Tuy đạt được bước nhảy vọt, nhưng công ty cổ phần sứ Bát tràng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công ty được thành lập ngày 2/6/1998, theo nghị định 28/CP nhưng chưa đầy một tháng sau, ngày 29 /6/1998. Nghị định 44 /CP về cổ phần hóa lại được ban hành, có nhiều thay đổi bổ sung những thiếu sót của nghị định 28/CP. Thế là một số khoản chi của Công ty theo Nghị định 28/CP không thay đổi được. Đơn cử một vấn đề có tính quyết định là yếu tố người lao động: Nghị định 44/CP quy định được trích kinh phí để đào tạo công nhân, trong khi đó Nghị định 28 /CP không có khoản này nên làm cho công ty gặp khó khăn khi đào tạo lại một số công nhân cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới. Hiện nay, trong số 7 thành viên của hội đồng quản trị công ty, thì lãnh đạo của công ty chiếm quá nửa ( giám đốc đương chức kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị. Do vậy, những hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vẫn được duy trì thường xuyên, nhưng đến khi bầu nhiệm kỳ mới, nếu lãnh đạo cũ của công ty không nắm vai trò chủ đạo, thì liệu các cổ đông tư nhân giữ cương vị quản lý có để các tổ chức đoàn thể trên phát huy vai trò của mình không, hay chỉ “ gò mình ” vào sản xuất kinh doanh, tìm mọi cách tạo ra lợi nhuận ? Phải chăng đó cũng là băn khoăn chung của các doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và tình hình cổ phần hóa thực tế ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nứơc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp và các tổ chức các nhân khác để đầu tư đổi mới doanh nghiệp nhà nước đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả. Đó là một xu hướng tất yếu và cần thiết của một nền kinh tế mới. Để thực hiện được điều đó thì quả là không dễ dàng, vì vậy cần phải có những bước đi đúng đắn dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nuớc làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển . Qua tình hình thực tế và được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thảo em mạnh dạn chọn đề tài Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và tình hình cổ phần hóa thực tế ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng .
Do sự hiểu biết của em còn hạn chế em không thể tránh khoi những thiếu sót vậy em mong quý thầy cô xem xét cho em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
I . Một số khái niệm và quy định của Nhà nước về cổ phần hóa
Thế nào là cổ phần hóa doanh nghiệp ?
Cổ phần hóa doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là làm thay đổi quyền sở hữu và phương thức quản lý doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước .
Công ty cổ phần là Công ty trong đó:
- Số thành viên gọi là cổ đông mà Công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bẩy.
Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị. Công ty cổ phần được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hoá đơn quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của Công ty đều phải ghi tên Công ty kèm theo các chữ "Công ty cổ phần" và vốn điều lệ Công ty
Cơ quan có quyền quyết định cho cổ phần hóa doanh nghiệp .
Các Bộ , cơ quan ngang Bộ , cơ quan thuộc chính phủ , UBND trực thuộc Trung ương , Hội đồng quản trị thuộc các tổng công ty Nhà nước do thủ tướng chính phủ quyết định thành số 91 – TTg .
Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa phải có đủ các điều kiện .
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 28 CP
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ( trừ doanh nghiệp cổ phần hóa theo hình thức quy định tại điểm 1 điều 9 của Nghị định 28 /CP
+ Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư của Nhà nước .
+ Có phương án kinh doanh hiệu quả .
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành theo các hình thức .
+ Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp
+ Bán một phần hiện có của giá trị doanh nghiệp
+ Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ đieu kiện để cổ phần hóa .
Người có quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa
+ Các tổ chức có tư cách pháp nhân .
+ Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận .
+Công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên .
+ Việc bán cổ phiếu cho các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định riêng của chính phủ . Cổ phiếu được bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc bán thông qua các Ngân hàng Thương mại và các công ty tài chính được chỉ định .
Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có , chưa tiến hành cổ phần hóa .
+ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích quy định tại điều 1 Nghị định số 56 _ CP Ngày 2-10 –1996 của chính phủ .
+ Trường hợp cổ phần hóa những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép . Nếu có mức vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống thì do Bộ trưởng , Chủ tịch UBND tỉnh , TP trực thuộc Trung ương quyết định .
+ Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm , cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh : Vật liệu nổ , hóa chất độc , chất phóng xạ . in tiền , và các chứng chỉ có giá , mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế .
Loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm cổ phần chi phối , cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa .
+ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng .
II . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước .
Kể từ quyết định 217/ HBBT ngày 14/2/1987 của Hội đồng Bộ trưởng chủ truơng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta mới được giao cho Bộ tài chính nghiên cứu và tổ chức làm thí điểm . Tuy nhiên phải đến quyết định 143 / HDBTngày 10/3/1990 thì cấn đề cổ phần hóa được nói rõ hơn về mục đích và cách làm , nhưng trên thực tế điều chúng ta cần chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể , nên chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa song không đem lại kết quả khả quan . Đây là giai đoạn mà nhiều người cho rằng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là việc làm không tưởng . Phải đến quyết định 202 – CP ngày 8-6 –1992 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng kèm theo đề án thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần thì chủ truơng cổ phần hóa mới đi được vào thực tế mở đầu cho thời kỳ đầy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ỏ Việt nam Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước có thể chia thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ( từ tháng 6- 1992 đến 4 – 1996 ) .
Trong hơn 3 năm triển khai Quyết định 202 – CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 8-6-1992 về chính sách thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và Quyết định 203 –CT ngày 8-6-1992 chỉ định 7 doanh nghiệp Nhà nước đưa ra thí điểm do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo , có 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa . Cả 5 đơn vị này đều nằm trong khu trọng điểm kinh tế miền Nam Các doanh nghiệp này đều thuộc loại nhỏ và mang tính tự nguyện thực hiện thí điểm . Chính phủ đã đúc rút ra được những kinh nghiêm quý báu từ thực tiễn ở giai đoạn này để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo .
Giai đoạn mở rộng thí điểm cổ phần hóa ( từ tháng 6 – 1996 đến tháng 6 năm 1998 )
Đây là thời kỳ triển khai mở rộng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 28/ cp ngày 7- 5 - 1996 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thời kỳ này đã hoàn thành cổ phần hóa 33 doanh nghiệp Nhà nước. Ban chỉ đạo cổ phần hóa đựơc ra đời ở trung ương theo quyết định 548 /TTG của Thủ tướng chính phủ . Đồng thời Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Bộ, địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện cổ phần hóa. Đây là một tiền đề quan trọng để công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phát triển mạnh mẽ hơn .
Giai đoạn cổ phần hóa bình thường trên diện rộng ( từ tháng 7 –1998 dến nay )
Thời kỳ cổ phần hóa có bước chuyển biến mạnh mẽ , bắt đầu từ khi có có Nghị định 44/ 1998 / ND – CP của Chính phủ ngày 29 – 6 – 1998 chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế cho Nghị định 28/CP ngày 7-5 –1996 của Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ lao động thương binh và xã hội, văn phòng Chính phủ đều có các văn bản hướng dẫn đồng bộ về nghị định này.
Với sự hướng dẫn đầy đủ, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp rõ ràng, tình hình cổ phần hóa đang diễn ra sôi động trong cả nước, từ các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Cao bằng, Tuyên quang, An giang, Cần thơ … Những năm cuối 1998 –2000, cả nước cổ phần hóa bình quân 250 doanh nghiệp trong một năm trải trong cả nước. Đến hết năm 2001, cả nước có 808 doanh nghiệp Nhà nước, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được cổ phần hóa. Đây là giai đoạn cổ phần hóa được nhiều doanh nghiệp Nhà nước nhất và sôi động nhất trong cả tổ chức chỉ đạo và thực thi tại doanh nghiệp. Cuối năm 2001 và đầu năm 2002 , tiến độ thực hiện cổ phần hóa đang chậm lại, tính đến 30 – 8 – 2002, số doanh nghiệp Việt nam đã cổ phần hóa, đa dạng hóa, đa dạng hóa sở hữu, ( giao, bán … ) mới được 970 doanh nghiệp.
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ ba ( khóa 9 ) về “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước ” ngày 24-8- 2001 ngày 15-6- 2002, Chính phủ ra Nghị định số 64 /2002/ ND –CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần để thay thế Nghị định 44/1998/ND –CP ngày 29-6-1998 Nghị định 64 ra đời nhằm khắc phục một số điểm chưa hợp lý cần phải bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa trong giai đoạn mới.
Những kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước .
Phần lớn các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. ở các công ty cổ phần này, mức tăng lợi nhuận doanh thu, mức nộp ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm đều tăng đáng kể. Qua tình hình hơn 400 doanh nghiệp thuộc 15 tỉnh, thành phố được cổ phần hóa thì có hơn 90% doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với trước khi cổ phần hóa. Doanh số hàng năm của các doanh nghiệp tăng gần 20%, giá trị gia tăng gần 26% năm, tổng thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tăng bình quân 21,9 % ( trong đó tiền lương trung bình tăng 12% / năm ) số lượng việc làm tăng 4% / năm. Nếu như tổng giá trị xuất khẩu trong năm khi chưa cổ phần hóa doanh nghiệp của 19 doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng 20 triệu USD thì đến năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu của 31 doanh nghiệp dã tăng lên 61 triệu USD. Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa là khoảng 80 tỷ đồng , đến năm 2001 đẫ tăng lên 425 tỷ đồng .
Điển hình là công ty cơ điện lạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh được cổ phần hóa và ngày 1-10 –1993 với số vốn ban đầu là 16 tỷ đồng. Sau 5 năm, số vốn của doanh nghiệp đã tăng lên 167 tỷ đồng. Doang thu tăng từ 78,44 tỷ đồng lên 353 tỷ đồng vào năm 1998, lợi nhuận tăng gấp 4 lần, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước tăng từ 3,766 tỷ đồng lên 6,8 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, điển hình là công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông
(SACOM ) cổ phần hóa năm 1998. Từ đó đến nay, SACOM đã có những bước phát triển vượt bậc, lợi nhuận năm 1998 là 16,5 tỷ đồng, năm 2000 là 25 tỷ đồng. Theo đánh giá của các nhà sản xuất cáp viễn thông thế giới, SACOM không thua kém nhà máy nào về tính hiện đại, công nghệ đảm bảo môi trường. Từ sau khi thực hiện cổ phần hóa, SACOM đã nâng cao hơn nữa vị thế , thương hiệu của mình và được giới đầu tư quan tâm nhiều hơn.
Những thuận lợi và khó khăn của công tác cổ phần hóa .
Thuận lợi .
Chương trình cổ phần hóa được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Các Nghị định số 28 / CP ( ngày 7-5-1996 ), Nghị định số 28 CP (ngày 19 – 6 - 1998 ), Nghị định số 64 / CP ( ngày 19 – 6 – 2002 ) … là những đòn bẩy đưa lộ trình cổ phần hóa đi nhanh hơn. Nghị quyết lần thứ ba Ban trung ương Đảng khóa 10 đã tái khẳng định quyết tâm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, mà cổ phần hóa là một trong những hình thức quan trọng nhằm cải cách doanh nghiệp Nước cả về số lượng và chất lượng, giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.
Nhờ chính sách đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước trong những năm qua thu nhập của dân cư tăng cao, số gia đình khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng tiềm năng có thể dáp ứng cho các chứng khoán pháp hành ở những doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa . Cơ chế thị trường đã tạo ra một đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn , người lao động trong doanh nghiệp đã thích ứng được với loại hình chứng khoán là cổ phiếu được phát hành ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa. Những kết quả của trương trình cổ phần hóa đã giúp nhân dân thêm tin tưởng và ủng hộ chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khó khăn .
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì lộ trình cổ phần hóa ở nước ta đang phải đối mặt với không ít những bất cập và hạn chế .
Trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn có những khó khăn về thủ tục chuyển giao bất động sản, nhà xưởng. Vẫn còn tình trạng nhà có nhiều hộ, nhiều tầng, nhiều cơ quan và cá nhân cùng quản lý và sử dụng chung với doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tồn tại về công nợ trước khi cổ phần hóa làm chậm tiến trình cổ phần hóa cho doanh nghiệp. Có đến 80 % số lượng doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa đều có tình trạng nợ phải thu khó đòi.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa sau khi mất đi tên hiệu doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng quy định pháp luật như về đất đai và về tín dụng có sự khác biệt, Doanh nghiệp Nhà nước được giao đất được ưu tiên và được tín chấp, không cần thế chấp, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều khả năng được khoanh nợ, giãn nợ hơn đối với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần hóa.
Sự cần thiết ý nghĩa và tác dụng của cổ phần hóa.
Cổ phần hóa góp phần giải quyết những khó khăn về vốn nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Cổ phần hóa doanh nghiệp tạo điêu kiện cho người lao động thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình đối với doanh nghiệp.
Cơ cấu lại nền kinh tế.
- Cởi bỏ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo dựng và củng cố nguồn lực của doanh nghiệp cho việc nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cho phép nguồn thu của các doanh nghiệp được củng cố và tăng hơn nữa. Nhà nước ta thu được lợi ích từ phần vốn đầu tư của mình từ đó đầu tư lại các nghành nghề để phát triển kinh tế xã hội
- Tạo môi trường vưà cạnh tranh vừa tập hợp các tập đoàn kinh tế mạnh chuyên nghành hay đa nghành có thế mạnh về thị trường , vốn ,với mục đích ngày càng thu được lợi nhuận cao hơn nữa.
- Với việc phát triển của công ty cổ phần, tất cả mọi người đều có thể trở thành các nhà đầu tư thông qua việc mua bán cổ phiếu của các công ty cổ phần và đầu tư có thể tự do lựa chọn công ty để đầu tư làm sao có lợi nhất, khi cùng làm ăn có lãi và ngày càng phát triển thì cổ tức mà họ nhận được ngày càng cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm. Hơn nữa họ có quyền chuyển chuyển các cổ phiếu thành tiền mà không cần phải chờ đến thời hạn thanh toán
II : Biện pháp để đẩy mạnh cổ phần hóa ở Việt nam hiện nay.
Hơn 15 năm đổi mới kinh tế đất nước, trong đó có gần 10 năm tiến hành cổ phầp hóa doanh nghiệp Nhà nước, vai trò và vị trí của nền kinh tế Nhà nước đã được khẳng định đối với kinh tế quốc gia. Thông qua cổ phần hóa, chúng ta đã khắc phục được một số yếu kém, non nớt trong quản lý kinh tế, đặc biệt là sức mạnh và hiệu quả của tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, theo số liệu của các nhà quản lý doanh nghiệp, số doanh nghiệp đã cổ phần hóa mới chỉ chiếm 9% tổng số doanh nghiệp Nhà nước hiện có. Tổng số vốn Nhà nước cổ phần hóa so với số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chỉ chiếm có 1,6%. Vì vậy, tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng đối với các Bộ, nghành, các địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Để đẩy mạnh hơn nữa cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp .
Thứ nhất, tăng cường tuyền truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vể cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cho mọi nghành , mọi cấp và các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng ( cả Trung ương và địa phương ) để họ hiểu được ý nghĩa của công tác cổ phần hóa này. Trên thực tế, quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước này đã chứng minh : Cổ phần hóa là quá trình xã hội hóa về sở hữu doanh nghiệp chứ không phải là tư nhân hóa, tư bản hóa hay một hình thức sở hữu nào khác như một số ngưởi đem ra hù dọa người lao động nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân. Nhờ tính chất xã hội hóa về sở hữu, các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về dân chủ trong doanh nghiệp về quyền bình đẳng của người lao động, về ý thức tự giác trong sản xuất kinh doanh được đề cao. Do đó các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều có chất lượng hoạt động tốt.
Thứ hai, về mặt cơ chế chính sách, cần sửa đổi và bổ sung một số chính sách cụ thể trong Nghị định số 44/1998/ND-CP nhằm phù hợp với tình hình thực tế thực hiện cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cần được điều chỉnh trong hành lang pháp lý cao hơn hình thức pháp lý hiện hành. Từ đó có căn cứ để tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên diện rộng và lâu dài .
Thứ ba, việc xác định giá trị doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường và giá trị còn lại của doanh nghiệp, đồng thời việc định giá phải vận hành theo cơ chế đấu giá ( thay cho cơ chế hội đồng định giá ) nhằm tăng tính hấp dẫn đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, thu hút chủ đầu tư mua các cổ phần của doanh nghiệp, và khắc phục được tình trạng định giá qúa thấp để bán hết cổ phần gây thiệt hại cho Nhà nước. Muốn vậy, Bộ tài chính cần phải có phương án sửa đổi, bổ sung cải quy trình phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhanh gọn và bảo toàn được tài sản của Nhà nước.
Thứ tư, cần giải quyết và sử lý kịp thời các vướng mắc ở doanh nghiệp đã cổ phần hóa theo sự phân cấp. Những doanh nghiệp nào mà giám đốc hay cán bộ quản lý thực hiện hoặc thực hiện cổ phần hóa mang tính đối phó theo thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương cần có biện pháp sử lý thích hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ cổ phần hóa.
Thứ năm, tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ thông qua các dự án để hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 tích cực thực hiện chủ trương cổ phần hóa và bổ sung vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa để giải quyết kịp thời những yêu cầu về chính sách đối với doanh nghiệp.
III . Tình hình thực tế cổ phần hóa ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng
Được thành lập tháng 8/ 1959, xí nghiệp sứ Bát Tràng hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh. Đến tháng 10/1962, xí nghiệp chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước và đã trở thành con chim đầu đàn của ngành công nghiệp thủ công, nhờ biết tận dụng và phát huy nghề thủ công truyền thống của làng nghề Bát Tràng xưa, cũng từ năm này, xí nghiệp sứ Bát tràng đã vinh dự được đón Bác hồ, Thủ tướng Phạm văn Đồng, Đại tướng Võ nguyên Giáp … cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước về thăm. Xí nghiệp cũng đã đón nhận được huân chương lao động hạng ba. Có thể nói từ năm 1962 đến năm 1979 là giai đoạn thịnh vượng của xí nghiệp sứ Bát Tràng. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được bảo hộ bởi cơ chế quản lý bao cấp. Khi đó , các kế hoạch sản xuất của xí nghiệp đã có cấp trên lo, hàng làm gia bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu …
Từ năm 1970 trở đi, tuy vẫn được sự quan tâm của Nhà nước, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp xứ Bát Tràng bắt đầu bị xa sút do những nhược điểm của cơ chế bao cấp. Trong 10 năm 1979 – 1989 , lực lượng lao động của xí nghiệp giảm từ 2000 xuống còn 300 người, có thời kỳ xí nghiệp phải trả lương công nhân bằng sản phẩm, cho họ tự đem bán. Tình hình này khiến cho nhiều nghệ nhân và thợ có tay nghề cao đã phải bỏ ra ngoài để mở lò tư nhân. Xí nghiệp sứ Bát tràng ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được và gần như bị “ gục hẳn ” trước sức ép của cơ chế thị trường. UBND và Sở công nghiệp thành phố Hà nội đã phải nhiều lần đắn đo; nên giải thể hay sát nhập xí nghiệp sứ Bát tràng vào một đơn vị khác ?
Giữa lúc đó thì Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP về cổ phần hóa ( tháng 5/1996 ). Lãnh đạo xí nghiệp nhận được chỉ thị của thành ủy là phải nghiên cứu nghị đinh này để chuyển xí nghiệp sang thành công ty cổ phần. Bước đi ban đầu quả thật rất khó khăn, bởi cho đến đầu năm 1997, Hà nội chưa có doanh nghiệp nào tiến hành cổ phần hóa để xí nghiệp học tập. Thế là Ban giám đốc phải vào tận Thành phố Hồ chí Minh, tìm đến xí nghiệp cơ điện lạnh, một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước tiến hành cổ phần hóa thành công, để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, lãnh đạo Xí nghiệp quyết tâm cổ phần hóa doanh nghiệp của mình. Quyết đinh này ban đầu đã gây nhiều xáo động trong hàng ngũ cán bộ công nhân viên chức, đã có 20 người xin nghỉ chế độ , còn lại 123 người quyết tâm cùng xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa. Sau khi nộp tờ trình UBND Thành phố Hà nội xin cổ phần hóa, khó khăn đầu tiên mà xí nghiệp gạch Bát tràng vấp phải là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp . Bàn đi tính lại, cuối cùng kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị tài sản của công ty cổ phần sứ Bát tràng là 1,8 tỷ đồng; và theo quy định, phần diện tích 8 ha mặt đồng ( tại xã Bát tràng là 5 ha ,xã đã tốn 3 ha ) không được tính vào tài sản doanh nghiệp, nhưng đây cũng là một lợi thế lớn để công ty triển khai sản xuất mà không doanh nghiệp tư nhân nào có được. Đến khi bầu Hội đồng quản trị, một phó giám đốc không được cổ đông tín nhiệm. Đó cũng là một khó khăn nội bộ của công ty sứ Bát tràng trong qúa trình cổ phần hóa./
Hiện tại người lao động của công ty đã ý thức rõ rằng mọi hoạt động của công ty đều có ảnh hưởng tới cổ phần của họ ( mỗi cổ đông mua cổ phiếu từ vài triệu đến vài trục triệu đồng ). Chủ trương tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn lực để giảm chi phí đầu tư là phương châm hoạt động hàng đầu của Công ty. Như để đầu tư một lò nung ga của Đài Loan, giá trị trên 150 triệu đồng, các cán bộ công nhân viên của công ty đã miệt mài nghiên cứu, tự thiết kế, thi công lên là nung chỉ hết 43 triệu đồng mà chất lượng không hề thua kém lò nhập ngoại. Để mở rộng thị trường, công ty đã sáng tạo ra nhiều mẫu hàng và chỉ sau đó 6 tháng công ty đã có 44 mẫu sản phẩm mới được đưa ra và được thị trường chấp nhận. Trước khi chuyển thành công ty cổ phần, sáu tháng đầu năm 1998, Công ty bị lỗ tới 13 triệu đồng, nhưng sau khi chuyển sang thành công ty cổ phần thì 6 tháng cuối năm 1998, công ty đã lãi 164 triệu đồng , doanh thu tăng 55%. Lương công nhân 6 tháng đầu năm 1998 chỉ đạt 360000 đồng / người, thì đến 6 tháng cuối năm đạt 1998 tăng lên 450000đồng/ người và 6 tháng đầu năm 1999 tăng lên hơn 600000 đồng / người.
Tuy đạt được bước nhảy vọt, nhưng công ty cổ phần sứ Bát tràng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công ty được thành lập ngày 2/6/1998, theo nghị định 28/CP nhưng chưa đầy một tháng sau, ngày 29 /6/1998. Nghị định 44 /CP về cổ phần hóa lại được ban hành, có nhiều thay đổi bổ sung những thiếu sót của nghị định 28/CP. Thế là một số khoản chi của Công ty theo Nghị định 28/CP không thay đổi được. Đơn cử một vấn đề có tính quyết định là yếu tố người lao động: Nghị định 44/CP quy định được trích kinh phí để đào tạo công nhân, trong khi đó Nghị định 28 /CP không có khoản này nên làm cho công ty gặp khó khăn khi đào tạo lại một số công nhân cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới. Hiện nay, trong số 7 thành viên của hội đồng quản trị công ty, thì lãnh đạo của công ty chiếm quá nửa ( giám đốc đương chức kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị. Do vậy, những hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên … vẫn được duy trì thường xuyên, nhưng đến khi bầu nhiệm kỳ mới, nếu lãnh đạo cũ của công ty không nắm vai trò chủ đạo, thì liệu các cổ đông tư nhân giữ cương vị quản lý có để các tổ chức đoàn thể trên phát huy vai trò của mình không, hay chỉ “ gò mình ” vào sản xuất kinh doanh, tìm mọi cách tạo ra lợi nhuận ? Phải chăng đó cũng là băn khoăn chung của các doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa.
Kết luận .
Như vậy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay mới chỉ đi được một phần của chặng đường. Đảng và Nhà nước cần phải chú tâm hơn nữa vào việc “ chèo lái con thuyền ” cổ phần hóa để nó đi đúng hướng và nhanh hơn nữa nhằm đưa nền kinh tế đất nước tiến thêm một bước nữa trong tiến trình hội nhập và phát triển. Do kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, tiểu luận của em không thể tránh khỏi có những thiếu sót, em rất mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp về đề tài của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy…….. đã giúp em hoàn thành tiều luận này .
Tài liệu tham khảo
1. Luật kinh tế
Giáo trình trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà nội
2 . Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ….. NXB chính trị Quốc gia
3 . Tạp chí Tài chính doanh nghiệp
4 . Báo thông tin tư liệu .
Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước . 2
1 . Một số khái niệm và quy định của Nhà nước về cổ phần hóa . 2
2 . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam . 5
II . Các biện pháp cần làm để đẩy mạnh cổ phần hóa ở Việt nam hiện nay
III . Tình hình thực tế cổ phần hóa ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng
Kết luận . 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28400.doc