Tiểu luận Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

I/ LỜI MỞ ĐẦU Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tê và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực hiện thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Có nhiều biện pháp pháp lí để đảm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nứoc trong đó có hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong bài tiểu luận dưới đây, dưới góc nhìn của một sinh viên và bằng một số tài liệu tham khảo, em xin trình bày vấn đề phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. MỤC LỤC I/ LỜI MỞ ĐẦU II/ NỘI DUNG . 1. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo 2. Khiếu nại, tố cáo, nhìn từ thực tế những năm gần đây . 2.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo . 2.2. Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây . 3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước . 4. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước . 5. Giải pháp để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trở thành kim chỉ nam đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước III/ KẾT LUẬN . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LỜI MỞ ĐẦU Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tê và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực hiện thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Có nhiều biện pháp pháp lí để đảm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nứoc trong đó có hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong bài tiểu luận dưới đây, dưới góc nhìn của một sinh viên và bằng một số tài liệu tham khảo, em xin trình bày vấn đề phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. II/ NỘI DUNG 1. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo Điều 74 - Hiến pháp năm 1992 quy định : “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”. Như vậy, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Nó là phương tiện pháp lí để công dân sử dụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của Nhà nước và xã hội. Do vai trò, vị trí quan trọng của khiếu nại, tố cáo của công dân trong đời sống chính trị - xã hội nên ngay khi ra đời Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hiến pháp năm 1946 đã quy định các quyền tự do của công dân trong các lĩnh vực hành chính - chính trị, đặt nền móng cho sự hình thành chế định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sau này. Các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đã dành riêng điều luật quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ( Điều 29 Hiến pháp 1959; Điều 73 Hiến pháp 1980 và Điều 71 Hiến pháp 1992. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998, có hiệu lực từ 01/01/1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 quy định : - “ Khiếu nại ” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - “ Tố cáo ” là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - “ Giải quyết khiếu nại ” là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. - “ Giải quyết tố cáo ” là việc xác minh, kết luận về nội dung và việc quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo. 2. Khiếu nại, tố cáo, nhìn từ thực tế những năm gần đây 2.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, Bộ ngành Trung ương trong 9 tháng đầu năm 2007, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 240.584 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo với 61.929 vụ việc thuộc thẩm quyền, so với cùng kì năm 2006, tổng số lượt người đến khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn quốc tăng 56%, số đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng 41% ; số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 36%. Khiếu nại đông người năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 giảm không đáng kể so với năm 2007 và số đoàn khiếu kiện đông người vẫn rất nhiều ( năm 2006 là 145 đoàn, năm 2007 là 171 đoàn, năm 2008 là 142 đoàn ) (() Trần Văn Huy, “ Tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2007 và một số giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, Viên nhà và pháp luật, số 3/ năm 2008, trang 29. ) Người dân đi khiếu kiện với nhiều nội dung nhưng chủ yếu vẫn là : (i) khi thu hồi đất, đền bù chưa thỏa đáng; (ii) đòi lại đất cũ; (iii) đòi lại nhà, (iv) đòi tài sản cải tạo công thương nghiệp; (v) kiến nghị sửa đổi chính sách của Nhà nước; (vi) tòa án xét xử chưa khách quan; (vii) tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân. Đáng chú ý nhất trong những năm qua là tình hình khiếu nại, tố cáo với tính chất phức tạp, gay gắt hơn so với các năm trước. Xuất hiện nhiều đoàn đông người có tổ chức chặt chẽ, có người chỉ huy, có người cung cấp hậu cần, có sự liên kết giữa các đoàn, tập trung số lượng lớn người về các cơ quan của Đảng và Nhà nước, gây phức tạp về an ninh, trật tự ở một số địa bàn. Thái độ của nhiều trường hợp đi khiếu nại rất bức xúc, gay gắt và cực đoan như : mang theo băng rôn, khẩu hiệu, có nội dung đả đảo chính quyền, cán bộ, lãnh đạo, có trường hợp dọa tự tử, tự thiêu, đưa ra nhiều yêu sách. Trong một số vụ việc xuất hiện của thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị, chúng công khai kich động, xúi giục lên tiếng ủng hộ, lôi kéo, giúp đỡ về vật chất, phát tiền tài trợ và thúc ép công dân có những hành vi biểu tình, chửi bới chính quyền, gây rối an ninh, trật tự công cộng. Một số vụ việc, việc khiếu kiện đã vượt quá giới hạn cho phép bởi những người khiếu kiện đã tập trung thành đoàn, biểu tình đi qua các đường phố với khẩu hiệu quá khích như “ Việt Nam không có nhân quyền”, “ Chính quyền cướp đất của dân, đả đảo chủ tịch tỉnh A, B…”. Điển hình như vụ nhiều công dân tập trung tại Nhà thờ Đức Bà để biểu dương lực lượng, nếu yêu sách. 2.2.. Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây Theo báo cáo của Thanh tra các Bộ, ngành, tỉnh thành phố trong 9 tháng đầu năm 2007, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 49.330 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỉ lê 79.7%, tăng 6,4% so với cùng kì năm 2006. Trong đó đã giải quyết 35.022 vụ việc khiếu nại trong số 44.137 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỉ lệ 79,4%, giải quyết 6.126 vụ việc tố cáo trong số 7.644 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỉ lệ 80%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị xử lí hành chính 490 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 30 vụ việc, 58 người; kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 24,708 triệu đồng; 256,27 ha đất; trả lại cho tập thể công dân 12,392 triệu đồng,; 173,43 ha đất; minh oan cho 299 người. Thanh tra Chính phủ trong 9 tháng đầu năm 2007 đã thành lập nhiều Đoàn thanh tra, Tổ công tác phối hợp với UBND các tỉnh trong cả nước để kiểm tra, rà soát, đề xuất phương án giải quyết đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết 43 vụ việc khiếu nại, 8 vụ việc tố cáo phức tạp của công dân tại 24 tỉnh, thành phố. (() Trần Văn Huy, “ Tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2007 và một số giải pháp ”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, Viện nhà và pháp luật, số 3 năm 2008, trang 32. ) 3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước - Thứ nhất, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bi xâm phạm từ phía cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền thì quyền khiếu nại, tố cáo là “ vũ khí sắc bén ” , là “ công cụ pháp lí ” để công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đấu tranh đòi công lí, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của người bị xâm phạm. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách mở cửa phát triển kinh tế - xã hội để hòa nhập với thế giới làm cơ sở xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trọng tâm với mục đích giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể và cả dân tộc. Đó chính là tiền đề để mọi công dân thực hiện tốt các quyền tự do và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. - Thứ hai, khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính Nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo nói riêng được đảm bảo bằng các yêu tố của hệ thống chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển toàn diện của nền dân chủ, sự tham gia đông đảo của quần chúng vào quản lí các công việc của Nhà nước, hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước cũng là điều kiện đảm bảo về mặt chính trị cho việc thực hiện các quyền tự do và nghĩa vụ của công dân. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ là bảo đảm tốt nhất về chính trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. - Thứ ba, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta. 4. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước - Thứ nhất, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lí hành chính của bộ máy nhà nước nhằm phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta. Luật khiếu nạo, tố cáo quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các cơ quan đại diện (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan thông tin đại chúng… trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành trong việc quản lí công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như nhằm đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện. - Thứ hai, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lí hành chính nhà nước, mà còn đảm bảo kỉ cương, kỉ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước. - Thứ ba, giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện sự tôn trong pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước đối với tổ chức xã hội và công dân. Ở nước ta, các cơ quan nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, nhưng chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước. 5. Giải pháp để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trở thành kim chỉ nam đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. - Thứ nhất, tiến hành quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật vì pháp luật hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất, nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế nhưng chậm được bổ sung, thay đổi. - Thứ hai, tổ chức đảng, các cấp chính quyền địa phương cần quán triệt một cách nghiêm túc kết luận số 130 – TB/TƯ của Bộ chính trị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chính phủ nên sớm có Nghị quyết về việc xử lí tích cực những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân (đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo, khiếu kiện của đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng). - Thứ ba, Toà án nhân dân tối cao cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để kiện toàn đội ngũ làm công tác xét xử, báo cáo với Quốc hội để cố gắng trong thời gian sớm nhất mọi tranh chấp của công dân sẽ do Tòa án giải quyết. - Thứ tư, các Bộ, ngành trung ương, văn phòng Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng khi nhận đơn, thư khiếu kiện của dân về việc khiếu nại các quyết định hành chính (quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố) thì cần thụ lí, giải quyết luôn hoặc nói rõ quan điểm đúng sai theo thẩm quyền chung để trả lời cho đương sự và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có khiếu kiện. - Thứ năm, giải quyết khiếu kiện lần đầu của các địa phương là khâu then chốt, khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến quá trình giải quyết khiếu kiện. Các địa phương cần tích cực xử lí ngay những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện của đồng bào dân tộc thiểu số. - Thứ sáu, cần nâng cao ý thức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức chính quyền các cấp ở địa phương. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trong bộ máy hành chính, người có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân lại chỉ làm một cách chiếu lệ, không cần nắm nội dung đơn thư mà tiếp tục “ kính chuyển ” cho xong việc. - Thứ bảy, nâng cao chất lượng hoạt động và sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp. - Thứ tám, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp, nâng cao ý thức chấp hành của cấp dưới. Nhiều vụ khiếu kiện cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo, nhưng cấp dưới vẫn đùn đẩy, né tránh không thực hiện, nhưng chúng ta vẫn chậm xử lí hoặc xử lí thiếu kiên quyết nên người dân mất nhiều niềm tin vào Đảng và Nhà nước. - Thứ chín, xây dựng các tiêu chí đánh giá ý thức, đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bô, công chức. Khắc phục thái độ vô cảm, thờ ơ trong công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cán bộ, đảng viên. III/ KẾT LUẬN Bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt là trong quản lí hành chính nhà nước. Do thời gian có hạn, cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài tiểu luận không thể trách khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, khắc phục từ các thầy cô. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011. 2. Luật tổ chức Chính phủ 3. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 4. Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ – CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ 5. Nghị định số 13/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. MỤC LỤC I/ LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………… II/ NỘI DUNG…………………………………………………... 1. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo………….. 2. Khiếu nại, tố cáo, nhìn từ thực tế những năm gần đây………. 2.1 Tình hình khiếu nại, tố cáo…………………………………. 2.2. Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây……………………………………………... 3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước……………………………………. 4. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước…………………………. 5. Giải pháp để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trở thành kim chỉ nam đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước……………………………………………………………… III/ KẾT LUẬN…………………………………………………. Trang 1 1 1 2 2 4 4 6 7 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 223.doc
Tài liệu liên quan