Tiểu luận Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Ngày nay, khi kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước diễn ra một cách liên tục và sôi động. Theo đó, một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới chính là việc lựa chọn những tuyến đường quá cảnh nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao nhất. Việt Nam với ưu điểm chính là địa dư – có thể được coi vừa là một nước lục địa vừa là một nước hải dương đã được xem như là hậu cần của Đông Nam Á. Nhờ địa hình địa thế đó mà hàng hóa Việt Nam, dù nhập khẩu vào để tiêu thụ trong nước hay để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á đều không cần phải quá cảnh những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam. Nắm được ưu thế đó, Việt Nam đã có những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá quá cảnh. Thứ nhất, hỗ trợ việc thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và liên kết kinh tế khu vực hơn nữa; thứ hai, phát triển hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quá cảnh của thương nhân Việt Nam; thứ ba, đảm bảo sự an toàn, quản lý chặt chẽ hơn đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Với thực tế đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa” để làm tiểu luận nhằm giới thiệu khung pháp lý của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam về quá cảnh hàng hóa, qua đó hướng dẫn cách thức thực hiện một dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Bố cục của tiểu luận gồm những nội dung chính như sau: Khái quát về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt NamTuyến đường quá cảnhHàng hóa quá cảnhDịch vụ quá cảnh hàng hóaThủ tục hải quan Do thời gian có hạn, quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu về đề tài, trình độ và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thực hiện qua các cặp cửa khẩu sau đây: Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu phía Trung Quốc Lào Cai Hà Khẩu Hữu Nghị Hữu Nghị Quan Móng Cái Đông Hưng Đồng Đăng (cửa khẩu đường sắt) Bằng Tường (cửa khẩu đường sắt) Ngoài ra hàng quá cảnh sẽ được đi qua các cửa khẩu quốc tế mà hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc thoả thuận mở thêm sau này. (Theo điều 6 Quyết định số 305/2001/QĐ-BTM) Trong bốn cửa khẩu trên thì cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) là cửa khẩu quốc tế đường sắt của nước ta. Tại đậy có tuyến xe lửa liên vận quốc tế khởi hành từ ga Hà Nội tới ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), có thể làm thủ tục hải quan quá cảnh sang Trung Quốc. Ä Hàng hoá quá cảnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được phép qua các cặp cửa khẩu quốc tế và các tuyến đường nối sau: STT Cửa khẩu của Việt Nam Tuyến đường nối Cửa khẩu của Lào 1 Lao Bảo (Quảng Trị) Đường 9 Đen-sa-vằn (Sa Va Na Khét) 2 Cầu Treo (Hà Tĩnh) Đường 8 Nặm Phao (Bo Ly Khăm Xay) 3 Na Mèo (Thanh Hoá) Đường 217 Nậm Xôi (Hủa Phăn) 4 Tây Trang (Điện Biên) Đường 42 Pang Hốc (Phong Xa Lỳ) 5 Nậm Cắn (Nghệ An) Đường 7 Nặm Cắn (Xiêng Khoảng) 6 Cha Lo (Quảng Bình) Đường 12 Na Phàu (Khăm Muộn) 7 Bờ Y (Kon Tum) Đường 18 Phu Cưa (Ăt Ta Pư) (Theo điều 6 Thông tư số 22/2009/TT-BCT) ÄTuyến đường và cửa khẩu đối với phương tiện vận tải vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ như sau: 1. Từ Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn. 2. Từ Việt Nam đến Lào/Thái Lan/Singapore/Malaysia và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị/cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - tỉnh Hà Tĩnh. 3. Từ Việt Nam đến Campuchia và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh. (Theo Điều 3 thông tư 36/2011/TT-BTC) @ Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải @ Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điều 244 Luật Thương mại 2005) Ä Một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Công ước Vacxava 1929 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế và nghị định thư Hague 1955 Sửa đổi công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường hàng không – Vacxava ngày 12-9-1929. Công ước về hàng không dân dụng quốc tế. Hiệp định Hải quan ASEAN. Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh. Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CH Indonesia. Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vua Sultan Va Vang Dipertuan của nước Brunei Darussalam. Ä Các sân bay Quốc tế ở Việt Nam: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) Sân bay quốc tế Đà Nẵng Sân bay quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) Sân bay quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ) Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng). @ Trong những năm qua, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tích cực tham gia, trở thành thành viên của nhiều hiệp ước cũng như các điều ước quốc tế. Theo đó, Việt Nam đã đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng nhằm phát triển mạng lưới giao thông xuyên quốc gia, phục vụ giao lưu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh của các nước qua lãnh thổ Việt Nam. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu sau: Ä Asian Highway - Dự án Đường Xuyên Á Trong tiến trình hội nhập Quốc tế và khu vực Việt Nam đã ký thỏa thuận Quốc tế về đường bộ đối ngoại với một số nước và tổ chức  để phục vụ cho việc lưu thông và quá cảnh  như: Hiệp định khung các nước ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh năm 1998; Thỏa thuận cấp Bộ trưởng về phát triển mạng lưới đường bộ khối ASEAN năm 1999; Hiệp định  các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) về tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người qua biên giới năm 1999; Hiệp định liên Chính phủ về mạng lưới đường bộ Châu Á năm 2004... Thực hiện các hiệp định trên Việt Nam đã thiết lập một số tuyến đường bộ đối ngoại phục vụ cho giao lưu quốc tế. Để phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp cho hành khách lưu thông biết tất cả các tuyến này được lập biển báo tuyến có ký hiệu là AH. Hiện tại Việt nam đã có 8 tuyến đối ngoại được đánh số thứ tự: AH-1, AH-13, AH-14, AH-15, AH-16, AH-17, AH-131, AH-132. AH là biển báo đường bộ đối ngoại viết tắt của chữ Asian Highway - Dự án Đường Xuyên Á, là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á. Chiều dài của Đường xuyên Á qua lãnh thổ Việt Nam là 2 678 km. @ Đường thủy: Hệ thống đường thủy nước ta có sự kết nối với các nước láng giềng Trung Quốc, Campuchia, Lào và Thái Lan rất thuận lợi cho việc giao thương và phát triển. Giao thông đường thủy, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (với hệ thống sông Tiền, sông Hậu) và khu vực đồng bằng sông Hồng (với tuyến sông Thao) đang hội tụ nhiều điều kiện tốt để phát triển vận tải quá cảnh bằng đường thủy. Hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa nước ta được điều chỉnh bằng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh từ Luật đến các Nghị định, Quyết định đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đường thủy nội địa. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, có đủ điều kiện theo quy định đều được phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Ngày 17/12/2009, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã ký kết Hiệp định về vận tải thủy. Hiện nay, vận tải qua biên giới và vận tải quá cảnh Việt Nam bằng đường thủy nội địa mới chỉ diễn ra trên hệ thống sông Mê Kông. Và đây được xem là tiền đề, cơ sở thực tiễn để nghiên cứu phát triển hệ thống vận tải qua biên giới, vận tải quá cảnh bằng đường thủy. Theo thống kê, năm 2001 tàu nước ngoài vận tải quá cảnh đi Campuchia qua sông Tiền trên 450 ngàn tấn hàng. Năm 2003 buôn bán giữa hai nước tăng 70%. Vận tải container sang Campuchia có nhiều đơn vị tham gia như GMD, SOWATCO,... Việc liên kết cảng PhnômPênh với cảng Cần Thơ, các cảng ở TP HCM và mở tuyến container để nối các cảng này với nhau sẽ tạo thành tuyến vận tải thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Năm 2006, Công ty vận tải thủy Cần Thơ đã chế tạo và đưa vào khai thác tàu khách cao tốc CAWACO-01 chạy Cần Thơ - PhnômPênh, sức chở 104 khách và 2,5 tấn hàng. Vị trí đặc biệt quan trọng của sông Mê Kông đã được khẳng định trong Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông ký kết giữa 4 quốc gia: Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan năm 1995 về tự do hóa giao thông thủy (Hiệp định Mê Kông). Hiệp định đã giao cho Uỷ ban quốc tế sông Mê Kông (MRC) nhiệm vụ tăng cường thúc đẩy tự do giao thông thủy trên sông Mê Kông giữa các quốc gia. Năm 2002-2003 các quốc gia thành viên đã tiến hành thảo luận chương trình giao thông thủy với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính thế giới như WB, ADB và có sự tham gia của Trung Quốc và Myanmar. Lợi ích của chương trình mang lại là làm tăng lượng hàng hóa quá cảnh, phát triển các tuyến lữ hành quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh theo sông Mê Kông đi PhnômPênh và Siêm Riệp, cải thiện hệ thống phao tiêu báo hiệu, cứu nạn, xử lý ô nhiễm, nạo vét, chỉnh trị sông, đào tạo và huấn luyện nhân lực... Phát triển vận tải đa phương thức là một trong những trọng tâm hợp tác của ASEAN. Hàng hóa quá cảnh Điều kiện của hàng hóa quá cảnh Tại Khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại 2005 và điều 40 của Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định: Ä Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm khác Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu Giao Bộ Thương mại công bố danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao sau khi tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan. Ä Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ä Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Bộ Thương mại cho phép, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó. Ä Ngoài ra, tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ quy định: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. Giám sát hàng hóa quá cảnh Ä Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh (Điều 245 Luật Thương mại 2005) Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định: Đối tượng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan là: Hàng hoá quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải quá cảnh Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông quá cảnh Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Ä Thời quá cảnh (Điều 246 Luật Thương mại 2005) Hàng hóa quá cảnh được lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục Hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc tổn thất, hư hỏng trong quá trình quá cảnh. Đối với trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ Công thương thì phải được Bộ trưởng Bộ Công thương chấp thuận. Ví dụ: Đối với hàng hóa quá cảnh của Trung Quốc, khi xảy ra sự cố cần thêm thời gian quá cảnh thì phải nộp đơn xin phép Bộ trưởng Bộ Công thương, nội dung đơn cần nêu rõ tên chủ hàng, lý do đề nghị gia hạn, thời gian dự kiến xin gia hạn. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và tối đa không quá 3 lần. Ä Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu, phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 2 Điều 242 Luật Thương mại) Nguyên tắc quản lý hải quan đối với hàng quá cảnh là hàng hóa quá cảnh phải đảm bảo các điều kiện sau: giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong; Số lượng, chủng loại hàng hóa vận tải qua cửa khẩu cuối cùng của nước cho quá cảnh phải đúng như số lượng, chủng loại hàng hóa qua cửa khẩu đầu tiên của nước cho quá cảnh, và hàng hóa phải còn nguyên đai, nguyên kiện và nguyên niêm phong hải quan. (Khoản 2 Điều 16 Nghị định 154/2005/NĐ-CP) Ä Hàng quá cảnh được miễn kiểm tra thực tế, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. (Điều 1 Thông tư 45/2011/TT-BTC) Nội dung kiểm tra thực tế gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan Trong trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa cấm, không đúng điều kiện của hàng hóa quá cảnh thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế nhằm tránh xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật. Ä Hàng hóa từ nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba được phép lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Hàng hoá lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Chủ kho ngoại quan phải mở sổ kế toán theo dõi xuất kho, nhập kho theo quy định của Bộ Tài chính. Định kỳ 6 (sáu) tháng một lần, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Hải quan về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho. Trong trường hợp muốn tiêu huỷ những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu huỷ hàng hoá. Văn bản thoả thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan. Thủ tục tiêu hủy hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật Ä Trường hợp hàng quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh phải được hải quan cho quá cảnh cho phép và chịu sự giám sát của hải quan. Hàng hoá quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu. (Khoản 2 Điều 19 Nghị định 154/2005 NĐ- CP) Hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ Thương mại. (Khoản 3 Điều 19 Nghị định 154/2005 NĐ-CP) Ä Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. (Khoản 6 Điều 19 Nghị định 154/2005 NĐ- CP) Ä Các cơ quan hướng dẫn trong quá trình quá cảnh Bộ Công thương hướng dẫn thủ tục thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cho những Hiệp định quá cảnh có quy định khác với quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này. (Khoản 7 Điều 40 Nghị định 12/2006 NĐ- CP) Theo đó, trong trường hợp những Hiệp định quá cảnh có quy định về hàng hóa quá cảnh khác với điều kiện để hàng hóa quá cảnh như cấm vũ khí, đạn dược, hàng cấm xuất nhập khẩu.... thì thủ tục thực hiện quá dẫn sẽ do Bộ Công thương hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, gia hạn hàng hóa quá cảnh. (Khoản 8 Điều 40 Nghị định 12/2006 NĐ-CP) Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tuyến đường quá cảnh. (Khoản 9 Điều 40 Nghị định 12/2006 NĐ-CP) Tiêu thụ hàng hóa quá cảnh Ä Theo Khoản 1 Điều 247 Luật Thương mại 2005 thì: Hàng hoá quá cảnh thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 của Luật này không được phép tiêu thụ tại Việt Nam. Theo đó, tức là các loại hàng hóa là vũ khí đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, cùng với các loại hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu thì không được phép tiêu thụ tại Việt Nam Ä Trừ những trường hợp trên, hàng hoá quá cảnh được phép tiêu thụ tại Việt Nam nếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương. (Khoản 2 Điều 247 Luật Thương mại 2005) Việc tiêu thụ hàng hóa quá cảnh nêu phải thực hiện qua các thương nhân Việt Nam và phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu. Trong trường hợp bất khả kháng, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh đến Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm: a. Đơn đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5). b. Bản sao giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp, nếu là hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ Công Thương. c. Tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh xin được tiêu thụ tại Việt Nam. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ä Việc tiêu thụ hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hoá, thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (Khoản 3 Điều 247 Luật Thương mại 2005). Dịch vụ quá cảnh hàng hóa Đối với bên thuê dịch vụ quá cảnh Điều kiện để quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện. (Khoản 3 Điều 242 Luật Thương mại) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải. (Khoản 4 Điều 242 Luật thương mại) Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh Được quy định tại Điều 252 Luật Thương mại 2005 Ä Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây: Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận; Vì thủ tục tại cửa khẩu phức tạp, mất nhiều thời gian; mặt khác để đảm bảo chất lượng hàng hóa (trường hợp hàng hóa dễ hư hỏng) cũng như tránh mất thời gian chờ đợi nên thời gian giao nhận hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu cần được qui định cụ thể trong hợp đồng, bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền buộc bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tuân thủ đúng như trong hợp đồng. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Bên thuê dịch vụ quá cảnh là chủ sở hữu hàng hóa, mọi phát sinh về thiệt hại của hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên thuê dịch vụ quá cảnh. Do đó, bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền được biết về tình trạng hàng hóa quá cảnh kịp thời trong thời gian quá cảnh ở lãnh thổ Việt Nam để có những biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển khó tránh khỏi những tai nạn gây tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa trong thời gian quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ giảm thiểu rủi ro như mua dịch vụ bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng thì người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. Ä Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây: Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận; Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa; Để thuận tiện cho việc làm thủ tục tại cửa khẩu ở Việt Nam cũng như để tránh những tranh chấp phát sinh sau này do sự sai sót về chất lượng cũng như số lượng của lô hàng, bên thuê dịch vụ quá cảnh có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và khách quan về hàng hóa của mình. Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu; Các chứng từ bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương ký với khách hàng ở nước thứ ba hoặc tín dụng thư (L/C), vận đơn (Bill of lading) (bản coppy), hoá đơn thương mại - invoice do doanh nghiệp bán hàng nước thứ ba lập đòi tiền bên A (bản copy), phiếu đóng gói hàng hoá - Packing list (bản chính) *Tín dụng thư (L/C): Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). *Vận đơn: Là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu ) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển gồm ba chức năng cơ bản sau: - Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở. - Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. - Là một chứng từ sở hữu hàng hóa. Chi tiết về vận tải đơn được qui định trong Bộ Luật Hàng hải * Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. * Hóa đơn thương mại: Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương mại. Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. * Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì. Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh. Hàng quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài thù lao quá cảnh, tại Khoản 5 Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định: Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại lệ phí khác áp dụng cho hàng quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam. Mức thu đối với Lệ phí trong lĩnh vực Hải quan đối với hàng hóa, phương tiên vận tải quá cảnh là 200.000 đ/tờ khai (Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009). Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa Điều kiện và đặc điểm kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa ở Việt Nam Ä Thương nhân đăng kí kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo qui định tại điều 234 Luật Thương mại. (Điều 250 Luật Thương mại) Các giấy tờ đăng kí kinh doanh cần có có thể là: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành nghề giao nhận Vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng hóa nước ngoài quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam Giấy phép kinh doanh đa phương thức do Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép đại lý làm thủ tục hải quan do Cục Hải quan cấp, Giấy phép kinh doanh kho hải quan. Ä Đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện, kĩ thuật, trang thiết bị. Ä Khoản 3 điều 242 qui định: Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện. Tuy nhiên, với việc gia nhập WTO, nước ta ngày càng mở cửa thu hút sự đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó cũng phải tôn trọng và thực thi những điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia kí kết. Do đó khoản 4 điều 242 Luật Thương mại cũng qui định thêm cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình hoặc thuê thương nhân nước ngoài thực hiện việc quá cảnh hàng hóa Việt Nam nhưng phải tuân thủ những qui định về hải quan và giao thông vận tải. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh Được quy định tại Điều 253 Luật Thương mại 2005 Ä Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây: Yêu cầu bên thuê dịch vụ đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thỏa thuận qui định. Do nhu cầu làm thủ tục hải quan của mọi người cao, vì vậy việc đúng thời gian giúp cho việc giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng không chỉ cho chính mình mà còn cho các cá nhân, tổ chức khác. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp đầy đủ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa. Bên cung ứng có quyền biết rõ ràng hàng hóa mình vận chuyển để có những biện pháp bốc dỡ, phòng chống những sự kiện bất khả kháng hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu. Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí khác Đây là quyền lợi cơ bản của bên cung ứng dịch vụ. Nếu người làm thủ tục hải quan là bên cung ứng dịch vụ thì bên thuê có nghĩa vụ thanh toán khoản này lại cho bên cung ứng. Ä Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian thỏa thuận, làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong thời gian quá cảnh qua Việt Nam Bất cứ mọi thiệt hại, tổn thất nào xảy ra mà lỗi là do bên cung ứng thì bên cung ứng phải bồi thường theo như thỏa thuận. Triển khai các biện pháp để hạn chế những tổn thất, hư hỏng xảy ra với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam mà còn đảm bảo chất lượng của hàng hóa. Đây là điều kiện cần thiết nâng cao thương hiệu của dịch vụ của chúng ta đối với các đối tác trên thế giới. Nộp phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo qui định của pháp luật. Ví dụ nộp phí làm thủ tục hải quan, phí cầu đường,.. Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lí những vấn đề liên quan đến hàng hóa. Hợp đồng quá cảnh hàng hóa Dịch vụ quá cảnh hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa là sự thỏa thuận, theo đó, một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện việc lưu thông hàng hóa, còn bên còn lại (bên khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù (tức hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau). Chủ thể hợp đồng bên làm dịch vụ bắt buộc phải có tư cách thương nhân, bên khách hàng không cần bắt buộc là thương nhân. Đối tượng của hợp đồng là các hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh, làm thủ tục hàng hóa quá cảnh. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 251 Luật Thương mại) Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng có những khoản mục sau: + Tên hợp đồng ( hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh). + Số hiệu hợp đồng. + Ngày tháng lập hợp đồng. + Hai bên ký kết hợp đồng ghi rõ, đầy đủ tên, tên quốc tế, địa chỉ trụ sở, điện tín, tài khoản( số tài khoản, tại ngân hàng). + Lý do ký kết hợp đồng. + Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ. + Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ. + Thù lao dịch vụ và chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ. + Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ. + Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách đối với người làm dịch vụ. + Thời gian hiệu lực của hợp đồng. Ngoài ra với những trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác. Hành vi bị cấm trong quá cảnh Điều 248 Luật Thương mại 2005 quy đinh những hành vi bị cấm trong quá cảnh gồm: @ Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh. Ä Do hàng hóa quá cảnh khi xuất ra phải đúng bằng lượng hàng hóa nhập vào và phải còn nguyên đai, nguyên kiện. Một khi chủ của hàng hóa quá cảnh thanh toán thù lao cho đơn vị vận chuyển hàng bằng chính hàng hóa quá cảnh đó thì số lượng hàng hóa quá cảnh sẽ bị thiếu hụt so với lượng hàng ban đầu nhập vào. ÄThù lao quá cảnh có thể được thanh toán bằng nhiều hình thức theo quy định: Đối với hàng hóa quá cảnh Lào, Campuchia: Các khoản phí và lệ phí liên quan được thanh toán bằng đồng tiền nội tệ của nước cho quá cảnh hoặc đồng tiền chuyển đổi tự do phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước. Đối với hàng hóa quá cảnh Trung Quốc: Các lệ phí và chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh theo Hiệp định này được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với những quy định của "Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" ký tại Bắc Kinh ngày 26-5-1993 và các quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước. @ Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh. Tức là những hoạt động tiêu thụ hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh trái với quy định tại mục 3.3 Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh không được tiêu thụ, mua bán trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Và áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: tịch thu hàng hoá, phương tiện quá cảnh hoặc số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm này. @ Quá cảnh hàng hoá không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh hàng hoá không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh; trường hợp quá cảnh loại hàng hoá phải có giấy phép không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Mặt khác, buộc phải quá cảnh hàng hoá đúng tuyến đường, cửa khẩu đã quy định. @ Hàng hoá quá cảnh lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc quá cảnh hàng hoá trong thời hạn mà người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã bị buộc quá cảnh hàng hoá mà không thực hiện trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hoá. @ Quá cảnh loại hàng hoá theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập. Thủ tục hải quan Căn cứ pháp lí của thủ tục hành chính Ä Luật hải quan sửa đổi năm 2005 Ä Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Ä Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lí thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trình tự thực hiện @ Đối với cá nhân, tổ chức: Người khai hải quan làm kê khai và nộp đủ hồ sơ theo quy định tại trụ sở cơ quan hải quan. Nếu hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ Thương mại. @ Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Ä Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh sẽ tiếp nhận bản kê khai hàng hoá quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng quá cảnh, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; Ä Trường hợp hàng hoá quá cảnh thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyệmn trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh; Ä Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh. Ä Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá. Cách thức thực hiện Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh phải được thực hiện tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khâủ xuất cuối cùng. Hàng hoá vận chuyển phải nhập, xuất đúng cửa khẩu, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian quy định và phải thực hiện chế độ áp tải hoặc niêm phong hải quan Thành phần, số lượng hồ sơ @ Thành phần hồ sơ: Ä Bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh giữ nguyên trạng đi thẳng; quá cảnh chuyển tải sang cùng loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không (trừ hàng hoá quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không); (Bản chính) Ä Tờ khai hải quan hàng hoá quá cảnh và bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải. (Bản chính) Ä Bản kê chi tiết; (Bản chính) Ä Vận tải đơn; (Bản sao) Ä Giấy phép hàng quá cảnh (nếu có); (Bản chính) @ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Cụ thể như sau: - Ðối với hàng quá cảnh đi thẳng: + Tờ khai hải quan: 02 bản chính + Văn bản cho phép quá cảnh của hàng hoá cuâ Bộ Thương mại hặoc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền ( trừ quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không) : 01 bản chính + Bản lược khai hàng hoá: 01 bản chính và 02 bản sao + Nếu hàng quá cảnh là ô tô tự hành phải thêm giấy phép lưu hành tạm thời do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cửa khẩu nhập hàng quá cảnh cấp: 01 bản sao có công chứng - Ðối với hàng quá cảnh phải tạm lưu kho để chờ vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hặoc thay đổi phương tiện vận chuyển + Tờ khai hải quan: 02 bản chính + Văn bản cho phép quá cảnh của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền: 01 bản chính + Vận tải đơn: 01 bản sao hoặc 01 bản chính phiếu vận chuyển hàng hoá Thời hạn giải quyết Ä Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan) Ä Trường hợp có kiểm tra thực tế, thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan): Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Chi cục Hải quan Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có) PHỤ LỤC  Phụ lục 1: HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUÁ CẢNH HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH Số......../QC Hôm nay, ngày....tháng...năm... tại.................., gồm có: Bên A (doanh nghiệp Campuchia): (ghi đầy đủ, tên quốc tế, tên điện tín) Địa chỉ: (ghi theo địa chỉ bưu điện)......................... Tel........... Telex......................................... Fax.......................................................... Tài khoản ngoại tệ số:....................................... tại Ngân hàng (ghi cả tên và địa chỉ). Do ông (bà): (nếu không phải là giám đốc thì phải có giấy uỷ quyền của giám đốc, và phải thêm câu "theo giấy uỷ quyền số.... ngày......"). Bên B: (doanh nghiệp Việt Nam): (ghi tên đầy đủ, tên quốc tế, tên điện tín). Địa chỉ (ghi theo địa chỉ bưu điện)......................... Tel............................. Telex...................... FAX......................................................... Tài khoản ngoại tệ số:...................................... tại Ngân hàng (ghi cả tên và địa chỉ) Do ông (bà): (nếu không phải là giám đốc thì phải có giấy uỷ quyền của giám dốc, và phải thêm câu "theo giấy uỷ quyền số...... ngày.............". Đã thoả thuận ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh theo các điều khoản sau đây: Điều 1: Hàng hoá Bên A uỷ quyền bên B tiếp nhận hàng nhập khẩu từ.............. (nước thứ ba) tại cửa khẩu.................................... và thuê bên B vận chuyển số hàng này từ cửa khẩu.............. quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tới cửa khẩu...................... hàng hoá gồm những loại sau đây: Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Ví dụ: - Nguyên liệu công nghiệp tấn 5.000 11.600.000,00 USD - Máy điều hoà nhiệt độ chiếc 4.000 2.000.000,00 USD Tổng giá trị: 13.600.000,00 USD Điều 2: Cửa khẩu nhập hàng:..................................... Cửa khẩu bên B giao hàng cho bên A:..................... Điều 3: Tuyến đường vận chuyển: ................................ Điều 4: Phương tiện vận chuyển:................................. Điều 5: Trách nhiệm của mỗi bên: 1- Trách nhiệm của bên A: 1.1- Mua hàng và đưa hàng đến cửa khẩu ............... (Việt Nam). Bao bì phải phù hợp với tính chất hàng hoá và phù hợp với điều kiện vận chuyển bằng ô tô, tàu hoả trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2- Cung cấp cho bên B đầy đủ thông tin về hàng hoá về thời gian hàng tới cửa khẩu Việt Nam, phương tiện vận chuyển hàng. 1.3- Gửi cho bên B các chứng từ dưới đây để bên B làm các thủ tục liên quan đến việc nhận hàng tại cửa khẩu nhập, thủ tục vận chuyển hàng, thủ tục giao hàng tại cửa khẩu xuất. Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương ký với khách hàng ở nước thứ ba hoặc tín dụng thư (L/C). Vận tải đơn (bản coppy). Hoá đơn thương mại - invoice do doanh nghiệp bán hàng nước thứ ba lập đòi tiền bên A (bản copy). Phiếu đóng gói hàng hoá - Packing list (bản chính) 1.4- Thanh toán cho bên B (theo nguyên tắc thực chi - thực thanh hoặc khoán trọn gói) các khoản chi phí liên quan đến việc dỡ hàng, kiểm đến, giám định (số lượng, chất lượng) lưu kho - bãi, sửa chữa hàng hoá, bao bì, tái chế, đóng gói hàng đổ vỡ, khiếu nại đòi bồi thường, vận chuyển từ ................. (cửa khẩu nhập hàng) tới...... ...................... (cửa khẩu giao hàng). 1.5- Thanh toán cho bên B tiền công vận chuyển hàng hoá quá cảnh (theo số tuyệt đối hoặc theo % giá trị lô hàng). 2- Trách nhiệm của bên B: 2.1- Làm các thủ tục phù hợp với luật pháp Việt Nam để tiếp nhận hàng tại ................... (cửa khẩu nhập hàng) và vận chuyển hàng qua lãnh thổ Việt Nam để giao cho bên A tại ...................... (cửa khẩu giao hàng), bao gồm các việc như đã nêu tại điểm 1.4 Điều 5. 2.2- Đảm bảo an toàn cho hàng hoá từ khi đến.................... (cửa khẩu nhập hàng) cho đến khi giao tại....................... (cửa khẩu giao hàng). 2.3- Làm mọi thủ tục cần thiết nhằm hạn chế tổn thất hàng hoá, gửi cho bên A các chứng từ liên quan đến việc khiếu nại đòi bồi thường (nếu có). 2.4- Giúp bên A làm thủ tục phù hợp với luật pháp Việt Nam cho người và phương tiện của bên A nhập cảnh và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để chuẩn bị tiếp nhận hàng. Điều 6: Điều khoản thanh toán Khi hàng đến................(cửa khẩu nhập hàng) bên A phải ứng trước cho bên B ....% số tiền chi phí nêu tại điểm 1.4 Điều 5, và trả trước cho bên B ...% số tiền công nêu tại điểm 1.5 Điều 5. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trước khi xếp hàng lên phương tiện của bên A tại ..............(cửa khẩu giao hàng). Loại tiền dùng để thanh toán:.......................... Phương thức thanh toán:................... (theo hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Điều 7: Giải quyết tranh chấp: Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo hình thức thương lượng, hoà giải giữa bên A và bên B. Trường hợp hai bên không tự hoà giải được, việc tranh chấp sẽ được đưa ra xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8: Điều khoản chung: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng này, trên cơ sở bình đằng, cùng có lợi. Mọi phát sinh trong quá trình thực hiện sẽ được thoả thuận bằng các văn bản bổ sung và các văn bản bổ sung này là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng chính. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, 02 bản bằng tiếng Campuchia, 02 bản bằng tiếng Việt Nam, cả 4 bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên B Đại diện bên A Ghi chú: Trên cơ sở mẫu này, tuỳ tình hình thực tế, các doanh nghiệp được phép thêm, bớt một số điểm không cơ bản. Phụ lục 2: ĐƠN XIN QUÁ CẢNH ........ngày....tháng...năm... ĐƠN XIN QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ Số....../ Kính gửi: Bộ Công Thương Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam I- Chủ hàng...........................(doanh nghiệp Campuchia ghi rõ tên, địa chỉ, telephone, Telex, FAX, số hiệu tài khoản tại ngân hàng). Xin Bộ Công thương (Phòng giấy phép) cho phép quá cảnh hàng hoá theo các điều sau đây: 1- Tên hàng:.................................................. 2- Số lượng (ghi rõ đơn vị tính):............................. 3- Trị giá:................................................... 4- Bao bì và ký mã hiệu:...................................... 5- Cửa khẩu nhập hàng:........................................ 6- Cửa khẩu xuất hàng:........................................ 7- Tuyến vận tải:............................................. 8- Phương tiện vận chuyển:.................................... 9- Loại phương tiện vận chuyển:............................... 10- Thời điểm quá cảnh (dự kiến ngày hàng hoá quá cảnh đến, ngày hàng hoá quá cảnh ra khỏi cửa khẩu Việt Nam). Trường hợp vì lý do bất khả kháng, hàng hoá đến cửa khẩu nhập không đúng như dự kiến, doanh nghiệp sẽ có văn bản gửi tới Bộ thương mại trình bày rõ lý do và nêu thời điểm dự kiến mới, văn bản này là bộ phận không tách rời đơn xin giấy phép quá cảnh. II- Đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh với........ (Doanh nghiệp Việt Nam ghi đầy đủ như phần I) III- Cam kết:..................................... (tên chủ hàng) xin cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam về quá cảnh hàng hoá ......... ..................................(tên chủ hàng) Xin trân trọng cảm ơn Kèm theo đơn này là xác nhận và đề nghị của Bộ Công Thương Lào. Ký tên và đóng dấu (ghi rõ chức danh người ký) XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia xác nhận nội dung của đơn xin quá cảnh hàng hoá này và đề nghị Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp giấy phép quá cảnh hàng hoá cho..... (chủ hàng quá cảnh Campuchia). Ký tên và đóng dấu (Ghi rõ chức danh người ký) Phụ lục 3: GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG QLXNKKV TP. HỒ CHÍ MINH ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: ………/……….-GPQC V/v cho phép quá cảnh hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …  tháng … năm 20… Kính gửi: ……. (Chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) - Căn cứ Thông tư số …./2009/TT-BCT ngày … tháng … năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của …. (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) …. và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia ngày … tháng … năm..., Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho phép …….. (chủ hàng hóa quá cảnh Campuchia) ….. quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây: 1. Hàng hóa quá cảnh: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ……… ……… ……… ……… ……………… ……… 2 ……… ……… ……… ……… ……………… ……… 2. Cửa khẩu nhập hàng: 3. Cửa khẩu xuất hàng: 4. Phương tiện vận chuyển: 5. Văn bản này có hiệu lực đến ngày … tháng .. năm 20 …  Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng Bộ Công Thương; - Tổng cục Hải quan; - Vụ XNK; - Lưu. TRƯỞNG PHÒNG (Ký tên, đóng dấu) Phụ lục 4: ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA ……………….., ngày … tháng … năm 20 … ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA Kính gửi: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 1. Chủ hàng (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax): Đề nghị Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …… do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày … tháng … năm 20… 2. Lý do đề nghị gia hạn: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3. Thời gian dự kiến xin gia hạn: (Đến ngày … tháng … năm 20…) 4. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở): ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …. do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày … tháng … năm 20… và văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia (bản chính). Chủ hàng ký tên và đóng dấu (Người ký là người đứng đầu thương nhân, ghi rõ chức danh) Phụ lục 5: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH ……………….., ngày … tháng … năm 20 … ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH Kính gửi: Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax) Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh theo các nội dung sau đây: 1. Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …… do Bộ Công Thương cấp ngày … tháng … năm 20… (hoặc Tờ khai hải quan số ……. ngày … tháng … năm 20… nếu là hàng quá cảnh không theo giấy phép). 2. Miêu tả chi tiết: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Trị giá Bao bì và ký mã hiệu Ghi chú 1 ……… ……… ……… ……… ……………… ……… 2 ……… ……… ……… ……… ……………… ……… 3. Lý do đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 4. Thời gian tiêu thụ (dự kiến): (Từ ngày … tháng … năm 20… đến ngày … tháng … năm 20…) 5. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở): ............................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa (nếu là hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ Công Thương) và tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam). Chủ hàng ký tên và đóng dấu (Người ký là người đứng đầu thương nhân, ghi rõ chức danh) TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Thương mại 2005 Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài Nghị định cuả Chính phủ số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quá cảnh Thông tư số 08/2009/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thông tư số 22/2009/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thông tư số 45/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức Nghị định số 112/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khoá 10 đã được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Quốc Thắng, 18 tấn hạt giống thuốc phiện 'quá cảnh' Việt Nam,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquá cảnh hàng hóa.doc
Tài liệu liên quan