Tiểu luận Phát thanh hiện đại, cơ hội và thách thức

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I. CÔNG NGHỆ MỚI TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI 2 1. Phát thanh số 2 2. Hệ phần mềm Dalet 5 3. Hệ phần mềm biên tập NÉTIA 12 3.1. Trợ giúp phát thanh 13 3.2. Trợ giúp tra cứu 15 3.3. Trợ giúp sản xuất chương trình 15 3.4. Trợ giúp lên chương trình 16 3.5. Trợ giúp phát sóng 16 II. Khó khăn và thách thức 18 1. phát thanh hiện đại, món ăn không thể thiếu trong xã hội ngày nay 18 2. Những bước tiến, thành tựu của phát thanh trong thời gian gần đây phát thanh đa phương tiện 20 3. Phát thanh Việt Nam đang theo kip dòng chảy công nghệ nước ngoài 22 Tiểu Kết 30

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát thanh hiện đại, cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
al cùng được phát đi trên một máy phát . Máy thu, thu được cả 2 loại tín hiệu. Công nghệ này có thể mở rộng thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu. Tiêu chuẩn này vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Phương án phát thanh số trên băng tần nhỏ hơn 30 MHz. Rất nhiều đài phát thanh lớn quan tâm đến tiêu chuẩn này. Lợi thês của tiêu chuẩn này là sử dụng băng song ngắn để phủ song tần xa, dặc biệt cho đối ngoại. Cũng như IBOC, công nghệ này có thể mở rộng thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu. Phương án công nghệ BMD: thời gian gần đây, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyên thông rất quan tâm đến công nghệ naỳ do hệ thống phát thanh Hàn Quốc KBS giới thiệu. Có thể nói đay là bước đột phá về công nghệ phát thanh số trong lĩnh vực truyền thông đại chúng hiện nay. Với sự ra đời của công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ DMB, ranh giới giữa phát thanh, truyền hình truyền thống và truyền thông đa phương tiện gần như bị xoá mờ. Với sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động và máy tính cá nhân, người ta hi vọng rằng phát thanh số với công nghệ DMB sẽ có điều kiện phat triển nhanh chóng. Mặc dù chưa được công nhận tiêu chuẩn hoá, nhưng công nghệ DMB cần được các nhà nghiên cứu chiến lược phát thanh số Việt Nam quan tâm. Và trên thực tế chúng ta đã ứng dụng công nghệ này để đổi mới, hiện đại hoá các chương trình phát thanh. Từ những bối cảnh nêu trên phần nào đã làm chậm lại quá trình chuyển sang phát thanh số không những ở nước ta mà ngay cả ở một số nước phát triển trên thế giới. Từ những năm cuối của thập kỷ 80, thế giới đã bắt đầu vào việc nghiên cứu, thử nghiệm việc phát thanh số và đến nay đã cho ra đời một số chuẩn hoá thành chuẩn quốc tế, một số đang trong giai đoạn thử nghiệm để đi đến hoàn thiện. chúng ta hãy điểm qua một số chuẩn chính của phát thanh số từ khi nghiên cứu, thử nghiệm đến nay: •  Âm thanh Mono: Tín hiệu âm thanh được ghi trên một track (kênh) khi thu. Lúc phát lại đầu phát chỉ đọc và phục hồi lại tín hiệu nguyên thủy ban đầu theo sơ đồ Đây là dạng âm thanh đơn giản nhất và cho chất lượng âm thanh về mặt âm nhạc, xem phim kém. •  Âm thanh Strereo : Tín hiệu nguyên thủy được biến điệu và ghi trên 2 kênh (track) riêng biệt, gọi là kênh trái (L) và kênh phải (R), lên băng từ hay vật liệu lưu trữ. Khi phát lại đầu phát sẽ đọc tín hiệu trên 2 kênh đó và phục hồi tín hiệu nguyên thủy ban đầu theo sơ đồ Với âm thanh Stereo tín hiệu giữa hai kênh trái và phải có sự trễ pha tạo nên hiệu ứng âm nổi làm cho người nghe có cảm giác âm thanh sống động hơn đến từ hai nơi. Với âm thanh Stereo lúc này các bạn đã có thể thưởng thức âm nhạc một cách tương đối hoàn chỉnh, thậm chí làm hài lòng người nghe khó tính. •  Chúng ta thường nghe nói Âm Thanh 2.1 ngoài thị trường. Đó chẳng qua là âm thanh Stereo được tăng cường thêm 1 loa siêu trầm (Subwoofer) gọi là chấm một. Âm trầm này được tách ra từ hai kênh trái và phải đưa đến loa siêu trầm, nhằm tăng cường tách bạch âm thanh trở nên mạnh mẽ, rõ ràng, khúc chiết hơn để người nghe cảm nhận tốt hơn nữa về cái đẹp của âm thanh. •  Âm thanh Quadrophonic (âm thanh 4 kênh) : Vào những năm 70 một số kênh truyền hình đưa vào phát thử âm thanh 4 kênh (Quadrophonic), tức âm thanh được phát ra từ 4 điểm và có sự trễ pha giữa các kênh, nhưng công nghệ này không được phát triển. •  Âm thanh 4.1 thực chất là âm thanh 4 kênh (Quadrophonic) gồm: Trước trái, Trước phải, Sau trái, Sau phải (Front-L, Front-R, Rear-L, Rear-R). Riêng kênh siêu trầm (.1) được tách ra 4 kênh đưa đến loa trầm. Từ năm 2001, Mỹ đã đưa vào khai thác hai hệ thống phát thanh số vệ tinh XM và Serious. Cả hai hệ thống làm việc trên tần số 2,3 GHz và băng thông 12,5 MHz. Hệ thống Serious với 100 trạm phát lại trên mặt đất và phát 100 kênh chương trình âm nhạc và tin tức. người thu chương trình phải trả phí hàng tháng là 10 USD với giá máy khoảng 150 USD/máy. 2. Hệ phần mềm Dalet Nhiều nhà sản xuất các phần mềm đã phát triển và đưa ra các đài phát thanh lớn, với giải pháp tổng thể và chuyên nghiệp, về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của dây chuyền sản xuất, Dalet là một trong các phần mềm như vậy. Hệ phần mềm Dalet là một gói phần mềm dành cho phát thanh chuyên dụng, bao gồm toàn bộ các công đoạn trong dây truyền từ ghi âm, biên tập, dàn dựng sản xuất chương trình đến lập lịch phát sóng và phát sóng tự động theo lịch đã lập. Dalet được module hoá cho mỗi một công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống, khoa học và tiện ích với khối lượng lớn người sử dụng. Dalet thể hiện nhiều tính năng ưu việt từ môi trường người dùng thân thiện đến khả năng bảo mật hệ thống an toàn, khả năng lưu trữ cơ sở dữ liệu lớn và khả năng tích hợp đầy đủ với mô hình cơ sở dữ liệu bảo mật tốt của hãng Sybase. Dalet thật sự thể hiện được vai trò của xu hướng phát thanh hiện đại phát thanh kỹ thuật số hiện nay. Dalet được xây dựng trên mô hình Client/Server, giảm gánh nặng tối đa tốc độ xử lý của trạm làm việc, giảm thiểu khả năng khả năng gây tắc nghẽn mạng. Phiên bản Dalet 5.1e sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Sybase Adaptive Server version 11.9.2 và trạm làm việc sử dụng Sybase Adaptive Client 11.9.2 hoặc Sybase Anywhere 5.0. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng cơ chế chạy độc lập Standalone với Sybase Anywhere 5.0 trên một hoặc hai máy tuỳ nhu cầu thực tế của hệ thống. Dalet sử dụng mô hình Client/Server nên hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu được cài đặt trên máy chủ. Quá trình xử lý và biên tập âm thanh được cài đặt trên các trạm làm việc. Việc truy cập và lưu trữ dữ liệu giữa các Client bà Servẻ thông qua ODBC (Open Database Connectivity). * Tính chất đặc thù của việc sản xuất và truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Những đặc điểm cơ bản trong dây chuyền công nghệ truyền thống nhất, theo một quy trình khoa học từ các khâu thu thanh, pha âm và truyền âm. Đối với chương trình phát thanh sản xuất trước, các ban biên tập chuẩn bị kịch bản, nội dung chương trình, chuẩn bị tiếng động …. nguồn tin dùng cho sản xuất chương trình được ghi âm tại phòng thu, thu thanh trên băng cối. Tất cả các nguồn tin được đưa tới phòng thu pha âm để dựng chương trình thành phẩm. Dựa trên kịch bản chương trình, người ta lần lượt (hoặc trộn, kết hợp sử dụng các chức năng điều chỉnh mức, tạo hiệu ứng âm thanh … để nền nổi) nguồn tin từ các băng thành phẩm dùng cho phát sóng. Băng thành phẩm sau đó được chuyển đến phòng thu truyền âm để phát sóng. Trong các chương trình phát thanh sản xuất chương trình phát thanh sản xuất trước,có loại chương trình đơn giản và chương trình phức tạp. chương trình đơn giản hay còn gọi là chương trình “Sau đây là …” không yêu cầu nền nổi phức tạp, trộn nhiều nguồn âm. Chương trình phức tạp có kịch bản và các yêu cầu đòi hỏi người dựng chương trình sử dụng các kỹ năng phức tạp như vuốt âm, nền, trộn nhiều nguồn âm với mức điều chỉnh hợp lý… Đối với các chương trình phát thanh trực tiếp thực hiện từ phòng thu, chỉ một số tiếng động được chuẩn bị trước như nhạc hiệu, nhạc cắt, tiếng động về tin bài phỏng vấn, bình luận, phần còn lại là đọc thẳng trên sóng. Băng nguồn tin các loại được chuẩn bị sẵn sàng, sắp xếp theo kịch bản để phối hợp với chương trình đọc thẳng tạo nên một chương trình phát thanh trực tiếp hoàn chỉnh. Các chương trình phát thanh được tổ chức phát trên các hệ phát thanh khác nhau, tức là được phát trên các kênh độc lập, với tần số phát sóng khác nhau. tuỳ tính chất tuyên truyền của mỗi chương trình phát thanh và các yêu cầu khác đối với chương trình mà trong từng hệ phát thanh, có những chương trình chỉ phát một lần trên một hệ, có nhữngchương trình lại phát lại trên chính hệ đó hoặc phát trên một hệ khác. Như vậy, để quản lý băng thành phẩm, có phòng quản lý băng với nhiệm vụ nhận băng thành phẩm của các hệ và phân phối đến đúng hệ sẽ phát. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật khi ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất: Việc ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất các hệ chương trình phát thanh đem lại các tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ: Thay đổi về cơ bản phương thức sản xuất chương trình, khắc phục nhiều nhược điểm của dây chuyền truyền thống như tính thủ công hạn chế về chia sẻ nguồn tin, đặc biệt là khai thác, ứng dụng các thành tựu của công nghệ tin học, của âm thanh số, đem lại cho các chương trình phát thanh màu sắc mới về chất và lượng. Việc sản xuất chương trình phát thanh trên mạng máy tính làm rút ngắn nhiều công đoạn, tăng khả năng chia sẻ nguồn tin. nhạc hiệu, nhạc chờ các loại chỉ cần thu một lần vào hệ thống và tất cả các phòng thu có thể sử dụng được, không suy giảm chất lượng. Không còn ranh giới cụ thể giữa phòng thu thu thanh và pha âm. đặc biệt khâu truyền âm được thực hiện hoặc bằng tay hoặc hoàn toàn tự động theo lịch phát sóng đã lập. Các vấn đề đặt ra khi chuyển đổi: Phương thức mới làm con người phải thay đổi thói quen để thích nghi, sự thay đổi lớn nhất là làm việc với máy tính âm thanh. Làm việc trên máy tính, đặc biệt là làm việc với phần mềm âm thanh hoàn toàn khác làm việc trên băng từ, nhiều vấn đề đặt ra: thao tác, ngôn ngữ, tính năng hệ thống … cộng với yêu cầu hết sức khắt khe của phát thanh chuyên nghiệp đòi hỏi người sử dụng phải làm cuộc cách mạng lớn cho chính bản thân mình. Việc thay đổi phòng thu về mặt tổ chức khai thác, cũng như việc tổ chức các loại trạm làm việc trong dây chuyền mới là điều cần thiết. Hệ thống mạng làm giảm thiếu tính cát cứ chương trình, tăng khả năng chia sẻ chương trình giữa tất cả các khâu (giữa các phòng trong ban biên tập, giữa các phòng thu, giữa các ban biên tập, giữa ban biên tập và kỹ thuật), tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những vấn đề về khả năng đảm bảo tính an toàn, bảo mật của nội dung chương trình. tất cả đòi hỏi phải có một quy trình quy chế khai thác khoa học, chặt chẽ, người sử dụng phải được đào tạo đầy đủ và phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định đề ra, để các trạm làm việc không ảnh hưởng đến mạng máy tính phát thanh, đảm bảo an tính an toàn của các chương trình phát thanh, và thậm chí không làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và các đồng nghiệp. Hệ phần mềm Dalet cung cấp các modul chương trình khác nhau cho các khâu trong dây chuyền như: - Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu: Modul Base Browser - Tìm kiếm: modul Advanced Search - Ghi âm: các modul Recorder, AutoRecord, Suffer. - Biên tập, dàn dựng chương trình: các modul Suffer, Suffer 2, Suffer4, chức năng ClipPlayer, MixEditoer. - Lập lịch phát sóng: Log Edit - Truyền âm: các modul Navigator, AutoPlay - Ngoài ra có các modul hỗ trợ khác như TopClock, Jingle, Cart, Impex … Các modul cung cấp nhiều tính năng với nhiều tuỳ chọn, đưa ra các khả năng khác nhau cho cùng một mục đích công việc, vậy ứng dụng modul nào, xây dựng phương thức sử dụng tạp hợp các tính năng như thế nào là tuỳ thuộc quy trình, mục đích, yêu cầu cụ thể của người khai thác. * Ứng dụng các modul chương trình của hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất và truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào sản xuất các chương trình phát thanh: Để ghi âm, có thể sử dụng các modul Recorder, Autorec hoặc Suffer (1,2,4 hoặc 8 rãnh). Nếu chỉ thu chèn hoặc đè vào một nguồn tin đã có trong hệ thống, ta chọn Suffer 1 rãnh, trong trường hợp thu để nền vào một nguồn tin khác, tốt hơn nên chọn Suffer 2 rãnh, trộn 3 nguồn âm phải chọn Suffer 4 rãnh, hoặc nếu vừa thu vừa biên tập phải kết hợp sử dụng hai modul chương trình là Recorder và Suffer. Modul Recorder trao cho người sử dụng nhiều tuỳ chọn giúp công việc ghi âm trở nên mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng nhiều điều kiện. ta có thể đặt tên trước cho file âm thanh sẽ ghi hoặc đè nội dung mới lên một file âm thanh cũ với tên cũ. Các chế độ thu, dừng thu tự động (theo mức đầu vào, hoặc theo khoảng thời gian thiết lập …) hỗ trợ đắc lực cho việc thu tự động tin bài từ các đài phát thanh, truyền hình nước ngoài, các hãng thông tấn … Để biên tập chương trình , tuỳ theo tính chất phức tạp hay đơn giản ta sẽ lựa chọn modul thích hợp. nếu chỉ chuyển trích đơn giản, chỉ cần Suffer 1 rãnh với đầy đủ các chức năng biên tập cần thiết, mà không bị làm phức tạp thêm bởi các chức năng hoặc giao diện làm việc khác dễ gây sai sót trong quá trình thao tác. nền nổi đơn giản ta có thể chọn modul MixEditor, với nguyên tắc cơ bản là tổ chức các nguồn tin thành các Group, tiếng động chèn vào giữa các nguồn tin hoặc bằng cách ghi âm hoặc có sẵn trong cơ sở dữ liệu, việc trộn các nguồn tin được thực hiện theo cơ chế “liên kết ảo”, MixEditor cho phép trộn tối đa là 3 nguồn âm trong cùng thời điểm, với đầy đủ các thiết bị lập về vuốt đầu vuốt đuôi, thời điểm nềnhoặc trộn, điều chỉnh mức tiếng động nền và tiếng động chính… tuy nhiên, việc ứng dụng MixEditor cũng có một số nhược điểm như để sử dụng modul MixEditor, người dử dụng phải được quyền chạy modul lập lịch phát sóng LogEdit và sẽ không đảm bảo tính an toàn cho lịch phát sóng cũng như các chương trình phát thanh, “lời chèn” sau khi ghi không có khả năng biên tập lại, trong trường hợp đọc sai phải xóa đi thu lại từ đầu, ngoài ra việc chỉ trộn tối đa ba nguồn âmlàm hạn chế khả năng dàn dựng các chương trình phức tạp như chuyên mục… do vậy, khi sản xuất các chương trình “đơn giản”, tốt nhất là sử dụng MixEditor. với các chương trình phức tạp, nên sử dụng Suffer nhiều rãnh (2,4,8) để dàn dựng. Modul Suffer (2,4,8) cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ mạnh cho việc trộn các chương trình phức tạp như các thao tác làm việc với nhiều rãnh, biên tập mức tự động (tính năng “chống mờ”), và các công cụ khác như cất phiên làm việc … ngoài ra sự hỗ trợ cho quá trình biên tập của modul ClipPlayer càng mở rộng hơn nữ các khả năng biên tập của hệ thống. Ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Phần mềm Dalet có 5 modul dành cho phát sóng là Navigator, Autoplay, Cart, Line và Jingle. Trong đó có 3 modul phát sóng đơn giản dành cho phát trực tiế là Cart, Line, Jingle. Các modul này ít tính năng, số lượng các chương trình trên lịch phát sóng ít, các chương trình hầu như không phát tự động, mỗi chương trình phát trên các kênh khác nhau. Do đó các modul phát sóng này không thích hợp với các hệ phát sóng hiện tại. Hai modul có nhiều tính năng hơn là Navigator và Autoplay. Navigator là modul phát sóng liên tục và hỗ trợ phát trực tiếp. Autoplay là modul phát tự động theo giờ và cũng có thể phát liên tục. để đảm bảo an toàn cho các làn sóng phát thanh ở tất cả các hệ đều áp dụng modu; Navigator cho các kênh phát sóng chính, modul này đáp ứng yêu cầu trên thực tế của các hệ phát sóng, có thể phát liên tục, phát trực tiếp, hoặc phát theo các chương trình tự chọn, trước khi phát sóng có thể thay đổi nội dung của các chương trình, phát hai kênh trên cùng một modul với hai đường ra hai phía khác nhau. Đặc biệt là có thể phát theo lịch phát sóng đã lập trước, theo khung chương trình nhất định từ 0 giờ đến 24 giờ, theo từng giờ chương trình đã định sẵn. sử dụng modul Autoplay để phát dự phòng cho các kênh phát chính Navigator, các chương trình trên kênh này cũng được định sẵn giống như các chương trình phát sóng ở trên kênh chính, kênh dự phòng này có thể phát tự động theo các giờ phát sóng hoặc phát liên tục như trên kênh phát chính Navigator. Ví dụ, đối với trạm truyền âm hệ VOV1 có các kênh phát chính Navigator, kênh dự phòng Autoplay 1, kênh trực tiếp Autoplay 2, kênh báo giờ Autoplay 3. các chương trình được giàn dựng trước được tải lên kênh phát chính và được chọn theo chế độ phát liên tục kết hợp phát bằng tay, sau một thời gian áp dụng chương trình phát sóng thay đổi các chương trình trực tiếp nhiều hơn tất cả các giờ phát sóng đều có các chương trình trực tiếp do đó chế độ phát liên tục không được chọn nữa, chủ yếu các chương trình được phát bằng tay. Kênh dự phòng Autoplay 1 được phát theo chế độ tự động theo giờ phát thanh để đảm bảo tính chính xác của các chương trình, tuy nhiên sau một thời gian áp dụng nhận thấy tính an toàn được đưa lên hàng đầu, do đó kênh dự phòng này lại được chọn sang chế độ phát liên tục. Kênh phát trực tiếp là những tiếng động, những chương trình dành cho các chương trình phát trực tiếp, những tiếng động này mang tính thời sự cao, không được dàn dựng trước có thể thay đổi ngay trong khi đã phát sóng những tiếng động khác của cùng một chương trình phát sóng. Kênh này được phát theo yêu cầu của biên tập viên chương trình có thể thay đổi thứ tự, nội dung trong khi phát. Kênh báo giờ phải đảm bảo tính chính xác thời gian được phát theo chế độ tự động giống như chương trình đã được dàn dựng sẵn và cũng phát theo các giờ trong ngày, sau một thời gian áp dụng kênh báo giờ chuyển sang chế độ thiết lập theo các thứ trong tuần để người kỹ thuật viên truyền âm không phải lập lại lịch phát sóng cho từng ngày. Trong suốt thời gian phát người kỹ thuật viên phải phối hơpj nhịp nhàng xen kẽ các kênh với nhau để các kênh không bị chồng chéo nội dung lên nhau, tại một thời điểm chỉ có một modul đưa nội dung lên sóng, do đó mỗi kênh nối với một đường ra trên bàn trộn. Trên tất cả các kênh truyền âm tại các hệ chương trình đều có thể thay đổi nội dung lịch phát sóng chỉ cần trước giờ phát sóng có thể chèn thêm chương trình, cắt bỏ những nội dung không cần thiết hoặc mở chương trình phát sóng để sửa nội dung của chương trình. 3. Hệ phần mềm biên tập NÉTIA NÉTIA với phần mềm Radio Assist là một hệ phần mềm hỗ trợ phát thanh đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trên. NÉTTIA là một tập đoàn sản xuất phần mềm hỗ trợ phát thanh và truyền hình của Pháp. Thành lập từ năm 1993, do nỗ lực tìm hiểu thị trường và đầu tư đều đặn vào Dự án nghiên cứu và phát triển, NÉTIA đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp phần mềm phát thanh lớn trên thế giới. nhờ đó, tập đoàn này đã thành công khi đưa ra các giải pháp phần mềm phát thanh hoàn chỉnh, ưu việt và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thực tế của các Đài phát thanh. nhiều Đài phát thanh lớn trên thế giới trong đó tiêu biểu như ABC, BBC, RFI, Radio Vatican … đang sử dụng phần mềm NÉTIA cho các chương trình phát thanh của mình. phần mềm hỗ trợ phát thanh Radio Assist, sẽ được đưa vào áp dụng để sản xuất các chương trình phát thanh Đối ngoại trong năm 2005, là một ví dụ minh hoạ cho tham vọng chinh phục đỉnh cao công nghệ phát thanh của NÉTIA. Phần mềm hỗ trợ phát thanh Radiô Assist của NÉTIA là một hệ thống tổng thể đảm nhiệm toàn bộ các công đoạn của một chương trình phát thanh. Radio Assist cho phép thực hiện chức năng quản lý của hệ thống bằng số hoá như lưu trữ và phân loại các tài liệu. mặc dù vậy, người kỹ thuật viên, trong trường hợp càn thiết có thể thực hiện bằng tay các chức năng trên. nổi bật là khả năng duy trì hoạt động của hệ thống trong trường hợp xảy ra sự cố: phần mềm Radio Assist hoạt động đòi hỏi cấu hình mang tính tương hỗ gồm hai máy chủ nối với nhau bằng rơle tự động. Trong trường hợp một máy gặp sự cố, máy kia lập tức sẽ kích hoạt, tiếp tục duy trì các hoạt động đang bỏ dở của máy gặp sự cố. với chức năng này, NÉTIA đảm bảo tính liên tục cho hệ thống luôn hoạt động trong sự cố thống nhất giữa các bộ phận, đây là một đặc trưng của tất cả các đài phát thanh. Ngoài ra Radio Assist của NÉTIA còn mang lại các tiện ích trong từng công đoạn của một quy trình phát thanh. 3.1. Trợ giúp phát thanh Chức năng ghi âm của Radio Assist tự động số hoá các văn bản đã được ghi. Trong quá trình ghi âm, Radio Assist của NÉTIA cho phép người sử dụng có thể lưu các thông số một cách nhanh chóng và đồng thời có thể tiến hành dựng ngay trước khi quá trình ghi âm kết thúc. Ghi âm: Đoạn âm thanh đã được thu sẽ được hiển thị bằng thời gian thực. Người sử dụng có thể lặp đi lặp lại các thao tác ghi và chỉ giữ lại lần có chất lượng tốt nhất. nhiều chế độ tự động được khởi động để phục vụ quá trình thu âm: đặt trước giờ thu, các mức độ âm thanh, các kho dữ liệu cần tiếp cận trong quá trình thu thanh… các chỉ số sẽ tự động về 0 khi người sử dụng ghi lại, khả năng truyền tức thì các phần đã được ghi của một văn bản đang ghi để dàn dựng ngay … Đường Phone in: Chỉ bằng một kết nối đơn giản qua đường dây điện thoại, các phóng viên thường trú có thể ghi tự động các phóng sự của họ và kho dữ liệu. sau khi nạp một mã số nhận dạng các nhân (DTMF), các phóng viên thường trú có thể điều chỉnh các tài liệu âm thanh của mình. Các văn bản sẽ được tự động đánh số và lưu vào máy. Chức năng Feed in/ Feed Plan: Chức năng Feed Plan cho phép tự động lên chương trình hàng ngày các văn bản âm thanh từ ngoài gửi về. trong lịch làm việc, người kỹ thuật viên sẽ xác định trước tên của kênh, ngày, giờ, thời lượng của văn bản. Chức năng Feed in cho phép tự động hoá tất cả các lệnh ghi âm. Một trạm thu phát được trang bị Feed in có thể ghi được đồng thời 4 đường stereo (hoặc 8 đường mono). Khi nhiều trạm thu phát nối mạng với nhau có thể cho phép ghi được đồng thời hàng trăm đường khác nhau. Chức năng Import: Hiện nay, các văn bản âm thanh được lưu giữ trên rất nhiều các sản phẩm lưu âm thanh kỹ thuật số khác nhau. Module Import của NÉTIA được thiết kế tương thích với đa số trong đó: CD Audio, CD-ROM, thẻ PCMCIA hoặc ARES-C, DAT, Minidise … dạng PCM truyền tính, MPEG … hoặc hệ thống các file định dạng FAT, NTFS, INTERNET FPT… Chức năng Export: Tương tự như vậy, Module Export của NÉTIA có thể cho phép chuyển các dữ liệu âm thanh ra các thiết bị hỗ trợ ngoài như CD-Rom, MiniDisc, DAT … hoặc từ file nọ sang file kia, dạng FAT, NTFS, Roseau, Internet FPT … 3.2. Trợ giúp tra cứu Các công cụ tra cứu của Radio Assist giúp tất cả các thành viên của quá trình sản xuất chương trình như người dẫn chương trình, phóng viên, kỹ thuật viên, phụ trách phát sóng, tổng biên tập, tiếp cận với kho dữ liệu. chỉ cần nhập tên và mật khẩu, người sử dụng sẽ được tra cứu các văn bản liên quan. 3.3. Trợ giúp sản xuất chương trình Dàn dựng đơn: Chức năng Montage Simple (Dàn dựng đơn) giúp cắt gọt, chỉnh sửa văn bản âm thanh. Một file sẵn có trong chương trình sẽ tự động lưu giữ tất cả các đoạn bị cắt bỏ đề phòng những lúc cần đến có thể lấy lại để sử dụng. Dựng bài: Chức năng Montage Info cho phép dựng ccs bài phỏng vấn và phóng sự. Công cụ này hiển thị ra 1 màn hình duy nhất tất cả các kỹ thuật điều chỉnh âm thanh số hoá, giúp người sử dụng chọn nhanh các phím chức năng ngay, trên màn hình, thậm chí, tiến hành dàn dựng ngay trước khi công đoạn ghi âm kết thúc. Dựng ra đường dẫn: Chức năng dựng đường dẫn (Montage Multipiste) cho phép dựng và trộn các đoạn âm thanh xuấ phát từ nhiều nguồn khác nhau. Với thao tác Gắp - Thả (Drag & Drop), người sử dụng có thể dễ dàng chắp nối các đoạn âm thanh từ các đường khác nhau. Sử dụng các dữ liệu ngoài: Radio-Assist được thiết kế tương thích vói một số phần mềm xử lý tin và dữ liệu từ ngoài như Inews, ANN, ANPS …. Tất cả các trạm sản xuất chương trình đều có một đường kết nối Internet, đường này được NÉTIA thiết kế đảm bảo tính bảo mật của phát thanh khi kết nối ra ngoài. 3.4. Trợ giúp lên chương trình Radio Assist của NÉTIA được trang bị sẵn các bảng biểu cùng các công cụ soạn thảo chương trình thu – phát phù hợp với nhiều cách thức vận hành của các đài phát thanh. Cũng chỉ với thao tác đơn giản Drag & Drop, người quản lý các chương trình có thể đưa vào các bảng những chương trình cùng với thời lượng, giờ phát … tất cả sẽ được thực hiện theo các thông số đã lưu. 3.5. Trợ giúp phát sóng Công cụ Air-DDO của Radio Assist cho phép hiển thị hai màn hình nhỏ, trên mỗi màn hình hiển thị hai đường phát sóng cũng như cổng nối vào nhiều công cụ trợ giúp và chuẩn bị phát khác nhau. Như vậy Air-DDO phát cùng lúc 4 kênh và 1 đường nghe PFL. Vừa ghi, dàn dựng, lên chương trình vừa phát sóng, nhiều chức năng có thể hoạt động cùng lúc nhờ các công cụ: Recorder, Snoop, Voice Over … Bên cạnh đó Air-DDO còn có chức năng theo dõi và cập nhật thường xuyên những thay đổi của lịch trình phát sóng. Trong trường hợp thay đổi, màn hình sẽ hiển thị cảnh báo cho kỹ thuật viên về những thay đổi đó. Air-DDO có thể được điểu chỉnh thực hiện 1 trong 3 phương thức quản lý phát sóng: tự động, bán tự động và thực hiện bằng tay. Với phương thức tự động, Air-DDO đặc biệt phù hợp trong quản lý phát những chương trình ca nhạc đêm khuya. Phát tự động 24/24h: Chức năng Air-Playlist đảm nhiệm phát sóng 1 hoặc nhiều chương trình hoàn toàn tự động. Khi được lập trình sẵn, Air-Playlist có thể cho phép phát tự động 24/24h với tối đa tới 8 kênh trên 1 trạm. * Ứng dụng Hệ phần mềm Dalet ở Đài Tiếng nói Việt Nam(TNVN): Hệ phần mềm Dalet, sản phẩm của công ty Dalet Digital Media System, trụ sở chính tịa Paris, Pháp. Nhiều đài phát thanh lớn trên thế giới là khách hàng của Dalet, như đài phát thanh đối ngoại DW – CHLB Đức, đài phát thanh và truyền hình Malaysia (RTM), đài phát thanh Thái Lan … và Đài Tiếng nói Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt nam bắt đầu khai thác mạng máy tính âm thanh với hệ phần mềm Dalet phiên bản 5.0 từ tháng 6 năm 2000, hệ thống gồm một máy chủ E60 của Hewlett Packard (HP) và bốn máy trạm, dung lượng lưu trữ 100 giờ âm thanh stereo chuẩn MPEQ1 Layer II, dành cho việc sản xuất và truyền âm các chương trình trình phát thanh hệ VOV3 (khi đó là chương trình Âm nhạc và Tin tức phát trên sóng FM tần số 100MHz, nay là chương trình Âm nhạc – Thông tin - Giải trí). Chương trình phát thanh VOV3 những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ 20 được sản xuất trên hệ thống mạng máy tính với máy chủ máy trạm dòng Macintosh và phần mềm từ hãng AAVS – Pháp. Sự cố Y2K khiến hệ thống không có khả năngtương thích. Đó cũng là thời điểm hệ thống thiết bị của dự án Nhà Biên tập 41 – 43 Bà Triệu đng được vận chuyển tới Đài tiếng nói Việt Nam, và lãnh đạo đài TNVN đã quyết định nhờ đối tác hỗ trợ cho Đài “mượn” trước một số thiết bị của dự án để khai thác nhằm khắc phục sự cố của hệ thống trước và hệ thống Dalet 5.0 trên ra đời. Tháng 12 năm 2002 đánh dấu một bước chuyển đổi công nghệ có tính bước ngoặt trong lịch sử hơn 50 năm ra đời và phát triển của Đài TNVN. Đó là chuyển đổi việc sản xuất và truyền âm các hệ chương trình phát thanh VOV1, VOV2 của Đài đang dựa trên công nghệ truyền thông với các thiết bị âm thanh tương tự sang công nghệ hiện đại với các hệ thống thiết bị số, hệ thống mạng máy tính âm thanh và hệ phần mềm Dalet phiên bản 5.1e. Đây là quyết định mạnh mẽ của ban lãnh đạo Đài TNVN, trong điều kiện nhà thầu gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt, lúng túng khi giải quyết các tồn tại và thời hạn hoàn thanh lắp đặt sẽ tiếp tục bị trì hoãn. Quyết định còn là tiền đề đem lại những thành công tiếp theo của công cuộc chuyển đổi. Tuy nhiên, hệ thống Dalet đưa vào khai thác cho hệ VOV1, VOV2 thời điểm tháng 12 năm 2002 là hệ thống sử dụng các máy trạm của dự án Nhà Biên tập 41 – 43, còn máy chủ và hệ thống mạng do Trung tâm Âm thanh (TTÂT) là đơn vị kỹ thuật, trung tâm sản xuất chương trình của Đài TNVN tự lắp đặt. Tháng 8 năm 2003, toàn bộ hệ thống âm thanh của dự án Nhà Biên tập 41 – 43 chính thức đưa vào sử dụng sau khi đội ngũ các kỹ sư, kỹ thuật viên của TTÂT chuyển đổi thành công toàn bộ hệ thống tự lắp đặt trước đó sang hệ thống tự mạng và hệ thống máy chủ của dự án Nhà Biên tập 41 – 43 (Hệ thống VOV3 vẫn khai thác dựa trên hệ thống Dalet 4.0). Đến tháng 1 năm 2004, toàn bộ các chương trình phát thanh của các hệ VOV1, VOV2, VOV3 được sản xuất và truyền âm trên cùng một hệ thống mạng máy tính với hệ phần mềm Dalet phiên bản 5.1e,, khẳng định thành công ban đầu của công cuộc chuyển đổi công nghệ. Hệ phần mềm Dalet thực sự đã thổi luồng sinh khí mới vào dây chuyền sản xuất và truyền âm một số hệ chương trình phát thanh của Đài TNVN, đem lại những lợi ích hết sức to lớn. Phương thức sản xuất hiện đại nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện nhiều nhược điểm của phương thức truyền thống. Hệ cơ sở dữ liệu dùng chung tăng tính chia sẻ, giảm các công cụ thủ công giữa các khâu. Các công cụ mạnh của hệ phầm mềm giúơ các công việc ghi âm, biên tập, dàn dựng chương trình thuận tiện hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thử thách cho người quản lý và khai thác, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của tất cả đội ngũ làm báo phát thanh có liên quan đến hệ thống như các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, kỹ sư và cả những người làm công tác quản lý nữa. II. Khó khăn và thách thức 1. phát thanh hiện đại, món ăn không thể thiếu trong xã hội ngày nay Sự xuất hiện của truyền hình với ưu thế vượt trội của những hình ảnh xác thực và sống động đã khiến cho phương tiện này nhanh chóng trở thành phương tiện truyền thông số một. Với sự kết hợp đầy đủ các yếu tố hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ở nhiều cung bậc, truyền hình là một món quà kì diệu của khoa học kĩ thuật hiện đại tặng cho đông đảo công chúng, giúp cho họ có được những cảm giác đầy đủ, chân thực và tinh tế trong quá trình tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh: truyền hình không thể thay thế được phát thanh. Chúng cùng tồn tại và cùng phát triển. Có thể thấy việc tiếp nhận thông tin qua radio thoải mái và tiện lợi chính là một trong những ưu thế của báo phát thanh. Thính giả của báo phat thanh có thể vừa nghe đài vừa kết hợp làm những công việc khác trong khi người ta thường chỉ có thời gian xem truyền hình vào những giờ nghỉ ngơi, nhất là vào buổi tối. Bởi vậy, họ thường chỉ nhận được những tin tức về những sự kiện, vấn đề mới xảy ra trong đời sống trước khi họ đọc được trên báo hay xem trên truyền hình. Công nghệ truyền thông hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo nên những xa lộ thông tin siêu tốc với dung lương khổng lồ, thiết lập những hành lang thông tin rộng lớn, đưa con người xích lại gần nhau.Công nghệ thông tin chương trình theo kiểu thu in băng truyền thống đang được những người làm phát thanh hiện đại thay thế bằng phát thanh trực tiếp-một phương thức làm phát thanh hiện đang được cả thế giới quan tâm. Hiện nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quỳên tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ mới, ưu thế phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Công nghệ phát thanh trực tiếp đã tạo ra sức sống mới cho phát thanh. Nó trực tiếp đưa lên làn song phát thanh sự sinh động, hấp dẫn của những thông tin mới mẻ, gần gũi với đời sống hang ngày… Phát thanh trực tiếp là một giải pháp tối ưu, là bí quyết tạo ra khả năng cạnh tranh của phát thanh với các loại hình báo chí khác - kể cả với truyền hình. Đây còn là phương pháp có thể tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh. Việc chuyển đổi công nghệ phát thanh sang kĩ thuật số sẽ làm thay đổi căn bản quy trình làm việc và chất lượng công việc . Công nghệ này sẽ cải tiến tới mức tốt nhất từng dây chuyền trong việc sản xuất chương trình -từ việc đưa trực tiếp các âm thanh ghi được tại hiện trường lên song, đến việc thực hiện các chương trình tại studio…nhờ ứng dụng những tiến bô kĩ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định , tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lí xã hội một cách có hiệu quả. Ở một nước nghèo như nước ta, chiếc radio nhỏ tiện lợi và rẻ tiền vẫn là người bạn tri âm gần gũi, thân thiết của mọi người dân, nhất là những người đang sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa…Hằng ngày vẫn có hang triệu thính giả trong và ngoài nước chờ đón lắng nghe chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam với niềm yêu mến và để được cùng chia sẻ những tâm sự, trăn trở… Trong cơ chế thị trường với chính sách mở cửa, các tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới-trong đó có thành tựu mới về kỹ thuật phát thanh sẽ được tiếp thu và áp dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Những người làm báo phát thanh Việt Nam cũng đang cố gắng từng bước làm cho thông tin ngày càng hay, hấp dẫn hơn. Việc sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại đã góp phần củng cố và khẳng định vị thế của báo phát thanh trong hệ thống các loại hình báo chí ở nước ta. 2. Những bước tiến, thành tựu của phát thanh trong thời gian gần đây phát thanh đa phương tiện Phát thanh đa phương tiện là thuật ngữ dung để nói đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của phát thanh để truyền đi các thông tin dưới dạng số tới các thiết bị khác nhau. Phát thanh đa phương tiện sẽ phát triển theo 3 hướng cơ bản. Thứ nhất, phát dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truyền đi các dữ kiệu khác. điều đó có nghĩa là ngoài các dữ liệu truyền thống theo thời gian thực, sẽ có nhiều dạng chươmg trình âm thạnh và hình ảnh theo dạng lập lịch trước. Các chương trình sẽ phong phú hơn và sẽ có nhiều động cơ để tạo ra nhiều dạng dữ liệu khác nhau, làm đòn bẩy cho việc tăng công suất xử lí tại các thiết bị đầu cuối thông minh. Thứ 2, trong khi 1 số dữ liệu có lien quan đến kênh chương trình chính, người ta cũng có thể truyền một số lượng khác các dữ liệu hoàn toàn chẳng lien quan gì đến các kênh truyền thống. Thứ 3, các ứng dụng phát thanh truyền hình có thể sẽ kết hợp cùng hoạt động với các ứng dụng khách- chủ khác không có liên quan gì đến phát thanh truyền hình Trong môi trường hội tụ hiện nay, phát thanh truyền hình có vai trò trong cả 3 lĩnh vực của đa phương tiện: nội dung, phân phát và xử lí. Về nội dung, hiện nay phát thanh truyền hình đã và đang là nhà cung cấp thông tin điện tử quan trọng cho công chúng. Theo thống kê, mỗi năm 1 người dân Mỹ dành 2000h cho các chương trình phát thanh trưyền hình. Phát thanh trực tuyến Hiện nay khi vào địa chỉ qua website báo điện tử VOVnews, bạn nghe đài đã có thể nghe trực tiếp các hệ phát thanh VOV1, VOV3, VOV6. Trước đó từ 3/2/2005. với sự hợp tác của công ty điện toán và truyền số liệu VDC1, VOVnews bắt đầu phát thử nghiệm hệ VOV1 trên mạng từ 15/8/2005, sau 1 thời gian nghiên cứu và chuẩn bị về cơ sở vật chất , kĩ thuật, thiết bị máy móc …cùng với sự hợp tác của công ty FPT, VOVNews phát thử nghiệm 3 hệ phát thanh: VOV1( thời sự chính trị tổng hợp, 18h/ngày), hệ VOV3 (âm nhạc và thông tin giải trí, 24h/ngày), và hệ VOV6 (chương trình phát thanh bằng 11 thứ tiếng nước ngoài và tiêng Việt cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc ). Sắp tới Đài Tiếng nói Việt Nam phát hệ VOV2( hệ phát thanh văn hoá, đời sống xã hội) trên mạng Internet. Một bước tiến đáng lưu ý nữa cùng với sự kiện này: nếu trứoc kia bạn nghe đài trên Internet chỉ có thể thưởng thức âm thanh của VOVNews với 1 laọi định dạng duy nhất là Real Media. Đinh dạng này tuy cho các file âm thanh dung lượng nhỏ, phù hợp với đường truyền tốc độ thấp cho những người sử dụng modern để truy cập Internet nhưng chất lượng âm thanh chưa cao. Hơn thế, người nghe phải tải phần mềm Real và cài đặt phần mềm vào máy , sẽ rất bất tiện nếu đây không phải là máy tính cá nhân cảu họ. Do vậy khi quýêt định phát trực tuyến 3 hệ phát thanh VOV1, VOV3, VOV6 qua Internet, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cung cấp cho bạn nghe đài cả 2 định dạng Real Media và Window Media để mang lại cho người nghe những âm thanh có chất lượng tốt hơn và thông dụng hơn với người sử dụng. Việc VOVNews cung cấp nhiều chương trình phát thanh trực tuyến , giúp cho bạn nghe đài có thể vừa nghe đài vừa làm việc trên máy vi tính , có thể nghe ngay cả khi thời tiết không thuận lợi cho việc bắt song radio, có thể nghe ở những vùng chưa phủ song…miễn là có máy tính nối mạng Internet-1 điều không còn là khó khăn trong thời điểm hiện nay., ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Các hệ chương trình VOV1, VOV3, VOV6 và tiếp theo là VOV2 hoà mạng Internet sẽ góp phần nối dài cánh song của Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong làng báo điện tử rất phong phú hiên nay, VOVNewz vẫn khẳng định được bản sắc của mình nhờ phát huyđược thế manh là báo điện tử của Đài phát thanh Quốc Gia. Ngay từ khi ra đời, VOVNews làm hài long bạn đọc không chỉ qua những thông tin , những bài viết cập nhật. chính xác, tin cậy mà còn bằng kho âm thanh quý giá với nhiều thể loại khác nhau. Đây cũng là một thế mạnh mà các phương tiện truyền thông khác khó có thể đạt được. Hình thức thông tin đa phương tiện còn là ưu thế của VOVNews trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. 3. Phát thanh Việt Nam đang theo kip dòng chảy công nghệ nước ngoài a. Phát thanh công nghệ số DRM Phát thanh công nghệ số DRM đang trở nên phổ biến ở các nươc châu Âu. Đây là tiêu chuẩn số sử dụng cho cả song ngắn (SW), song trung bình (MW), và song dài (LM) với chất lượng âm thanh tưong đương FM và /CD. Đầu thu tự động dò tần số của Đài phát song mong muốn và luôn chọn tần số có chất lượng tốt nhất. Do đặc điểm naỳ thính giả không cần phải bận tâm nhớ cả một danh sách tần số. Màn hiển thị của radio luôn chỉ rõ thông tin về đài phát và tên chương trình. Ngòài ra trên màn hình này còn hiển thị các thông tin khác như tên bài hát, tên nghệ sĩ trình bày, các tin chính, chỉ số thị trường chứng khoán và các nội dung tương tự. Với thành công của Công nghệ DRM, thính giả được thưởng thức âm thanh chất lượng cao, trong vắt , không bị ngắt quãng và không bị các âm rít. Công nghệ DRM đem lại lợi ích rõ rệt về kinh tế nhờ mức sử dụng điện năng thấp hơn các dạng phát song thông dụng (thấp hơn khoảng 40%). Về mặt chương trình công nghệ DRM có khả năng: phát chương trình nhiều thứ tiếng qua một máy phát. Phát đồng thời tin tức trên kênh ca nhạc thông qua máy phát Tăng thêm thông tin chương trình (qua màn hình hiển thị) Tăng dịch vụ vào các chương trình Hiện nay một số các nước phát triển đang áp dụng công nghệ số DRM gần 60 Đài phát thanh trên thế giới có trang bị DRM như Đài phát thanh Quốc tế Đức (DW), Pháp, Quảng Châu- TRung Quốc; công ty phát thanh của Anh, sử dụng song ngắn công nghệ số máy phát DRM 500kw đưa vào phủ song từ cuối năm 2003, tiến tới áp dụng cả song trung 50 kw. Đến năm 2003 các tổ chức quốc tế hang đầu đã biến DRM thành một tiêu chuẩn công nghệ phát song. Liên đoàn viến thông quốc tế (ITU) đã khuyến cáo toàn bộ 192 thành viên của mình sử dụng tiêu chuẩn này, DRM đã được tung ra thị trường từ tháng 6-2003. Thách thức Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thử thách cho người quản lí và khai thác, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của đội ngũ làm báo phat thanh có liên quan đến hệ thống như các phóng viên, biên tập viên…Chúng ta có thể khẳng định lại lần nữa thành công của công cuộc chuyển đổi công nghệ giai đoạn vừa qua tại Đài TNVN. Nhưng chúng ta cũng xác định còn nhiều khó khăn và thử thách ở phía trước, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng, góp phần vào công cuộc xây dựng sự nghiệp phát thanh của Đài TNVN nói riêng và Đài phát thanh Việt Nam nói chung. Phương thức mới làm con người phải thay đổi thói quen cho thích nghi , sự thay đổi lớn nhất là làm việc với máy tính âm thanh…nhiều vấn đề đặt ra : thao tác, ngôn ngữ, tính năng hệ thống…cộng với yêu cầu hết sức khắt khe của phat thanh chuyên nghiệp đòi hỏi người sử dụng phải làm cuộc cách mạng lớn cho chính bản thân mình. Việc thay đỏi phòng thu về mặt tổ chức khai thác cũng như viẹc tổ chức các loại trạm làm việc trong dây chuyền mới là điều cần thiết. Hệ thống mạng làm giảm thiểu tính cát cú chương trình, tăng khả năng chia sẻ chương trình giữa tất cả các khâu. Tuy nhiên dẫn đến vấn đề khả năng an toàn , bảo mật của nội dung chương trình. Tất cả đòi hỏi phải có một quy trình quy chế khai thác khao học, chặt chẽ, người sử dụng phải được đào tạo đầy đủ và phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định đề ra, để các trạm làm việc không ảnh hưởng đến mạng máy tính phát thanh, đảm bảo tính an toần của chương trình phát thanh, và thậm chí không làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và các đồng nghiệp. Đổi mới trong công nghệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam: Với những cố gắng trong thời gian qua, công nghệ phát thanh của Đài đã tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tiếng nói Việt Nam ngày càng bay cao, vươn xa, không chỉ đến với bạn nghe đài trong cả nước mà còn vượt biên giới đến với bạn bè quốc tế. Những năm gần đây, kỹ thuật số và công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi cách thức sản xuất các chương trình phát thanh, truyền dẫn và phát sóng phát thanh. Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã từng bước thực hiện việc chuyển đổi từ công nghệ phát thanh truyền thống sang công nghệ phát thanh hiện đại. Được sự quan tâm của Nhà nước, của Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có sự đầu tư rất lớn cho hệ thống sản xuất chương trình phát thanh và truyền dẫn phát sóng phát thanh, đặc biệt là trong khâu sản xuất chương trình. Công nghệ phát thanh hiện đại đã giúp cho các chương trình phát thanh sống động hơn và làm cho làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam được nâng cao hơn về chất lượng âm thanh cũng như đáp ứng được tính thời sự của phát thanh. Từ đầu năm 2003, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chuyển đổi việc sản xuất chương trình và truyền âm các hệ chương trình phát thanh từ kỹ thuật truyền thống sang kỹ thuật số. Với mạng máy tính âm thanh và hệ phần mềm DALET, việc sản xuất các chương trình phát thanh cũng có nhiều tiện ích hơn. Khâu truyền dẫn phát sóng cũng có một bước tiến rất lớn. Từ năm 1995 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã xây dựng được hàng loạt các đài phát sóng công suất lớn cũng như các đài phát sóng công suất nhỏ đạt được mục tiêu phủ sóng, mở rộng vùng phủ sóng và chất lượng sóng phát thanh. Tiếng nói Việt Nam ngày càng bay cao, vươn xa không chỉ đến với bạn nghe đài trong cả nước mà còn vượt biên giới đến với bạn bè quốc tế. Những thiết bị của Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tư là những thiết bị với công nghệ hiện đại nhất. Ví dụ về sóng trung là hoàn toàn sử dụng thiết bị máy phát điều chế kỹ thuật số, sử dụng bán dẫn công suất đến 2.000 KW. Đối với hệ thống đài FM đã được mở rộng, để đem đến cho thính giả trong nước và quốc tế những thông tin mới mẻ cập nhật, Đài Tiếng nói Việt Nam đã áp dụng công nghệ mới, đưa cả 4 hệ chương trình phát thanh lên mạng Internet kết hợp với những chuyên mục âm thanh. Trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam tại địa chỉ www.vov.org nhờ đó đã có một bước phát triển mạnh mẽ hơn. Với quy hoạch như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những bước đi vững chắc có hiệu quả, phát triển về truyền dẫn phát sóng kiểu truyền thống và áp dụng công nghệ hiện đại nên không những mở rộng được vùng phủ sóng nâng cao chất lượng âm thanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Với những cố gắng trong thời gian qua, công nghệ phát thanh của Đài đã tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên những người làm công tác kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn ý thức được rằng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể vận dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật, những công nghệ mới vào phát thanh đáp ứng nhu Với quy hoạch như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những bước đi vững chắc có hiệu quả, phát triển về truyền dẫn phát sóng kiểu truyền thống và áp dụng công nghệ hiện đại nên không những mở rộng được vùng phủ sóng nâng cao chất lượng âm thanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Với những cố gắng trong thời gian qua, công nghệ phát thanh của Đài đã tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên những người làm công tác kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn ý thức được rằng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể vận dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật, những công nghệ mới vào phát thanh đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả. Những lời góp ý chân tình, những lá thư động viên của quý thính giả chính là động lực thúc đẩy cán bộ, phóng viên, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam cần phải cải tiến và nâng cao chất lượng âm thanh trên sóng của Đài hơn nữa./. Đài Tiếng nói Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng để thu hút thính giả Nhằm thu hút khán thính giả nghe Đài TNVN thường xuyên hơn, một trong những mục tiêu của Đài đặt ra trong thời gian tới là phải không ngừng học tập kinh nghiệm của bạn quốc tế trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào thực hiện các chương trình phát thanh… Tại trụ sở Tổ chức Văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đặt ở Paris (Pháp) vừa diễn ra Hội thảo “Đối thoại giữa các phương tiện thông tin đại chúng khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu”. Hội thảo được thực hiện theo sáng kiến của Viện phát triển phát thanh-truyền hình châu Á-Thái Bình Dương cùng một số tổ chức phát thanh, truyền hình của Pháp và châu Âu. Tham dự hội thảo có hơn 280 đại biểu là những nhà lãnh đạo, các chuyên gia và đại diện các đài phát thanh, truyền hình khu vực châu Á-Thái bình dương và châu Âu. Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN – bà Hoàng Minh Nguyệt đã tham dự hội thảo. Phóng viên VOV tại Paris đã có cuộc phỏng vấn bà Hoàng Minh Nguyệt… PV: Thưa bà, trong những ngày hội thảo vừa qua, nhiều nội dung sát thực liên quan tới sự phát triển của lĩnh vực phát thanh, truyền hình đã được đưa ra thảo luận. Vậy qua đây, Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi được những kinh nghiệm gì? Bà Hoàng Minh Nguyệt: Hội thảo là cơ hội để các nhà hoạch định chiến lược và hoạch định chính sách về phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là phát thanh truyền hình gặp gỡ nhau, đối thoại để cùng chia sẻ kinh nghiệm về việc ứng dụng những công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh và truyền hình tiên tiến nhất. Mặt khác đây cũng là dịp để các đại biểu cho ý kiến góp phần rút ngắn được khoảng cách số hay là khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo. Qua đây, rất nhiều kinh nghiệm trong phát thanh, truyền hình của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển được trình bày, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ IT ứng dụng trong phát thanh, truyền hình. Bên cạnh đó là phát triển công cụ thông tin đa phương tiện đặc biệt là hiện nay để có thể hội tụ được tất cả những công nghệ phát triển, công nghệ tiên tiến nhất cho phát thanh và truyền hình. PV: Thưa bà, một trong những nội dung chính tại hội thảo lần này là các phương tiện thông tin và sự đa dạng văn hóa. Đối với Đài TNVN, bà có nhận xét gì về sự tham gia của Đài phát thanh trong việc tuyên truyền, góp phần vào công tác bảo tồn di sản, bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa ? Bà Hoàng Minh Nguyệt: Đài phát thanh là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất trong việc tuyên truyền về bản sắc dân tộc, văn hóa của Việt Nam, đồng thời cũng là bảo tồn một cách tốt nhất sự đa dạng văn hóa của Việt Nam. Đài TNVN đã có Ban Văn hóa-xã hội đề cập nhiều vấn đề, đời sống văn hóa cũng như những công việc đã làm để tuyên truyền về những di sản văn hóa của Việt Nam. Đài TNVN đã cùng phối hợp với nhiều chương trình của UNESCO để phát thanh các chương trình như “Tầm nhìn UNESCO” - một trong những chương trình được nhiều người nghe, trong đó đề cập nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới. Đặc biệt, chúng ta đã và đang hòa nhập nền văn hóa thế giới bằng nền văn hóa bản sắc của Việt Nam. PV: Thế giới đang biến đổi không ngừng, trong đó có các phương tiện truyền thông, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của mạng thông tin toàn cầu Internet và hệ thống vệ tinh satellite. Trước xu thế này, lĩnh vực phát thanh sẽ gặp phải những khó khăn, thách nước nào, thưa bà? Bà Hoàng Minh Nguyệt: Ngành phát thanh của chúng ta đã phát triển từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông thì chúng ta đang gặp không ít thách thức. Chẳng hạn, bên cạnh việc chúng ta phát sóng, phủ sóng bằng sóng ngắn, sóng trung, chúng ta cũng vẫn phải tiến hành sóng vệ tinh có thể phủ khắp. Vậy làm sao có thể đảm bảo được rằng, khi người dân đã ở trong vùng phủ sóng, ở những vùng sâu, vùng xa có thể nghe được, và có những máy thu để nghe được. Đó là một trong những thách thức. Thứ hai, cùng với công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng như vậy, lực lượng của những thính giả trẻ hiện nay là những thính giả sử dụng rất nhiều các công nghệ thông tin thì họ có xu hướng dùng nhiều những ứng dụng của công nghệ thông tin. Vì vậy, đối với việc phát thanh truyền thống của chúng ta là phát sóng lên không trung, có thể số người nghe đài trong giới thanh niên sẽ ít đi vì họ sẽ sử dụng nhiều các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn. Do vậy, chúng ta cần phải lắng nghe, học tập kinh nghiệm của bạn quốc tế về các chương trình được nhiều người thích. PV: Những thách thức thì như vậy, thực tế trong thời gian qua, Đài TNVN đã có nhiều đổi mới để làm sao cho làn sóng truyền đi tốt nhất. Vậy trong những năm tới, Đài TNVN sẽ tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới nào để làn sóng phát thanh đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu thiết thực của công chúng? Bà Hoàng Minh Nguyệt: Hiện nay, Đài TNVN đang bước vào giai đoạn số hóa các công đoạn sản xuất áp dụng ở phòng thu, giai đoạn phát sóng và ở cả giai đoạn máy thu cho người nghe. Trong phòng thu, sản xuất chương trình và phát sóng thì chúng ta đã số hóa. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn là làm sao sản xuất được những phương tiện nghe số hóa giá rẻ. Mặt khác, chúng ta cũng phải ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin. Hiện nay, chúng ta đã có internet nhưng các dịch vụ internet còn nhiều hạn chế. Chúng ta cần nhanh chóng tiến tới đẩy mạnh công nghệ thông tin ứng dụng trong phát thanh. Đó là công cụ truyền thông đa phương tiện để có thể phát thanh cả vào mạng internet và các thiết bị di động, ví dụ mobilphone. Làm sao để Đài phát thanh-truyền hình ngày càng trở thành những đơn vị tạo ra những chương trình có thương hiệu để cung cấp cho những Trung tâm như là Dịch vụ IT, IT Radio hay là những kênh radio theo yêu cầu. Đây là nội dung được đề cập nhiều tại hội thảo. Đài TNVN phải tích cực hơn trong việc tạo ra nhiều chương trình hay hơn, đáp ứng nhu cầu của người nghe, khi đó chúng ta mới có thể hy vọng duy trì lượng thính giả ngày càng tăng cho phát thanh PV: Xin cảm ơn bà!./. VOV-Paris Tiểu Kết Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, Truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng đang ngày càng đổi mới , từng bước theo kịp trình độ của các nước phát triển. Với các tiến bộ này, phất thanh ở nước ta đang có những thời cơ và thách thức riêng. Đây cũng là động lực để chúng ta không ngừng nâng cao và hoàn thiện phát thanh nước nhà. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 96.doc