MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Đôi nét về nghệ thuật lãng mạn, phương pháp lãng mạn 2
1. Tư tưởng sáng tạo 2
2. Nguyên tắc sáng tác 3
3. Phong cách sáng tác 4
II. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật lãng mạn 4
III. Thời gian trong thơ Mới (1932_1945) 4
1. Đôi nét về thơ Mới 4
2. Thời gian trong thơ Mới qua một số tác giả, tác phẩm 6
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương pháp sáng tác - Thơ Mới (1932 - 1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu nghệ thuật cổ điển là sự hòa hoãn giữa tư sản và đại quý tộc phong kiến, thì nghệ thuật lãng mạn là sản phẩm của sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến.
Nghệ thuật lãng mạn là nét đặc trưng của văn học lãng mạn. Nó đi tìm cái đẹp đầy chất mộng tưởng, một thế giới khác với thực tại. Đó là thế giới rất riêng của người nghệ sĩ mà được coi như là một thế giới lý tưởng. Vấn đề thời gian đã được đặt ra trong nghệ thuật lãng mạn một cách nghiêm túc.
Thơ Mới (1932_1945) lâu nay thường được coi như một chiếc nấm lạ trên cây gia hệ văn học dân tộc. Đó là mảnh đất của nhưng tâm hồn khao khát yêu, khao khát sống như Xuân Diệu; là tiếng trở mình thương yêu làng quê Việt Nam của Nguyễn Bính; là nơi cái tôi được bộc bạch mãnh mẽ và hết mình nhất… Người nghệ sĩ luôn đi tìm cho mình mảnh đất để gieo vần cảm xúc. Thời gian trong qua khứ đã được phần lớn nhà thơ lựa chọn.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đôi nét về nghệ thuật lãng mạn, phương pháp lãng mạn
1. Tư tưởng sáng tạo
Mở đầu cho lí thuyết lãng mạn thế giới, Căng_nhà mĩ học Đức cuối thế kỉ XVIII tuyên bố: “Vẻ đẹp không ơphải ở đôi má hông cô thiếu nữ, mà trong con mắt kẻ si tình”. Víchto Huygô trong lời tựa của vở kịch đầu tay Hécnani công khai rằng: “Nghệ thuật không đi giày đỏ, đội mũ đỏ”, nghĩa là nghệ thuật chỉ đi tìm cái tự do cho nghệ thuật, nghệ thuật không liên quan đến chính trị.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, Hoài Thanh cho rằng: Nghệ thuật chỉ vì nghệ thuật, “nghệ thuật không vị nhân sinh”.Thi sĩ gác ra ngoài tất cả, chỉ cần một mối tình si:
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể
(Thế Lữ)
Thời trung cổ, mỗi kị sĩ quý tộc đều lấy hình bóng của một nàng để cho trái tim mình tôn thờ, để cho nghiệp cung kiếm của mình có thêm phần ý nghĩa. Việc làm thơ của thi sĩ lãng mạn cũng có chung một lý do tương tự :
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời nha đau khổ
Ai bảo em ngồi bên của sổ
Cho anh vương vấn nợ thi nhân
(Lưu Trọng Lư)
Trong tác phẩm văn xuôi của Khái Hưng, cuốn Đẹp, nhân vật Nam họa sĩ chỉ thấy cái đẹp trong mộng ước mới là cái đẹp vĩnh cửu, cái gì đã trong tầm tay là tan biến mọi vẻ đẹp. Vì thế Bêlinxki có lí khi viết: Ở nền nghệ thuật này, “đối tượng tự nó không có giá trị, mà tùy thuộc vào chủ đề gán cho nó”. Lép Tônxtôi, cũng đã có lần nói với Gorki: “chủ nghĩa lãng mạn là do sợ nhìn thẳng sự thật mà ra”.
Như vậy tư tưởng sáng tạo nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn là một tư tưởng dựa trên chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và một thái độ ít gửi gắm hi vọng nhất vào cuộc đời và vào sức mạnh thực tế của con người. Một quan niệm chỉ coi nghệ thuật là tặng vật của siêu nhiên, nghệ thuật là nơi để nghệ sĩ giãi bày tâm tưởng, nghệ thuật không có nhiệm vụ giải đáp các vấn đề thuộc mâu thuẫn cơ bản của thời đại.
2. Nguyên tắc sáng tác
2.1. Nguyên tắc 1: Chối từ thực tại
Xuất phát từ thái độ nguyền rủa thực tại, “tuyên bố mối thâm thù vĩnh viễn với thực tại” (Bêlinxki), nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình đứng trên hoàn cảnh; do đó nghệ thuật này không xuất phát từ những yếu tố cơ bản của cuộc sống để xây dựng hình tượng, mà chủ yếu dựa vào ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ để sáng tác các tính cách điển hình. Vì thế ngay trong tác phẳm của các nghệ sĩ lãng mạn tích cực, các chi tiết cụ thể, chân thực, lịch sử đều bị đẩy xuống bình diện thứ yếu, cốt lõi vẵn là vòng hào quang đầy chất huyền thoại được nghệ sĩ dụng công khoác vào nhân vật.
2.2. Nguyên tắc 2: Tự do bay lượn trong nghệ thuật
Tách mình ra khỏi cảnh đời thực, nghệ thuật lãng mạn tìm hình thức để cứu cánh cho mình. Vấn đề “tự do cá nhân”, “tự do sáng tác” là vấn đề bậc nhất chủa họ. Họ chối từ “đơn đặt hàng của xã hội”, chỉ nhận “đơn đặt hàng của trái tim”.
2.3. Nguyên tắc 3 : Điển hình hóa tâm trạng
Vì lấy cái tôi nội cảm của mình để làm thước đo cho muôn vật, nghệ thuật lãng mạn tước mất vai trò nhận thức khách quan của nghệ thuật. Họ cho rằng nghệ thuật không phải là tam gương phản ánh đường đời, mà chỉ là phương tiện bộc lộ tâm trạng. Nếu chủ nghĩa cổ điển chủ trương hạn chế cảm hứng thì nghệ thuật lãng mạn lại vung tay cho cảm hứng đến mức tùy hứng. Họ nhấn mạnh tính khí chứ không phải chủ trương tìm mối quan hệ biện chứng giữa tính chất và hoàn cảnh. Như vậy họ đã tự thu hẹp tính cách nhân vật vào phạm vi của tâm trạng.
3. Phong cách sáng tác
Nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng về thủ pháp biểu hiện, rất phong phú về nhạc điệu, màu sắc, ngôn từ, rất dồi dào về tâm trạng chủ quan. chỉ nói đến tình, nghệ thuật lãng mạn có đủ sắc độ của tình :cái tình non, cái tình già, cái tình mới hé, cái tình thấp thoáng, cái tình mặn mà, cái tình nở hoa…Nói đến buồn cũng có đủ cung bậc : cái buồn man mác, cái buồn đìu hiu, cái buồn dĩ vãng, cái buồn tàn tạ, buồn lúc cảnh chiều tà, buồn lúc mưa gió, buồn lúc đêm thanh cảnh vắng…
Nghệ thuật lãng mạn có khuynh hướng chạy theo hình thức, không quan tâm đến hoàn cảnh thực, không nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản của thời đại, phong cách của nghệ thuật lãng mạn trở nên gầy guộc, thiếu sức sống. Đề tài của nghệ thuật lãng mạn rất hẹp và thường bị lặp đi lặp lại. Chủ đề trừu tượng, nhận vật ước lệ : một khách chinh phu, một nàng chinh phụ, một tài tử, một giai nhân…
Để che láp cái gót ‘Asin’ của mình, nghệ thuật lãng mạn phải mượn cái ngoại lệ, cái tuyệt đối,cái cực đoan để rồi phóng đại lên. Víchto Huygô. Nói : “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Bởi thế các nhân vật trong văn họclãng mạn thường được lý tưởng hóa và khó thấy ở ngoài đời.
II. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật lãng mạn
Khác xa với văn học cổ điển, văn học lãng mạn không phải đề cao cái tinh thần duy lý. Mà nó chan chứa tình cảm của người nghệ sĩ. Ở đó cái tôi được khẳng định. Thời gian trong văn học lãng mạn là thời gian chứa đựng cái không gian đầy chất mọng mơ, ảo tưởng và có thể coi là lý tưởng mà nhà thơ muốn đặt chân tới. Đó có thể là thời gian của tương lai, nhưng chủ yếu vẫn là thời gian lùi về quá khứ. Họ dường như không tìm thấy một “thiên đường” nơi thực tại mà họ đang sống.
III. Thời gian trong thơ Mới (1932_1945)
1. Đôi nét về thơ Mới
Thơ Mới được dùng ở đây là để chỉ một dòng thơ xuất hiện từ những năm 1932_1945. Trước đây thơ Mới được gọi là thơ lãng mạn bởi muốn đối lập nó với thơ cách mạng, hoặc bởi chỉ nhìn thấy nó là thơ lãng mạn chứ không thấy sự vận động từ lãng mạn sang tượng trưng, và chớm siêu thực. Cũng có người muốn bảo vệ thơ Mới bằng cách nêu ra tính toàn dân của nó nên mở rộng khái niệm này, thâu nạp cả thơ “nước ngược” (hiện thực) của Tú Mỡ và thơ cách mạng của Tố Hữu.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.
Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định
Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.
Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.
2. Thời gian trong thơ Mới qua một số tác giả, tác phẩm
2.1. Thế Lữ _ người bộ hành phiêu lãng
Thế Lữ là người khởi điểm của những khởi điểm. Ông không chỉ là người khởi đầu, vị chủ tướng của phong trào thơ Mới, mà còn là người khai sơn, phá thạch cho nền kịch nói Việt Nam, cây bút đầu tiên, ở một số trường hợp đến nay còn là duy nhất, của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật, như tiểu thuyết trinh thám, truyện đường rừng, truyện khoa học… Nhưng không ở đâu cốt cách người đi tiên phong của Thế Lữ lại được bộc lộ đầy đủ như ở thơ Mới.
Nhân vật trữ tình Thế Lữ thường tồn tại song song hai trạng thái tinh thần này. Người khách chinh phu quyết trí ra đi bỏ lại sau lưng tiếng goị yêu thương (Tiếng gọi bên sông). Con người vơ vẩn lang thang trên đường phố trong tiếng pháo giao thừa. Người kĩ nữ tiễn khách đi rồi thì “thuyền chảy, trơ vơ đứng dưới sông”(Bên sông đưa khách).
Thế lữ về thể cách mới không một chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc những câu như:
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc.
Đọc những câu ấy, không ai còn có quyền bĩu môi trước cuộc cách mệnh về thi ca đương nổi dậy, Cho đến những bài thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát của Thế lữ cũng khác hẳn xưa. Thế lữ làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo. Đọc đôi bài, nhất là bài "Nhớ rừng", ta tưởng chừng những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.
Nhưng con người táo bạo ấy vẫn không nỡ lìa những giấc mơ mộng nên thơ của thời trước. Tuy ảnh hưởng thi ca Pháp về phái lãng mạn và nhất là ảnh hưởng tản văn Pháp đã khiến những mộng ấy có một ít hình dáng mới, ta vẫn có thể nhìn nhận dễ dàng cái di sản của lớp người vừa qua. Thế lữ cũng như phần đông thanh niên ta hồi trước hay buồn nản vẩn vơ.
Người muốn sông cuộc đời ẩn sĩ Trăm năm theo dõi đám mây trôi
Người lưu luyến cảnh tiên trong tưởng tượng, phảng phất nghe tiếng sao tiên, mải mê nhìn những nàng tiên. Muốn gợi trí mơ tưởng cảnh tiên , người không cần chi nhiều. Đương đi giữa đường phố rộn rịp, bỗng trông thấy những cành đào cành mai là người đã
Bồng lai muôn thủa vườn xuân thắm, Sán lại, u huyền, trong khói hương...
Đương cùng bầu bạn uống rượu, vừa ngà ngà say là người đã thoát trần bỏ bạn hữu ở lại để đi về chốn
Lung linh vàng đội cung Quỳnh Nhịp nhàng biến hiện những mình Tiên nga.
Ở xứ ta từ khi có người nói chuyện tiên, nghĩa là từ khi có thi sĩ, chưa bao giờ ta thấy thế giới tiên có nhiều vẻ đẹp như thế. Phải chăng cõi tiên đã cùng cõi trần Âu hoá.
Nhưng làm tiên, làm ẩn sĩ hay làm chinh phu chỉ là chuyện mộng. Sự thực thì khi nhe tiếng ái ân réo rắt, chỉ có khách chinh phu" đi theo đuổi bước tương lai", còn thi nhân và chúng ta ở lại bên sông cùng thiếu nữ. Sự thực thì giấc mộng ẩn sĩ tan dần trong một căn phòng tại Hà Nội. Và nói cho đúng, thi nhân có lên tiên cũng chỉ để nói chuyện dưới trần. Những áo đào thiên tiên người thấy trong khi say thường phấp phới trên bờ hồ Hoàn Kiếm: Tôi muốn nói Thế lữ vẫn nặng lòng trần, Người say theo những cảnh đẹp của trần gian muôn hình muôn vẻ, từ
Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ; cho đến Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay;
Người đã khéo tả hình sắc lại cũng khéo tả âm thanh. Những đoạn thơ tả cảnh, tả tiếng của Thế lữ thực không sao kể xiết. Ngay sau những bài không hay lắm, vẫn có nhiều cái rất thân tình, chẳng hạn như:
Sáng hôm nay, sương biếc toả mờ mờ Như hương khói đượm đầu cau, mái rạ; ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá, Trời trong xanh, chân trời đỏ hây hây.
Nhưng trong "vườn trần gian" còn có gì thắm tươi hơn những thiếu nữ. Cho nên không biết bao nhiêu lần thi nhân tả người đẹp với những nét tinh tế, dịu dàng và âu yếm. Người thấy rõ:
Trên vầng trán ngây thơ, trong sáng Vẩn vơ qua một áng hương buồn.
Người lặng nhìn: Đôi mắt cô em như say, như đắm, Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa Người mải mê nghe tiếng hát người đẹp:
Tiếng hát trong như ngọc tuyền, Êm như gió thoảng cung tiên. Cao như thông vút, buồn như liễu: Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên.
Có những thi nhân chỉ tìm ý thơ trong tình yêu của một người. Trái lại, trong Thế Lữ thấp thoáng hình ảnh không biết bao nhiêu người. Mỗi thiếu nữ đã đi qua trong đời thi nhân hay trong trí tưởng thi nhân đều mang theo một chút hưoưng ân ái. Đối với họ thi nhân chưa đủ thân mật để gọi bằng em; thi nhân chỉ dùng hai tiếng "cô em", nghe lẳng lơ, mà xa vời và thiếu tình ấm áp. Có lẽ Thế lữ là một người khát yêu, lòng mở sẵn để đón một tình duyên không thấy tới. Mối tình yêu không người yêu ấy man mác khắp cỏ cây mây nước, nên thi nhân thường tả những cảnh đượm tình luyến ái:
Mây hồng ngừng lại sau đèo, Mình cấy nắng nhuộm, bóng chiều không đi: Trời có những dải mây huyền thấp thoáng Như vấn vương lưu luyến quyện lòng ai; Khiến cho cảnh bồi hồi ngây ngất. Tiếng sáo chưa nỡ dứt trên không, Khiến cho hồ nước mịt mù, Ngày không muốn hết, ta không muốn về.
Thơ Thế lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế lữ đã băn khoăn trước hai nẻo đường: nẻo về quá khứ với mơ mộng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ Thế lữ nên rẽ nẻo thứ hai này. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ Thế lữ như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa cái sán lại của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. Thế lữ đã làm giáo sư dạy khoa tình ái cho cả một thời đại
Nhưng hình như có hồi Thế lữ đã đi lầm đường. Bởi người ta nói quá nhiều, nên thi nhân tưởng quê hương mình là tiên giới và quên rằng đặc sắc của người chính ở chỗ tả những vẻ đẹp thực của trần gian.
Tuy vậy, dầu về sau thơ Thế lữ có phần kém trước, nhưng giá những bài thơ ấy là của một người khác, thì vẫn có thể dành cho tác giả nó một địa vị khá trên thi đàn. Bởi vì Thế lữ ít khi ghép những lời suông, khi nào viết cũng có chuyện gì để nói.
Tôi nói về Thế lữ đã quá nhiều rồi. Nhưng còn biết bao nhiêu điều muốn nói nữa. Tôi thấy chung quanh tôi người ta lạnh lùng quá. Thế lữ cơ hồ đã đi theo phần đông thi sĩ trong " Văn đàn bảo giám". Cái cảnh lạt phai ấy sao buồn thế!
Không, ta hãy đi ngược lại thời gian, quên những sở thích nhất thời và trân trọng lấy những bông hoa vẫn thắm tươi như hồi mới nở.
2.2. Nguyễn Bính_đằm thắm một hôn quê Việt
Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt nam.Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông.... Tâm sự của người con gái trong Lỡ bước sang ngang của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt nam thời kỳ đó. Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt nam. Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập.
Trong các tác phẩm của ông, có lẽ bài “Người hàng xóm “ được nhiều người rất thích. Bài thơ bộc lộ chất đời thường nhưng rất dí dỏm đáng yêu
Nhà nàng ở cạnh nhà tôiCách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờnHai người sống giữa cô đơnNàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có giậu mùng tơiThế nào tôi cũng sang chơi thăm nàngTôi chiêm bao rất nhẹ nhàngCó con bướm trắng thường sang bên này…
Đã có rất nhiều những người Việt xa xứ, khi nhớ về quê hương Việt, họ đều nhớ đến thơ Nguyễn Bính. Có một bài viết ở Mỹ đã bày tỏ tình cảm của mình về quê hương xứ sở thông qua thơ ca Nguyễn Bính: “Khi viên ngọc quý không còn trong tầm tay mới đích thực là viên ngọc quý. Khi chúng ta xa rời quê hương yêu dấu chúng ta mới cảm thấy những tình tự non nước chôn nhau cắt rún mới là miền đất đầy thiêng liêng lôi cuốn nhất, vì nơi chốn đã chứa chan tình cảm trong tâm hồn chúng ta từ khi tiếng khóc chào đời, nằm êm ả trong chiếc nôi đầy lời ca dao ngọt lịm của mẹ, ru sớm chiều đều đặn tháng năm. Và chính những giây phút tận cùng nhớ thương đó chúng ta mới khám phá trong thế giới thơ NGUYỄN BÍNH là cả bầu trời quê hương đầy kỷ niệm.”
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đôi đầu chung một lá sen tơ.
Lá sen vương vấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hao cài mái tóc
Theo về tận ngõ mới tan mơ.
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.
(Trường huyện).
Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính dường như lúc nào cũng nhẹ nhàng, đáng yêu và trong sáng. Đó là chút nhớ bồi hồi, chút tương tư của những người đang yêu và đã yêu. Quá khứ luôn gợi ra trong tâm hồn thơ Nguyễn Bính bao tình cảm, bao kỉ niệm. Nó được ấp ủ trong lòng, và nay mới có dịp được bày tỏ. “Trường huyện” là sự tiếc nuối về một thời đã qua của anh chàng học trò. Tình yêu học trò vừa rụt rè, vừa ngây thơ trong sáng. Không thể quên được những kỉ niệm êm đệp thủa ban đầu của tình cảm ấy. Lời trách nhẹ nhàng mà chan chúa yêu thương. Tình yêu của một thời “đôi đầu chung một lá sen tơ” ấy tuy không thành nhưng nó thực sự vẫn rất đẹp.Trách thì trách đấy nhưng đó là một thời nên thơ và êm đẹp nhất. Thời gian của quá khứ có sức hấp dẫn con gười mỗi khi ngoái lại nhìn vào kí ức của mình.
Hình ảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Bính như có một cái gì đó bất biến trong không gian và thời gian gắn liền với những đêm hội chèo, nơi mội cá nhân nghỉ ngơi, được tiếp thêm sức mạnh trong cộng đồng và bỉ cộng đồng (Đêm cuối thu). Nông thôn là nơi có cuộc sống giản dị và thơ mộng (Thanh đạm), có sự huy hoàng của ước mơ quan trạng, nhưng thường hơn là những tấm tình bao dung, lặng lẽ của người mẹ, người chị, người vợ, cô lái đò, cô hái dâu… Ở đây cũng đầy những yêu thương, nhớ nhung, ghen tuông, oán hận… Nhưng vượt lên trên tất cả là bổn phận, sự vong thân lặng lẽ của mọi người. Điều này khiến cộng đồng làng xã dù có xô lệch đến đâu cũng không bị phá vỡ. Lũy tre xanh ngàn đời vẫn là không gian vừa bảo vệ vừac giam giữ…
Điều đáng lưu ý về biểu tượng nông thôn trong thơ Nguyễn Bính là mảnh vườn. Nó trở đi trở lại với bao nhiêu là định ngữ; vườn nhà, vườn cam, vườn ai, vươn cũ, vườn dâu, vườn trầu… Vườn đồng nghĩa với nhà (Em ơi, em ở lại nhà/Vườn dâu em đốn mẹ già em thương), với quê hương (Đem thân về chốn vườn dâu cũ/Buồn cũng như khi chị lấy chồng), với kỷ niệm tuổi thơ (Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi/Hoa thừa rựơu ế ấy tình tôi/Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng/Gặp lại nhau chi muộn mất rồi), với hạnh phúc (Như chuyện Tương Như và Trác thị/Đưa nhau về ở đát Lân Cùng/Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng/Tôi với em Nhi kết vợ chồng)…
Nỗi hoài niệmquê hương chẳng những là một hương thơm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính, mà còn là dòng nước mạnh làm thay đổi cả đôi bờ thể loại của dòng thơ ông. Từ những dòng thơ lục bát hài hòa, duyên dáng với những ngôn từ gần gũi với ca dao, tục ngữ, nhà thơ chuyển sang thể loại hành và thiên trường độc vận với những ẩn dụ và thi liệu đông phương. Thế là thơ Nguyễn Bính lảng bảng một màu sắc hoài cổ.
2.3. Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian
Không phải đến Xuân Diệu, thơ Việt Nam mới đụng đến thời gian. Xưa, Nguyễn Du đã từng than : “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Gần chúng ta hơn, Tản Đà cũng tặc lưỡi : “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!”. Nhưng chỉ với Xuân Diệu thời gian mới trở thành nỗi ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không phải chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian.
Xuân Diệu có hẳn một bài thơ trình bầy quan niệm của ông về thời gian. Ông ví thời gian như dòng nước chảy, đời người như con thuyền trôi. Dòng nước thời gian cứ troi vô tình, không để ý đến tình cảm, ý trí củ người đi trên thuyền (Nước không vội vàng/Cũng không trễ tràng/Nước trôi vô tình). Thời gian cũng như đời người “ một đi không trở lại” (Thuyền không trở về/Nước cũng mất luôn). Nhưng thời gian mất là mất số tháng ngày hữu hạn trong cái quỹ “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy”của đời người, còn thời gian khách quan tồn tại vĩnh viễn trong trời đất. Đời người do vậy càng trở nên thoáng chố và quý giá.
Thời gian trong thơ Xuân Diệu mang tính lưỡng trị. Một mặt, ngọn gió thời gian đem tuôỉ trẻ tình yêu đến (Tình thổi gió màu yêu lên phấp phới). Và sự sống, tình yêu cũng được gió mang đi khắp nơi (Gửi hương cho gió, Phấn thông vàng). Tạo vật được tiếp thêm sinh khí, sự giao căm với đồng loại mỗi khi có gió đến thăm (Hoa cúc dường như thôi ẩn dật/Hoa hồng có vẻ bận soi gương). Mặt khác gió cũng mang lạ bao sự phôi pha, héo úa. Cảnh tượng một khu vườn sau khi gió đi qua:
Cây bên dường trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giưa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
(Tiếng gió)
Trên cây đời, lá đã rụng, lìa cành; hao tuy còn ở trên cây, nhưng đang run sợ hãi. Lá và hoa đều là những âm điệu của phôi pha, nhưng nhấn vào đau, nốt nhạc nào, thì không chỉ thuộc vào ngón tay của nhà nghệ sĩ, mà còn thuộc vào cả thời đại. Thơ Tản Đà đã ngập những lá : lá thu, lá vàng, bóng lá, xác lá… Biểu tượng phôi pha của Xuân Diậu không phải là lá mà là hoa. Xuân Diệu là nhà thơ của lớp người mới, sự phôi pha còn đang dự cảm, sự thấy trước, biết trước là do dự tính khách quan của thời gian. Hoa là hiện tại, là sự đang sống chưa hết cái đời sống tự nhiên của nó. Sự tàn phai của một bông hoa gieo ấn tượng mạnh hơn : “Hơn một loại hoa đã rụng cành” _ Đây mùa thu tới ; “Bông hoa rứt cành rơi không tiếng/Chẳng hái mà hao cũng hết dần” _Ý thu. Và sau cùng là sự nạgc nhiên tự hỏi : “Ừ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi?” _Ý thu.
Mất thời gian là mất tất cả. Th gin không chỉ làm thay đổi khách thể mà còn làm thay đổi cả chủ thể nữa. Sự thay đổi của con người, từng phút, từng phút, sẽ làm nó mất tuổi trẻ và cuối cùng, là cái chết. Bởi vậy sống như thế nào là một điều rất quan trọng. Xuân Diệu cứ ở đời, bám riết lấy trần thế và níu kéo lấy cuộc sống mà chống lại thời gian:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi ở mãi mãi trong trần
Chân hóa rễ để hút màu dưới đất
Một quan niệm sống “dấn thân “,khoa học và thực dụng như vậy thật xa với truyền thống phương đông .Hẳn nó chỉ có thể được xây dựng trên nhận thức mới về thời gian .Và điều đó,một lần nữa , được trình bày bằng văn xuôi một cách rõ ràng “thời gian chỉ là sự cử động .Nếu tôi đứng ,,nếu máu tôi ngừng…thời gian của tôi sẽ không còn nữa”(Thương vay-Trường ca ). Bởi vậy , để thời gian không mất đi ,con người phải không ngừng vận động,phải “lẫn với đời quay”.Chỉ có chế ngự được thời gian thì mới chế ngự được sự tàn phai của đường nét ,màu sắc , âm thanh và lòng người :
Đi mau !Trốn nét!Trốn màu !
Trốn hơi !Trốn tiếng !Trốn nhau !Trốn mình !
“Vội vàng “:là một triết lí sống ,là một ứng xử nghệ thuật của nhà thơ .Thế giới thơ Xuân Diệu đầy những từ ngữ giục giã ,vội vàng ,mau lên ,gấp …Bởi thi nhân e sợ lỡ làng ,muộn màng,không kịp , lỡ thì …
Mau với chứ ,vội vàng lên với chứ
Em ,em ơi ,tình non sắp già rồi .
Mau với chứ thời gian không đứng đợi
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thàng xưa
Thơ Xuân Diệu là một sự thèm khát sự sống, ông ca ngợi mọi hình thái chứa giàu sự sống: mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu .
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Mặc dù vồ vập sự sống đến vậy ,nhưng biết sống với phút giây hiênj tại là rất khó ,bởi vì cái hiện tại tuy thực nhưng nó rất mỏng manh .Biểu dương hiện tại và biết dồn nén thời gian vào hiện tại ,Xuân Diệu viết :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Lúc này cái thời gian khách quan đo đếm được bằng máy móc không tồn tại mà chuyển qua thời gian của cảm giác và tâm trạng . Đó là thứ thời gian tâm linh ,không có quá khứ ,hiện tại ,tương lai ,khoảnh khắc ,thiên thu . Đó là nỗ lực phi thời gian hóa của con người trên chính thời gian ..
Thơ Xuân Diệu là một thế giới rộng mở, đa âm. Trong bản giao hưởng âm thanh này nổi lên những giai âm như mùa thu :sự thức nhận thời gian ;vội vàng:một ứng xử với thời gian, một triết lí thời gian; gửi hương cho gió :Tình yêu như sự chiến thắng thời gian; và sau cùng Thơ thơ nghệ thuật như là sự vĩnh cửu hóa thời gian. Trong bài thơ, từng giai đoạn thơ ,những âm giai này thay nhau nổi lên làm chủ âm khiến cho toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu vừa phong phú, đa dạng, vừa xuyên suốt, nhất quán .
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thời gian trong thơ Mới mở rộng về cả chiều sâu và độ dài. Nó không chỉ là khắc hoạ những thời điểm thời gian đơn thuần mà nó thực sự là một hình tượng nghệ thuật được khái quát hóa một cách có dụng ý. Theo đó mà với mỗi thi sĩ thì quan niệm về thời gian của họ khác nhau. Người thì ngoái lại quá khứ_quá khứ êm đẹp và thơ mộng với những tình cảm, con người và hình ảnh hồn hậu, thân yêu. Có người lại yêu tha thiết thực tại, bởi đó chính là nơi chứa đựng thiên đường của cuộc sống… Nhưng cho dù ở thời điểm nào thì thời gian trong thơ Mới đã tạo nét riêng biệt, một hình tượng còn nhiều điều mà giới phê bình còn phải bàn luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Đức (Chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục năm 2006
2. Đào Duy Hiệp, Niêm biểu vụ Dreyfus trong đi tìm thời gian đã mất, số 10. 2004, nghiên cứu văn học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
3. Đỗ Lai Thúy, Mắt thơ – Phê bình phong cách thơ mới, NXB văn hóa thông tin, năm 2000
4. Nhiều tác giả, thơ mới (1932 – 1945), NXB văn học, năm 2006
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 98.doc