Mục lục
Đại học khoa học xã hội và nhân văn 1
Tiểu luận giữa kì 1
Quá trình truyền thông 1
Phần 1. Sự ra đời 2
và định nghĩa quá trình truyền thông 2
Phần 2. Truyền thông và những quy tắc hoạt động của nó 4
Phần 3. Hiệu quả của quá trình truyền thông 19
Sách tham khảo 25
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- K49 BÁO CHÍ –
********************
TIỂULUẬN GIỮA KÌ
QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
PHẦN 1. SỰ RA ĐỜI
VÀ ĐỊNH NGHĨA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với một lịch sử phát triển của loài người. Truyền thông từ tiếng anh: communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc...Còn theo tiếng la tinh có nghĩa là cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội.
Sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội con người. Con ngưòi từ xa xưa cho đến nay, khi sống chung trong một cộng đồng họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu con người đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định nhưng tín hiệu để thông báo tin tức cho nhau (ví dụ: việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi hoặc những người đi rừng thương bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi ở nhưng nơi nghuy hiểm). Bắt đầu từ những hình thức tín hiệu đơn giản người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hoạt động , tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc.
Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại trong thiên nhiên. Cùng với quá trình đó, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như: phát thanh ,truyền hình, mạng điện tử, vệ tinh, thông tấn xã ... Các phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã trở thành phương tiện không thể thiếu được trong nền kinh tế, xã hội, chinh trị ... mỗi quốc gia.
Thực tiễn truyền thông đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ Hy Lạp, Arixtốt đã đề xuất một mô hình truyền thông rất gần gũi với mô hình truyền tính, mà sau này Claudesannon- cha đẻ của lý thuyết truyền thông đã nêu .
Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện trong hành vi của con người và truyền thông là một quá trình có liên quan đến hành vi hay nhận thức .
Hiện nay trên thế giới, tuỳ theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông ̣̣̣̣̣.( Frankdance, năm 1970 trong công trình nghiên cứu của mình về “ khái niệm cơ bản về truyền thông” đã nêu ra 15 định nghĩa về truyền thông trên các góc độ khác nhau ). Lý thuyết truyền thông tổng quát có 3 loại: thứ nhất là xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền thông, thứ hai là đề cập quá trình cơ bản chung cho tất cả các loại truyền thông, thứ 3 là đề cập bối cảnh mà quá trình truyền thông xẩy ra .
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm về truyền thông như sau: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoạc chia sẻ thông ti , tình cả, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau đẻ dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức ”.
Như vậy, có thể thấy trong định nghĩa chung trên thì Truyền thông là một quá trình – có nghĩa là nó không phải một việc làm nhất thời hay xẩy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Và quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó. Đây là quá trình trao đổi hoặc chia sẻ có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận.
Mặt khác, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mọi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa.
PHẦN 2. TRUYỀN THÔNG
VÀ NHỮNG QUY TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ
Theo định nghĩa về truyền thông thì truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin giữa con người với xã hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cũng như các hoạt động khác, quá trình truyền thông muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động của rất nhiều yếu tố : Nguồn (source), Thông điệp (Message), mạch truyền, kênh (channel), đối tượng tiếp nhận (receiver) ... Vì vậy, quá trình này phải diễn ra theo các bước nhất định như là một hệ thống nguyên tắc bất di bất dịch, cho quá trình truyền thông đi đến hiệu quả .
Nguyên tắc, theo tiếng la tinh : principium là chỉ sự bắt đầu, điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong mọi hoạt động. Nguyên tắc là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo là nền tảng hành động .
Nguyên tắc hoạt động của truyền thông cũng như hoạt động báo chí, là sự thể hiện,khuynh hướng, quan điểm, chính kiến của một đảng một chế độ một giai cấp. Đồng thời nó còn xác định thái độ trách nhiệm, sự hiểu biết, cách đánh giá của các nhà truyền thông đối với hoạt động thực tiễn cũng như đòi hỏi cácnhà truyền thông đáp ứng chuẩn xác các cách xử sự, ứng phó và hành động của mình.
Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và khai thác hết khả năng của truyền thông thì vấn đề đặt ra của mỗi nhà truyền thông phải nắm vững, sử dụng nhất quán và triệt để quy tắc, quy luật, chuẩn mực của hoạt động nghề nghiệp vì hoạt động truyền thông luôn mang tính mục đích và ý thức. Ví dụ : Trong hoạt động báo chí, giai đoạn lấy tài liệu rất cần đến quy tắc và phương pháp quan sát, xử lý tài liệu, khai thác nhân chứng ... bên cạnh đó còn có những quy tắc, chuẩn mực, những phương pháp chung để tiếp cận và đánh giá các sự vật hiên tượng.
Từ những điều đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về nguyên tắc về hoạt động truyền thông cũng như hoạt động báo chí, như sau: “Các quy tắc chuẩn mực chung của hoạt động truyền thông giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình được gọi là nguyên tắc truyền thông” .
Nguyên tắc truyền thông chính là cơ sở phương pháp luận của hoạt động truyền thông, có nghĩa là sự thể hiện thái độ quan điểm chính kiến của nhà truyền thông về sự kiện hiện tượng đồng thời nó còn là phép tắc đòi hỏi nhà truyền thông phải đáp ứng chuẩn xác trong cách xử sự, ứng phó với hành động của mình . Mặt khác nhà truyền thông, bên cạnh nắm vững hiểu biết những quy luật nói trên thì phải tích cực vận dụng chúng,biến chúng thành quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, thành cách thức, phương tiện để thực hiện mục đích hoạt động của mình .
Nguyên tắc truyền thông (báo chí) không phải sự áp đặt chủ quan mà xuất phát từ những quy luật khách quan.V.I.Lenin,coi khái niệm “nguyên tắc” ngang hàng với khái niệm “ quy luật” . Người giải thích : “ quy luật là cái vững bền được bảo tồn trong hiện tượng”. Những nguyên tắc mang tính chân lý được hình thành từ hoạt động tực tiễn và được kiểm nghiệm thì luôn vững bền. Vì thế,hoạt động thực tiễn là cơ sở khoa học cho những chuẩn mực tồn tại trong những nguyên tắc truyền thông cũng như hoạt động báo chí.
Hệ thống các nguyên tắc truyền thông cũng như báo chí gồm: Tính khuynh hướng, tính Đảng, tính nhân dân, tính nhân văn, tính chân thực và khách quan, ý thức dân tộc và tính quốc tế. Tất cả những nguyên tắc đó tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ của một hệ thống phù hợp với sự phát triển của truyền thông cũng như báo chí. Tuy nhiên vì truyền thông – báo chí là công cụ đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng lao động, vì tự do dân chủ và tiến bộ xã hội thì tính Đảng vẫn giữ vị trí hàng đầu của truyền thông – báo chí. Nhưng trong điều kiện mới chính nguyên tắc này cũng đang nhận thức lại một cách đúng bản chất, phù hợp với tình hình và hoàn cảnh thực tế.
- Nguyên tắc về tính khuynh hướng của truyền thông
Trong hoạt động thực tiễn, Truyền thông luôn bộc lộ rõ tính khuynh hướng Trong xã hội có giai cấp, thường sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí làm công cụ đấu tranh giai cấp. Không có một giai cấp thống trị nào không nắm lấy bộ máy thông tin, tuyên truyền để góp phần củng cố chế độ và điều hành xã hội.
Người đặt nền móng xã hội cho tính khuynh hướng của truyền thông cũng như báo chí là C.Mac và Ph.ănghen. Xuất phát từ sự nghiên cứu phân chia giai cấp trong xã hội hai ông đã đi đến kết luận :“ Khi xã hội bị phân chia giai cấp thành các nhóm xã hội có quyền lợi khác nhau, thậm chí đối kháng nhau thì con người bao giờ cũng đứng về một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc, hoặc một nhóm xã hội nhất định. Truyền thông cũng như báo chí là hoạt động ý thức con người, vì thế không thể mang những khuynh hướng chính trị khác nhau”.
Chủ Tịch, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng của mình đã đem hết tài năng, nghị lực, trí thông minh, mọi vũ khí để phục vụ mục tiêucách mạng đã xác định. Người sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí, phương tiện trong sự nghiệp đấu tranh của mình. Người luôn nhấn mạnh :“ Tất cả những người làm báo phải có lập trường vững chắc, chính trị phải làm chủ, cán bộ báo chí phải là chiến sĩ cách mạng.”
Trong quá trình viết báo, Người luôn xác định nguyên tắc hàng đầu: Người tuyên truyền luôn phải tự hỏi: “ Vì ai mà viết? Viết cho ai? Viết làm gi? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”.
Nghề báo là một nghề cũng như một nghiệp. Mỗi nhà báo phải sớm ý thức về công việc, phải sớm xác định khuynh hướng như Hồ Chủ tịch đã dậy.
Khuynh hướng chính trị, đạo đức, xã hội, dân tộc, thẩm mỹ...tất cả phải hoà nhập, liên kết trong một cách nhìn, cách thẩm định của nhà báo trong thái độ và tâm huyết và phân tích, phản ánh, tất cả đều bộc lộ trong trang viết. GS.Hà Minh Đức nhận xét: “khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức khuynh hướng thể hiện thái độ không trung lập, trung hoà trước một hiện tượng .Khuynh hướng biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của tác giả trước một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội, một sự kiện hay một nhân vật ...khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời cổ đại, trung đại và thời kì hiện đại khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ qua trang viết ý thức, tâm huyết của mình ”. Ví dụ: “Cuộc đời viết báo của Hồ Chí Minh là một minh chứng cho điều đó: tất cả bài báo của Bác đều tập trung vào một chủ đề chống Đế quốc thực dân,chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
VD: trong suốt 40 năm làm báo, khi thì ở Trung quốc, Miến Điện, Việt Nam, khi thì ở Lào... Nhà báo nổi tiếng Uyn-phrơt Bơcset đã bộc lộ khuynh hướng chính trị của mình là ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân đế quốc và bành trướng.
Như vậy, khuynh hướng là cách nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan, nó phải được biến thành mục đích, dũng khí, phương tiện phản ánh của người cầm bút. Trong xã hội chủ nghĩa, mỗi nhà báo với tư cách là chủ thể sáng tạo, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và đồng nghiệp về tác phẩm của mình.
Trong nền báo chí Việt Nam, khuynh hướng chính trị bộc lộ rõ ở một số nhà văn nhà báo tên tuổi như: Nguyễn An Ninh, Ngô Tất Tố, Hải Triều, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thép Mới... Khuynh hướng không chỉ bộc lộ ở cá nhân mà còn bộc lộ ở các tờ báo. Mỗi cơ quan báo chí đều có một khuynh hướng chính trị khác nhau nhất định.VD:“trước sự kiện chiến tranh Afganixtan, để có sức tuyên truyền cho chiến dịch chống khủng bố do chính phủ Mỹ phát động, báo chí Mỹ liên tục đưa những thông tin có lợi về phía Mỹ về việc truy quét lực lượng Alqueda, trong khi phớt lờ không hề đưa tin về thường dân Afganixtan bị thiệt mạng, trong khi đó báo chí tiến bộ của nhiều nước lại lên tiếng phản đối chính sách xâm lược của Mỹ và các nước đồng minh và đưa tin về thiệt hại của những người dân vô tội.”
Khuynh hướng chính trị quan trọng nhất, lớn nhất mà báo chí nước ta vung ngòi bút phục vụ là lập trường của giai cấp vô sản “ Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng” (Hồ Chí Minh).
Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh những cây bút báo chí có sức hấp hẫn chính là những nhà báo có tâm huyết, kiên quyết đấu tranh cho một khuynh hướng báo chí nhất định với vốn tri thức rộng lớn và tài năng sáng tạo độc đáo.
Như vậy tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, không thể phủ nhận cuả hoạt động báo chí, khuynh hướng có thể hình thành tự nhiên, tác động đếnhoạt động báo chí một cách khách quan ngoài ý muốn của nhà báo. Khuynh hướng cũng có thể hình thành một cách khách quan và tính khuynh hướng khi đất nước phát triển sẽ trở thàng tính Đảng. GS.Hà Minh Đức nhận xét : “Trong các hoạt động văn hoá văn nghệ của xã hội báo chí bộc lộ rõ nhất là tính khuynh hướng.”
- Nguyên tắc về Tính Đảng của truyền thông :
Ph.Anghen yêu cầu khuynh hướng trong báo chí cách mạng phải vươn tới tính Đảng, tới quan điểm công khai và để bảo vệ lợi ích của Đảng trước sự tấn công của kẻ thù. Ông viết : “ Phải tiến hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và bảo vệ những lợi ích của Đảng, bác bỏ và đánh bại các luận điệu huênh hoang của Đảng đối địch.”
Cơ sở đầu tiên trong các nguyên tắc báo chí cách mạng là nguyên tắc chính Đảng . Tính Đảng của báo chí cách mạng có thể được hiểu như sau: báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền tổ chức, thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tính Đảng của báo chí cách mạng vừa là đồng hành,vừa là kết quả của đấu tranh giai cấp. Chính cuộc đấu tranh đó đòi hỏi báo chí cách mạng phải có tính Đảng nghiêm ngặt. Tính Đảng là một yêu cầu đặt ra, là quá trình, trong đó khuynh hướng giai cấp của báo chí chín muồi, phát triển đến trình độ tự giác.
Trong nền báo chí Việt Nam, Đảng ta luôn luôn đòi hỏi các nhà báo đứng trên lập trường giai cấp công nhân phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Tính Đảng được xem xét trên các khía cạnh sau:
Về mặt xã hội : tính Đảng quy định các mặt hoạt động của báo chí trong toàn bộ quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình: nhà báo nhìn nhận đánh giá các sự kiện theo quan điểm đường lối của Đảng. Điều đó không hạn chế khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển chính kiến của người là báo. Nói cách khác, đường lối, quan điểm của Đảng là căn cứ xuất phát để nhà báo thấy rõ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân to lớn của mình trong quá trình thông tin và lý giải những vấ đề do cuộc sống đặt ra. Tính Đảng không chỉ thể hiện trong mỗi cá nhân người là báo mà còn ở mỗi tờ báo. VD: “Mỗi cơ quan báo chí phải hoạt động dưới một tôn chỉ nhất định do Đảng và nhà nước đặt ra để hoàn thành nhiệm vụ là diễn đàn của Đảng và nhân dân. Cũng như vậy mỗi nhà báo khi bước vào nghề phải tự xác định cho mình một khuynh hướng chính trị nhất định phục vụ Đảng và nhân dân “là nguyươì tuyên truyền cổ động, tổ chức tập thể”
Về mặt tổ chức : tính Đảng đòi hỏi báo chí phải hoạt động theo đúng luật pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tức là phải theo nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích do nhà nước quy đinh. Quan niệm báo chí là “cơ quan quyền lực thứ tư” của Đảng sau hành pháp và luật pháp. Quyền lực của báo chí thể hiện ở chỗ: báo chí là hạt nhân tạo ra dư luận xã hội rộng rãi, giáo dục mọi người sống là theo hiến pháp vá pháp luật, kiên quyết đấu tranh để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh góp phần hoàn thiện luật pháp và xây dựng hệ thống đó để phục vụ mọi hoạt động xã hội. VD: để các cơ quan báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng hoạt động theo tôn chỉ mục đích của mình thì nhà nước phải ban hành luật báo chí (như luật báo chí sửa đỏi bổ sung năm 1999) dể từ đó báo chí thực hiện được chức năg và quyền lực của mình với chế độ.
Về mặt tư tương tinh thần: Tính Đảng đòi hỏi báo chí phải tham gia tích cực việc tuyên truyền phổ biến và hình thành dòng tư tưởng chủ lưu tích cực và tiến bộ xã hội. Nền tảng khoa học của dòng tư tưởng đó là học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách là vũ khí sắc bén, bằng những lợi thế và những đặc trưng nghề nghiệp của mình, báp chí là một kênh hết sức quan trọng trong toàn bộ các kênh của cồn tác tư tưởng. Mặt khác, Báo chí ảnh hưởng đến việc tổ chức và chỉ dạo hành động cách mạng của quần chúng nhân dân, góp phần đổi mơí tư duy, đôỉ mới tư tưởng, phát triển nhận thức trong quần chúng, tạo sự thống nhất đối với đường lối của Đảng và nhà nước. VD: “ Bất kì một lực lượng cầm quyền nào đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị trong cuộc sống. Báo chí không chỉ phản ánh cuộc sống của quần chúng tới Đảng và nàh nước mà còn phổ biến, tuyên truyền, giải thích đánh giá và bổ sung sửa chữa những đường lối chính sách của Đảng để hướng dẫn dư luân đúng đắn, duy trì ổn định xã hội.”
- Nghuyên tắc về tính chân thật - khách quan của truyền thông
Tính chân thật và khách quan là bản chất của báo chí cách mạng. V.I.Lênin đã tổng kết ngắn gọn về sự cần thiết của nguyên tắc này trong câu nói nổi tiếng: “Sự thật là sức mạnh của báo chí chúng ta”. Trong thực tế, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem lại cho công chúng. Một tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình hay hãng thông tấn nếu đưa tin sai thì sau đó có đính chính thế nào thì cũng tự hạ thấp vị trí của mình trong lòng công chúng. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, uy tín, danh dự của mình mà còn gây tổn hại rất lớn cho xã hội và vi phạm luật báo chí.
Mặt khác, khách quan và chân thật là những khái niệm tương đối không thể định lượng, kiểm tra một cách tuyệt đối. Trong nhiều trường hợp cụ thể nó phụ vào khuynh hướng chính trị của nhà báo có nghĩa là tính Đảng với tư cách là khuynh hướng phát triển ở trình độ cao của báo chí cách mạng không hề đối lập và mâu thuẫn với tính khách quan chân thật.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta yêu cầu báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực đồnh thời cũng phát hiện và tuyên truyền cổ động cho các nhân tố mới các mô hình và điển hình tiên tiến. Báo chí thực hiện vai trò là cầu nối hai chiều giữa Đảng và nhân dân. Điều đó hoàn tàn phù hợp với chức năng và nguyên tắc của tính chân thực khách quan của báo chí. Mặt khác, báo chí chân thực không chỉ phản ánh đúng từng sự việc cụ thể trong từng góc độ và thời điểm mà quan trọng hơn hết là vạch ra được bản chất của nó.
Khách quan và chân thật là đặc điểm, đặc trưng là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Nó đạt đến mức độ nào, trình độ nào, bị bóp méo, xuyên tạc, tô hồng... là tuỳ thuộc vào nguyên nhân khách quan và chủ quan muốn vươn tới nguyên tắc khách quan và chân thật thì người làm báo phải hết sức dũng cảm, chấp nhận những thử thách và thậm chí là hi sinh. Bất cứ lúc nào và ở đâu nhân dân ta cũng đòi hỏi thông tin phải chính xác và phẩm chất hàng đầu của nhà báo là lòng trung thực và thái độ không khoan nhượng. Nhà báo Bơset đã nói“không được đẻ cho mình bị cột chặt vào tình cảm ,tư tưởng bị yêu cầu viết trái với lương tâm và vốn hiểu biết của mình”.
Không khoan nhượng với kẻ thù, mọi trở lực ngăn cản và mọi biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống. Đó là một đòi hỏi khắt khe của người làm báo về trách nhiệm với trang viết của mình. Tô hồng họăc bôi đen đều là sai sự thật. Lòng trung thực,thái độ không khoan nhượng đòi hỏi nhà báo phải nhìn vào bản chất sự vật,hiện tượng để phản ánh khách quan ,trung thực. Boritpolevoi đã nói: “cuộc sống của chúng ta muôn màu muôn vẻ và vô cùng lí thú vì vậy không nhất thiết phải hư cấu, thêm thắt, tô vẽ làm gì”.
Nghuyên tắc của báo chí cách mạng là nói lên sự thật với tất cả bản chất của nó. Những sự việc càng lớn càng phải nói rõ, phân tích kĩ càng, đầy đủ. V.I.Lênin đã từng căn dặn: chúng ta cần thông tin đầy đủ và chân thực, mà sự thật không phụ thuộc vào việc nó pgải phục vụ cho ai. Đó là lương tâm nghề nghiệp của những người làm báo. Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: “làm cái nghề này thìo mắt phải sáng, lòng phải trong thì mới yêu nghề’’. Với tư cách là một người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, nhà báo phải thật chí công vô tư để bài viết được khách quan chân thật. Nhà báo không được “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, khen hay chê ai việc gì củng phải xuất phát từ lợi ích của cách mạng, nhân dân .
Viết baó mà không có động cơ trong sáng, không xuát phát từ những mục đích trên thì dù “ mắt có đeo mười cái kính hiển vi ” đi chăng nữa vẫn không thấy sự thật .Không nên viết báo theo kiểu “trả ơn ” hay “trả thù ” hay đơn đặt hàng như vậy tác phẩm sẽ giống như “cỗ đã bày sẵn”. Hoặc viết theo mệnh lệnh trái với mục đích đẻ thực hiện một ý đồ nào đó thì tác phẩm sẽ bị bóp méo hoàn toàn sai sự thật.
Yếu tố nói rõ sự thật được thể hiện ở hai mặt, một là: nói rõ sự thật sau khi việc được đáng giá đúng tức là mặt bản chất của sự thật, hai là: nói rõ sự thật trên kênh truyền thông đại chúng, tác động mạnh mẽ vào dư luận góp phần xây dựng dư luận lành mạnh. Hồ Chủ Tịch đã nói: các cơ quan truyền thông đại chúng vừa phải hiểu rõ nghuyện vọng của nhân dân để phục vụ tốt và phản ánh với đảng vừa có trách nhiệm tạo được những dư luận đúng đắn hỗ trợ việc làm chủ của nhân dân.Ví dụ: “trước hiện tượng đoạn đường cây bị bóc vỏ thảm hại thì bản chất của nó được xét trên rât̀ nhiều khía cạnh như:mở rộng quốc lộ nên cho dân sử dụng làm chất đốt hoặc là ý thúc vô trách nhiệm của nhân dân cố ý phá hoại môi trường. Nhưng có một nhà báo người nước ngoài lại co lối suy luận sai bản chất sự việc đi đến kết luận:nhân dân đói phải ăn vỏ cây”.
Để đảm bảo tính khách quan, chân thực của báo chí, người làm báo phải hi sinh, chịu đựng, phải thực sự dũng cảm, nhiều khi phải chịu sự hi sinh, trả thù , trả giá đắt, bị thành kiến...Nhưng lòng dũng cảm, đức hi sinh đó giúp nhà báo vượt qua mọi khó khăn, cản trở để giữ vững phẩm chất trung thực của người làm báo luôn chiến đấu bảo vệ chân lí. Nhà báo bậc thầy U.BơcSet tâm sự: “trong bao nhiêu năm và ở bao nhiêu đất nước tôi đã có một giới bạn đọc mua báo không phải vì nhưng tranh biếm hoạ, mà vì sự thật của các vấn đề thiết yếu ảnh hưởng đến đời sống và lương tâm của họ .Bằng cách giữ cho đôi mắt và đôi tai được mở rộng .Trong 40 năm làm tin tức của tôi về những nơi nóng bỏng nhất thế giới ,toi ngày càng ý thức về trách nhiệm của mình với bạn đọc ,trên cơ sở lòng tin vĩ đại vào những con người bình thường , vào thái độ cư sử lành mạnh và tao nhã của họ có được những sự thật của tình hình ”.
Tính chân thực khách quan không chỉ là sinh mệnh của nền báo chí cách mạng, mà còn là nội dung cơ bản ,cốt lõi của tính công khai.Người cầm bút cần tôn trọng sự thật.Đó là thước đo,là lửa thử vàng đối với mỗi nhà báo chân chính.Giữ vưng lòng trung thực với nhân dân,với đảng trong mỗi bài viết,trên mỗi tấm ảnh đăng của chính mình cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan trung thực của báo chí.Có như vậy,báo chí mới gây được niềm tin và uy tín trong lòng công chúng.
- Nguyên tắc về tính nhân dân và dân chủ của truyền thông
Dưới góc độ khoa học,thuật ngữ báo chí được hiểu là sự tổng hợp về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng: báo in, phát thanh, truyền hình...Thuật ngữ Đại Chúng, dù không đầy đủ nhưng đả phần nào nói lên tính Nhân Dân và bản chất Dân Chủ của hoạt đông báo chí.
Khái niệm tính nhân dân của báo chí thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp nhân dân,nhất là nhân dân lao động-người sáng tạo chân chính của lịch sử.
Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin và giao tiếp của con người.Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt động của con người. Quần chúng đông đảo còn là người thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm báo chí. Tính chất đại chúng, tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí:
Biểu hiện thứ nhất : được khẳng định bằng sự thật khách quan có tính qui luật, tính nhân dân cuả báo chí là nó phản ánh và đánh giá các sự kiện của đời sống từ lập trường của nhân dân , đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân ,đề cao trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân và sự tiến bộ xã hội . Một nền báo chí một tác phẩm báo chí có tính nhân dân khi đề cập phản ánh sự kiện hiện tượng có ý nghĩa đối với nhân dân cần phải giải thích theo quan điểm tiến bộ của nhân dân phù hợp với những tư tưởng với những tư tưởng của thời đại .Báo chí nước ta là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân. Do vậy tính nhân dân không hề mâu thuẫn với tính đảng.
Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực , C.Mac nhận định: “báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và sự lo lắng ,tình yêu, lòng căm thù ,niềm vui ,nỗi buồn của họ.”
Quan điểm báo chí là tiếng nói của đảng, của nhà nước của các tổ chức xã hội để từ đó báo chí là diễn đàn của nhân dân, lấy dân làm gốc, “để dân biết dân làm, dân kiểm tra” là hoàn toàn phù hợp với thực tế, với quan điểm của lịch sử. Trong thực tế, sự gặp nhau giữa “ý đảng lòng dân” đã tạo thành sức mạnh vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Đã có nhiều tác phẩm báo chi có ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Biểu hiện thứ hai : là sự tham gia tích cực và đông đảo của nhân dân vào các hoạt động báo chí. V.I.LêNin từng nói: “cơ quan báo sẽ sinh động , đầy sinh lực, khi nào cứ năm nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách báo thì lại có năm trăm và năm nghìn nhân viên công tác không phải là nhà văn”.
Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ của người dân phát biểu tâm tư , tình cảm, nghuyện vọng của mình, trực tiếp tham gia vào thực hiện quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố tích cực, phê phán những những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Để tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phát triển báo chí cần biết dựa vào lực lượng cộng tác viên gồm các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, chính trị, học sinh, sinh viên và đông đảo quần chúng nhân dân lao động .Mở rộng được điều này báo chí đã thu được chất sám của toàn xã hội, tăng thêm sự uy tín của báo chí trong nhân dân thông qua các mục, các chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng,Ví dụ: “Diễn đàn” , “Điều tra qua thư bạn đọc” , “Bạn đọc viết”, “Ý kiến bạn đọc”, “ Hộp thư truyền hình”, “ Trả lời bạn xem truyền hình”...Chính sự ra đời của các chuyên mục này đã trở thành cầu nốgiữa truyền thông và đại chúng. Làm được như vậy nó khắc phục được tình trạng “thông tin một chiều”, từ trên rót xuống và mở rộng tính quần chúng của báo chí “giải thích và giải đáp sâu sắc và nóng bỏng những vấn đề của sống một cách nhanh nhất, sinh động nhất, khách quan nhất, và rộng rãi nhất” chính là tinh thân mà Nghị quyết của Đảng đề ra cho mỗi cơ quan báo chí và các nhà báo.
Biểu hiện thứ ba: là ở nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm báo chí phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và trình độ thẩm mĩ lành mạnh của công chúng, Một tác phẩm báo chí khi đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm, nhưnng nghệ thuật biểu hiện yếu kém, ngôn ngữ xa rời lời nói, cách nghĩ, của công chúng thì không thể đem lại kết quả cao .Lê nin chỉ ra rằng: “sự đơn giản dễ hiểu và phổ cập, nội dung sinh động của tư liệu sẽ đảm bảo nhưng tư tưởng của báo chí đi sâu vào lòng người thuộc tất cả các tầng lớp nhân dân.”
Do vậy cái quan trọng nhất của người làm báo là phải biết nói đơn giản, biết lọc đi những khuôn sáo thuật ngữ cứng nhắc, những khẩu hiệu rỗng tuyếch và xa lạ, những từ ngữ nước ngoài khó hiểu với quần chúng.
Để đảm bảo tính nhân dân của nền báo chí cách mạng, Hồ Chủ tịch đã có lần nhắc nhở: “ báo chí không phải để cho số ít người xem mà để phục vụ nhân dân ...cho nên phải có tính chất quần chúng ”. Người còn khuyên các nhà báo viết xong nên đọc cho những người bình thường nghe nếu họ không thích, không hiểu thì phải viết lại .Có như vậy mới mong đem lại những tác phẩm báo chí đạt hiệu quả cao đến với quần chúng, thực hiện nhiệm vụ là diễn đàn của nhân dân.
- Nghuyên tắc về tính dân tộc và tính quốc tế của truyền thông
Ý thức dân tộc của báo chí là một nghuyên tắc không thể thiếu trong hoạt động báo chí. Ý thức dân tộc về bản chất và ý nghĩa giống với chủ nghĩa yêu nước , đó là thái độ trân trọng, là tình cảm cao quí của con người với dân tộc , cội nguồn, với quê hương, đất nước.Nhưng chủ nghĩa yêu nước là khái niệm hẹp hơn và là đỉnh cao sự kết tinh của ý thức dân tộc . Chủ nghĩa yêu nước là nguồn gốc của mọi cảm hứng sáng tạo cho con người làm báo và cho hoạt động báo chí .Ý thức dân tộc la cơ sở nhận thức – tinh thần cho mọi hoạt động báo chí . Đó cũng là nghuyên tắc tính dân tộc của báo chí.
Trong xã hội có giai cấp, con người không thể đứng về một giai cấp nào, một nhóm xã hội nào, một dân tộc nào .Nhà báo với tư cách là thành viên của dân tộc được nuôi dưỡng bằng văn hoá vật chất và tinh thần ...của dân tộ đó. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp nhà báo huy động toàn bộ những năng lực và phẩm chất của mình để sáng tạo ra tác phẩm báo chí . Muốn có những tác phẩm báo chí có giá trị phục vụ sự nghiệp cách mạng thì nhà báo luôn nuôi dưỡng được ý thức dân tộc . Biểu hiện ý thức dân tộc của nhà báo còn ảnh hưởng tới ngôn ngữ, phong cách, và khả năng lựa chọn loại hình báo chí .Như vậy, ý thức dân tộc là phẩm chất đạo đức cao nhất, là phẩm chất tinh thần thiêng liêng đối vơí mỗi thành viên dân tộc.
Bất kì một nền báo chí tiến bộ nào, trong khi tiếp thu nhưng kinh nghiêm và tinh hoa báo chí nhân loại muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn tới bản sắc dân tộc đậm đà. Nhiều nước trên thế giới dều lấy tờ báo đầu tiên xuất bản bằng ngôn ngữ dân tộc để làm mốc đánh gí sự xuất hiện của báo chí nước đó. Ở Việt nam cũng vậy, lấy tờ “Gia Định Báo” - viết bằng chữ quốc ngữ, là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Tính dân tộc của báo chí không chỉ quyết định những vấn đề nội dung,bản sắc, phong tục tập quán ...mà còn để lại dấu ấn tiếp ngay trên hình thức và phương thức báo chí.
Thể hiện bản sắc dân tộc qua cả nội dung và hình thứckhông chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan báo chí và những người làm báo.Một nền báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc khi nó trực tiếp tham gia phản ánh và giải quyết toàn bộ những vấn đề hệ trọng , bức xúc nhất của dân tộc . Ra đời trong bão táp của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ,ngot một thế kỉ qua chủ đề xuyên suốt của báo chí Việt Nam là giải phóng dân tộc , vì độc ơlập ,tự do vì chủ nghĩa xã hội . Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay , chủ đề lớn và bao trùm của nền báo chí nước ta là : ủng hộ công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước , vì mục tiêu đân giàu ,nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh, phấn đấu cho một nước Việt Nam tươi sáng, giàu mạnh.
Báo chí thấm nhuần ý thức dân tộc và là nền báo chí góp phần đắc lực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc . Nhấn mạnh ý thức dân tộc, khẳng định nhiệm vụ của báo chí tham gia vào quá trình đó một cách tích cực và có ý thức không có nghĩa là chúng ta cổ vũ cho thứ báo chí sô vanh, dân tộc hẹp hòi, một thứ báo chí quay lưng lai với giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hoá của của mình, mỗi người làm báo, mỗi cơ quan báo chí cần biết phát triển văn hoá dân tộc mình và góp phần vào làm cho kho tàng văn hoá nhân loại thêm phong phú. Ở nước ta, trước đây chúng ta thực hiện phương châm: “khoa học - dân tộc - đại chúng”. Phương châm không chỉ phù hợp với hoạt động văn hoá - nghệ thuật mà còn trực tiếp chỉ đạo sự hình thành của báo chí cách mạng, tạo ra cho nó một ý thức dân tộc thường trực và góp phần tạo nên sự hấp dẫn của báo chí. Kế thừa và phát huy truyền thống đó trong cơ chế thị trường hiện nay báo chí nuớc ta đang phấn đấu theo khuynh hướng: “đân tộc - khoa học - hiện đại – nhân văn ” nhằm tự đổi mới mình đồng thời tham gia tích cực đấu tranh bảo vệ giữ gìn nền văn hoá dân tộc chống lại mặt trái của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai.
Ý thức dân tộc gắn liền với tính quốc tế của hoạt động báo chí . Chúng ta coi ý thức dân tộc và tính quốc tế là một nghuyên tắc trong hoạt động truyền thông đại chúng . Tính quốc tế chân chính của báo chí cách mạng thể hiện trước hết trong nghuyên tắc tính đảng, nghuyên tắc của giai cấp công nhân , giai cấp có nhu cầu đoàn kết quốc tế và trên thực tế đã đoàn kết chặt chẽ trong cuộc đấu tranh giải phóng mình.
Tính quốc tế vốn thể hiện ở tính đoàn kết và hợp tác quốc tế trong hoạt động báo chí còn được quy định bởi nhu cầu mở rộng thông tin của đông đảo quần chúng , bởi phạm vi và tính chất nghề nghiệp của bản thân nhà báo đặc biệt là xu thế quốc tế hoá mọi hoạt động của nhân loại . Như vậy , sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thông tin báo chí văn hoá giữa các quốc gia cần thiết có lợi cho mỗi dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển cuả thời đại .Tính quốc tế của báo chí còn thể hiện ở chỗ báo chí bày tỏ thái độ ủng hộ các phong trào đấu tranh vì hoà bình , độc lập , tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới . Ví dụ : trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh , người luôn bày tỏ thái độ , lập trường của dân tộc Việt Nam ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới trên báo chí chông laị bè lũ thực dân đế quốc đấu tranh vì hoà bình văn minh.
Tóm lại, trên cơ sở những nghuyên tắc đó, hoạt động báo chí của nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai là hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng và nhà nước Việt nam .Những người làm báo không chỉ có trách nhiệm với những chính sách đó mà còn chủ động mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp các nước trên thế giới để tiếp nhận thông tin, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới trang thiêt bị ...để hoà nhập nền báo chí nước ta với nền báo chí thế giới.
Bản sắc dân tộc của nền báo chí nước ta dựa trên các nghuyên tắc đã nêu trên chung có mối quan hệ hữu cơ kết hợp một cách hoà hợp giữa ý thức dân tộc và tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân không chỉ góp phần bảo vệ nền văn hoá dân tộc bảo vệ thuần phong mĩ tục Việt Nam mà còn tiếp tục đưa nền báo chí nước ta ngang tầm thời đại.
PHẦN 3. HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH
TRUYỀN THÔNG
Thuật ngữ hiệu quả tiếng la tinh là: effectus để chỉ hành động , kết quả của hành động và uffuvus chỉ năng suất, hiệu quả, tác dụng ...Theo từ điển Oxford, effect có nghĩa là kết quả, hiệu lực.
Hiệu quả là năng suất hay kết quả cuối cùng của một hoạt động nào đó trong đời sống xã hội. Đây là phạm trù khoa học đồng thời cũng là mục đích của con người phải tính đến trong bất cứ hoạt động nào đó của mình. C.Mac chỉ rõ: “ con nhện làm những động tác giống như động tác của của người thợ dệt ... con ong còn làm cho nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay phải phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất và con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng sá , nhà kiến trúc đã xây dựng trong bộ óc của mình rồi ”. Như vậy, chỉ có hoạt động của con người mới làm cho vật thể tự nhiên thành đối tượng lao động và tư liệu lao động .Con người hoạt động có mục đích tất phải tính đến hiệu quả của nó.
Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và mục đích của con người. Bởi vậy, cũng phải tính đến hiệu quả của nó. Chúng ta biết, hoạt động báo chí là hoạt động chính trị xã hội và dù ở bất cứ chế độ xã hội nào thì báo chí vẫn là công cụ của một giai cấp nhất định.Từ đó có thể hiểu hiệu quả báo chí như sau : “việc vận dụng các quy luật, nghuyên tắc, quy luật, hình thức, phương thức hoạt động báo chí giúp nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, của mình nhằm đạt mục đích thì được gọi là hiệu quả báo chí”.
Trong thời đại phát triển khoa học và công nghệ, trình độ dân trí không ngừng được nâng cao tính tự giác và chủ động của công chúng trong việc tiếp nhận thông tin khiến cho báo chí càng có vai trò to lớn. Chính vì vậy mà hiệu quả báo chí luôn được đặt lên hàng đầu.
Nhìn tổng thể , hiệu quả báo chí cũng có những biểu hiện nhất định như khả năng tác động vào nhận thức cũng như hành vi ứng sử của con người , tác động váo ý thức xã hội , vào hành động thực tế .C.Mac nhận định : “đến một lúc nào đó, sức mạnh tinh thần sẽ biến thành sức mạnh vật chất ”.Hiệu quả báo chí khi được phát huy sẽ trở thành sức mạnh to lớn góp phần hình thành dư luận xẫ hội biến nhận thức thành hành động theo chiều hướng tích cực để góp phần cải tạo, xây dựng xã hội tôt đẹp.
- Yêu cầu về hiệu quả của quá trình truyền thông
Báo chí là lĩnh vực hoạt động của truyền thông đại chúng và là lĩnh chủ yếu nhất. Theo quan điểm của báo chí cách mạng hoạt đọng báo chí là hình thức hoạt động mang nhiều nét đặc thù .Hiệu quả của hoạt động báo chí được đánh giá trên mức độ báo chí thực hiện các nhiệm vụ , chức năng của mình như thế nào. Xét về tổng thể những yêu cầu về nội dung và hình thức để báo chí Việt Nam hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiên nay là:
Về mặt nội dung: góp phần thực hiện công tác tư tưởng theo đường lối của đảng và nhà nước. Nội dung thông tin phải theo hai chiều từ Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội đến với nhân dân và chiều từ nhân dân đến Đảng và nhà nước.
Các sự kiện, hiện tượng, quá trình ...mà báo chí thông tin đến với công chúng phải thực sự trở thành thông tin cần thiết, có chọn lọc qua đó hướng dẫn dư luận thúc đẩy hành động cách mạng của quần chúng đáp ứng nhu cầu của đảng và nhà nước trong từng giai đoạn củ thể.
Báo chí góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi đối tượng tiếp nhận bằng cách thực hiện tốt những nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kì. Góp phần giáo dục ý thức xã hội , quan điểm cách mạng theo tinh thần đổi mới của đảng , nâng cao tính tự giác tích cực trong việc xay dựng và cải tạo xã hội . Đồng thời đẩy lùi hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội ...đấu tranh chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Muốn báo chí hoạt động hiệu quả thì trước hết báo chí phải làm cho nhân dân thế giới hiểu biết về Việt Nam và ngược lại , thúc đẩy quá trình quốc tế hoá hợp tác theo xu hướng độc lập dân tộc , dân chủ , hoà bình xã hội ...
Về mặt hình thức: Muốn báo chí hoạt động hiệu quả thì trước hết các tờ báo tạp chí ,chương trình phát thanh, truyền hình phải hấp đẫn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ tác động tình cảm và tư tưởng đến đối tượng. Tác phẩm báo chí phải được trình bày thuyết phục làm cho quần chúng hứng thú và khơi gợi cho họ những suy nghĩ tích cực và thúc đẩy hành động đúng đắn. Muốn hình thức thoả mãn nhu cầu thì phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Khuôn khổ tờ báo, tạp chí, tính định kì phải có tính ổn định tương đối . Báo ra khuôn khổ nào, số trang bao nhiêu, thời lượng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào điều kiện phát hành, ấn loát và phát sóng, thị hiếu của công chúng tiếp nhận. Nhưng mỗi cơ quan truyền thông đại chúng cần tạo cho mình một phong cách riêng một bản sắc khu biệt với các cơ quan báo chí khác.Ví dụ: ở Việt Nam có 500 cơ quan báo chí xuất bản 650 ấn phẩm khác loại thì mỗi cơ quan báo chí hoạt động theo một hình thức tổ chức khác nhau, và mỗi tờ báo có một hình thức khác nhau như báo Lao Động có hình thức, tổ chức khác tờ Nhân
Dân, hay tờ Tuổi Trẻ ...và mỗi tờ báo có định kì khác nhau, có báo ra hàng ngày, có báo ra tuần, ra tháng...
Yếu tố hình thức bên ngoài như trình bày báo, kết cấu, sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, là những yếu tố, điều kiện để tạo ra bản sắc và tính hấp dẫn của tờ báo, truyền hình, truyền thanh.Đồng thời việc sử dụng yếu tố đồ họa :tranh, ảnh,lồng tiếng...tạo thêm sức hấp dẫn cho báo chí. Mặt khác sử dụng chiều chuyên mục sẽ làm phong phú cho báo chí.
- Những yếu tố tạo ra hiệu quả báo chí
Các yếu tố tạo ra hiệu quả của báo chí trước hết phù hợp với nội dung, hình thức và các phương thức hoạt động báo chí . Nhưng để báo chí hoạt động có hiệu quả thì cũng đòi hỏi tiền đề đường lối của Đảng và nhà nước phải đúng . Báo chí phải là hoạt động hai chiều “ là tai mắt của Đảng và là diễn đàn của nhân dân”. Báo chí phải góp phần giúp Đảng và nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề còn bất cập trong xã hội, nhằm ổn định dư luận, phục vụ nhân dân thực hiện nhiệm vụ là nền báo chí của nhân dân. Ví dụ :thành công của hoạt động báo chí trong các phong trào mang tính xã hội hiện nay như “ Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “chiến dịch vì người nghèo”...đã gây được tác dụng lớn và ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội một cách sâu rộng trong nước cũng như ngoài nước theo chiều hướng tích cực.
Để báo chí hoạt động có hiệu quả thì ngoài yếu tố đường lối đúng đắn cần phải có yêú tố con người, đối tượng, phương tiện thích hợp.
Yếu tố chiến lược thông tin: để hoạt động báo chí có hiệu quả thì hoạt động chínhlà việc truyền thông đại chúng phải đi đúng hướng của mình như Nghị quyết lần thứ 5, khoá VIII đã đề ra: “thông tin đại chúng phát triển nhan về chất lượng và qui mô, nội dung và hình thức . Phát triển đi đôi với quản lí hệ thống truyền thông đại chúng...không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng, văn hoá. Khắc phục xu hướng thương mại hoá trong hoạt động báo chí” . Để đạt được kết quả đó vấn đề đặt ra là cần phải có một hành lang pháp lí chặt chẽ và với một kế hoạch tổng thể và đồng bộ trong công tác lãnh đạo và quản lí báo chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng là tiếng nói của Đảng- nhà nước đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Về yếu tố con người : là đội ngũ những người làm báo như phóng viên, cán bộ biên tập, cán bộ quản lí...có phẩm chất chính trị tốt, được đào tạo cơ bản, có trình độ lí luận, nghiệp vụ, kĩ năng, kĩ xảo, trung thành với Đảng và nhân dân. Muốn vậy, phải xây dựng tổ chức và cơ chế chỉ đạo thoát khỏi ảnh hưởng của lối quản lí hành chính, quan liêu nhằm khuyến khích những tài năng sáng tạo báo chí .
Về đối tượng phục vụ của báo chí: đặc biệt bao gồm các giai tầng khác nhau trong xã hội và có một trình độ cũng như nền tảng tư tưởng nhất định . Do vậy người làm báo phải nắm vững ngiệp vụ đưa những thông tin chính sác, đúng định hướng đến với công chúng. Ngày nay, sinh hoạt văn hoá và tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, tâm lí xã hội ngày càng thay đổi theo chiều hướng ngày càng phù hợp với quan hệ sản xuất theo cơ chế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên báo chí ngày càng có thêm cong chúng mới .Trong bối cảnh hiện nay, nếu báo chí không đáp ứng được nhu cầu thông tin cho công chúng thì tự nhiên họ sẽ tự tìm đến các nguồn thông tin khác . Nên nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác, bỏ trống trận địa thì ngay lập tức các nguồn thông tin khác sẽ tràn tới lấp vào khoảng trống ấy . Bởi vậy, nếu biết kết hợp một cách tổng thể các yếu tố trên sẽ góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động báo chí.
Về Yếu tố phương tiện vật chất, kĩ thuật : để đảm bảo tính hiệu quả của báo chí cần phải có những phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết cho hoạt động báo chí như máy móc, in ấn, điều kiện làm việc...đạt yêu cầu và mức độ nhất định để phục vụ sáng tạo nội dung tốt. Nếu cơ sở vật chất không tốt dẫn đến tình trạng tác phẩm báo chí kém chất lượng thậm chí không có hiệu quả . Ví dụ: một bài báo có nội dung tốt nhưng khi lên báo chất lượng in kém làm cho người đọc không thể tiếp nhận được thông tin , hoặc một chương trình truyền hình hay mà hình ảnh không tốt thí người xem không thể tiếp nhận được...Trên thực tế nội dung luôn đi với kĩ thuật, kĩ thuật tốt sẽ làm cho nội dung bộc lộ hết thế mạnh và ngược lại. Thực tiễn báo chí đã chứng minh rất rõ điều đó.
- Hiệu quả báo chí và quy luật tiếp nhậ thông tin
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ đang diễn ra đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ . Các phương tiện truyền thông đại chúng đã tận dụng công suất với mức độ cao nhất vẫn không đáp ứng kịp .Vì thế trên thế giới ngày nay xuất hiện các dịch vụ thông tin như các “ngân hàng tin”...Ở nước ta hiện nay chưa đạt đến mức “bung nổ ” thông tin nhưng lượng thông tin không phỉ là ít .Bởi vậy, một vấn đề tất yếu được đặt ra với hai quá trình thông tin và tiếp nhận thông tin là lựa chọn thông tin .
Để thông tin được đa dạng, phong phú báo chí phải giữ nghuyên tắc tính Đản, tính quần chúng, tính chân thật . Đây là yêu cầu khách quan mang tính nghuyên tắc của báo chí .
Việc lựa chọn thông tin đòi hỏi coi trọng hiệu quả của thông tin . Hiệu quả thông tin chẳng những phụ thuộc cách quyết định vào sự lựa chọn thông tin nhàm đảm bảo thông tin đa dạng nhiều chiều, chân thực, khách quan, mà còn phụ thuộc vào lượng thông tin đáp ứng nhu cầu tinh thần và hành động của đối tượng, tránh những thông tin vô bổ.
Lượng thông tin còn phù thuộc vào tính thời điểm của nó, trong thời đại ngày nay lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định tính kịp thời,nhanh nhậy, đúng lúc. Báo chí làm được những điều trên sẽ tăng giá trị thông tin .Lượng thông tin của báo chí thấp hay cao còn quyết định bởi tính chiến đấu và bình luận sắc sảo. Để tăng hiệu quả báo chí thì quan trọng khi thông tin “không được lẩn tráng những gì gay go”,V.I.LêNin đã từng đòi hỏi : “ một cơ quan ngôn luận xã hội chủ nghiã phải tiến hành bút chiến và không thể không tiến hành bút chiến.”
Tóm lại, hiệu quả báo chí là một thể thống nhất bao gồm nhiều bộ phận cấu thành có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau . Muốn nâng cao hiệu quả báo chíphải tăng cường sự liên kết giữa các bộ phận, các yếu tố, mặt khác nó còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của việc truyền thông tin , cách thể hiện thông tin . Vấn đề hiệu quả của hoạt động báo chí ngày càng được đặt ra như vấn đề quan trọng nhất vì nó góp phần phát huy tác dụng thực sự trong việc hưỡng dẫn dư luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng .
SÁCH THAM KHẢO
1. Tổng hợp bài giảng của thầy Dương Xuân Sơn và thầy Đinh Hường.
2. Cơ sở lí luận báo chí truyền thông – tác giả : Dương Xuân Sơn, Đinh
Văn Hường, Trần Quang.
3. Nghĩ về nghề báo – tác giả : Hữu Thọ .
4. Làm báo – lí thuyết và thực hành – tác giả : Trần Quang.
5. Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn – tác giả : Hà Minh Đức
6. Công việc của người viết báo – tác giả : Hữu Thọ.
DẪN NHẬP
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, truyền thông ra đời như một hiện tượng tất yếu của xã hội. Do nhu cầu của thông tin giao tiếp, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ ...tất cả góp phần chặt chẽ tạo thành tiền đề cho sự nảy sinh, vận động của hệ thống truyền thông đại chúng, đồng thời nó quy định tính chất, vai trò...của truyền thông với xã hội.
Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực. Mỗi loại truyền thông đại chúng ra đời đều phản ánh trình độ phát triển của thời đại. Sự tồn tại và phát triển đó cũng đã phần nào khẳng định ý nghĩa và vai trò to lớn của truyền thông trong việc giải quyết những vấn đề mà xã hội đang đặt ra với tư cách là “cơ quan quyền lực thứ tư ”.
Cũng chính vì nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông với sự phát triển của xã hội loài người nên từ khi ra đời cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ và đạt nhiều kết quả to lớn về quá trình truyền thông. Để đem đến một cái nhìn và cách tiếp cận thống nhất và sát thực cho con người về quá trình truyền thông, từ đó con người có thể sử dụng các phương tiện truyền thông với hoạt động chính trị - kinh tế -xã hội...một cách hiệu quả nhất.
Cũng chính vì truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin tạo ra sự liên kết trong xã hội nên quá trình này không phải diễn ra một cách thuần tuý, đơn giản mà trong một thời gian dài liên tục. Để quá trình truyền thông diễn ra ổn định, hiệu quả thì bên cạnh tuân theo mô hình hoạt động truyền thông nói chung còn phải tuân theo những quy tắc nhất định phù hợp với tưng chế độ chính trị khác nhau của mỗi quốc gia. Có như vậy thì quá trình truyền thông mới diễn ra hiệu quả thực hiện được chức năng của mình với xã hội.
Cũng theo tinh thần đó, trong phạm vi của bài tập này em đề cập đến một trong những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông. Đó là : nêu lên định nghĩa về truyền thông, nghuyên tắc hoạt động của truyền thông và cuối cùng là hiệu quả của quá trình truyền thông. Để hoàn thành bài tập này bên cạnh những hiểu biết ít ỏi của bản thân về truyền thông, em có tham khảo làm tư liệu cho bài các tài liệu thuộc chuyên môn về truyền thông như: bài giảng, sách giáo khoa chuyên nghành, và các tài liệu về truyền thông.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 76.doc