Tiểu luận Phân tích hoạt động của ngân hàng Á Châu (ACB) năm 2010

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, với nhiều chính sách và chủ trương đẩy mạnh kích cầu để phát triển. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã tạo sức ép buộc các ngân hàng Việt Nam phát triển và tự khẳng định mình với rất nhiều thách thức lớn. Trong điều kiện đó thị phần của các ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi các định chế tài chính khác, cuộc chiến giành thị phần diễn ra ngày càng khốc liệt cả ở trong và ngoài nước. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp, nâng cao khả năng khám phá cơ hội kinh doanh và vị thế cạnh tranh. Qua quá trình nghiên cứu ngân hàng Á Châu (ACB) chúng tôi nhận thấy Ngân hàng ACB đang ra sức mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm , nâng cao chất lượng,phong cách phục vụ khách hàng. Điều đó cho thấy tiềm năng của dịch vụ tài chính bán lẻ trên thị trường Việt Nam là rất lớn. Vì vậy nhóm chúng tôi chọn vấn đề: “Phân tích hoạt động của ngân hàng Á Châu (ACB) năm 2010” làm đề tài cho bài tiểu luận. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng TMCP Á Châu và tính toán các chỉ số tài chính. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và các đề xuất nhằm hoàn thiện hơn. Các thông tin cần thu thập bao gồm: thông tin về hoạt động kinh doanh từ trước đến nay, tình hình tài chính của NHTMCP Á Châu năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu quan sát và thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn tài liệu, qua thu thập thông tin từ báo chí, các tạp chí chuyên nghành, báo cáo thường niên Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của nhóm chúng tôi nghiên cứu về toàn bộ hoạt động và các tỷ số tài chính của NHTMCP Á Châu đã và đang thực hiện trên thị trường Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Giới thiệu sơ bộ lịch sử phát triển, hình thức pháp lý triết lý kinh doanh, sản phẩm.Giới thiệu môi trường kinh doanh của NHTMCP ACB theo 5 mô hình Porter.Phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính à kết luận, đánh giá, đề xuất. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 2 I. Giới thiệu sơ bộ lịch sử phát triển, hình thức pháp lý triết lý kinh doanh, sản phẩm . 3 1. Lịch sử phát triển . 3 2. Hình thức pháp lý và triết lý kinh doanh . 4 a. Hình thức pháp lý . 4 b. Triết lý kinh doanh . 5 3. Sản phẩm . 5 II.Giới thiệu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp theo 5 mô hình Porter . 7 1. Nguy cơ từ các ngân hàng mới 7 2. Nguy cơ bị thay thế . 8 3. Quyền lực của khách hàng 8 4. Quyền lực của các nhà cung cấp . 9 5. Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành . 9 III. Phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính à kết luận, đánh giá, đề xuất . 10 Kết luận . 13 Danh mục tài liệu tham khảo . 13

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích hoạt động của ngân hàng Á Châu (ACB) năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Phân tích hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nhóm thực hiện: Bùi Giang Hà (KT36C 00658) Đỗ Thị Thanh (KT36D 00919) Đỗ Hồng Lĩnh (KT36D 00819) Vũ Thị Tú (KT36C 00981) Bùi Đức Tân (KT36D 0000917) Giảng viên hướng dẫn: T.S Đặng Hoàng Linh HÀ NỘI 2011 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, với nhiều chính sách và chủ trương đẩy mạnh kích cầu để phát triển. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã tạo sức ép buộc các ngân hàng Việt Nam phát triển và tự khẳng định mình với rất nhiều thách thức lớn. Trong điều kiện đó thị phần của các ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi các định chế tài chính khác, cuộc chiến giành thị phần diễn ra ngày càng khốc liệt cả ở trong và ngoài nước. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp, nâng cao khả năng khám phá cơ hội kinh doanh và vị thế cạnh tranh. Qua quá trình nghiên cứu ngân hàng Á Châu (ACB) chúng tôi nhận thấy Ngân hàng ACB đang ra sức mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm…, nâng cao chất lượng,phong cách phục vụ khách hàng. Điều đó cho thấy tiềm năng của dịch vụ tài chính bán lẻ trên thị trường Việt Nam là rất lớn. Vì vậy nhóm chúng tôi chọn vấn đề: “Phân tích hoạt động của ngân hàng Á Châu (ACB) năm 2010” làm đề tài cho bài tiểu luận. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng TMCP Á Châu và tính toán các chỉ số tài chính. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và các đề xuất nhằm hoàn thiện hơn. Các thông tin cần thu thập bao gồm: thông tin về hoạt động kinh doanh từ trước đến nay, tình hình tài chính của NHTMCP Á Châu năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu quan sát và thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn tài liệu, qua thu thập thông tin từ báo chí, các tạp chí chuyên nghành, báo cáo thường niên… Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của nhóm chúng tôi nghiên cứu về toàn bộ hoạt động và các tỷ số tài chính của NHTMCP Á Châu đã và đang thực hiện trên thị trường Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Giới thiệu sơ bộ lịch sử phát triển, hình thức pháp lý triết lý kinh doanh, sản phẩm. Giới thiệu môi trường kinh doanh của NHTMCP ACB theo 5 mô hình Porter. Phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính à kết luận, đánh giá, đề xuất. Giới thiệu sơ bộ lịch sử phát triển, hình thức pháp lý triết lý kinh doanh, sản phẩm. Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB: Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng). Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Lịch sử phát triển. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: (i) huy động vốn (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần: (i) nâng cấp máy chủ. (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có. (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM Giai đoạn 2006 đến 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. Từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance. Hình thức pháp lý và triết lý kinh doanh. Hình thức pháp lý. ACB được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 tuân thủ các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. ACB được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Triết lý kinh doanh. Tăng trưởng bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì khả năng sinh lợi cao và chỉ số tài chính tốt, đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa công ty lành mạnh. Sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ chính của ACB bao gồm: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng) Kinh doanh ngoại tệ và vàng Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Hiện nay, ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương 600 sản phẩm tiện ích và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi vào loại phong phú nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. ACB có bộ phận nghiên cứu và phát triển theo từng khối: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khối công nghệ thông tin và khối ngân quỹ. Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng cá nhân gồm: Tiền gửi thanh toán: gồm tiền gửi thanh toán bằng VND, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ. Tiền gửi tiết kiệm: gồm tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm tích góp dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng “Lộc vàng đầu xuân” Dịch vụ chuyển tiền: gồm chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển từ trong nước, nhận tiền chuyển từ nước ngoài, chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union Sản phẩm thẻ tín dụng và thanh toán: gồm thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán và rút tiền nội địa, thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Quyền chọn (options): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ, quyền chọn mua bán vàng Sản phẩm cho vay: gồm vay siêu tốc 24 giờ, cho vay trả góp mua nhà ở, cho vay trả góp xây dựng, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng… Dịch vụ khác Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp gồm: Dịch vụ tài khoản: gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh hoạt, chuyển tiền trong nýớc, chuyển tiền ra nýớc ngoài Dịch vụ bảo lãnh: gồm bảo lãnh trong nước, bảo lãnh nước ngoài Thanh toán quốc tế: gồm chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển đến, nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu, thư tín dụng nhập khẩu, thư tín dụng xuất khẩu Sản phẩm bao thanh toán: gồm bao thanh toán trong nước, bao thanh toán nước ngoài Sản phẩm cho vay: gồm tài trợ thương mại trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu (tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, tài trợ nhập khẩu), cho vay thấu chi, cho vay cầm cố hạt nhựa, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay dự án, cho vay với các mục đích khác, tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Sản phẩm thẻ tín dụng công ty: gồm chi hộ lương/hoa hồng, thu hộ tiền mặt, chi hộ tiền mặt, thu tiền hóa đơn, thanh toán hóa đơn, quản lý tài sản tập trung, thư tín dụng nội địa, thẻ tín dụng công ty, các dịch vụ theo yêu cầu Quyền chọn (options): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ, quyền chọn mua bán vàng Dịch vụ khác Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao. Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000. Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng cao, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các ngân hàng thương mại nhà nước. Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay; cho vay du học… Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ. Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB còn cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB. Giới thiệu môi trường kinh doanh của NHTMCP ACB theo 5 mô hình Porter. Nguy cơ từ các ngân hàng mới. Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai. Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại. Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam. Một khi các ngân hàng ACB xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM. Nguy cơ bị thay thế. Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại: • Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…). • Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…). • Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán. • Là nơi cho vay tiền. • Là nơi hoạt động kiều hối. Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm. Quyền lực của khách hàng. Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc ngân hàng ACB quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, như đã nói ở phần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng, là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác. Quyền lực của các nhà cung cấp. Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu. Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắc đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư. Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi. Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ. Phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính à kết luận, đánh giá, đề xuất. Bảng cân đối kế toán Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB Phần tài sản(tỷ đồng) Tài sản Năm 2010 Năm 2009 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 10.884.762 6.757.572 Tiền gửi tại NHNNVN 2.914.353 1.741.755 Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác 33.962.149 33.699.495 Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác (899) (1.191) Chứng khoán kinh doanh 1.167.950 739.126 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (189.595) (100.252) Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 78.172 - Cho vay khách hàng 87.195.105 62.357.978 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (716.697) (501.994) Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 2.153.484 299.755 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 46.169.161 31.981.845 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (120.374) (114.674) Đầu tư vào công ty liên kết kinh doanh 1.363 1.129 Đầu tư dài hạn khác 3.035.841 1.217.219 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (33.196) (21.000) Tài sản cố định hữu hình 1.014.780 824.574 Tài sản cố định vô hình 39.922 48.060 Các khoản lãi, phí phải thu 4.239.868 2.342.481 Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 5.250 28.115 Tài sản có khác 13.301.551 23.581.054 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 205.102.950 167.881.047 Phần nguồn vốn(tỷ đồng) Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2009 Nợ phải trả 193.726.193 157.774.760 Nợ Chính phủ và NHNN 9.451.677 10.256.943 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 28.129.963 10.449.828 Tiền gửi của khách hàng 106.936.611 86.919.196 Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - 23.351 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 379.768 270.304 Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi 38.234.151 26.582.588 Các khoản lãi, phí phải thu 1.582.292 1.114.642 Các khoản phải trả và công nợ khác 9.011.731 22.157.908 Vốn điều lệ 9.376.965 7.814.138 Các quỹ 1.209.552 952.949 Lợi nhuận chưa phân phối 790.240 1.339.200 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - Tổng cộng nguồn vốn 205.102.950 167.881.047 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB (tỷ đồng) Khoản mục Năm 2010 Năm 2009 Thu nhập lãi thuần 4.163.770 2.800.528 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 14.960.336 9.613.889 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (10.796.566) (6.813.361) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 826.440 869.636 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 967.147 987.982 Chi phí hoạt động dịch vụ (140.707) (118.346) Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 191.104 422.336 (lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (19.249) 20.637 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 91.030 551.718 Lãi thuần từ hoạt động khác 49.970 155.189 Thu nhập từ hoạt động khác 176.794 187.587 Chi phí hoạt động khác (126.824) (32.398) Thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần 186.613 115.026 Chi phí quản lý chung (2.160.020) (1.809.462) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.329.568 3.125.608 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.102.248 2.838.164 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (767.454) (636.960) Lợi nhuận thuần 2.334.794 2.201.204 Các chỉ số tài chính Hệ số Năm 2010 Năm 2009 Tài sản lưu động/tổng tài sản 0.24 0.05 Vốn CSH/tổng tài sản 0.06 0.06 Chỉ số khả năng trả lãi 128.77% 141.66% EPS 2,294.50 3,072.99 P/E 9.84 9.48 ROA 1.25% 1.61% ROE 21.77% 24.63% Tài sản lưu động/ tổng tài sản năm 2010 là 0.24, có ngĩa là cứ mỗi đồng tổng tài sản thì có 0.24 đồng tài sản lưu động dùng để thanh toán nợ. Trong khi con số này năm 2009 là 0.05 < 0.24. Như vậy, năm 2010 có tài sản lưu động nhiều hơn 2009, có nghĩa là tính thanh khoản của ngân hàng năm 2010 cao hơn năm 2009. Vốn CSH/ tổng tài sản năm 2010 là 0.06, có nghĩa là cứ mỗi đồng tổng tài sản thì có 0.06 đồng vốn CSH. Tỷ số này bằng năm 2009. Mà tổng tài sản năm 2010 là 205.102.950 > 167.881.047 nên vốn CSH năm 2010 lớn hơn năm 2009. Tỷ số khả năng trả lãi đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay của doanh nghiệp. Tỷ số này năm 2010 là 128.77%, nghĩa là ngân hàng tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 1.28 lần chi phí lãi vay. Như vậy, khả năng trả lãi của ngân hàng rất tốt, vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay, ngân hàng có đến 1.28 đồng lợi nhuận có thể sử dụng để thanh toán. Tuy nhiên, năm 2010 tỷ số này lại thấp hơn so với năm 2009. Điều đó chứng tỏ năm 2010, khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động để trang trải lãi vay của ngân hàng thấp hơn so với năm 2009. EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Năm 2010, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS của ngân hàng là 2,294.50. Điều đó chứng tỏ bình quân thu nhập ròng sau khi trừ đi cổ tức cổ phiếu ưu đãi là 2,294.50 trên mỗi cổ phiếu thường. Con số này thấp hơn năm 2009 là 3,072.99. Như vậy, khả năng sinh lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của ngân hàng năm 2010 kém hơn năm 2009. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. P/E năm 2010 là 9.84, cho thấy giá cổ phiếu tại thời điểm này cao hơn thu nhập từ cổ phiếu 9.84 lần, hay nói cách khác, nhà đầu tư phải trả 9.84 đồng cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Tỷ số này cao hơn so với năm 2009 là 9.48. Như vậy, tốc độ tăng cổ tức của ngân hàng tương đối cao trong tương lai, hơn nữa, cổ phiếu có độ rủi ro thấp nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets). Năm 2010, ROA của ngân hàng là 1.25%, cho biết bình quân mỗi 100 đồng tổng tài sản của ngân hàng tạo ra 1.25 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Tuy nhiên, chỉ số này năm 2009 cao hơn năm 2010 là 1.61%. Như vậy, năm 2010, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2009 trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty). ROE năm 2010 là 21.77%, cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn CSH của ngân hàng tạo ra được 21.77 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Năm 2009, ROE là 24.63%, thấp hơn năm 2010. Như vậy, năm 2010, Ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông hơn, có nghĩa ngân hàng đã cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô. Năm 2010, cổ phiếu ACB hấp dẫn nhà đầu tư hơn của năm 2009. KẾT LUẬN Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) sau hơn 17 năm hoạt động đã đạt được một số kết quả: Mức huy động vốn và cấp tín dụng ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung ứng các dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển, tạo tiện ích thu hút khách hàng, góp phần tạo điều kiện luân chuyển vốn nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội, cơ cấu mạng lưới ACB ngày càng đa dạng, mở rộng và phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây thì ACB vẫn còn một số hạn chế và tồn tại như: Năng lực tài chính còn thấp, vốn tự có còn thấp hơn so với các ngân hàng trong khu vực, tình hình trang thiết bị, công nghệ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành. Từ năm 2009, ACB thực hiện chiến lược quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, với kết quả hoạt động kinh doanh về tài chính, quản lý rủi ro, ..., chúng ta tin tưởng rằng ACB có khả năng duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – T.S Đặng Hoàng Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo chúng tôi hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do thời gian có hạn và sự hạn chế về trình độ nhận thức của bản thân mà bài viết của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết thêm hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-/ Giáo trình Quản trị kinh doanh - GS.TS. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2010 . 3-/ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản – TS. Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê 2009. 4-/ Lý thuyết tiền tệ ngân hàng – PGS Nguyễn Ngọc Hùng – NXB Tài chính 2001. 5-/ Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Minshkin. 6-/ Báo cáo thường niên ACB năm 2009, 2010. 7-/ Báo cáo tài chính ACB năm 2009, 2010. 8-/ Thời báo Ngân hàng. 9-/ Thời báo Kinh tế. 10-/ Báo cáo tổng kết của Tổng giám đốc ACB. 11-/ Webside: http:// www.acb.com.vn 12-/ Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại – GS.TS. Lê Văn Tư – NXB Thống Kê Hà nội 2000 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Giới thiệu sơ bộ lịch sử phát triển, hình thức pháp lý triết lý kinh doanh, sản phẩm 3 1. Lịch sử phát triển 3 2. Hình thức pháp lý và triết lý kinh doanh 4 a. Hình thức pháp lý 4 b. Triết lý kinh doanh 5 3. Sản phẩm 5 II.Giới thiệu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp theo 5 mô hình Porter 7 1. Nguy cơ từ các ngân hàng mới 7 2. Nguy cơ bị thay thế 8 3. Quyền lực của khách hàng 8 4. Quyền lực của các nhà cung cấp 9 5. Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành 9 III. Phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính à kết luận, đánh giá, đề xuất 10 Kết luận 13 Danh mục tài liệu tham khảo 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH134.doc
Tài liệu liên quan