Phân tích sự khác biệt về văn hóa xã hội tại Pháp-đánh gía cơ hội, thách thức cho hoạt động kinh doanh quốc tếMỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP 4
2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP
2.1 Ngôn ngữ 6
2.2 Tôn giáo . 7
2.3 Giá trị và thái độ . 8
2.4 Thói quen và cách ứng xử . 9
2.5 Văn hóa vật chất . 11
2.6 Nghệ thuật . 13
2.7 Ẩm thực . 17
2.8 Giáo dục . 19
3. MÔ HÌNH BỐN KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA PHÁP . 20
So sánh bốn khía cạnh giữa Việt Nam và Pháp . 24
4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ TẠI PHÁP
4.1 Sơ lược về ngành 25
4.2 Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam 26
4.3 Những thách thức đặt ra cho các nhà đầu tư 28
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích sự khác biệt về văn hóa xã hội tại Pháp - Đánh giá cơ hội, thách thức cho hoạt động kinh doanh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TM_DL_MAR
Khóa 34/CQ/KHOA TM_DL_MAR/KD2
YZ
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
Thành viên thực hiện:
1. Trần Thị Cẩm Ngân Lớp KD1 K34
2. Huỳnh Thị Mỹ Kiều Lớp KD1 K34
3. Trương Mỹ Thy Lớp KD1 K34
4. Nguyễn Xuân Thảo Lớp KD1 K34
5. Phạm Thị Thu Trang Lớp KD1 K34
6. Vũ Anh Tuấn Lớp KD2 K34
7. Bùi Thị Kim Ngân Lớp KD2 K34
2
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TÊN CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH
Trần Thị Cẩm Ngân Tìm hiểu văn hóa vật chất, giày
da, trình bày tiểu luận
100%
Huỳnh Thị Mỹ Kiều Tìm hiểu 4 khía cạnh văn hóa,
trình bày Powerpoint
100%
Trương Mỹ Thy Tìm hiểu ngôn ngữ, tôn giáo,
thẩm mĩ, giáo dục, dịch tài liệu
100%
Nguyễn Xuân Thảo Tìm hiểu ngôn ngữ, tôn giáo,
thẩm mĩ, giáo dục, dịch tài liệu
100%
Phạm Thị Thu Trang Tìm hiểu thói quen và cách ứng
xử, dịch tài liệu
100%
Vũ Anh Tuấn Tìm hiểu bốn khía cạnh văn
hóa, đồ thủ công mỹ nghệ,
powerpoint
100%
Bùi Thị Kim Ngân Tìm hiểu giá trị và thái độ, đồ
thủ công mỹ nghệ
100%
3
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP .................................................................. 4
2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP
2.1 Ngôn ngữ .................................................................................................................... 6
2.2 Tôn giáo ............................................................................................................. 7
2.3 Giá trị và thái độ ......................................................................................................... 8
2.4 Thói quen và cách ứng xử ................................................................................... 9
2.5 Văn hóa vật chất ................................................................................................. 11
2.6 Nghệ thuật ................................................................................................................... 13
2.7 Ẩm thực ..................................................................................................................... 17
2.8 Giáo dục ............................................................................................................. 19
3. MÔ HÌNH BỐN KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA PHÁP ......................... 20
So sánh bốn khía cạnh giữa Việt Nam và Pháp ................................................... 24
4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ TẠI PHÁP
4.1 Sơ lược về ngành ........................................................................................................ 25
4.2 Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam ........................................................................ 26
4.3 Những thách thức đặt ra cho các nhà đầu tư .......................................................... 28
4
1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP
Quốc kỳ Pháp
Vị trí địa lý: Pháp là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm ở Tây Âu cùng một số
lãnh thổ hải ngoại tại Nam Mỹ, biển Caribe, Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương và châu Nam Cực.
Diện tích: 550 000 km2, là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của
Cộng đồng Châu Âu) với một khu vực lãnh hải rộng lớn (các khu vực khai thác
kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km2).
Dân số: 64.300.000 người.
Địa hình:
Đồng bằng: chiếm 2/3 tổng diện tích.
5
Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất
phía Tây Âu - 4807 m), dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et
Vosges.
Bờ biển: Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển
Manche, Đại tây dương và Địa trung hải)
Khí hậu: mùa đông mát mẻ và mùa hè ôn hoà, nhưng dọc vùng biển Địa Trung Hải
mùa đông ôn hoà và mùa hè nóng; thường có gió mạnh, lạnh, khô, thổi từ phía bắc
sang tây bắc được gọi là gió mixtran.
Môi trường:
Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp với diện tích sử dụng lên đến 48 triệu héc ta,
chiếm khoảng 82% lãnh thổ
Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của cộng đồng Châu Âu sau Thụy
Điển và Phần Lan.
Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng:
• 7 công viên quốc gia.
• 132 khu bảo tồn thiên nhiên.
• 463 khu bảo vệ sinh cảnh.
• 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải.
• 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ
Vị trí của Pháp trên bản đồ thế giới
6
2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP
2.1 Ngôn ngữ
Một trong những báu vật của nước Pháp chính là ngôn ngữ chính thức của họ - tiếng
Pháp. Nhiều người tin vào vẻ đẹp của tiếng Pháp và ủng hộ việc gìn giữ sự thuần khiết của
nó. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ của những người nhập cư cũng được sử dụng tại Pháp:
tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Ả rập Maghreb, tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Việt, và tiếng Khmer cũng thường được sử
dụng.
Theo một nghiên cứu của Eurobarometer thực hiện năm 2005, 45% người Pháp có thể
giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt tại các thành phố lớn và các vùng biên
giới như Pyrénées, Alsace, hay Alps.
Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ Roman, có quan hệ rất gần với ngữ hệ Latin. Tiếng
Pháp là một ngôn ngữ lớn, được hơn 136 triệu người trên thế giới sử dụng như là tiếng mẹ
đẻ và được 29 quốc gia dùng làm ngôn ngữ chính thức. Cộng đồng nói tiếng Pháp hiện nay
có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vì được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nên người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của
họ. Tuy đa số người Pháp làm trong lĩnh vực kinh doanh đều có thể nói được tiếng Anh,
nhưng nếu nói được tiếng Pháp thì bạn sẽ được đối tác xem là khách quý ngay. Tuy nhiên,
nếu tiếng Pháp của bạn không được tốt thì bạn nên sử dụng người phiên dịch và xin thứ lỗi
về sự thiếu sót của bạn. Bởi vì người Pháp rất nhạy cảm khi bạn sử dụng sai ngôn ngữ của
họ.
Khi nói tiếng Pháp, nên chú ý đến cách sử dụng đại từ nhân xưng, bạn nên sử dụng
“vous” (bạn) thay cho “tu”, trừ khi được yêu cầu. “Madame” là cách dùng lịch thiệp dành
cho phụ nữ và “Monsieur “ dành cho nam giới. Một điều nữa cần chú ý là khi đặt tên cho
thương hiệu hay sản phẩm của mình, cũng như khi thực hiện kế hoạch quảng bá, bạn nên
tìm hiểu kỹ để tránh dùng phải những từ nhạy cảm, mang ý nghĩa không tốt hoặc đi ngược
7
lại hình ảnh của thương hiệu, của công ty. Ví dụ như không nên dùng tên “Balourd” để đặt
cho nhãn hàng giày da dành cho nam giới vì nó có nghĩa là vụng về, cục mịch, chắc chắn
rằng không một quý ông Pháp nào muốn mang một thứ như thế trên người.
Tóm lại, khi muốn đầu tư kinh doanh ở Pháp, bạn cũng nên đầu tư thời gian tìm hiểu
tiếng Pháp, nếu có thể, hãy nắm vững cách sử dụng tiếng Pháp. Đừng để ngôn ngữ trở
thành rào cản trong quá trình chinh phục thị trường nước Pháp của công ty bạn.
2.2 Tôn giáo
Pháp là một nước phi tôn giáo nhưng có nền văn hóa Thiên Chúa giáo La Mã, bằng
chứng là Pháp có nhiều nhà thờ lớn La Mã hoặc Gothic, nhà thờ nhỏ có mặt cả ở những
nơi hẻo lánh nhất. Mọi người được tự do tôn giáo và mọi hình thức phân biệt đối xử dựa
trên tín ngưỡng tôn giáo đều bị cấm.
Những tín ngưỡng chủ yếu có mặt ở Pháp là Cơ đốc giáo (Thiên Chúa và Tin lành),
Hồi giáo và Do thái giáo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo, đền thờ Hồi giáo, nhà thờ Do thái
cùng tồn tại trong hòa bình, trên tinh thần hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.
8
Các tôn giáo ở Pháp
Tuy nước Pháp có khá nhiều tôn giáo nhưng tôn giáo chính vẫn là Thiên Chúa giáo La
Mã, nên khi thâm nhập thị trường nước Pháp chúng ta nên chú ý những đặc trưng của tôn
giáo này cũng như những ngày lễ có liên quan.
Những ngày nghỉ lễ có liên quan đến tôn giáo ở Pháp:
¾ Ngày 8 và 9 tháng 5: ngày lễ thăng thiên
¾ Ngày 20 tháng 5: ngày thứ 2 sau ngày lễ phục sinh
¾ Ngày 15 tháng 8: lễ Đức mẹ lên trời
¾ Ngày 1 tháng 11: ngày lễ thánh
¾ Ngày 25 tháng 12: lễ Noel
2.3 Giá trị và thái độ
Người Pháp rất tự hào về đất nước của họ và phụng sự cho đất nước là một công việc
cao cả. Để có được một nước Pháp như ngày hôm nay, người Pháp đã không ngừng đấu
tranh cho sự “ hòa nhập “ chứ không “hòa tan”. Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Không những lòng tự hào dân tộc của người Pháp cao mà họ còn rất coi trọng tính cộng
đồng và quyền bình đẳng. So với những nước phương Tây khác thì quyền dân chủ ở Pháp
bị hạn chế hơn. Những người nhập cư sinh sống tại đây phải hòa nhập vào nền văn hóa của
nước này, cũng như không được hình thành nên những nhóm tôn giáo khác biệt. Tại Pháp,
9
tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm. Pháp luật nước này ngăn cấm việc thu thập
số liệu, thông tin liên quan đến chủng tộc, tôn giáo…
Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa
trên sự hiểu biết, trình độ học vấn. Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao.
Nếu họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có
khuynh hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.
Cuộc sống và hạnh phúc gia đình với người Pháp quan trọng hơn công việc. Chính vì
vậy mà những kỳ nghỉ ở nước này thường được kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Cũng vì để có
nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, đa số người Pháp nghỉ hưu rất sớm khi bước sang
độ tuổi 45.
Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Kết quả của một
cuộc tranh luận đối với họ luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có bất kỳ trường
hợp nào là ngoại lệ. Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không phải là
việc làm dễ. Với họ, sự đồng thuận không dễ gì đạt được.
Nhiều người Pháp quan niệm rằng dù năng suất làm việc khác nhau nhưng nếu cùng ở
một vị trí, cấp bậc như nhau trong công ty thì tiền lương nhận được cũng phải như nhau.
Việc cắt giảm hay tăng lương cho một cá nhân nào đó vì bất kỳ lý do gì sẽ không được
xem là công bằng đối với những người giữ những vị trí tương đương còn lại.
2.4 Thói quen và cách ứng xử
Người Pháp vốn rất xem trọng những thói quen truyền thống và tự hào về dân tộc Pháp.
Trong đời sống hằng ngày họ có những thói quen, giao tiếp đặc trưng và riêng biệt so với
các quốc gia khác:
• Thói quen trong đời sống và lối cư xử
Ẩm thực là một trong những điểm nổi bật của đất nước này. Trong thói quen ăn uống,
người Pháp có thói quen ăn uống tại nhà và ưa chuộng sử dụng những thực phẩm tươi mới.
10
Mặc dù hệ thống siêu thị đã phát triển rộng khắp nước Pháp nhưng thói quen mua đồ từ
những cửa hàng riêng lẻ, chỉ chuyên bán về một vài mặt hàng vẫn còn khá phổ biến và
được ưa chuộng. Bên cạnh đó người Pháp còn có cả những qui định, cách thức ứng xử cho
việc ăn uống.
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Pháp. Do vậy thời gian
dành cho gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Theo thống kê thì 92 % người Pháp có thói
quen ăn uống ở nhà. Hơn nữa trong các dịp nghỉ, người Pháp thường có thói quen du lịch
theo gia đình hơn là du lịch theo cá nhân.
Thói quen hôn và bắt tay mang đậm dấu ấn văn hóa Pháp. Tuy nhiên luôn có những
ràng buộc cụ thể trong từng trường hợp thực hiện các thói quen này như số lần hôn thì tùy
thuộc vào sự khác biệt từng vùng địa lý của Pháp và cái bắt tay thì tùy thuộc vào tình
huống, mối quan hệ.
Khi cha mẹ tổ chức tiệc đãi khách thì trẻ em thường không tham gia. Quà tặng mang
đến bàn tiệc được nhiều người ưa thích đó là một hộp kẹo, hộp bánh quy hay một số lẻ các
bông hoa.
Một vấn đề khác trong giao tiếp của người pháp là lựa chọn chủ đề trong các cuộc gặp
mặt. Người Pháp khá kín đáo và lịch sự trong giao tiếp nên những chủ đề liên quan đến cá
nhân như các vần đề tiền bạc và những vấn đề công việc thường không được trao đổi trong
các bữa tiệc. Người Pháp thường có những tranh luận tích cực theo hướng thẳng thắn chia
sẻ ý kiến đôi khi tạo thành những xung đột nhưng khi cuộc tranh luận kết thúc thì họ nhanh
chóng hòa nhã với mọi người.
• Những thói quen và ứng xử trong kinh doanh
Một trong những điểm sẽ tạo nên ấn tượng tốt đối với người Pháp là đối tác của họ có
thể sử dụng tiếng Pháp. Tuy ngày nay tiếng Anh đã trở nên phổ biến trong kinh doanh ở
Pháp nhưng với lòng tự hào về dân tộc và lịch sử của người họ thì một đối tác sẽ được xem
trọng hơn nếu họ có một vài kiến thức cơ bản về tiếng Pháp.
11
Vấn đề tuân thủ theo đúng giờ giấc qui định rất được xem trọng ở Pháp. Người Pháp
thường quan niệm về thời gian rất chính xác. Tuy nhiên nếu sự chậm trễ phát sinh là không
thể tránh khỏi và có sự thông báo trước thì vẫn được chấp thuận.
Pháp còn được biết đến với ngành thời trang phát triển với nhiều thương hiệu nối tiếng
thế giới, do vậy người Pháp rất xem trọng những vấn đề về thời trang và luôn đánh giá cao
tính hài hòa trong phối hợp màu sắc của trang phục. Đặc biệt trong kinh doanh, trang phục
thể hiện vị trí và địa vị của cá nhân. Trang phục không phù hợp trong hoạt dộng kinh
doanh là những màu sáng và những đồ trang sức quá lấp lánh.
Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên thường
có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả chỉ
đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao.
Cách ăn tiệc: Khi ăn tiệc trong nhà hàng, nam giới thường mở cửa mời phụ nữ bước
vào và giúp phụ nữ khoác áo choàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến nam giới
và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì mới bắt đầu ăn hay uống.
Trong các công ty Pháp, vị trí, thứ bậc trong các tổ chức này được xem trọng và được
các thành viên trong tổ chức tuân thủ nghiêm ngặt. Do đó, việc tuân theo trình tự cụ thể và
rõ ràng cần được thực hiện nghiệm túc.
Bên cạnh đó, có những thói quen cũng như cách ứng xử cần lưu ý trong hoạt động kinh
doanh ở Pháp như: giọng nói trong giao tiếp không qua lớn, nên thực hiện những giao tiếp
bằng mắt với đối tác, những món quà tặng được ưa thích thường mang tính nghệ thuật và
trí tuệ như là những bó hoa được bó và trang trí đẹp mắt…
2.5 Văn hóa vật chất
Pháp được xem là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng phức tạp nhất trên thế
giới, đây là lĩnh vực được chính phủ đầu tư rất mạnh. Một hệ thống những cách thức
chuyên chở khác nhau bao trùm khắp cả nước, thông qua không khí, đất, đường sắt và
12
sông. Hệ thống đường sắt tiên tiến về công nghệ, sử dụng những chuyến tàu nhanh nhất
thế giới, được điều hành bởi French National Railways (SNCF), một công ty nhà nước của
Pháp. Tuyến đường sắt trong nước dài tổng cộng 31.939 kilômét.
Hệ thống Train Grande Vitesse (TGV) của Pháp có lẽ là thương hiệu nổi tiếng nhất
trong số các hệ thống đường ray cao tốc vì nó an toàn, nhanh và tiện lợi. Đi vào hoạt động
từ năm 1981, đến nay, mạng lưới này đã mở rộng thêm nhiều tuyến tới Paris để đảm bảo
rằng mọi người dân đều có thể dễ dàng di chuyển đến thủ đô. Điều đó giải thích tại sao
dịch vụ này lại có thể thu hút 100 triệu hành khách một năm. Tuyến cao tốc quốc tế đến
Anh, Đức, Bỉ đang hoạt động, và các tuyến đến Italy và Tây Ban Nha cũng đang được xây
dựng. Mạng lưới của Pháp đã hình thành nên xương sống cho hệ thống đường cao tốc của
cả châu Âu, và vị thế này sẽ càng được củng cố thêm trong những năm tới khi nhiều đường
ray mới được hoàn thành.
Cơ sở hạ tầng truyền thông của Pháp cũng được xếp hạng cao trong số các nước tiên
tiến. Người Pháp có một hệ thống truyền thông điện tử rất ấn tượng gọi là Minitel, sử dụng
những công nghệ nhằm đem lại sự thuận tiện cho cá nhân người tiêu dùng. Họ có thể sử
dụng nó để đặt vé máy bay, vé xe lửa, vé xem phim, mua hàng hóa…Các hệ thống bưu
chính, điện thoại và truyền hình do chính phủ Pháp sở hữu và quản lý.
13
Tuy thế, Pháp lại là một đất nước khá cố hữu, hoàn toàn trung thành với hệ thống cơ sở
hạ tầng thông tin truyền thống lâu đời khiến quốc gia này khá cẩn trọng khi đồng ý xúc
tiến bất cứ một sự thay đổi đặc biệt nào nhất là ở bên trong nước Pháp. Chính phủ thực
hiển những nỗ lực đặc biệt và công khai nhằm giảm bớt sức ảnh hưởng của tiếng Anh, thứ
ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Internet ngày nay. Ngành công nghiệp Internet của
Pháp chịu nhiều áp lực từ chính trị và luật lệ hơn là Đức hay Anh.
Chăm sóc sức khỏe: Pháp nổi tiếng là một trong những quốc gia có hệ thống y tế tốt
nhất thế giới.
Có một hệ thống chăm sóc sức khỏe phần lớn được tài trợ bởi chính phủ thông qua một
hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh viện bao giờ
cũng có chất lượng rất cao. Nhờ vào chế độ Bảo hiểm y tế phổ cập (CMU), tất cả mọi
người đều được hưởng các dịch vụ này. Chế độ Bảo trợ xã hội của Pháp cũng rất nổi tiếng
và cho phép người bệnh có thể được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí cho các dịch vụ y
tế khi người bệnh đóng tiền bảo hiểm, mức thấp nhất khoảng 172 Euros.
Tóm lại,cơ sở hạ tầng tiên tiến,hiện đại là một điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài muốn kinh doanh tại Pháp trong một số lĩnh vực như: khai thác du lịch,xuất
khẩu dầu mỏ sang Pháp, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao(điện thoại,máy tính,xe
hơi,tivi…),các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, thẩm mĩ; các ngành phục vụ dân trí như in
ấn báo chí,sách…
2.6 Nghệ thuật
Nghệ thuật là một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa của Pháp. Nước Pháp đã sản
sinh nhiều nghệ sỹ, họa sỹ, nhà văn, nhạc sỹ nổi tiếng trên thế giới và một lịch sử nghệ
thuật có bề dày hàng ngàn năm. Trong suốt thời Trung cổ, Pháp nổi bật lên như là một
trung tâm nghệ thuật và kiến trúc của thế giới. Những nghệ sỹ Pháp nổi tiếng thế giới bao
gồm Edgar Degas, Francis Picabi, Pierre-Auguste Renoir, Claude Monet... Nhà văn nổi
tiếng thế giới Victor Hugo, tác giả của “Những người khốn khổ” và “Thằng gù ở nhà thờ
14
Đức bà” cũng là người Pháp. Pháp cũng là đất nước của hàng ngàn bảo tàng, bao gồm bảo
tàng nổi tiếng thế giới Louvre, bảo tàng Osray, bảo tàng Picasso với những bộ sưu tập đồ
sộ gồm những tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác.
Bảo tàng Louvre
Kiến trúc nổi bật ở Pháp là kiểu kiến trúc Gothic với đặc trưng là vòm cửa nhọn, mái
nhọ, cửa sổ lớn và nhiều màu để có nhiều ánh sáng bên trong, bên ngoài có tháp cao vút,
trước cửa lại được trang trí bằng nhiều phù điêu sinh động. Đây là kiểu kiến trúc được sử
dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu với nhiều công trình nổi tiếng. Hàng trăm lâu đài, thành
trì, những dãy nhà cổ tại Pháp đều mang dáng vẻ đặc biệt, tồn tại song song cùng những
công trình đồ sộ, tiêu biểu cho cả nền kiến trúc hiện đại của nhân loại như tháp Eiffel, đại
lộ Champs Elysseés, bảo tàng Louvre, Cung Lễ hội và Đại hội – nơi diễn ra các sự kiện
văn hóa thế giới.
15
Paris opera house
Pháp cũng có những đóng góp có ý nghĩa cho âm nhạc và điện ảnh thế giới. Điện ảnh
Pháp được cả thế giới khâm phục vì sự sáng tạo và độc đáo của nó. Liên hoan phim quốc
tế được tổ chức hàng năm ở Cannes thu hút những nhà làm phim trên toàn thế giới.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua những đóng góp to lớn của Pháp đối với ngành thời
trang, một ngành đã gắn với cái tên nước Pháp với những gì thanh lịch, tao nhã, có phong
cách, chất lượng và xa hoa. Pháp đã có những đóng góp to lớn cho sự cách tân về thời
trang trên thế giới với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Channel, Gucci, Hermès, Louis
Vuiton, Yves Saint-Laurent…Ngày nay, thủ đô Paris của Pháp là kinh đô ánh sáng và thời
trang của thế giới với nhiều buổi trình diễn thời trang quốc tế có uy tín được tổ chức hàng
năm. Người Pháp khá bảo thủ trong lĩnh vực thời trang. Họ thích quần vải hoặc quần jeans
màu nền nã, chiếc áo giản dị và đôi giầy kín chân, hơn chiếc áo rách kiểu moden, quần bò
thụng và dép sandal. Đối với phụ nữ, bộ đồ phù hợp nhất là váy: dài, ngắn, bộ complê
váy..v.v…Người Pháp chú trọng sự thanh lịch, nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh của bộ
trang phục. Vì vậy khi có những cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các đối tác người
Pháp, bạn nên đặc biệt chú ý đến cách ăn mặc của mình.
16
Từ những điều nghiên cứu được ở trên, ta có các cơ hội kinh doanh sau:
Việt Nam nổi tiếng với các ngành thủ công mỹ nghệ, người Pháp lại có nhu cầu nghệ
thuật cao nên chúng ta có thể đầu tư sản xuất những đồ trang trí chuyên phục vụ cho thị
trường nước Pháp. Những sản phẩm này nên ít nhiều mang phong cách Gothic, và phải
thanh lịch, tinh tế, phù hợp với thị hiếu nghệ thuật cùa người Pháp.
Chúng ta cũng có thể xuất khẩu quần áo, phụ kiện thời trang hoặc giày da sang Pháp.
Mặc dù Pháp có rất nhiều nhãn hiệu thời trang sang trọng nổi tiếng nhưng với đa số người
dân Pháp, những sản phẩm đó quá xa xỉ với họ. Khi mua sắm quần áo, họ quan tâm đến
kiểu dang, màu sắc và chất liệu trang phục hơn. Do đó, khi muốn xuất khẩu sản phẩm thời
trang sang Pháp, chúng ta phải đầu tư nghiên cứu kỹ ở khâu thiết kế kiểu dáng (phải tinh
tế, thanh lịch), lựa chọn màu sắc (các màu tối, trang nhã), chất liệu phù hợp (thoáng mát
cho mùa hè, ấm áp cho mùa đông).
Việt Nam còn có ưu thế về nhân công giá rẻ, các doanh nghiệp dệt may và giày da
Việt Nam cần tận dụng ưu thế này, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu thị trường và không ngừng mở rộng hệ thống phân phối tại Pháp.
17
Sự tiêu thụ giày dép phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và thị hiếu của phái nữ. Thiết kế
thời trang và thoải mái khi đi bộ là các tiêu chí dẫn dắt thị trường tiêu dùng. Khách hàng
có xu hướng tìm mua các loại giầy đa năng vừa có thể đi bình thường vừa có thể đi khi có
việc cần lịch sự để tiết kiệm trong thời kì suy thoái.
Thiết kế, ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất là đối với người lớn tuổi. Đặc biệt tại
Ý, Pháp và Tây Ban Nha, hình dáng của giầy dép nên có hình tròn, thiết kế tao nhã và nữ
tính. Các loại giầy đế mềm và giầy dép đi bộ nên thiết kế thể thao hoặc trông bề ngoài
vững chắc với hình dáng thanh lịch. Với sự phát triển công nghệ trong sản xuất giầy dép,
xu hướng sử dụng pha trộn các chất liệu khác nhau trở nên khá phổ biến. Đồng thời, cùng
với sự hỗ trợ của máy vi tính, các mẫu thiết kế mới sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng. Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%.
Tuy nhiên, ngành dệt may và da giày Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU
nói riêng và Pháp nói chung còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức:
Thường xuyên đối mặt với nhiều vụ kiện bán phá giá nên xuất khẩu dệt may và giày
dép vào Pháp thường gặp nhiều khó khăn. Mặc dù EU bỏ quota dệt may cho Việt Nam kể
từ năm 2005 nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Pháp có nguy cơ suy giảm do bị
cạnh tranh gay gắt.
Từ năm 2009, ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm khó khăn khi EU bỏ
thuế quan ưu đãi GSP từ ngày 1-1-2009 và thời gian áp thuế CBPG 10% bị kéo dài
(khoảng 12-15 tháng). Việc này sẽ làm cho da giày VN mất lợi thế cạnh tranh về giá với
các nước XK khác.
2.7 Ẩm thực
Pháp vốn được mệnh danh là cái nôi của ẩm thực châu Âu. Đối với người Pháp, nấu ăn
là một nghệ thuật. Lịch sử ẩm thực Pháp chính thức khởi nguồn từ thế kỷ XVI với món ăn
cơ bản, truyền thống là bánh mì baguette phết bơ. Do tự hào về nghệ thuật chế biến món
18
ăn của mình và coi trọng nghệ thuật nấu ăn nên người Pháp đặt tên cho các món đặc biệt
bằng tên tỉnh, thành phố, địa phương, tên các nhà văn, nhà thơ…
Nét đặc biệt của ẩm thực Pháp là mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp.
Nước Pháp nổi tiếng khắp thế giới với những loại rượu vang và sâm banh tuyệt hảo. Họ
xem rượu vang là một loại hình nghệ thuật với quá trình chưng cất được tiến hành một
cách tỉ mỉ, công phu để cho ra những giọt nồng tinh túy nhất. Bên cạnh rượu vang, nước
xốt cũng là một thành phần đáng chú ý của phong cách ẩm thực Pháp. Đó là một sự hòa
quyện đầy nghệ thuật tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và trái cây như quế, ỏai
hương, khoai tây, cam, bưởi… Thể hiện rõ nhất sự quan tâm ẩm thực của người dân Pháp
là việc chọn nguyên vật liệu. Họ ưu tiên việc sử dụng thực phẩm đúng mùa để món ăn
thơm ngon hơn và quan trọng là đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất.
Rượu vang vùng Bordeaux Pháp
Khi nhắc đến món ăn Pháp không thể không nói đến những món ăn được xếp vào hàng
quý tộc đó là: bành mì, rượu và gan ngỗng béo. Bánh mì là món ăn cơ bản, truyền thống
của người Pháp mà cụ thể là bánh mì baguette. Gan ngỗng béo cũng là món ăn không thể
bỏ qua nếu như bạn muốn nếm trải hết những tinh túy của ẩm thực Pháp. Người Pháp là
bậc thầy về chế biến món ăn này. Một số quốc gia khác cũng có món gan ngỗng béo nhưng
vị ngon thì không thể tinh túy bằng Foie gras của Pháp.
19
pate de Foie gras
Do đặc thù về văn hóa nên mỗi vùng miền của Pháp có gu ẩm thực riêng. Khẩu vị và
nguyên liệu sử dụng trong chế biến ở các vùng, miền cũng khác nhau. Nếu như ở miền
Nam, họ thích ăn cay và sử dụng nhiều các loại rượu nho và gia vị, đặc biệt là tỏi và
hành… thì người miền Bắc lại chuộng bơ, kem và táo. Trong khi đó, người miền Trung thì
ưa thích pho mát, rượu cognac và vang trắng. Phía Tây Nam có gan ngỗng béo và rượu
Bordeaux. Còn món ăn vùng Alsace lại dùng nhiều thịt lợn và bắp cải. Cư dân ven biển
thích ăn các món chế biến từ tôm, cua, mực…
Mặc dù người Pháp rất sành ăn và xem trọng việc ăn uống nhưng khám phá, thưởng
thức những món ăn mới lạ luôn là nhu cầu của mỗi con người. Do đó, đầu tư vào dịch vụ
ăn uống tại đây cũng là một trong những cơ hội dành cho các nhà kinh doanh nước ngoài.
Việt Nam hiện nay đang từng bước chinh phục những vị thực khách khó tính này bằng
những món ăn truyền thống và đặc sản của các vùng miền như bánh chưng, phở, chả giò,
bún bò Huế, nem nướng... Sở dĩ món ăn Việt Nam được người yêu ẩm thực tại Pháp ưa
thích vì không những không chứa nhiều mỡ mà lại còn nhẹ nhàng và có mùi vị đặc trưng
của gia vị Việt Nam.
Bên cạnh đó người Pháp quan tâm một cách đam mê đến các món ăn, trong thói quen
ăn uống, người Pháp có thói quen ăn uống tại nhà và ưa chuộng sử dụng những thực
phẩm tươi mới và chỉ mua những thứ giá trị nhất. Đây là cơ hội để xuất khẩu các mặt
hàng thủy hải sản và rau quả sang Pháp.
20
2.8 Giáo dục
Hệ thống giáo dục Pháp có tính chất dân chủ và bình đẳng. Giáo dục phổ thông do nhà
nước tài trợ và được áp dụng cho lứa tuồi từ 6-16 tuổi thông qua một hệ thống học đường
thuộc Bộ Giáo dục Pháp. Vào đầu thế kỷ 20, tổng số học sinh sinh viên trên toàn nước
Pháp đạt 15 triệu người, có nghĩa là gần một phần tư dân số của nước Pháp đang đi học.
Chi phí cho ngành giáo dục chiếm khoảng 6.6% GDP của Pháp (năm 2008), thấp hơn các
nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch), nhưng bỏ xa các nước như Italia hay Nhật Bản.
Theo thống kê, tỷ lệ biết đọc biết viết trong số người lớn ở Pháp là 99.2% một con số rất
ấn tượng, 69.2% dân Pháp có trình độ đại học và 19.9% có trình độ cao hơn đại học.
Qua những phân tích trên, ta thấy giáo dục ở Pháp được đầu tư rất lớn với một hệ
thống chặt chẽ và chuyên nghiệp. Do đó trình độ học vấn của người dân Pháp rất cao, đa
số họ làm việc trong những ngành đòi hỏi lao động trí óc nhiều, áp lực cao, dẫn đến căng
thẳng, mệt mỏi thường xuyên nên nhu cầu thư giãn của họ khá cao. Cứ vào mùa hè thì gần
một nửa dân số nước Pháp lại kéo nhau ra các bãi biển để nghỉ ngơi hoặc đi du lịch.
Chúng ta có thể đầu tư phát triển hệ thống spa thư giãn hoặc trung tâm giải trí tại Pháp.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể thiết kế, tổ chức những tour du lịch trọn gói đến những
vùng biển đẹp của Việt Nam như: Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc… hoặc đến những
miền đồng quê của nước ta thông qua hình thức du lịch sinh thái. Ngoài ra, do Pháp có
nền giáo dục cao nên chúng ta có thể đầu tư công nghệ hiện đại để có thể xuất khẩu các
sản phầm như máy vi tính hay những dụng kỹ thuật cao sang Pháp.
21
3. MÔ HÌNH BỐN KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA PHÁP
“Mỗi người đều mang trong mình một kiểu mẫu tư duy, cảm xúc và hành động tiềm tàng,
là những gì mà họ học được trong suốt cuộc đời mình” (Geert Hofstede).
Geert Hofstede sinh năm 1928, là người Hà Lan. Ông nhận bằng Thạc sỹ ở trường Deft Institute of
Technology vào năm 1953 và bằng Tiến sỹ ở trường Groningen University vào năm 1967.
Chỉ số của pháp
Để nghiên cứu khác biệt văn hóa, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các khía cạnh để khái
quát hóa những khác biệt. Hofstede nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực này nhờ các khía cạnh
văn hóa ông tìm ra sau khi nghiên cứu hơn 100.000 bản trả lời câu hỏi của nhân viên IBM
toàn cầu trong đầu thập niên 70. Ông khái quát hóa các khác biệt văn hóa giữa các nước
bằng các khía cạnh văn hóa (dimensions) gồm khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân,
sự cứng rắn và lẩn tránh rủi ro.
22
Chỉ số của Pháp tương ứng với các chiều kích là 68 - 71 – 39 - 81, so với mức trung
bình của thế giới là 55-43-50-64. Theo đó, Pháp thuộc về đất nước có khoảng cách quyền
lực cao, tính cá nhân cao, tính cứng rắn thấp, và ưa thích sự chắc chắn
Khoảng cách quyền lực (Power Distance): Là mức độ khác nhau giữa các nhóm về
việc chấp nhận và tôn trọng quyền lực. Pháp có chỉ số bất bình đẳng ở mức cao, điều đó
cho thấy một mức độ bất bình đẳng xã hội được xác lập bởi nhiều nhà lãnh đạo. Pháp có
lịch sử lâu dài của sự tập trung quyền lực, mặc dù xã hội dân chủ vẫn là một phần quan
trọng của chính phủ Pháp nhưng các tầng lớp xã hội ngày nay vẫn còn dữ lại rất nhiều tàn
dư của thời phong kiến. Nước Pháp có một tầng lớp tư sản, gọi là bourgeoisie, rất đông
đảo, họ thực sự là những người kiểm soát đất nước. Trong kinh doanh, sự tập trung quyền
lực thể hiện ở việc quyền lực tổng hợp được nắm trong tay của một cá nhân. Người lãnh
đạo là người quyết định tất cả, nhân viên trong những nền văn hóa có khoảng cách lớn về
quyền lực không được giao những nhiệm vụ quan trọng, họ chỉ chờ đợi nhận được những
điều chỉ dẫn rõ ràng từ ban quản lý. Do vậy, khi kinh doanh tại Pháp bạn cũng đừng mong
chờ vào việc cấp dưới đưa ra sáng kiến của mình.
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism): là khuynh hướng con người chú trọng đến bản
thân họ và những điều trực tiếp liên quan đến họ. Hướng này đối nghịch với chủ nghĩa tập
thể, là khuynh hướng con người dựa vào tập thể để làm việc và trung thành với nhau. Pháp
là nước điển hình về chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, học
sinh tại Pháp đã có tính cạnh tranh cao. Trong công ty, các cá nhân thường tự chịu trách
nhiệm về quyết định của mình và thành tích cá nhân rất được coi trọng. Họ yêu cuộc sống
và thích những thứ tinh tế trong cuộc đời, rất tự hào về những sản phẩm Pháp và phong
cách Pháp.
Sự cứng rắn: khía cạnh này thể hiện sự phân chia vai trò giữa các giới, và cách thức
giải quyết vấn đề, nó bao hàm cả giá trị và thái độ xã hội, những giá trị thống trị xã hội đó
là sự thành công, tiền bạc và của cải. Pháp có chỉ số về sự cứng rắn ở mức thấp đến trung
bình, họ có xu hướng đề cao mối quan hệ giữa các cá nhân, môi trường làm việc thân
thiện, đặt chất lượng cuộc sống quan trọng hơn là thành quả, là tiền bạc. Khác với nền văn
23
hóa có sự cứng rắn cao họ làm việc để sống chứ không sống để làm việc. Người Pháp thích
tìm hiểu về các dân tộc khác mình rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ những người xung
quanh. Khi kinh doanh tại Pháp cần chú ý: Người Pháp rất quý thời gian cá nhân họ ưu
tiên thời gian cho gia đình và các ngày nghỉ lễ nên việc làm thêm hơn giờ hành chánh thì
không được xem là một chuẩn mực. Trong kinh doanh, chữ tín thường được đặt lên đầu so
với lợi ích mà dự án mang lại. Chức năng của các cuộc đối thoại với quy mô nhỏ, ngắn còn
tập trung vào vấn đề cuộc sống gia đình cá nhân và sở thích chứ không đơn thuần chỉ tập
trung vào công việc kinh doanh.
Pháp có mức độ lẩn tránh rủi ro ở mức cao, họ cảm thấy bất an về những tình huống
chưa rõ ràng hay chưa biết. Giống như những nước có tâm lý tránh bất định cao người
Pháp thường thích có nhiều luật lệ, nghi thức, không thích phiêu lưu, mạo hiểm. Họ cũng
rất chú trọng lễ nghi và phép lịch sự, tuân thủ pháp luật nghiêm ngặt. Họ có nhiều quy tắc
ở nơi làm việc và đúng giờ là việc rất tự nhiên ở Pháp. Trong trường hợp được mời tới các
buổi họp hoặc tiệc, trong giấy mời thường ghi rõ “ trang phục nghi lễ” có nghĩa là nam nên
mặc com lê tối màu đặc biệt là vào mùa đông, phụ nữ nên mặc trang phục thanh lịch và
đơn giản. Trong trường học, các nhà quản trị đều được giáo dục rất bài bản nhưng ít kĩ
năng thực hành hơn. Khi tiến hành kinh doanh tại Pháp cần chú ý: Đừng mong đợi rằng họ
có thể tiếp thu ngay được những ý tưởng, cách thức hay phương pháp mới. Bạn cần phải
trải qua một thời gian để có thể phát triển sự hiểu biết của họ và tiếp cho họ niềm tin về
những sáng kiến mới. Cho các đối tác địa phương tham gia vào các dự án nhiều hơn để họ
hiều thêm điều này sẽ giúp giảm thiểu sự không rõ ràng. Việc bỏ thầu và việc giới thiệu ra
mắt sẽ bị kiểm tra chi tiết tinh vi vì vậy cần chuẩn bị mọi thứ đầy đủ số liệu và dữ kiện.
24
So sánh bốn khía cạnh giữa Việt Nam và Pháp
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
PDI IDV MAS UAI
VIETNAM
FRANCE
Theo đánh giá này thì Pháp và Việt Nam có chỉ số về khoảng cách quyền lực và sự
cứng rắn ở mức độ như nhau. Việt Nam do chịu nhiều ảnh hưởng của hàng ngàn năm
sống dưới chế độ phong kiến, cùng với sự ảnh hưởng của Nho giáo lại càng củng cố hệ
thống thứ bậc, tôn ti trật tự. Ngày nay người dân hay nhân viên trong tổ chức vẫn quen với
chuyện chấp nhận quyền lực đương nhiên ở các quan chức hay lãnh đạo công ty.
Trái với suy nghĩ thông thường là người Việt Nam thích sự ăn chắc mặc bền hơn là sự
mạo hiểm, quá trình lịch sử nhiều biến động của Việt Nam có tác động lớn đến người Việt
Nam, tạo cho nhiều người khả năng chịu rủi ro cao trong lúc tìm kiếm cơ hội mới. Khả
năng thích nghi cao với môi trường kinh doanh mới chứng tỏ người Việt Nam có tâm lý
tránh bất định thấp và đây chính là điểm mạnh của người Việt Nam. Họ không quan tâm
lắm đến rủi ro và những điều không lường trước được, sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử
nghiệm. Trong kinh doanh, người Việt Nam thường đặt thành quả đạt được cao hơn sự an
toàn, thể hiện một phong cách quản lý có cấu trúc đơn giản và tự do hơn, và có ít các quy
tắc ở nơi làm việc hơn so với các xã hội có mức tránh né sự không chắc chắn cao như
Pháp.
Nền văn hóa Á Đông thường có truyền thống đề cao chủ nghĩa tập thể, khác biệt với
nền văn hóa phương Tây chỉ coi trọng chủ nghĩa cá nhân khi mà mối quan hệ giữa các cá
25
nhân thường lỏng lẻo, mỗi người chỉ muốn chăm chút cho bản thân và gia đình nhỏ của
mình. Hơn nữa, chủ nghĩa cá nhân thấp so với Pháp điều này có lẽ chủ yếu là do tư tưởng
nhấn mạnh về một xã hội tập thể của chủ nghĩa Cộng sản hơn so với các nền chính trị khác
4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ TẠI PHÁP
Người Pháp thích thú với mọi thứ tiêu khiển, từ chụp ảnh cho đến làm đồ gốm và họ bỏ
khá nhiều thời gian và tiền bạc để tô điểm cho căn nhà của mình, kể cả những ngôi nhà
nghỉ ở ngoài thành phố. Nghệ thuật và sự thoải mái là một trong những yêu cầu quan trọng
trong cuộc sống của người Pháp. Đối với một ngôi nhà, nơi tập trung của cả gia đình được
người Pháp đặc biệt quan tâm. Họ thường chi tiền cho việc hoàn thiện và duy trì tình trạng
tốt nhất cũng như trang trí cho căn nhà nhiều hơn phần tiền dành cho ăn uống dành cho ăn
uống, vì vậy rất có cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
4.1 Sơ lược về ngành
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được
xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, có tỷ suất lợi nhuận cao, đóng góp tích cực
vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết
một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Sản phẩm thuộc các ngành hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu sử dụng trong trang trí nội thất, quà tặng như: Gốm sứ, mây tre đan, sơn
mài, khảm trai, thêu, đá-sắt nghệ thuật, gỗ mỹ nghệ và giấy nghệ thuật... Các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng độc đáo tới mức tên của sản phẩm thường gắn liền
với tên làng nghề làm ra nó như như: gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, lụa Vạn
Phúc, mây tre đan Phú Vinh...Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì
lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động. Hiện
cả nước có hơn 2.000 làng nghề khác nhau trong ngành thủ công mỹ nghệ và có khoảng
1.120 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
26
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,
bình quân khoảng 20%/ năm, Năm 2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế
toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt gần 1 tỷ USD. Hàng mỹ nghệ lại mang
về cho đất nước nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của
mình. Có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại
cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta ngày càng được
mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc,
Đài Loan... Tính đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất
lớn.
4.2 Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
Hiện nay ở Pháp, nhu cầu về hàng trang trí gia đình và quà tặng đang gia tăng. Người
Pháp có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới trang trí nội thất và dành nhiều thời gian hơn
cho những thứ ở trong và xung quanh ngôi nhà. Cùng với đó là nhu cầu về sử dụng các sản
phẩm làm bằng nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường cũng đang ngày càng gia
tăng. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không những phù hợp với không gian nội
thất mà lại không gây hại đối với môi trường.
Pháp là một trong những thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt
Nam. Các sản phẩm mỹ nghệ dưới bàn tay khéo léo của người Việt Nam đáp ứng được
27
nhu cầu về nghệ thuật thẩm mỹ của người tiêu dùng nơi đây. Với chất liệu tự nhiên, màu
sắc nhẹ nhàng, trang nhã, họa tiết đơn giản mà đường nét lại tinh tế, các sản phẩm này đã
thực sự chinh phục được thị trường Pháp rộng lớn.
Kể từ 11/01/2007, khung pháp lý về thị trường Pháp đã mở hoàn toàn cho hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đều không bị
áp hạn ngạch.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng chủ yếu các yếu tố cơ bản về tài nguyên thiên
nhiên và nguồn nhân công mà Việt Nam là nước có lợi thế về các yếu tố này. Tận dụng
đúng lợi thế cạnh tranh sẽ đem lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận tương đối lớn trong khi
vốn đầu tư bỏ ra không nhiều.
‐ Lợi thế về nguồn nguyên liệu: nước ta là nước nhiệt đới, thực vật đa dạng, phong
phú nên hầu hết các nguyên liệu đầu vào của ngành đều có sẵn trong nước như mây,
tre, nứa, lá, thân lục bình…nên sẽ làm chi phí sản xuất giảm đáng kể, giá thành sản
phẩm cũng vì thế mà ở mức độ phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn thu được lợi
nhuận cao.
‐ Lợi thề về nhân lực: nước ta có một nguồn lao động khá dồi dào. Ngành thủ công
mỹ nghệ không đòi hỏi lao động phải có trình độ cao mà chỉ cần sự khéo léo, tỉ mỉ,
siêng năng… Về các đặc điểm này thì lao động ở nông thôn đáp ứng được. Nguồn
cung dồi dào, yêu cầu đặt ra lại không cao nên viêc thuê mướn lao động không khó
và chi phí lao động vì thế cũng giảm đi phần nào.
Hiêp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Vietcraft, luôn hỗ trợ các nhà đầu
tư như được cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ
trên thế giới, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất,
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh…
4.3 Những thách thức đặt ra cho các nhà đầu tư
28
Hiện nay Việt Nam chưa có các vùng nguyên liệu mang tầm quốc gia, các vùng nguyên
liệu đang có lại phân bố nhỏ lẻ, khó tập trung và khó quản lý. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu
đầu vào đang dần bị thiếu hụt do các địa phương khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu
tư phát triển… dẫn đến việc giá nguyên liệu thô trong nước đang tăng lên, nhiều khả năng
là phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước lân cận như Lào, Campuchia, Indonexia. Chi
phí đầu vào tăng, năng lực thu mua bị hạn chế sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Đây là mặt hàng luôn đòi hỏi những thiết kế, kiểu dáng đặc sắc đáp ứng yêu cầu đa
dạng của khách hàng. Việt Nam tới thời điểm này chưa có viện nghiên cứu mẫu thiết kế
riêng, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề thủ công mỹ nghệ, thiếu sự phối
hợp đồng bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, văn hóa. Trong khi đó ở các nước Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…lại có hẳn một đội ngũ thiết kế được đào tạo bài bản. Do
đó, nếu muốn đứng vững được trong ngành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, nhà đầu
tư phải nghiên cứu kỹ thị trường, nhất là khâu thiết kế và tạo mẫu, chủ động trong việc đổi
mới mẫu mã theo hướng chuyên nghiệp, bắt kịp xu hướng thời trang, nâng cao tay nghề
lao động, đa dạng chủng loại, tránh tình trạng làm theo mẫu đặt hàng của nhà nhập khẩu
phụ thuộc vào thiết kế nước ngoài.
Mặc dù chúng ta tự hào vì đất nước có nguồn lao động dồi dào nhưng lúc này, tình
trang thiếu hụt lao động đang diễn ra đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Ngay cả
những vùng xuất khẩu truyền thống nổi tiếng như Quảng Nam, Hà Nam...cũng đang thiếu
lao động trầm trọng. Vì lao động thiếu nên phải đào tạo mới làm ảnh hưởng đến chi phí,
chất lượng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ
mà Trung Quốc là đối thủ quan trọng nhất. Sản phẩm của Trung Quốc không những có giá
thành rẻ hơn, mà kiểu dáng, chủng loại cũng đa dạng, phong phú hơn. Thêm vào đó là giá
nguyên liệu lẫn công lao động trong nước đang tăng gây khó khăn cho việc định giá.
29
Những thiết bị, công nghệ đang được sử dụng trong ngành hầu như đã bị lạc hậu làm
ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, ngoài vốn đầu tư ban
đầu, nhà đầu tư cần đảm bảo đủ vốn để phục vụ cho việc đổi mới trang thiết bị trong quá
trình sản xuất.
Bên cạnh các quy định cho gỗ, một số nhà nhập khẩu ngày càng thắt chặt hơn nữa các
qui định về tiêu chuẩn nhập đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang
phát triển như quy định về hóa chất sử dụng phải thân thiện với môi trường, an toàn cho
người lao động và người sử dụng… Bản thân việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của
nước ngoài cũng gây ra những khoản chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu,
và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Châu Âu vừa trải qua đợt khủng hoảng nợ. Nền kinh tế khó khăn sẽ ít nhiều tác động
đến sản lượng nhập khẩu của các nước, trong đó có Pháp, nhất là đối với mặt hàng không
phải là thiết yếu như hàng thủ công mỹ nghệ vì sức mua giảm.
Với những thách thức nêu trên, trong vai trò một nhà xuất khẩu trực tiếp hàng
thủ công mỹ nghệ doanh nghiệp cần :
Đầu tư chú trọng đến mẫu mã sản phẩm, chất lượng thiết kế cũng cũng như giá thành
sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh. Tập trung nghiên cứu thị trường Pháp về phong tục
tập quán, tiêu dùng, sở thích, mức độ chi trả từ đó có thể thiết kế ra những sản phẩm phù
hợp hơn với thị trường, bắt kịp xu hướng thời trang nhằm tăng khả năng tiêu thụ thay vì
chỉ ngồi chờ các đơn đặt hàng từ Pháp như hiện nay.
Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu mây, tre…đang thiếu hụt ổn định hơn, chủ động
hơn bằng cách ngoài việc thu mua có thể quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp
trực tiếp cho doanh nghiệp.
Chủ động trong việc đào tạo, nâng cao tay nghề lao động để làm ra các sản phẩm ngày
càng có chất lượng cao. Đổi mới kịp thời trang thiết bị khi chúng đã trở nên lạc hậu, góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
30
Áp dụng sự phát triển internet để quảng cáo, tiếp thị tìm ra các nhà phân phối, xuất
khẩu bằng thương mại điện tử. Thực tế, một con thuyền buồm mô hình ở thị trường Việt
Nam giá 60 USD, bán được qua eBay với giá hơn 100 USD/chiếc. Mặt hàng ngọc và đá
quý thô có xuất xứ từ Việt Nam được rao bán với giá 100 - 200 USD.
Doanh nghiệp có thể kí kết hợp đồng kinh doanh với những tập đoàn bán lẻ, nhà nhập
khẩu, các siêu thị và cửa hàng bách hóa... của Pháp để đưa thương hiệu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng Pháp. Carrefour là một siêu thị lớn hàng
đầu của Pháp với 216 chi nhánh. Theo Euromonitor, các đại siêu thị của Pháp được mong
đợi chiếm 40% thị phần kinh doanh các sản phẩm quà tặng và đồ trang trí tại Pháp
Tham gia các hoạt động triển lãm thủ công mỹ nghệ, chủ động phục vụ cho các lễ hội
quan trọng tại Pháp là một hướng quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Để thực hiện được những công việc trên, nhà kinh doanh cần chuẩn bị vốn đầu tư
tương đối lớn và tốn nhiều thời gian. Nếu xét trong ngắn hạn, lợi nhuận thu về có thể
không cao nhưng trong dài hạn sẽ tăng lên, sản phẩm làm ra sẽ có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường Pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_3_8534.pdf