Tiểu luận Phân tích tính chân thực của phóng sự báo chí

Bài làm Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự kiện vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong xã hội hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở việc miêu tả đơn giản. Nó đã đạt tới sự chính xác và đa dạng trong việc trình bày một hiện thực phức tạp liên tục phát triển và biến động bằng những chi tiết cụ thể, với một năng lực khái quát cao. Với bút pháp văn học và cái tôi trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ, tỉnh táo, phóng sự đã chứng tỏ rằng việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách nghệ thuật.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tính chân thực của phóng sự báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr­êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa b¸o chÝ --------------- tiÓu luËn Ph©n tÝch tÝnh ch©n thËt trong phãng sù b¸o chÝ Đề bài: Phân tích tính chân thực của phóng sự báo chí Bài làm Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự kiện vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong xã hội hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở việc miêu tả đơn giản. Nó đã đạt tới sự chính xác và đa dạng trong việc trình bày một hiện thực phức tạp liên tục phát triển và biến động bằng những chi tiết cụ thể, với một năng lực khái quát cao. Với bút pháp văn học và cái tôi trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ, tỉnh táo, phóng sự đã chứng tỏ rằng việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách nghệ thuật. Ở nước ta, các hình thức thông tin về người thật việc thật đã có từ xa xưa nhưng phải đến khi có báo in thì phóng sự mới xuất hiện và dần ổn định với tư cách là một thể loại. Ngay từ thập niên đầu thế kỷ 20, một loạt phóng sự đã xuất hiện trên báo chí nước ta. Do đặc điểm của tình hình xã hội và tình hình báo chí thời bấy giờ, những phóng sự này chia ra những khuynh hướng khác nhau. Có loại viết ra nhằm để ca ngợi chế độ thực dân, nhằm xoá nhà đấu tranh chống xâm lược. Ngoài ra, một khuynh hướng khác viết về cuộc sống của những con người bần, đề cập tới những bất công trong xã hội nhưng không đề ra được những biện pháp giải quyết hoặc chỉ nêu ra những biện pháp cải lương do hạn chế của thế giới quan của tác giả. Từ sau năm 1930, báo chí Việt Nam đã cho ra đời phóng sự vừa dồi dào chất liệu của hiện thực, vừa mang tính hiện thực cao, vừa mang tính chiến đấu cao. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta, trên các báo cách mạng xuất bản bí mật và công khai đã xuất hiện một số tác phẩm phóng sự tràn đầy tinh thần chiến đấu, góp phần đắc lực vào công tác tư tưởng, tuyên truyền cổ vũ phong trào cách mạng, thúc đẩy quần chúng trong cuộc đấu tranh chống lại bọn cường hào gian ác, bọn phong kiến, đế quốc giành độc lập. Từ sau cách mạng tháng Tám cho đến nửa năm đầu thập kỷ 80, trên các báo chí cách mạng nước ta, phóng sự vẫn được coi là một thể loại quan trọng bởi khả năng thông tin đa dạng, có chiều sâu và mang tính khuynh hướng rõ rệt, Trong thời kỳ đổi mới từ nửa cuối những năm 80 đến nay, phóng sự là một trong những thể loại có sự bùng nổ mạnh mẽ góp phần vào sự bùng nổ của ký trên báo chí nước ta. Có thể nói, khó hình dung được diện mạo của nền báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu sự đóng góp đầy hiệu quả của những tác phẩm phóng sự. Nhiều cuộc phóng sự đã được tổ chức, Phóng sự được đưa vào các giải thưởng hàng năm của hội nhà báo Việt Nam, trong làng báo nước ta cũng đã hình thành một đội ngũ những người viết phóng sự từ Trung ương đến địa phương như: Đỗ Doãn Hoàng, Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân... Phóng sự là phản ánh sự thật, có mục đích cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú đầy đủ chính xác, để họ có thể nhận thức đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Ngoài việc thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra như phóng sự: Từ chuyện người đàn ông mù và 11 'bà vợ của Hoàng Anh - Tuấn Đức. TP - Cậu bạn quê ở Vĩnh Phúc giới thiệu về ông Nguyễn Văn Sơn khá nhiều lần nhưng tôi vẫn bán tín bán nghi: Trong xã hội hiện đại này làm gì có chuyện người đàn ông lấy tới 11 bà vợ. Ông Sơn và con trai vợ cả của ông Nhân chuyến về Vĩnh Phúc tôi ghé thăm gia đình có ông chồng đa thê ấy. Người đàn ông mù… Đến ngôi nhà ba gian cấp bốn lụp xụp ở thôn Chi Đông, xã Quang Minh (Mê Linh, Vĩnh Phúc), nghe tiếng xe máy một người phụ nữ cụt tay đi ra mở cổng. Năm sáu đứa trẻ con đang nô đùa ngoài sân chạy thụt vào bên trong và nép vào một bà cụ khuôn mặt nhăn nheo hốc hác. Đứa bé nhất chừng 20 tháng tuổi khóc ré lên khi nhìn thấy người lạ. Bà cụ khẽ nhấc đứa bé lên nựng: “Nín đi con, các bác đến chơi chứ có làm gì đâu mà khóc”. Rồi bà nặng nề đứng dậy lê đôi chân run rẩy bế đứa trẻ ra ngoài. Chúng tôi bước vào bên trong gian nhà, một mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc. Chưa kịp thắc mắc thì người ngồi bên cạnh tôi đã giới thiệu: “Năm đứa trẻ đấy, ba đứa là con của em, hai đứa còn lại con bà tám (vợ thứ tám của ông Sơn)”. Ngồi đối diện với tôi là người đàn ông mù hai mắt, mái tóc bồng bềnh nhìn giống như một nghệ sỹ chuyên nghiệp. Mặc dù đã 63 tuổi nhưng trông ông còn khoẻ khoắn và vạm vỡ lắm. Giọng nói sang sảng, ông kể: “Là con nhà nông nhưng tôi không biết làm ruộng vì bị hỏng một mắt từ năm 2 tuổi. Một mắt còn lại thì cứ mờ dần theo tuổi tác. Ngày ấy bố mẹ tôi nghèo lắm, đất nước có chiến tranh nên gia đình tôi không có điều kiện chữa trị, cứ thế lăn lóc tôi lớn lên, chưa một lần tôi có cơ hội được bước tới trường. Năm 12 tuổi, tôi bắt đầu theo ông Thoảng hàng xóm đi làm lái trâu. Lâu dần công việc thành quen, tôi đã đứng ra làm riêng. Lớn lên cũng để ra được một chút vốn liếng. Năm 1964, bố mẹ tôi sang hỏi bà Nguyễn Thị Khải về làm “bạn”. Sau bốn năm chung sống, bà Khải mới sinh cho tôi một cháu trai đầu lòng và đặt tên là Nguyễn Văn Hùng. Sau một thời gian chúng tôi đã có với nhau 5 mặt con, 2 gái 3 trai”. Nói rồi ông chỉ sang cậu con trai ngồi đối diện với mình giới thiệu “Đấy cậu này tên là Nguyễn Văn Nguyên, con thứ tư của bà cả sinh năm 1982. Năm 2002 tôi đã lấy vợ cho em, chưa đầy 4 năm mà vợ chồng nó đã sinh tới ba đứa”. Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài sân, những đứa trẻ lớn sàn sàn bằng đầu bằng đít nhau, tôi hỏi . Sinh ba à? Nguyên nói “Không. Vợ em mỗi năm sinh một cháu”?! Rồi ông Sơn lại tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở của mình: “Làm lái trâu được một thời gian thì thua lỗ, nên tôi chuyển sang nghề buôn bán và sửa chữa xe đạp. Một lần sang làng bên để mua xe, tôi gặp bà Nguyễn Thị Bé mồ côi bố mẹ từ năm 1944 do bom Mỹ rơi trúng ngôi nhà của bà. Bà Bé cũng bị bom phạt đứt một cánh tay (sau này người ta gọi là bà cụt). Nghe bà kể về số phận bất hạnh của mình, tôi về nhà bàn với vợ con là “cho phép tôi được cưới bà Bé về làm lẽ cho vui cửa vui nhà”. Tưởng là vợ cả của tôi sẽ ghen lồng lên, nhưng không, bà nhà tôi lại đồng ý làm đám cưới cho tôi. Đấy là năm 1984. Về làm vợ được vài năm bà Bé đã sinh cho tôi được ba cháu 2 trai 1 gái. …và những cuộc “tuyển” vợ liên hoàn Vợ cả (giữa), vợ hai (phải) và con dâu (trái) của ông Sơn. Không chỉ dừng lại ở bà hai mà ông đã thực hiện một cuộc tuyển vợ liên hoàn trong toàn xã Quang Minh và những địa phương đã bén gót chân mình. Năm 1986 ông đã cưới bà Mậu ở thôn Đường Lệ. Năm 1989 ông tiếp tục cưới bà Hảo ở thôn Chi Trâu. Rồi liên tiếp trong ba năm 1990-1993 ông đã cưới tới ba bà vợ. Bà vợ mới nhất và trẻ nhất của ông Sơn là cô Trần Thị Hà bán rau tại chợ làng Đường Lâm, Quang Minh và cưới vào năm 2004. Đến tháng 10/2005, cô đã sinh cho ông Sơn một cháu trai. Hơn bốn mươi năm “oanh liệt” của cuộc đời thì chỉ mình ông làm được cái việc là dám cưới tới 8 bà vợ và lấy chui 3 bà. Nói về chuyện “kết duyên” của mình với các bà một cách vô tư, ông cho biết: “Tôi gặp các bà ấy vào những lần mà tôi đi làm lái trâu và mua bán xe đạp, các bà đều tình nguyện theo tôi. Trong đó chỉ có bà Nguyễn Thị Khải là có đăng ký kết hôn. 10 bà còn lại đều cưới bất hợp pháp hoặc theo không và cả 10 bà đều bị thương trong hai cuộc chiến tranh. Cả 11 bà vợ đều sinh con cho ông Sơn, người nhiều nhất là 5 con như bà Khải, người ít nhất là 1 con như bà Sâm bán thịt lợn tại thôn Lâm Hộ, xã Quang Minh. Tính đến thời điểm đến hết tháng 11/2007, ông Sơn đã có 27 con. Khi các bà vợ sinh con, họ phải một mình “vượt cạn” và chuyện chăm sóc con cái sau đó đều do chính mình hoặc bố mẹ đẻ trợ giúp. Quá đông con nên cái nghèo cứ đeo đẳng suốt cuộc đời của ông. Tôi đưa mắt nhìn quanh gian nhà, bên trong chẳng có gì đáng giá ngoài một chiếc ti vi đen trắng mà ông Sơn giới thiệu là do cô vợ thứ 7 ở Đông Anh “tặng” khi cô có điều kiện “lên đời” cái Sony 21 inch năm 2005. Đến nay, ông Sơn và các bà vợ đã xây dựng gia đình cho 17 đứa con. Điều lạ lùng là cả 11 bà vợ của ông Sơn đều biết nhau, thỉnh thoảng nhà có việc họ lại tụ tập tại nhà ông ở thôn Chi Đông và cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm mà ông chồng tàn tật không thể làm nổi. Duy nhất một lần bà Sâm - vợ thứ 7 của ông Sơn là đánh ghen với bà Lại Thị Bé vào năm 2003. Theo con số thống kê chưa chính xác của chị Nguyễn Thị Thơm – em gái vợ cả của ông Sơn thì: “Con số 11 vợ là chính thức, còn con số thật thì chúng tôi không thể biết nổi, vì ông ấy rất giàu tình cảm lại có tính “thương người”(?!). Lắm vợ nhiều con nên chuyện nhầm tên vợ là “chuyện thường ngày” và chuyện nhớ tên của từng đứa con với ông Sơn là rất khó khăn. Ông lần lượt đọc tên từng bà vợ: bà Khải, bà Bé, bà Phương ở Chi Trâu, bà Sâm ở Lâm Hộ, bà Hà ở Đường Lệ, bà Sơn, bà Hoa  ở Ấp Tre, bà Thân ở Phủ Lỗ, bà Phương ở Đông Anh… Ông kể: “Thường ngày tôi sống với hai bà là bà Khải và bà Bé, nhưng cũng thỉnh thoảng tôi lại đi “giao lưu” với những bà còn lại, nhưng mỗi tháng cũng chỉ thăm được hai bà”. Với con, điều canh cánh nhất trong lòng ông Sơn là cô con gái thứ hai của bà Khải tên Thương, năm 2002 lấy chồng tận Phúc Yên được hơn ba tháng người ta rủ nó đi sang Trung Quốc buôn bán rồi mất tích từ đấy. Năm 2004 ông một mình sang Quảng Đông để tìm nhưng không thấy. “Gánh nặng” và tiếng thở dài “Bây giờ tôi đã già rồi, nhưng phía sau là một đàn con 10 đứa chưa trưởng thành, tôi lo lắm. Rồi sau này không biết chúng sẽ sống ra sao khi tôi không còn trên cõi đời này” – Người đàn ông từng trải nghiệm cuộc sống gia đình chứa đầy trắc ẩn này mới buông tiếng thở dài. Ông Lại Văn Tuấn, công an viên phụ trách khu vực cho biết: “Chính quyền chúng tôi nắm rất chắc chuyện ông Sơn lắm vợ nhiều con”. Vậy nhưng các cấp chính quyền, đoàn thể ở thôn xã không có biện pháp nào giáo dục, ngăn chặn, thành thử việc vi phạm luật Hôn Nhân và gia đình, nếp sống văn minh diễn ra trong một thời gian dài và ngày càng trầm trọng. Việc một người đàn ông mà có đến 11 “bà vợ” và 27 người con là không thể chấp nhận được trong xã hội văn minh và là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Tính xác thực của thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thật sự hiểu biết về vấn đề mà mình đề cập đến. Tác giả phải là người trực tiếp chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy. Phóng sự có nhiệm vụ thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh phát triển. Không phải sự kiện, vấn đề nào cũng có thể viết được phóng sự. Những thông tin về người thật việc thật mà tác phẩm đề cập phải tiêu biểu. Phóng sự có nhiệm vụ phơi bày về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn trong đời sống. Ví dụ như bài phóng sự Trần Nghệ: Có một “xóm điên” Nhiều năm trở lại đây, cái xóm nghèo nằm dưới chân núi này xuất hiện ngày càng nhiều người bị bệnh tâm thần, từ người già cho đến trẻ, khiến nhân dân trong xóm hoang mang, lo lắng. Từ thị trấn Nam Đàn, theo đường về Chợ Cồn, qua đò Phuống, chòng chành vượt dòng sông Lam chảy xiết, chúng tôi về xóm Eo Sơn, một xóm nghèo của xã Thanh Lâm (Thanh Chương - Nghệ An), nơi mà người ta vẫn gọi là “xóm điên”. Người mắc bệnh tăng hàng năm Vừa đến cầu Kho, chúng tôi gặp một bà cụ gầy gò, da đen sạm vừa nghêu ngao hát, vừa luôn miệng chửi tục, thỉnh thoảng cười, rồi khóc mếu máo. Nhác thấy chúng tôi, bà “tặng” luôn mấy câu chửi tục và một tràng cười khó hiểu. Anh Lê Quốc Việt, xóm trưởng, vừa đi cày đồng về cho chúng tôi biết, đó là bà Hồ Thị Tị, 60 tuổi, bị điên từ chục năm nay, lúc nào cũng cười, hát và chửi bới khiến cho cái xóm nhỏ vẻn vẹn 32 hộ dân này không lúc nào được yên. Theo sự dẫn lối của anh Việt, chúng tôi men theo con đường nhỏ ngập bùn lầy nhão nhoẹt, vương vãi phân gia súc gia cầm, hai bên đường cây cối rạp sát đầu, vào xóm. Bên đường là một hồ nước lớn đã cướp đi không biết bao nhiêu mạng người. Anh Việt dẫn chúng tôi đến nhà bà Trần Thị Tị. Căn nhà lạnh lẽo, trống hoác nằm chênh vênh bên cái ao nhỏ nước đục ngầu, mùi bùn tanh tưởi. Anh Việt ghé vào tai tôi: “Con gái bà cụ cũng bị điên, đang nằm trong nhà”. Đó là chị Trần Thị Hương, con gái thứ hai của bà Tị. Hương ngồi khép nép ở một góc giường, mái tóc dài buông xuống, buồn rũ rượi. Gần 10 năm nay, Hương sống ẩn mình trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng này. Anh Trần Hưng Minh, người anh họ của Hương, nói với giọng tiếc nuối: “Hồi còn trẻ, cô ấy xinh đẹp nổi tiếng trong vùng, trai làng nhiều nơi tìm đến dạm hỏi. Rồi cô ấy yêu một người con trai ở Chợ Cồn, chuẩn bị cưới hỏi thì đột nhiên bị bệnh. Gia đình đưa Hương đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Chán nản vì vợ và con bị tâm thần, tài sản khánh kiệt, ông Hải - bố của Hương – đã bỏ nhà đi mấy năm nay rồi”. Sau tiếng thở dài não nề, anh Việt cho biết thêm: “Bệnh tâm thần của hai mẹ con bà Tị ngày càng nặng. Nhiều lúc hai mẹ con chửi nhau oang oang, thậm chí đánh nhau đến xây xát cả mặt mày”. Cạnh gia đình bà Tị, gia đình ông Côn cũng có một người con trai mắc bệnh tâm thần, nói năng và hành động như người mộng du. Cách đó không xa, trường hợp của Trần Hưng H, 22 tuổi làm cho xóm nghèo thêm ảm đạm. Bố H cho biết: “Trước đây nó khoẻ mạnh và thông minh lắm, nhưng một ngày, cả nhà thấy nó có những biểu hiện bất thường, nói năng lảm nhảm, thỉnh thoảng bỏ nhà đi biệt tăm. Tui đưa nó xuống Vinh khám thì bác sĩ bảo là nó bị tâm thần”. Trường hợp của K, con chị Hoà đang học đại học đột nhiên bị bệnh, trở thành sự nuối tiếc cho xóm nghèo vốn ít người vào được đại học này. Gia đình chị Hoà đã chạy vạy khắp nơi để chữa trị cho K. nhưng không khỏi, nên K đành bỏ học. Chị Hoà nói trong nước mắt: “Nó học giỏi lắm, học đại học năm thứ 2 rồi, thế mà… Giờ thì hết hi vọng rồi!”… Theo xóm trưởng Lê Quốc Việt, hiện tại xóm Eo Sơn có 10 người bị bệnh tâm thần, đó là chưa kể nhiều trường hợp đã qua đời. “Số người bị tâm thần tăng lên hàng năm. Năm 2000, cả xóm có 4 người, đến năm 2005 tăng 10 người” – anh Việt buồn nói. Không rõ nguyên nhân, dân hoang mang Theo ông Trần Hưng Hoanh, một người cao tuổi trong xóm, vùng Eo Sơn trong thời kỳ chiến tranh là nơi đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Cây cầu Kho đầu cóm là điểm giao thông quan trọng, nơi tập kết lương thực để chuyển vào Nam. Vì vậy, theo ông Hoanh, khả năng nguồn nước bị nhiễm độc bởi hoá chất và vũ khí địch thả xuống là rất lớn. Anh Lê Quốc Việt cho biết, nước giếng nơi đây có nhiều hiện tượng lạ: Nước trong, nhưng đem phơi nắng có màu vàng đục, ngửi thấy mùi khét. Đặc biệt, bùn của giếng có màu đen như than, đổ vào gốc cây thì cây rụng lá dần rồi chết. Đặc biệt, nguồn nước ở đây có than đá và hàm lượng Mangan rất lớn. Nhiều người dân trong vùng kể lại, đã có một số thợ đào giếng về đây làm, vì khơi trúng mạch nước ngầm của khí độc nên bị ngạt thở và ngất tại chỗ, may mà kịp thời cấp cứu… “Hiện tại, người dân trong xóm đang hết sức hoang mang lo sợ vì số người mắc bệnh tâm thần tăng lên hàng năm, nhưng chẳng ai biết chính xác nguyên nhân từ đâu. Chỉ còn biết trông chờ vào sự quan tâm của các ngành chức năng nữa thôi” – anh Việt thở dài Đặc điểm phản ánh trong phóng sự ở chỗ nó không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện được đặt ra trong một tiến trình lịch sử, một quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề. Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng có khuynh hướng rõ rệt. Điểm nổi bật của phóng sự so với các thể loại khác là nó có khả năng trình bày hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực. Để làm được như vậy, phóng sự luôn bám sát những con người, sự kịên và vấn đề nổi bật trong đời sống. Tác phẩm phóng sự có thể có nhiều cấp độ phản ánh: phơi bày hiện trạng, tái tạo các sự việc, sự kiện, quang cảnh, tình huống vấn đề... thông qua bày tỏ những suy nghĩ những cảm xúc của khán giả. Cùng với khả năng khám phá, phơi bày những sự thật chứa đựng những mâu thuẫn, phóng sự còn có thể đi sâu vào những khía cạnh những riêng tư và phản ánh chúng từ những góc độ con người. Đó là lý do giải thích vì sao tác phẩm phóng sự lai luôn có thế mạnh trong việc dựng nên những chân dung của các nhân chứng. Những chân dung này tuy không phải là mục đích chủ yếu của phóng sự nhưng được coi là một trong những thành phần không thể thiếu được, góp phần quan trọng trong việc làm nên bản sắc thể loại. Cũng chính góc độ con người này đã khiến cho phóng sự rất thích hợp với những đề tài giàu chất nhân văn.Ví dụ như phóng sự của Nam Cường báo Tiền Phong: Hậu phương” của đoàn nạn nhân chất độc da cam ở Mỹ TP- Gương mặt phúc hậu, mái tóc đã ngả màu bạc nhưng ánh mắt như “có lửa” mỗi lần nói về cuộc đấu tranh vì công lý cho các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC). Đó là bà Trần Khánh Tuyết - Thạc sỹ khoa công tác xã hội trường ĐH Bervery (Bắc California - Hoa Kỳ). Người phụ nữ này là “hậu phương” vững chắc của đoàn nạn nhân CĐDC của Việt Nam tại Mỹ, khi ngôi nhà nhỏ của bà ở con phố Belvelery (thành phố Berkeley - California) là nơi đoàn nghỉ ngơi trong những ngày căng thẳng trên đất Mỹ. Một mình xuyên Việt kêu gọi ủng hộ nạn nhân CĐDC Trong những ngày trung tuần tháng 2 này, bà Trần Khánh Tuyết đang ở miền Trung. Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế là hai tỉnh thành bà ghé lại để gặp gỡ những nạn nhân CĐDC, đồng thời kêu gọi mọi người cùng đồng sức, đồng lòng trong cuộc đấu tranh vì công lý. Chúng tôi gặp bà cũng rất tình cờ, tại văn phòng Hội Nạn nhân CĐDC TP Đà Nẵng. Khi biết tôi là phóng viên, một thoáng e dè, rồi bà nhẹ nhàng: “Tôi nói chuyện, trao đổi với anh như hai người cùng bộc lộ quan điểm về vụ kiện, về những đau khổ, mất mát mà những nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Anh là nhà báo Việt Nam đầu tiên tôi không từ chối tìm hiểu”. Nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt người phụ nữ 68 tuổi – người Việt kiều Mỹ 40 năm đấu tranh vì công lý, không chỉ cho những nạn nhân CĐDC. Chuyến đi xuyên Việt của bà Trần Khánh Tuyết qua các tỉnh thành Việt Nam gồm Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, TT - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh diễn ra trong lặng lẽ. Bà không nói về mình, bởi mục đích của chuyến đi thực tế là tìm sự đồng cảm, ghi lại những nỗi đau, những mất mát và bất hạnh của nạn nhân đi ô xin ở khắp nơi. Máy ảnh, túi xách trên vai, bà như một ký giả đường xa thực thụ. Bà kể: “Trong tháng 7 năm ngoái, có 2 email làm tôi rất đau lòng, đó là 2 tin thông báo anh Nguyễn Văn Quý và chị Nguyễn Thị Hồng là 2 thành viên trong đoàn đã mất. Rất tiếc, vì đang bận việc nên mãi đến tận hôm nay, tôi mới có dịp thực hiện chuyến đi này”. Năm 1964, sau một năm nhập học khoa Công tác xã hội, bà Tuyết quyết định bỏ ngang ĐH Đà Lạt để đi thực tế. Hồi đó, bà luôn có mặt ở những hang cùng ngõ hẻm, những xóm nghèo hay các bưng biền khốc liệt để hoạt động từ thiện. Năm 1968, bà được đi du học ở Mỹ (ĐH Bervery) và gặp lại ông Christ Jenkins – người từng dạy bà ở ĐH Đà Lạt. 2 người kết hôn và sinh sống ở Bắc California. Ông Jenkins đã mất nên mối liên hệ ruột thịt duy nhất ở Mỹ là cô con gái Christ Mê Linh. Bà nói: “Tôi vẫn ở Mỹ, và điều quan trọng nhất, tôi vẫn luôn sát cánh trong cuộc đấu tranh vì công lý này. Đó cũng là mong muốn của tôi đối với hàng ngàn người Việt ở Mỹ. Tôi không phải là hậu phương của đoàn ở Mỹ như anh nói. Hậu phương của đoàn là những nạn nhân bị chất độc da cam trên toàn thế giới”. Theo dự định của bà Trần Khánh Tuyết, chuyến đi xuyên Việt của bà sẽ kéo dài trong một tháng, từ ngày 13/2 đến 13/3/2008. Trong những ngày vừa qua, bà đã đi qua các tỉnh phía Bắc, đến thăm, tặng quà những gia đình nạn nhân CĐDC và làm việc với Trung ương hội cũng như Hội nạn nhân CĐDC các tỉnh thành. Đặc biệt, lần ghé thăm nhà ông Nguyễn Văn Quý ở quận Lê Chân (Hải Phòng) bà xúc động mãnh liệt khi chứng kiến cảnh 2 đứa con tật nguyền và bà vợ người đàn ông có trái tim dũng cảm. Bà rơm rớm: “Tôi đã xem anh Quý như một người thân trong gia đình, vì thế, khi tận mắt nhìn thấy những đứa con của anh, tôi không cầm được nước mắt”. Suốt cả buổi sáng với những đứa trẻ là nạn nhân CĐDC ở Đà Nẵng, nhìn bà cùng vui đùa, ca hát với các em ai cũng xúc động. Ngày thứ 3 (26/2), bà Tuyết lại một mình vượt núi lên huyện A Lưới (TT -  Huế) để thăm anh Nguyễn Văn Mười – một trong 2 nạn nhân trong đoàn CĐDC đi Mỹ. “Tôi sẽ đưa những tư liệu, những hình ảnh trong chuyến đi để cung cấp cho những Việt kiều ở California để họ hiểu hơn về cuộc đấu tranh vì công lý. Đại bộ phận Việt kiều ở quận Cam chưa hiểu và cũng rất mù mờ về thông tin này” – bà Tuyết sôi nổi. Những chuyện cảm động ở Mỹ Nhắc đến những thành viên trong đoàn nạn nhân CĐDC, bà Tuyết luôn bộc lộ một tình cảm thân thiết và chân thành. Trong 2 cuộc hành trình qua nhiều thành phố ở Mỹ thì những thành phố ở bang California được đoàn lưu lại dài ngày nhất bởi một lý do quan trọng là ở thành phố New York – nơi diễn ra phiên điều trần giữa 2 bên ở Toà án Liên bang Hoa Kỳ. Từ 9/6 – 12/6/2007 tại căn nhà nhỏ của bà Tuyết ở phố Belvedere, đoàn đã được bà tận tình chăm sóc, lo lắng từ bữa cơm đến giấc ngủ. Bà Tuyết cảm động kể: “Tôi khâm phục ý chí và lòng quả cảm của anh Quý và chị Hồng. Họ là những người đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều sức mạnh về niềm tin vào công lý. Theo tôi, họ chính là hình ảnh, là biểu tượng cho những nạn nhân chiến tranh trên toàn thế giới”. Cho đến tận bây giờ, dù cả thế giới đều biết được kết quả ban đầu của cuộc đấu tranh được xem là không cân sức, khi Toà án liên bang Hoa Kỳ tại New York vừa bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, nhưng với riêng những thành viên trong đoàn, họ đã có một chiến thắng không kém phần quan trọng - đó là tình cảm, là sự ủng hộ mà kiều bào Việt ở Mỹ dành cho họ. Bà Tuyết kể: “Vì sức khoẻ kém, nên việc đi lại, ăn uống của anh Quý và chị Hồng rất khó khăn. Vì thế, đích thân tôi phải ngày ngày nấu những món ăn Việt cho đoàn”. Theo bà, 2 món phở và cháo gà rất hiếm ở phố Belvedere, nên bà thường phải đi mất 1 tiếng đồng hồ để mua cho được bánh phở. “Những ngày ở Mỹ, đoàn phải đi lại rất nhiều, gồm những cuộc họp báo, gặp gỡ và kêu gọi sự ủng hộ của kiều bào cũng như dân chúng nước Mỹ, vì thế hầu như chẳng có thời gian tham quan. Vậy mà khi về nước được mấy ngày, lần lượt cả 2 người tôi yêu thương, cảm phục nhất là anh Quý và chị Hồng đã ra đi” – bà Tuyết thở dài. Theo lời kể của bà thì hiện nay, di ảnh của ông Nguyễn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Hồng được bà đặt trang trọng trên bàn thờ trong nhà bà ở Mỹ. “Với những người Việt Nam, đặc biệt là các anh em trong đoàn nạn nhân CĐDC, nhà tôi sẽ mãi mãi là chỗ ấm áp, thân tình. Mãi mãi như thế”- bà nói. Trong toà án lương tri của nhân loại, chúng ta là người chiến thắng “Tôi rất buồn nhưng không lấy làm ngạc nhiên với kết quả mà Toà án liên bang Hoa Kỳ tại New York vừa phán quyết. Tôi đã lường trước điều này từ lâu rồi” – bà Tuyết buồn rầu khi tôi hướng câu chuyện đến phán quyết hôm 22/2 cho vụ kiện của các nạn nhân CĐDC Việt Nam đối với các Cty hoá chất Mỹ. Tuy nhiên, theo bà Tuyết thì: “Trên một phương diện nào đó, chúng ta đã là người chiến thắng. Chiến thắng trong phiên toà lương tri của nhân loại. Theo tôi, trong vụ kiện này, chúng ta đã đại diện cho những nạn nhân trên toàn thế giới. Vì thế, nhân loại ủng hộ chúng ra. Đó cũng là lý do, mục đích chuyến đi của tôi. Chuyến đi kêu gọi tất cả hãy cùng chung tay vì nạn nân CĐDC”. Những lý luận hùng hồn của bà Tuyết khiến tôi sực nhớ, bà là Thạc sĩ của ĐH Bervery (khoa Công tác xã hội). Một người sang Mỹ tròn 40 năm nhưng luôn hướng về Tổ quốc, luôn canh cánh vì các nạn nhân CĐDC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 22.doc
Tài liệu liên quan