Tiểu luận Pháp luật tư sản
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng tư sản đã mởđầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng
loạt các cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì và có ảnh
hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là
hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và
song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản.
Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong lịch sử lập pháp c ủa lịch sử nhân loại. Từđây loài người được biết
đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công
dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩđến.
Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày đầu hình thành nên
pháp lu ật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc đẩy s ự
phát tri ển xã hội. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ
tiếp t ục phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp
ph ần làm nên một thế giới hoà bình, sự phát triển bền vững và đảm bảo
“mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh
phúc ” nh ư trong bản hiến pháp nước Mỹ năm 1787.
Ngay từ khi nhà nước tư sản được thành lập, hàng loạt các chếđịnh của
pháp luật tư sản cũng được ra đời, đó là phương tiện để bảo vệ chếđộ tư hữu
tư bản, địa vị cũng như quyền lợi của giai cấp tư sản.
So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản đã có những tiến bộ vượt
bậc về nội dung và kĩ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành
lẫn việc pháp điển hoá và phân loại. Chúng ta có thể nhìn nhận những tiến bộ
của pháp luật tư sản dưới các góc độ sau đây:
1. Hình thức biểu hiện
Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các
văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng
hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kểđến là hiến pháp, luật, các sắc
lệnh và nghịđịnh trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là
tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh của
nhà vua.
Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp
giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm
đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản
không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn
pháp trị.
2. Nguồn luật
Pháp luật tư sản giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh gồm có hai hệ thống
pháp luật: Thứ nhất là hệ thống hệ thống pháp luật lục địa gồm pháp luật của
Pháp, của các nước tư bản ở lục địa châu Âu và các nước thuộc địa của Pháp
và thứ hai là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ và các nước thuộc địa của hai nước
này như Úc, Canada Nếu như nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật lục
địa là các bộ luật mới được xây dựng thì nguồn luật chủ yếu
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
1
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng
loạt các cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì … và có ảnh
hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là
hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và
song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản.
Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết
đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công
dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩ đến.
Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày đầu hình thành nên
pháp luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc đẩy sự
phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ
tiếp tục phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp
phần làm nên một thế giới hoà bình, sự phát triển bền vững và đảm bảo
“mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh
phúc…” như trong bản hiến pháp nước Mỹ năm 1787.
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
2
Ngay từ khi nhà nước tư sản được thành lập, hàng loạt các chế định của
pháp luật tư sản cũng được ra đời, đó là phương tiện để bảo vệ chế độ tư hữu
tư bản, địa vị cũng như quyền lợi của giai cấp tư sản.
So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản đã có những tiến bộ vượt
bậc về nội dung và kĩ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành
lẫn việc pháp điển hoá và phân loại. Chúng ta có thể nhìn nhận những tiến bộ
của pháp luật tư sản dưới các góc độ sau đây:
1. Hình thức biểu hiện
Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các
văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng
hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc
lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là
tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh…của
nhà vua.
Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp
giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm
đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản
không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn
pháp trị.
2. Nguồn luật
Pháp luật tư sản giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh gồm có hai hệ thống
pháp luật: Thứ nhất là hệ thống hệ thống pháp luật lục địa gồm pháp luật của
Pháp, của các nước tư bản ở lục địa châu Âu và các nước thuộc địa của Pháp
và thứ hai là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ và các nước thuộc địa của hai nước
này như Úc, Canada…Nếu như nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật lục
địa là các bộ luật mới được xây dựng thì nguồn luật chủ yếu của hệ thống
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
3
pháp luật Anh- Mĩ là tiền lề pháp và các bộ luật kế thừa từ pháp luật phong
kiến.
Việc hệ thống hóa luật lệ ở Anh, Mỹ, Úc, có độ chính xác cao và rất khoa
học, được sắp xếp theo một trình tự đặc biệt.
Pháp luật tư sản Pháp và điển hình là bộ luật Napôlêông là đại diện tiêu
biểu cho sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp là sự
chống phong kiến một cách triệt để nên điều đầu tiên là pháp luật xoá bỏ các
quan hệ phong kiến.Từ đây dân chúng có quyền tự do kinh doanh, quyền tự
do trong hôn nhân,cho phép ly hôn…
3. Cách thức phân loại
Giai cấp tư sản phân loại pháp luật thành hai ngành lớn: công pháp và tư
pháp. Ngành công pháp bao gồm Luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình
sự, luật tố tụng hình sự... Ngành tư pháp bao gồm: luật dân sự, luật tố tụng dân
sự, luật lao động, luật thương mại,tư pháp quốc tế…
4. Pháp điển hoá
Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho pháp luật tư sản,
những bộ luật đã được xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao và rất đa dạng như
bộ luật dân sự 1804, bộ luật hình sự 1810, bộ luật thương mại 1807…
Các chế định trong mỗi bộ luật được trình bày một cách lôgíc, rõ ràng và
được sắp xếp theo từng chế định cụ thể. Chẳng hạn như trong bộ luật dân sự,
các chương, các điều, các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế
định của dân luật, bộ luật cũng nêu đầy đủ và diễn đạt chuẩn xác các nguyên
tắc của dân luật, các khái niệm pháp lí được định nghĩa ngắn gọn, chuẩn xác,
ngôn ngữ của bộ luật trong sáng dễ hiểu.
5. Sự ra đời của hiến pháp
5.1. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
4
Sự ra đời của hiến pháp trong xã hội tư sản đánh dấu một tiến bộ lớn lao
trong lịch sử lập pháp, là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản. Ngành luật hiến
pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở
chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không hề biết đến hiến pháp và
không thể có hiến pháp bởi vì trong các chế độ đó quyền lực của nhà vua là vô
hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà nước nắm trong tay quyền lực
nhà nước do trời ban và “ thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành
không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tuỳ tiện. Điều
đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không
cần thiết đến một bản hiến pháp quy định tổ chức quyền lực nhà nước.
Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng
dẫn đến sự bất bình và các cuộc chống đối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức.
Giai cấp tư sản vốn là một bộ phận dân cư trong các giai cấp bị áp bức, cũng
phải gánh chịu ách thống trị của phong kiến chuyên chế. Đồng thời trong lòng
xã hội phong kiến giai cấp tư sản lại là người đại diện cho một phương thức
sản xuất mới ra đời và đang dần dần lớn mạnh.
Quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và
ngày càng phát triển mặc cho sự cản trở, hạn chế của quan hệ sản xuất phong
kiến. Giai cấp tư sản dần dần trở thành giai cấp có địa vị độc lập về kinh tế,
sớm trưởng thành về ý thức giải phóng, chống đối chế độ chuyên chế. Họ
đứng lên phất ngọn cờ tự do, dân chủ bình đẳng để tập hợp quần chúng lao
động đông đảo bị áp bức, bóc lột để lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị
đã trở nên phản động nhằm xác lập quyền thống trị của mình. Khẩu hiệu lập
hiến ra đời trong bối cảnh đó.
5.2. Nội dung của lập hiến tư sản
5.2.1. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
5
Được thể hiện ở chỗ: yêu cầu xây dựng một bản hiến pháp là cơ sở pháp lý
cơ bản hạn chế quyền hành vô hạn của vua bằng cách lập ra một cơ quan đại
diện quyền lực (Nghị viện) gồm các đại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra, cùng
nhà vua thực hành quyền lực nhà nước và bảo đảm các quyền tự do dân chủ
của công dân hoặc xoá bỏ chế độ quân chủ mà lập ra nền cộng hoà tư sản.
Dù ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định của bốn loại cơ quan chủ
yếu trong nhà nước là Nghị viện, chính phủ, toà án và người đứng đầu nhà
nước (vua, tổng thống). Tuỳ ở từng nước, các hình thức nhà nước được tổ
chức khác nhau theo hình thức quân chủ nghị viện, cộng hoà nghị viện hay
cộng hoà tổng thống. Chẳng hạn như Nhật Bản là nhà nước nhà quân chủ nghị
viện Nhật Bản, nhà nước cộng hoà tổng thổng Hợp chủng quốc Hoa Kì,…
Cùng với khẩu hiệu lập hiến, thuyết phân chia quyền lực mà điển hình là
thuyết “ tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ ( Pháp, thế kỉ XVIII ) đã được
phổ biến rộng rãi nhằm thực hiện nguyên tắc đối trọng, kiềm chế và kiểm tra
lẫn nhau giữa ba cơ quan khác nhau trong việc tổ chức thực hiện các quyền
lực này, qua đó tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh làm quyền và nhờ đó các
quyền của người dân mới được đảm bảo.
Khi đã giành được chính quyền trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản
đương nhiên phải đứng ra gánh vác việc cai quản xã hội, điều hành công việc,
thực thi quyền lực đối với toàn xã hội. Hiến pháp được dùng để thể chế hoá
quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức các quy định hiến pháp về
tự do, dân chủ, bình đẳng và cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước theo lối phân
quyền.
Hiến pháp còn ghi nhận các quyền tự do, dân chủ mà trước hết là quyền tự
do về kinh tế là phù hợp với quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa. Trong quan hệ
kinh doanh, hợp đồng cần phải có sự bình đẳng, ngang quyền về mặt lợi ích
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
6
và được đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật, tự do ý chí được thể hiện
thành các quyền tự do dân chủ.
5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân
Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đã đem lại rất nhiều những quyền lợi
cho dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có.
Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các
quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người
nông dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định
này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho
nền văn minh của nhân loại.
Trong chế định về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền
cơ bản của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm
phạm, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp…
Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn
hại cho họ.
5.2.3. Về chế độ bầu cử
So với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương
pháp bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư bản là một phương
pháp dân chủ, là một bước tiến bộ lớn lao. Nó loại trừ quan niệm là quyền lực
nhà nước xuất pháp do trời định sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu
giống trong hoàng tộc, họ sinh ra để cai trị, buộc những người dân phải phục
tùng và tuân theo. Tuy nhiên những yêu cầu trong chế định này quy định
những cử tri phải là người có số tài sản lớn nhất định, có trình độ văn hoá nhất
định, điều kiện về tuổi tác, …
6. Các chế định trong dân luật
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
7
Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các
công dân trong những quan hệ dân luật.
6.1. Chế định về quyền tư hữu tư sản
Quyền tư hữu được coi là quyền tự nhiên của con người, đó là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định
quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được
quy định cụ thể.
Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật
tư sản quy định các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế
độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến
nó.
Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, và
quyền sử dụng.Các quyền này được bảo vệ đặc biệt, luật tránh mọi quy định
làm phương hại đến quyền tư hữu.
Bộ luật được chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản.
Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có độ hoàn thiện cao. Ở
chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho
những người có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt
quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới
các nhà tư sản, những người chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm
giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội.
6.2. Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản
Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn
thiện và ít mang dấu ấn chính trị. Chính vì lí do đó nên chế định hợp đồng
trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao, có thể nói đó là chế
định pháp luật có tính nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản.
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
8
Loại hợp đồng này là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân
luật xác định quyền tự do và bình đẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia
hợp đồng. Các bộ luật dân sự đều quy định rõ những điều kiện đảm bảo thực
hiện hợp đồng.
Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của
tất cả các bên đã tham gia kí kết hợp đồng.
Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do để trì hoãn việc thực hiện hợp
đồng chứ không phải là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng.
Ở giai đoạn đầu, giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh nguyên tắc tự do hợp
đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt để.
6.3. Chế định về hôn nhân và gia đình
So với pháp luật phong kiến, ở chế định này có những tiến bộ đáng kể.
Trong pháp luật tư sản quy định những người kết hôn phải đạt một độ tuổi
nhất định, họ tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong xã hội phong
kiến.
Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình, pháp luật
bảo vệ gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá
thú.
7. Chế định của luật hình sự
Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật
hình phong kiến. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có quy
định về tội chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn
về nhân quyền và dân quyền của nước Pháp đã đề ra.
Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt dã man hơn, thể hiện tính
nhân đạo của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị bãi bỏ và giảm nhẹ
hình phạt cho những tội không nặng.
8. Chế định tố tụng và tổ chức tư pháp
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
9
Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản đó là quyền tư pháp đã
tách khỏi quyền hành pháp. Quan chức hành pháp không được nắm quyền xét
xử mà quyền này được trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng được
tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.
Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho hệ thống tư pháp thực hiện
chức năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau.
Chẳng hạn ở Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia đã được thay thế
bằng hệ thống toà án tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà
giải.
KẾT LUẬN
Pháp luật tư sản đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước
tư sản để quản lí xã hội. Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến
bộ lớn, tuy nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ tư hữu và
bóc lột mà pháp luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của
nhà nước tư sản. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng
với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một
công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu
quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà chúng ta đều nhận thấy.
Sự ổn định của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã
hội và tính hiệu quả của pháp luật. Nó góp phần thúc đẩy cho một xã hội
Tiểu luận
Nguyễn Thị Tuyết Minh
K2B – VB II / CQ
10
không ngừng phát triển và một thành tựu khác đó là giá trị toàn cầu hoá của
nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lu3.PDF