Tiểu luận Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất

I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu về thuế TNDN: 2. Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN: 3. Quá trình hình thành, phát triển thuế TNDN trên Thế giới và Việt Nam: 4. Thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam II. Tác động của thuế TNDN lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất 1- Taùc ñoäng ñeán chuû sôû höõu voán 2. Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. 2.1. Tác động lên tiền lương từ việc sử dụng nguồn thu nhập của doanh nghiệp. 2.2. Tác động lên nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. 2.3. Tác động đến phân phối thu nhập 3. Tác động của thuế TNDN lên người sở hữu đất

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thuyết trình: Phân tích tác động của thuế TNDN lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Giới thiệu về thuế TNDN: Thuế TNDN là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế Nguồn gốc ra đời của thuế TNDN: Thuế TNDN bắt nguồn ra đời bắt nguồn từ những lý do chủ yếu sau đây: Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thuế TNDN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính của Nhà nước ngày càng ổn định và vững chắc. Xuất phát từ nhu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý vĩ mô. Đặc điểm của thuế TNDN: Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gọi chung là các doanh nghiệp. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN: Thứ nhất, Thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới thu NSNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên khi thiết kế thuế TNDN, tùy vào mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời không nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN. Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế được xác định trong những trường hợp cụ thể sau: Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó sẽ xác định được doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được xem là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh trong nước hay ngoài nước. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không. Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp là thu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế. Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau. Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN thực chất điều chỉnh vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp có được bằng cách lấy doanh thu từ các hoạt động kinh doanh trừ đi các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau: Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp. Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường và các định mức kinh tế, kỹ thuật. Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn Trong thực tế, các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan. Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế: Do tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản nhận trong nhiều năm nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho việc tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế. Thực tiễn, các nước quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính (12 tháng). Thứ năm, xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý: Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuế suất phổ thông, các mức thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Quy định này cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế có thể tránh thuế và chi phí quản lý thuế tốn kém. Quá trình hình thành, phát triển thuế TNDN trên Thế giới và Việt Nam: Thuế TNDN đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Các nước áp dụng Thuế TNDN sớm vào giữa và cuối thế kỷ 19 như: Anh, Nhật, một số nước áp dụng vào đầu thế kỷ 20 như: Pháp, Thụy Sỹ, Liên Xô (cũ), Trung Quốc… Thuế TNDN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN ở các nước áp dụng thuế TNDN. Ví dụ: Nhật, thuế TNDN chiếm tỷ trọng 19.6% trong tổng thu NSNN năm 2000, và có thời kỳ lên tới 30% trong tổng thu NSNN; Pháp: năm 2001 chiếm khoảng 20% tổng số thu từ thuế Các nước Thụy Điển, Canada, Mỹ, thuế TNDN chiếm tỷ trọng từ 20% đến 25% tổng số thu từ thuế và tương đối ổn định. Ở Việt Nam, thuế TNDN xuất xứ từ khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1953 đến trước 01/01/1990. Từ ngày 01/01/1990 cho đến trước ngày 01/01/1999 thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Cơ sở tính thuế lợi tức là lợi tức của doanh nghiệp và thuế suất. Mức thuế suất phổ thông là 30%, 40%, 50%. Từ năm 1993, mức thuế suất giảm tương ứng là 25%, 35%, 45% trên lợi tức đạt được. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng thuế lợi tức theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với mức thuế suất phổ thông thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày 01/01/2004 thuế TNDN được áp dụng thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc những thành phần kinh tế khác nhau thay cho thuế lợi tức với mức thuế suất phổ thông là 32%, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%. Ngày 01/01/2004, Luật thuế TNDN (sửa đổi) áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ 01/01/2004 đến trước ngày 01/01/2009, mức thuế suất phổ thông được áp dụng là 28% Từ ngày 01/01/2009, mức thuế phổ thông được áp dụng là 25% Qua các thời kỳ, thuế TNDN Việt Nam càng được hoàn thiện và phù hợp với thực tế, thông lệ quốc tế. Tỷ trọng thuế TNDN ở Việt Nam trong tổng thu thuế và phí trong nước ngày càng tăng Năm Tỷ trọng 1999 19.7% 2000 25.8% 2001 26.1% 2002 28.5% Thuế suất hiện hành tại một số quốc gia trên thế giới: (Note: Only the underlined countries are currently ready, Last partial update , February 15, 2009 ) Country Income Tax VAT Corporate Individual Argentina 35% 9-35% 21% Australia 30% 17-45% 10%GST Austria 25% 21%-50% 20% Belgium 33.99% 25-50% 21% Brazil 34% 15-27.5% 17-25% Bulgaria 10% 10% 20% Canada 19.5%(federal) 15-29%(Federal) 5%(gst) China 25% 5-45% 17% Cyprus 10% 20-30% 15% Czech Rep. 20% 15% 19% Denmark 25% 38-59% 25% Egypt 20% 10-20% 10%gst Estonia 21% 20% 18% Finland 26% 7.0-30.5% 22% France 33.33% 5.5-40% 19.6% Germany 30-33%(effective) 15-45% 19% Gibraltar 27% 0-40% - Greece 25% 0-40% 19% Hong kong 16.5% 2-17% - Hungary 16% 18% and 36% 20% India 30-40% 10-30% 12.5% Indonesia 28% 5-30% 10% Ireland 12.5% 20-41% 21.5% Israel 26% 10-46% 15.5% Italy 31.4% 23%-43% 20% Japan 30% 5-50% 5%(consump) Latvia 15% 23% 21% Lithuania 20% 15%/20% 19% Luxemburg 21% 0-38% 15% Malta 35% 15-35% 18% Mexico 28% 0-28% 15% Monaco 33.33% 0% 19.6% Morocco 35% 0-41.5% 20% Montenegro 9% 12% 17% Netherlands 20-25.5% 0-52% 19% New Zealand 30% 0-39% 12.5%gst Norway 28% 28-49% 25% Pakistan 35% 0-25% 15% Philippines 30% 5-32% 12% Poland 19% 18%/32% 22% Portugal 25% 0-42% 20% Romania 16% 16% 19% Russia 20% 13% 18% Saudi Arabia 20% 20% -- Serbia 10% 10-20% 18% Singapore 18% 3.5%-20% 7% (gst) Slovakia 19% 19% 19% Slovenia 21% 16%-41% 20% South Africa 28% 0-40% 14% Spain 30% 24-43% 16% Sweden 26.3% 0-57% 25% Taiwan 25% 6-40% 5% Thailand 30% 5-37% 7% Turkey 20% 15-35% 18% U.K. 28% 0-40% 15% Ukraine 25% 15% 20% U.S.A. 15-35% 15-35% - Vietnam 25% 5-35% 10% Zambia 35% 0-35% 16% (Nguồn Thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam Thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 Nghị Định 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009      Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.      Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. * Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.      Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. ·         Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.      Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào. ·         Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.       Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định. ·         Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài. * Các mức thuế suất qua thay đổi qua các giai đoạn: Từ 1999 đến 2003, theo Luật thuế TNDN 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997: Do đây là giai đoạn khuyến khích đầu tư nước ngoài, nên mức thuế suất có sự khác nhau giữa các loại hình DN. Cụ thể: 32% đối với DN trong nước và DN nước ngoài không hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài; 25% cho các DN hoạt động và hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất thuế TNDN 25%; 20%; 15% Từ 2004 đến 2008, theo Luật Thuế TNDN 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003: Thuế suất TNDN chung là 28%, đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Từ 2009, theo Luật thuế TNDN số 04/2008/QH12 ngày 03/6/2008: Thuế suất thuế TNDN chung là 25%, đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Đáng lưu ý, Luật Thuế TNDN lần này tăng thêm nhiều ưu đãi cho DN và mở rộng đối tượng được ưu đãi. Cụ thể, DN được dành tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ. DN mới thành lập trong một số lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa thể thao... hoặc hoạt động tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được hưởng mức thuế 10% trong thời gian 15 năm; được miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. DN mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, KCN do Chính phủ quyết định thành lập được áp dụng mức thuế 20% trong 10 năm Mức thuế mới này không chỉ tạo thuận lợi cho DN mà còn làm tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, có ý nghĩa với các DN trong bối cảnh lạm phát đang gây ra những áp lực làm tăng chi phí đầu vào. Trước khi Luật Thuế TNDN (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua, nhiều ý kiến cho rằng, nếu giảm thuế TNDN xuống 25%, nguồn thu của nhà nước sẽ giảm đi khoảng 5.000-7.000 tỷ đồng/năm. Song thực tế lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Năm 2003, mức thuế TNDN được điều chỉnh từ 32% xuống 28%. Những năm sau đó, nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân 17%/năm. Cụ thể, năm 2003, tổng thu đạt 21.147 tỷ đồng; 2004: 24.201 tỷ đồng; 2005: 28.729 tỷ đồng; 2006: 33.663 tỷ đồng và 2007: 39.469 tỷ đồng. Thêm vào đó, nếu so sánh với các nước trong khu vực, thuế TNDN của Việt Nam đang ở mức cao hơn. Cụ thể, Singapore đã hạ thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 19%; Philippin giảm từ 35% xuống 30%. Gần đây nhất, Trung Quốc đã giảm thuế từ 33% xuống còn 25% để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức sau hội nhập, mức thuế mới sẽ khiến gánh lo của DN vợi bớt và giúp họ sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đầu năm 2009, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/08 và Thông tư 03/2009/TT/BTC hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN cho các loại hình DN nhỏ và vừa với mức giảm 30% và giãn nộp thế 9 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Ví dụ: số thuế tạm nộp quý 1/2009, thời hạn nộp thuế là ngày 30/4/2009 được gia hạn nộp chậm nhất đến ngày 29/1/2010 Quốc hội cũng đã quyết định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và bỏ thuế TNDN bổ sung Cơ cấu nguồn thu ngân sách từ thuế qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 47.410 56.987 75.847 99.796 103.054 2 Thuế thu nhập cá nhân 2.951 3.521 4.234 5.179 7.422 3 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 33.130 38.814 45.878 55.148 69.899 4 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước 8.851 12.773 15.716 17.195 17.454 5 Thuế tài nguyên 9.719 17.398 21.236 26.620 19.922 6 Thuế xuất khẩu, NK và TTĐB hàng nhập khẩu 22.374 21.614 23.660 26.280 38.385 7 Các loại thuế khác 3.512 4.472 5.154 6.113 9.727 Tổng thu từ thuế 127.947 155.579 191.725 236.331 265.863 Tỷ trọng thuế TNDN trong cơ cấu thu ngân sách từ thuế: % STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 37,05% 36,63% 39,56% 42,23% 38,76% 2 Thuế thu nhập cá nhân 2,31% 2,26% 2,21% 2,19% 2,79% 3 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 25,89% 24,95% 23,93% 23,34% 26,29% 4 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước 6,92% 8,21% 8,20% 7,28% 6,57% 5 Thuế tài nguyên 7,60% 11,18% 11,08% 11,26% 7,49% 6 Thuế xuất khẩu, NK và TTĐB hàng nhập khẩu 17,49% 13,89% 12,34% 11,12% 14,44% 7 Các loại thuế khác 2,74% 2,87% 2,69% 2,59% 3,66% Cơ cấu thu NSNN ước thực hiện năm 2008 (lần 1): Dự toán thu thuế năm 2009 Trong năm 2009, do thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% xuống 25%, nên số thuế dự toán thu vào ngân sách cũng giảm xuống từ 38.45% năm 2008 xuống còn 32.3%. Thuế TNDN ở các loại hình kinh tế STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 DNNN (SOEs) 12.722 13.066 15.107 21.018 2 DNĐTNN (Foreign Inst Entp) 29.472 37.512 52.834 68.734 3 NQD 4.189 5.243 6.633 8.500 4 Khu vực khác 1.027 1.166 1.273 1.545 Cộng 47.410 56.987 75.847 99.797 II. Tác động của thuế TNDN lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất 1- Taùc ñoäng ñeán chuû sôû höõu voán Taùc ñoäng ñeán chuû sôû höõu voán cuûa caùc doanh nghieäp chòu thueá: - Thueá TNDN laø khoaûn chuyeån giao thu nhaäp cuûa doanh nghieäp cho nhaø nöôùc vì vaäy noù laøm giaûm thu nhaäp khaû duïng cuûa caùc doanh nghieäp moät khoaûn ñuùng baèng phaàn thueá ñaõ chuyeån giao cho nhaø nöôùc. Möùc giaûm thu nhaäp cuûa chuû sôû höõu voán (cuûa DN) = t*EBT. (t : thueá suaát ; EBT: thu nhaäp tröôùc thueá) EBT TN sau thueá t*EBT TN Thueá 0 Treân ñoà thò phaàn cheânh leäch theo chieàu doïc giöõa EBT vaø Thu sau thueá theå hieän phaàn giaûm thu nhaäp cuûa caùc chuû sôû höõu voán. Taùc ñoäng ñeán cung veà voán Do thu nhaäp khaû duïng cuûa chuû sôû höõu giaûm neân, vôùi tö caùch laø ngöôøi cung öùng voán, thì toång cung veà voán cuûa caùc chuû sôû höõu giaûm. Vôùi tyû leä cung öùng bieân veà voán so vôùi thu nhaäp cuûa chuû sôû höõu voán laø k1, giaû söû nhaø nöôùc cuõng duøng moät phaàn cuûa khoaûn thu töø thueá naøy ñeå taùi ñaàu tö vôùi xu höôùng bieân laø k2 thì khaû naêng cung öùng voán nhö sau: Nhaø nöôùc Chuû sôû höõu voán Chung Neáu khoâng ñaùnh thueá thu nhaäp Thu nhaäp 0 EBT EBT Cung voán 0 k1* EBT k1* EBT Neáu coù thueá vôùi thueá suaát t Thu nhaäp t*EBT (1-t)EBT EBT Cung voán k2*t*EBT k1*(1-t) EBT = k1*EBT – k1t*EBT k1*EBT + t*EBT*(k2 - k1) + Neáu khoâng ñaùnh thueá thu nhaäp: Vôùi tyû leä cung öùng bieân veà voán so vôùi thu nhaäp cuûa chuû sôû höõu voán laø k1 thì khaû naêng cung caáp voán cuûa chuû sôû höõu voán laø k1* EBT + Neáu coù thueá vôùi thueá suaát t : khaû naêng cung caáp voán cuûa chuû sôû höõu voán laø k1*EBT – k1t*EBT. Nhö vaäy so vôùi tröôøng hôïp khoâng coù thueá thì khaû naêng cung veà voán cuûa caùc chuû sôû höõu voán giaûm moät löôïng laø k1t*EBT. Tuy nhieân, neáu coi nhaø nöôùc cuõng laø moät sôû höõu voán thì cung voán cuûa xaõ hoäi laø: Cung voán XHt = cung cuûa NN + Cung cuûa chuû sôû höõu = k2*t*EBT + (k1*EBT – k1t*EBT) = k1*EBT + t*EBT*(k2 - k1 ). So vôùi cung voán cuûa XH khoâng coù thueá thì Cung voán XHt lôùn hôn, nhoû hôn hay khoâng thay ñoåi tuøy thuoäc vaøo hieäu soá (k2 - k1 ). Neáu k2 > k1 thì coù ñaùnh thueá thu nhaäp laïi laøm taêng cung veà voán cuûa xaõ hoäi. Taùc ñoäng ñeán laõi suaát Thueá TN taùc ñoäng ñeán cung veà voán cuûa töøng chuû theå vaø cuûa toaøn xaõ hoäi, töø ñoù taùc ñoäng ñeán laõi suaát treân thò tröôøng voán. Neáu trong ñieàu kieän cuûa neàn kinh teá ñoùng (khoâng coù voán di chuyeån töø nöôùc khaùc vaøo), ta thaáy söï taùc ñoäng naøy treân ñoà thò sau : S1 D Voán LS S2 S0 =k1* EBIT r2 r0 r1 - Neáu khoâng coù thueá : cung voán cuûa XH ôû möùc So, laõi suaát ôû möùc ro. - Neáu coù thueá : + TH k2 = k1 : cung voán cuûa XH khoâng thay ñoåi ôû möùc So, laõi suaát vaãn giöõ ôû möùc ro. + TH k2 < k1 : cung voán cuûa XH giaûm xuoáng S1, laõi suaát taêng leân r1. + TH k2 > k1 : cung voán cuûa XH taêng leân ôû möùc S2, laõi suaát giaûm xuoáng r2. 2. Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy không trực tiếp tác động lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động ở các tổ chức kinh tế, nhưng nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến lĩnh vực này thông qua các tác động lên việc sử dụng nguồn thu nhập và phân phối lại thu nhập của doanh nghiệp. Và từ những tác động này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động. Sau đây chúng ta tiến hành phân tích các tác động kinh tế của thuế thu nhập doanh nghiệp lên tiền lương, tiền công. 2.1. Tác động lên tiền lương từ việc sử dụng nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Trong xu hướng chung ở hầu hết các quốc gia, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng giảm, và đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng tích luỹ, tăng thêm nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng bảo đảm tăng tính cạnh tranh với thế giới và khu vực trong điều kiện các nước đã hạ mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư.  - Khi chính phủ giảm thuế thu nhập, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ nguồn vốn để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo nhiều công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập tiền lương cho xã hội. Trường hợp chính phủ gia tăng mức thuế suất thì tác động của nó sẽ ngược lại, động cơ kinh doanh của nhà đầu tư sụt giảm, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất vì lợi nhuận sau thuế thấp, dẫn đến việc làm ít đi, thất nghiệp gia tăng, và thu nhập từ tiền lương của người lao động giảm. - Khi thuế thu nhập giảm, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh và có cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận và điều này có tác động lên mức tiền lương của người lao động. Trong những doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, thường thực hiện chính sách tiền lương có lợi đối với người lao động hơn là những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc có mức lợi nhuận thấp. 2.2. Tác động lên nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Chính tác động của việc giảm thuế thu nhập làm tăng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn thu nhập chênh lệch này của doanh nghiệp với mục đích tái đầu tư sản xuất, đồng thời việc có nhiều lợi nhuận hơn làm gia tăng thu hút đầu tư từ nước ngoài sẽ có tác động quan trọng lên nguồn thu nhập của người lao động. - Việc gia tăng đầu tư trong nước sẽ làm tăng cầu lao động và mức lương cân bằng trong nước sẽ gia tăng. Khi sản lượng quốc gia tiến gần đến sản lượng tiềm năng, xã hội sẽ đạt mức toàn dụng về lao động. Các doanh nghiệp phải nâng tiền lương cao hơn để thu hút lao động cho doanh nghiệp mình. Ở những giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp tăng thu nhập thực của người lao động có xu hướng giảm. Chính vì thế, ở giai đoạn suy thoái các chính phủ thường sử dụng biện pháp giảm thuế, giản thuế nhằm kích thích năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, theo đó giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có thu nhập của người lao động. - Mặt khác khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, vì muốn ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả để giữ người lao động. Do đó mức tiền lương doanh nghiệp phải trả cao hơn mức cân bằng, hoặc doanh nghiệp gia tăng phúc lợi làm thu nhập thực của người lao động cao hơn. - Đối với những nước đang phát triển, khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng cũng sẽ làm tăng mức lương cân bằng trong nước. Ở các công ty đa quốc gia thường phải đối mặt với vấn đề quản trị nhân sự, nhất là chính sách tiền lương vì lao động trong các công ty này mang nhiều quốc tịch. Do đó để kích thích tính hiệu quả của nhân viên và để mang tính công bằng trong toàn bộ hệ thống, các công ty này thường phải áp dụng chính sách trả lương theo công việc, tuy nhiên cũng còn phải cân nhắc đến mặt bằng lương của từng quốc gia. Nhưng nhìn chung, mức lương của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn mức lương chung của toàn xã hội. 2.3. Tác động đến phân phối thu nhập Vì thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào người sở hữu vốn nên tác động của nó đến quá trình phân phối thu nhập là không rõ ràng. Người được trực tiếp hưởng lợi hay bị thiệt hại khi có sự thay đổi mức thuế thu nhập là các nhà đầu tư hoặc chính phủ nên không có ảnh hưởng đến thu nhập từ lương của người lao động. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp, ngoài những mục đích như kích thích đầu tư, gia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chống suy thoái kinh tế, … chính phủ còn còn có mục tiêu kỳ vọng là sẽ gia tăng nguồn thu thuế trong tương lai. Và nguồn thu ngân sách gia tăng sẽ giúp chính phủ thực thi các chính sách phúc lợi xã hội, trong đó có người lao động làm công ăn lương. Tóm lại, việc tăng hay giảm thuế thu nhập của chính phủ đối với các doanh nghiệp sẽ có tác động gián tiếp quan trọng đến tiền lương tiền công của người lao động thông qua hai cơ chế: nguồn thu nhập từ lương và sử dụng thu nhập của các doanh nghiệp. 3. Tác động của thuế TNDN lên người sở hữu đất Những dự kiến thay đổi trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được đưa ra thảo luận tại một cuộc hội thảo do Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức vừa qua. Theo đó, các quy định mới sẽ đi theo hướng giảm mức thuế suất chung theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Cụ thể, dự luật quy định hạ mức thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25%, đồng thời bỏ thu thuế bổ sung đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Đây là chủ trương nhằm cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư khi nhiều nước trong khu vực đã giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế. Chẳng hạn Singapore hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 19%; Philippines giảm từ 35% xuống 30%, Trung Quốc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 33% xuống còn 25%. Điểm dự kiến thay đổi đáng chú ý khác là dự luật sẽ khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh với quy định hàng năm doanh nghiệp sẽ được dành tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Điều kiện duy nhất là yêu cầu doanh nghiệp phải "sử dụng" tối đa quỹ này đúng mục đích. Trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng, hoặc sử dụng không hết 70%, hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp lại vào ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, mức ưu đãi thuế trong dự luật sẽ được "tinh giản", chỉ còn lại 2 mức là 10 và 20% thay vì 3 mức như hiện nay là 10, 15, 20%. Mục đích của việc giảm mức ưu đãi này là tạo cho chính sách ưu đãi được công bằng, minh bạch hơn và có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tục nộp thuế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa phương nơi có trụ sở chính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo nguyên tắc phân bổ giữa nơi kinh doanh và nơi có trụ sở chính. Điều này nhằm đảm bảo sự hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp mở các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác động đến môi trường, xã hội, cơ sở hạ tầng... Cũng theo dự luật thuế sửa đổi lần này, các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, các lĩnh vực được xã hội hoá gồm: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% tối đa 9 năm. Các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng được hưởng ưu đãi nhưng mức độ ưu đãi thấp hơn đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: được hưởng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm. Riêng các trường hợp đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu sẽ được trích khấu hao nhanh hơn so với mức thông thường thay thế cho việc giảm thuế hiện nay để bảo đảm tính khả thi và minh bạch. Xét về mặt tổng thể, việc thiết kế các ưu đãi thuế nêu trên đảm bảo duy trì, thậm chí còn cao hơn so với các chính sách ưu đãi hiện hành, tạo được động lực khuyến khích mới cho toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù mức thuế suất phổ thông có giảm, đối tượng nộp thuế cũng ít đi (do cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo Luật Thuế thu nhập cá nhân mới), nhưng với những quy định đi kèm có tính rõ ràng, minh bạch sẽ khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tính tự giác trong kê khai nộp thuế thì nguồn thu này có khả năng tăng thu trong dài hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan nhom 5 lop TCDN4 K17.doc
Tài liệu liên quan