tiêu vốn tương ứng phần “Tài sản” trong bảng cân đối kế toán. + Số dư Có của tài khoản nguồn vốn ghi vào chỉ tiêu nguồn vốn tương ứng ở phần “Nguồn vốn” trong bảng cân đối kế toán. + Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh phản ánh ở các tài khoản điều chỉnh. Nếu là điều chỉnh tăng thì căn cứ số dư cuối kỳ ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán. Nếu là điều chỉnh giảm và các chỉ tiêu dự phòng thiệt hại về vốn thì căn cứ số dư Có cuối kỳ của tài khoản điều chỉnh ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán bằng số âm (bằng bút mực đỏ). + Chỉ tiêu nào trong bảng cân đối kế toán liên quan đến nhiều tài khoản kế toán thì phải tổng hợp số dư cuối kỳ của các tài khoản có liên quan để xác định số liệu phải ghi vào chỉ tiêu này. Ví dụ: Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” mã số 314: PhảI lấy số dư Có (chi tiết của tài khoản 131) cộng với số dư Có ở tài khoản cấp 2, tài khoản 3387 để ghi. + Chỉ tiêu nào liên quan đến tài khoản cấp 2, lấy số dư cuối kỳ ở tài khoản cấp 2 để ghi. Ví dụ: Chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” mã số 135: Lấy số dư Nợ tài khoản 1361 để ghi. + ở các tài khoản phản ánh công cụ nợ, có thể vừa có dư Nợ, vừa có dư Có, đối với các đối tượng có quan hệ công nợ thì không được bù trừ lẫn nhau, chỉ dư ở một bên của tài khoản, còn ở tài khoản chi tiết mới có dư Nợ, dư Có riêng đối với từng đối tượng. + Các chỉ tiêu ngoài bảng: Lấy số dư Nợ cuối kỳ ở các tài khoản ngoài bảng để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. Chi tiết về bảng CĐKT cụ thể đã được trình bày ở trên( mẫu số B01 ). 2. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo KQHĐKD Phần I: Lãi , lỗ Số liệu ghi vào cột 4 ‘‘Kỳ trước’’ của phần ‘‘lãi lỗ’’ của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 ‘‘Kỳ này’’ của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp. Số liệu ghi vào cột 5 ‘‘Luỹ kế từ đầu năm’’ của phần I ‘‘ Lãi, lỗ’’ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này dược căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 (luỹ kế từ đầu năm) của báo cáo kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 (kỳ này), kết quả tìm được ghi vào cột 5 của báo cáo kỳ này theo từng chỉ tiêu phù hợp. 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) : Chỉ tiêu này phản ảnh tổng doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 511 ‘‘Doanh thu bán hàng’’ và tài khoản 512 ‘‘Doanh thu nội bộ’’ trong kỳ báo cáo. 2. Các khoản giảm trừ (Mã số 03) : Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo. Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 * Chiết khấu thương mại (Mã số 04) : Chỉ tiêu này phản ảnh tổng số chiết khấu thương mại cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên có của tài khoản 521. * Giảm giá hàng bán (Mã số 05): Chỉ tiêu này phản ảnh tổng số giảm giá hàng bán theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hoá , thành phẩm, dịch vụ đã phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” trong kỳ báo cáo * Giá trị hàng bán bị trả lại (Mã số 06): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” trong kỳ báo cáo. * Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp (Mã số 07): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước theo số doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh Có của các tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” và tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ tài khoản 511, 512 và số phát sinh bên có tài khoản 3331 “thuế GTGT phải nộp” đối ứng với bên Nợ của tài khoản 511, trong kỳ báo cáo. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo (sau khi trừ (-) trị giá mua hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng phát sinh trong kỳ cáo cáo. Mã số = Mã số 10 - Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) thuế GTGT theo phưong pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt độngkhác) phát sinh trong kỳ cáo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có tài khoản 911 trong kỳ báo cáo. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh...phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có tài khoản 635 đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 trong kỳ báo cáo. 8. Lãi vay phải trả (Mã số 23) : Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 635. 9. Chi phí bán hàng (Mã số 24): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh Có của tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo. 10. Chi phí quản lí doanh nghiệp (Mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của tài khoản 642 “CPQLDN” và số phát sinh Có của tài khoản 1422 “CPCKC” (chi tiết phần CPQLDN), đối ứng với bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo. 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - ( Mã số 22 + Mã số 24 + Mã số 25) 12. Thu nhập khác (Mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác ( đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Nợ của tài khoản 711”Thu nhập khác” đối ứng với bên có của tàIi khoản 911 trong kỳ báo cáo. 13. Chi phí khác (Mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng bên Nợ của tài khoản 911 trong kỳ báo cáo. 14. Lợi nhuận khác (Mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác ( đã trừ (-) thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31- Mã số 32 15. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 50): Chỉ tiêu này phản ánh các tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kimh doanh, hoạt động khác phát sinh tong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 16. Thuế TNDN phải nộp ( Mã số 51): Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiêp trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 3334 “Thuế TNDN” trừ đi số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quí‏‎ lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. 17. Lợi nhuận sau thuế (Mã số 60): Chỉ tiêu này phản ánh các tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế TNDN phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước - Số còn phải nộp đầu kỳ (cột 3) : cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ( theo từng khoản mục) gồm cả số phải nộp của năm trước kết chuyển sang. Số liệu để ghi vào cột này ở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 của báo cáo kỳ trước. - Số còn phải nộp kỳ này (cột 4) : cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp (theo từng khoản mục). Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào sổ kế toán của tài khoản 333. - Số đã nộp trong kỳ (cột 5): cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo, gồm cả số của kỳ trước chuyển sang. - Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm(cột 6): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 của kỳ báo cáo kỳ trước cộng với số ghi ở cột 4 của kỳ báo cáo này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp. - Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm (cột 7): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn đã nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi ở cột này được căn cứ vào số liệu ở cột 7 của báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ghi ở cột 5 “số đã nộp trong kỳ”của báo cáo kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp. - Số còn phải nộp đến cuối kỳ (cột 8): cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả thuế còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ”cộng với số liệu cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” trừ số liệu cột 5 “Số đã nộp trong kỳ”. Phần ii: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị tính:.......... Chỉ tiêu Mã số Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp Số phải nộp Số đã nộp 1 2 3 4 5 6 7 8=3+4+5 I. Thuế 1. Thuế GTGT phải nộp Trong đó: Thuế GTGT hàng nhập khẩu 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Thuế xuất, nhập khẩu 4. Thuế TNDN 5. Thu trên vốn 6. Thuế tài nguyên 7. Thuế nhà đất 8. Tiền thuê đất 9. Các loại thuế khác II. Các khoản phải nộp khác 1. Các khoản phụ thu 2. Các khoản phí, lệ phí 3. Các khoản phải nộp khác 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 30 31 32 33 Tổng cộng 40 Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm này Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp................... - Nội dung của phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” và cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” được cụ thể như sau: 1) Chỉ tiêu thuế (Mã số 10): dùng để phản ảnh tổng số tiền các loại thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và các loại thuế khác. 2) Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán nội địa"(Mã số 11): dùng để phản ảnh tổng số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ nội địa. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333(33311) trong kỳ báo cáo . - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (33311). 3) Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" (Mã số 12): dùng để phản ảnh tổng số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333(33312) trừ số thuế GTGT hàng nhập khẩu được giảm và số thuế GTGT hàng nhập khẩu trả lại cho người bán. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (33312). 4) Chỉ tiêu "Thuế tiêu thụ đặc biệt" (Mã số 13): dùng để phản ảnh tổng số thuế tiêu thụ phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3332). - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3332). 5) Chỉ tiêu "Thuế xuất, nhập khẩu" (Mã số 14): dùng để phản ảnh tổng số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3333). - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3333). 6) Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15): dùng để phản ảnh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3334). - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3334). 7) Chỉ tiêu "Thu trên vốn" (Mã số 16): dùng để phản ảnh số tiền thu trên vốn phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3335) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3335) trên sổ cái. 8) Chỉ tiêu "Thuế tài nguyên" (Mã số 17): dùng để phản ảnh số tiền thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3336) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3336) trên sổ cái. 9) Chỉ tiêu "Thuế nhà đất" (Mã số 18): dùng để phản ảnh số tiền thuế nhà đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo . - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái. 10) Chỉ tiêu "Tiền thuê đất" (Mã số 19): dùng để phản ảnh số tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3337) trên sổ cái. 11) Chỉ tiêu "Các loại thuế khác" (Mã số 20): dùng để phản ảnh các loại thuế khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo . - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3338) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3338) trên sổ cái. 12) Chỉ tiêu "Các khoản phải nộp khác" (Mã số 30): dùng để phản ảnh các khoản phải nộp khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. 13). Chỉ tiêu "Các khoản phụ thu" (Mã số 31): dùng để phản ảnh các khoản phụ thu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo. - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. 14). Chỉ tiêu "Các khoản phí, lệ phí" (Mã số 32): dùng để phản ảnh các khoản phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo . - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. 15). Chỉ tiêu "Các khoản khác" (Mã số 32): dùng để phản ảnh các khoản khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo . - Số liệu để ghi vào cột 4 căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột 5 căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của tài khoản 333 (3339) trên sổ cái. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa. - Phần này được thiết kế gồm có 4 cột : + Cột 1: “Chỉ tiêu”, phản ánh danh mục các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và bán hàng nội địa. + Cột 2: “Mã số”, phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo. + Cột 3: “Kỳ này”, phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo. + Cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm”, căn cứ vào số liệu ghi ở cột “Luỹ kế từ đầu năm” của kỳ trước, cộng với số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp. phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế gtgt hàng bán nội địa đơn vị tính :............. Chỉ tiêu Mã số Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 I. Thuế GTGT được khấu trừ 1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12 = 13 + 14 + 15) Trong đó: a. Số thuế GTGT đã khấu trừ b. Số thuế GTGT đã hoàn lại c. Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua d. Số thuế GTGT không được khấu trừ 4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (17 =10 + 11 - 12) II. Thuế GTGT được hoàn lại 1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được hoàn lại 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (23 = 20 + 21 - 22) III. Thuế GTGT được miễn giảm 1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được miễn giảm 3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm 4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (33 = 30 + 31 - 32) IV. Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa 1. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ 2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh 3. Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 4. Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá 5. Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp 6. Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách 7. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ [46 = 40 - (42 + 43 + 44 + 45) 10 11 12 13 14 15 16 17 20 21 22 23 30 31 32 33 40 41 42 43 44 45 46 x x x x x x x x Ghi chú: các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu Ngày ... tháng ... năm 200N Nguời lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “luỹ kế đầu năm” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “luỹ kế đầu năm”của kỳ trước, cộng với số liệu ghi ở cột 3 “kỳ này”của báo cáo kỳ này , kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi ở cột 3 “kỳ này”như sau: Mục I : Thuế giá tri gia tăng được khấu trừ 1) Số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ, còn được hoàn lại ( Mã số 10): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ , còn được hoàn lại kỳ trước chuyển sang. 2) Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh (Mã số 11): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định phát sinh trong kỳ. 3) Số thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, thuế GTGT hàng mua trả lại và không được khấu trừ (Mã số 12): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong kỳ , đã được hoàn lại bằng tiền và thuế GTGT không được khấu trừ. Mã số 12 = Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 a)Số thuế GTGT đã khấu trừ (Mã số 13): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ trong kỳ báo cáo . b) Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 14): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ báo cáo. c) Số thuế GTGT hàng bán trả lại, giảm giá hàng mua (Mã số 15): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại người bán, số thuế GTGT đầu vào của hàng mua được giảm giá do kém phẩm chất không được khấu trừ phát sinh trong kỳ báo cáo . d) Số thuế GTGT không được khấu trừ (Mã số 16): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thuộc diện được khấu trừ phải tính, phân bổ cho sản xuất, kinh doanh không chịu thuế GTGT. 4) Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 17): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được thông báo hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả đến cuối kỳ báo cáo. Mã số 17 = Mã số 10 + Mã số 11 - Mã số 12 Mục II: Thuế GTGT được hoàn lại 1) Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 20): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ trước vẫn chưa được ngân sách Nhà nước hoàn trả lại bằng tiền. 2) Số thuế GTGT đã được hoàn lại phát sinh (Mã số 21): dùng để phản ảnh số thuế GTGT được cơ quan thuế thông báo cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ. 3) Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 22): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ. 4) Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 23): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu vào đã được thông báo hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả đến cuối kỳ báo cáo: Mã số 23 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 Mục III: Thuế GTGT được giảm 1) Thuế GTGT được giảm đầu kỳ (Mã số 30): chỉ tiêu này dùng để phản ảnh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét giảm và đã được thông báo giảm nhưng đến cuối kỳ trước chưa xử lý. 2) Số thuế GTGT được giảm phát sinh (Mã số 31): dùng để phản ảnh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét giảm và đã được thông báo giảm trong kỳ báo cáo. 3) Số thuế GTGT đã được giảm (Mã số 32): dùng để phản ảnh số thuế GTGT được giảm và đã được xử lý trong kỳ báo cáo bao gồm số thuế được giảm đã được ngân sách Nhà nước trả lại hoặc trừ vào số thuế GTGT phải nộp. 4) Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ (Mã số 33): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đã được cơ quan thuế thông báo giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý. Mã số 33 = Mã số 30 + Mã số 31 - Mã số 32 MụcIV: Thuế GTGT bán hàng nội địa 1) Chỉ tiêu "Thuế GTGT bán hàng nội địa còn phải nộp đầu kỳ " (Mã số 40): dùng để phản ảnh số thuế GTGT bán hàng nội địa của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa và các khoản thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường còn phải nộp kỳ trước chuyển sang. 2) Chỉ tiêu "Thuế GTGT đầu ra phát sinh" (Mã số 41): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu ra của bán hàng nội địa đã phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. 3) Chỉ tiêu "Thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ" (Mã số 42): dùng để phản ảnh số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. 4) Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá" (Mã số 43): dùng để phản ảnh số thuế GTGT của hàng bán nội địa bị trả lại, bị giảm giá do kém phẩm chất phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. 5) Chỉ tiêu "Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp" (Mã số 44): dùng để phản ảnh số thuế GTGT của hàng bán nội địa được giảm trừ vào thuế phải nộp phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. 6) Chỉ tiêu "Thuế GTGThàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước" (Mã số 45): dùng để phản ảnh số thuế GTGT của hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. 7) Chỉ tiêu "Thuế GTGThàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ" (Mã số 46): dùng để phản ảnh số thuế GTGT của hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ báo cáo. Mã số 46 = Mã số 40 + Mã số 41 - Mã số 42 - Mã số 43 - Mã số 44 - Mã số 45 phần ii Thực trạng lập BCTC tại công ty cổ phần khoáng sản Yên báI năm 2003 I. Đặc điểm công ty 1. Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần có vốn nhà nước. 2. Lĩnh vực kinh doanh: Khai thác và chế biến các loại khoáng sản. 3. Tổng số công nhân viên: Công ty có 355 công nhân viên. II. Chính sách kế toán áp dụng Thuế GTGt Tại doanh nghiệp 1. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm 2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển dổi các đồng tiền khác : - Sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép và hạch toán. - Khi qui đổi các đồng tiền khác: căn cứ vào tỉ giá ngoại tệ do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố Thuế GTGTại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ 4. Phương pháp kế toán tài sản cố định: - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ - Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỉ lệ khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo quy định số 1062/TC/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài Chính và theo thời gian hoàn vốn của dự án. 5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá trị thực tế - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá thực tế bình quân gia quyền. - Phươngpháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: - Căn cứ vào trị giá hàng tồn kho. - Mức độ giảm giá trên thị trường. 7. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Sơ đồ H.3: Bộ máy kế toán tại XNLH Vận tải biển pha sông tổ chức kế toán công ty cổ phần khoáng sản yên bái Tổ chức kế toán chi nhánh huyên mù cang chải Tổ chức kế toán chi nhánh huyện trấn yên Tổ chức kế toán chi nhánh huyện yên bình Tổ chức kế toán chi nhabhs huyên văn yên Tổ chức kế toán chi nhánh huyện lục yên : chỉ đạo : báo cáo III. Bảng cân đối kế toán và bckqkd tại công ty: Bộ, tổng công ty:………. Mẫu số B01-DN Đơn vị:………. Ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2003 Đơn vị tính: đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ (1) (2) (3) (4) A.tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 100 10.263.614.121 11.577.055.021 I. Tiền 110 256.972.992 25.702.962 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân quỹ) 111 99.948.551 9.450.057 2. Tiền gửi ngân hàng 112 157.024.441 16.252.905 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 7.198.543.096 8. 546. 652. 859 1. Phải thu của khách hàng 131 7.018.591.206 7.482.787.767 2. Trả trước cho người bán 132 9.468.760 342.578.506 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - Phải thu nội bộ khác 134 135 136 5. Các khoản phải thu khác 138 170.483.130 721.286.586 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 2.454.718.898 2.455.083.819 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu vật liệu tồn kho 142 751.064.955 627.989.730 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 93.157.056 54.696.730 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 1 (1) 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.538.922.155 1.703.322.224 6. Hàng tồn kho 146 71.574.250 69.075.136 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động khác 150 353.379.135 549.615.381 1. Tạm ứng 151 353.379.135 537.817.381 2. Chi phí trả trước 152 11.798.000 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 VI. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi Sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 8.010.049.764 8.151.120.210 I. Tài sản cố định 210 4.997.951.417 5.068.159.652 1. Tài sản cố định hữu hình 211 4.997.951.417 5.068.159.652 - Nguyên giá 212 11.717.165.252 13.736.139.549 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 6.719.213.834 8.667.979.896 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 2.992.098.347 3.026.303.880 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 26.303.880 2. Góp vốn liên doanh 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 222 228 2.992.098.347 3.000.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 20.000.000 56.656.678 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 V. Chi phí trả trước dài hạn 241 Tổng cộng tài sản 250 18.273.663.885 19.728.175.231 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 10.189.550.807 10.473.966.525 I. Nợ ngắn hạn 310 6.697.317.807 7.943.247.436 1. Vay ngắn hạn 311 3.507.066.580 4.297.071.826 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 1.466.535.069 1.651.245.618 4. Người mua trả tiền trước 314 2.255.643 956.043 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 463.492.254 (198.478.347) 6. Phải trả công nhân viên 316 541.516.865 883.593.502 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 716.451.396 1.308.858.794 II. Nợ dài hạn 320 3.492.233.000 2.380.327.546 1. Vay dài hạn 321 3.492.233.000 2.380.327.546 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 150.391.543 1. Chi phí phải trả 331 150.391.543 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. nguồn vốn chủ sở hữu 400 8.084.113.077 9.254.208.704 I. Nguồn vốn quỹ 410 7.562.572.597 8.817.747.450 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 3.527.665.021 3.681.816.012 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 1.575.938.287 3.089.463.137 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 97.692.099 258.163.077 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 2.361.277.190 1.788.304.915 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 521.540.479 436.461.553 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 44.856.049 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 476.684.430 436.461.553 3. Quỹ quản lý của cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 Tổng cộng nguồn vốn 430 18.273.663.884 19.728.175.229 Bộ, tổng Công ty Mẫu số B02-DN Đơn vị :............... Kết quả hoạt động kinh doanh Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Phần I - Lãi lỗ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm (1) (2) (3) (4) (5) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 4.573.658 8.093.226 21.783.877 Các khoản giảm trừ 03 +Chiết khấu thương mại 04 +Giảm giá hàng bán 05 +Hàng bán bị trả lại 06 +Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần và về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4.573.658 8.093.226 21.783.877 2. Giá vốn hàng bán 11 1.554.994 4.869.269 12.504.487 3. Lợi nhuận gộp 20 2.018.665 3.223.957 9.279.390 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.750 671.566 676.235 5. Chi phí tài chính Trong đó: Lãi vay phải trả 22 23 174.738 174.738 161.216 161.216 705.740 705.740 6. Chi phí bán hàng 24 1.033.367 1.511.553 4.788.203 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 425.624 1.051.230 2.300.158 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 386.686 1.171.523 2.161.524 9. Thu nhập khác 31 11.050 20.447 38.432 10. Chi phí khác 32 11. Lợi nhuận khác 40 11.050 20.447 38.432 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 397.736 1.191.971 2.199.956 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 1.585 14. Lợi nhuận sau thuế 60 397.736 1.191.971 2.198.371 Phần II - tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Mã số Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp Số phải nộp Số đã nộp 1 2 3 4 5 6 7 8=3+4-5 I. Thuế 10 111.757 324.410 634.645 1.215.809 11.877.779 (198.478) 1.Thuế GTGT phải nộp.Trong đó: Thuế GTGT hàng nhập khẩu 11 12 90.785 207.998 350.000 954.409 1.220.000 (51.217) 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 13 3. Thuế xuất, nhập khẩu 14 4. Thuế TNDN 15 -30.189 110.000 1.584 110.000 (140.189) 5. Thu trên vốn 16 -38.323 (91.882) (38.323) 6. Thuế tài nguyên 17 74.939 116.412 160.100 334.152 421.736 31.250 7. Thuế nhà đất 18 8. Tiền thuê đất 19 9. Các loại thuế khác 20 14.545 14.545 17.545 126.043 II. Các khoản phải nộp khác 30 1. Các khoản phụ thu 31 2. Các khoản phí, lệ phí 32 3. Các khoản phải nộp khác 33 Tổng cộng 40 111.757 324.410 634.645 1.215.809 1.877.779 (198.478) Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm này: 111757 Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp: -30189 phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế gtgt hàng bán nội địa đơn vị tính : 1000đ Chỉ tiêu Mã số Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 I. Thuế GTGT được khấu trừ 1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại Trong đó: a. Số thuế GTGT đã khấu trừ b. Số thuế GTGT đã hoàn lại c. Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua d. Số thuế GTGT không được khấu trừ 4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ II. Thuế GTGT được hoàn lại 1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được hoàn lại 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ III. Thuế GTGT được miễn giảm 1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được miễn giảm 3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm 4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ IV. Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa 1. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ 2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh 3. Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 4. Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá 5. Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp 6. Thuế GTGT hàng bán nôi địa đã nộp vào ngân sách 7. Thuế GTGT hàng bán nôi địa còn phải nộp cuối kỳ 10 11 12 13 14 15 16 17 20 21 22 23 30 31 32 33 40 41 42 43 44 45 46 217.727 217.727 217.727 90.785 425.725 217.727 350.000 (51.217) x 658.525 658.525 658.525 x x x x x x 1.597.864 658.525 1.220.000 x Ghi chú: các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu IV- Nhận xét về tình hình tài chính và hướng phát triển của doanh nghiệp Dựa vào các chỉ tiêu trong bảng BCKQHĐKD và BCĐKT kỳ trước và kỳ này ta thấy chỉ trong vòng 1 năm mà công ty đã có được sự tăng trưởng đáng kể, thậm chí có thể nói là vượt bậc so với năm trước, mọi chỉ tiêu của công ty trong năm 2003 đều có sự tăng tiến rõ rệt. Nếu hàng năm công ty đều đạt được sự phát triển như thế này thì đó là điều đáng mừng và hướng phát triển sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh của công ty trong tương lai là rất sáng và có nhiều triển vọng. Kết luận Một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là Vốn kinh doanh, làm thế nào để có đủ được Vốn kinh doanh cần thiết và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây cũng là một vấn đề mà công ty cổ phần Khoáng Sản Yên Bái đang tìm mọi cách để giải quyết một cách thoả đáng nhất. Trong thời gian viết tiểu luận và xin số liệu thực tế tại công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái, đi sâu vào phân việc tìm hiểu và phân tích các chỉ tiêu trong BCĐKT và BCKQKD, đã cho tôi phần nào thấy rằng việc lập BCĐKT và BCKQKD là rất cần thiết và quan trọng, nó đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, đây là công cụ để lãnh đạo Xí nghiệp đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. Hiện tại, mặc dù tình hình tài chính tại công ty Khoáng sản Yên Bái đang có rất nhiều thuận lợi nhưng để có được tình trạng khả quan như vậy trong tương lai, doanh nghiệp vẫn cần cố gắng hợp lý hoá, sử dụng và điều phối vốn sao cho có hiệu quả nhất và đã thu được những kết quả tốt như trên. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Nguyễn Quốc Trân và phòng kế toán công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận này. Mục lục Trang Lời nói đầu Phần I: Lý luận chung về Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinhdoanh 1 I. Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 1 1. Khái niệm 1 2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của BCĐKT và BCKQKD 1 3. Kết cấu của BCĐKT và BCKQKD 3 3.1. Bảng Cân đối kế toán 3 3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 7 4. Các nguyên tác trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 10 4.1. Các nguyên tắc chung trong việc trình bày BCTC 10 4.2. Các nguyên tắc riêng khi trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 11 4.2.1. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCĐKT 11 4.2.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCKQKD 12 5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD 13 6. Những công việc cần phải làm trước khi lập BCTC 13 II. Phương pháp lập BCĐKT và BCKQKD 14 1. Phương pháp lập BCĐKT 14 2. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD 15 Phần II: Thực trạng lập BCTC tại Công ty Cổ phần Khoáng Sản Yên Bái Năm 2003 27 I. Đặc điểm công ty 27 II. Chính sách kế toán áp dụng thuế GTGT tại công ty 27 III. BCĐKT và BCKQKD tại công ty 29 IV. Nhận xét về tình hình tài chính và hướng phát triển của công ty 36 Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1062.doc
Tài liệu liên quan