Tiểu luận Phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế

I. Lời nói đầu Tập đoàn kinh tế là một tron những hình thức của nhóm công ty. Mô hình này là gì, có đặc điểm như thế nào và có vị trí như thế nào trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam chúng sẽ đươc lí giải ngắn gọn và đặc trưng trong phần bài làm sau. Việc chọn đề tài: “ Phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế” cũng nhằm mục đích làm sáng rõ nhận thức ấy. II. Nội dung 1. Khái niệm 2. Đặc điểm và phân tích đặc điểm 2.1. Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động. 2.2. Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn. 2.4. Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, công ty con, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của LDN về đặt tên DN. III. Kết luận DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Tập đoàn kinh tế là một tron những hình thức của nhóm công ty. Mô hình này là gì, có đặc điểm như thế nào và có vị trí như thế nào trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam… chúng sẽ đươc lí giải ngắn gọn và đặc trưng trong phần bài làm sau. Việc chọn đề tài: “ Phân tích đặc điểm của tập đoàn kinh tế” cũng nhằm mục đích làm sáng rõ nhận thức ấy. Trong quá trình nghiêm cứu và làm bài, không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn của các thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn! II. Nội dung Khái niệm Trước hết, tập đoàn kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều doanh nghiệp (DN) và khái niệm DN được quy định cụ thể trong LDN. Tuy nhiên, đối với khái niệm “tập đoàn kinh tế” vẫn còn có sự chưa thống nhất về nội hàm. Có khá nhiều quan điểm về khái niệm “tập đoàn kinh tế”, chúng chưa hẳn là thống nhất với nhau, song, có thể đi đến một điều chung rằng: “Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triền. tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận”. Theo quy định tại Luật DN năm 2005, Điều 149. Tập đoàn kinh tế: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Đặc điểm và phân tích đặc điểm Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn. Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao. Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động; tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên… Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là có các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn HENKEL (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tập đoàn Roche (Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90... Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải... Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí... Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn. Về cơ cấu tổ chức: Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ, các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và có quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh: Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập, không phải ĐKKD theo quy định của LDN. Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn. Các DN là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội cổ đông (với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Trong tập đoàn kinh tế, công ty mẹ, công ty con được tổ chức dưới hình thức CTCP hoặc CTTNHH theo quy định của LDN hoặc của pháp luật liên quan. Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức DN theo quy định của LDN, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty. Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ: Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công ty"con", công ty "cháu"... là của từng công ty. Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty "mẹ" tham gia đầu tư vào các công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty TNHH một thành viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ" chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty "con","cháu" là công ty cổ phần). Trên thực tế, không một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty "mẹ" và công ty "con", "cháu". Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, công ty con, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của LDN về đặt tên DN. III. Kết luận Tập đoàn kinh tế có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn kinh tế cũng như từng công ty thành viên. Cho phép các nhà kinh doanh huy động nguồn lực vật chất cũng như con người và vốn trong xã hội… Do đó, hiểu rõ đặc điểm của tập đoàn kinh tế sẽ giúp chúng ta nắm chắc về bản chất nhóm công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005. Những khía cạnh pháp lý về tập đoàn kinh tế, Thạc sĩ Nguyễn Kim Anh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 11/2004. Những vấn đề bất cập về tập đoàn kinh tế theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Đoàn Trung Kiên – Vũ Phương Đông, Tạp chí Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số 09/2010. Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docca nhan 57.doc
Tài liệu liên quan