Tiểu luận Quan điểm của Ăngghen về sự vận động của vật chất: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, Giải thích
Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của nó, do đó trong sự tồn tại của vật chất tất yếu phải có sự đứng im. Tuy nhiên, đứng im chỉ là tương đối bởi; Đứng im chỉ xảy ra trong mối quan hệ với một hệ thống này, nhưng trên thực tế lại nằm trong trạng thái vận động của mối quan hệ với hệ thống khác. Đứng im chỉ là một trạng thái đặc thù của vận động trong cân bằng, trong sự ổn định tương đối, tức sự vận động vẫn còn trong giới hạn, trong sự bảo toàn cấu trúc và chất của sự vật. Trạng thái ấy cũng chỉ là tạm thời, nó chỉ xuất hiện trong một thời gian và không gian nhất định, sự vận động tuyệt đối sẽ làm cho sự vật biến đổi chuyển thành cái khác.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của Ăngghen về sự vận động của vật chất: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, Giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kể từ khi con người có nhận thức thì đã có xu hướng tìm hiểu về chính mình và thế giới xung quanh. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là quan điểm vận động và sự tồn tại của vật chất. Trong quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới vật chất cái tồn tại vĩnh cửu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. Để từ đó ta có thể thấy được triết học đã nghiên cứu hàng loạt những vấn đề chung nhưng vấn đề trọng tâm là những mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Đồng thời nó còn là một hình thái ý thức xã hội, một lĩnh vực trí tuệ và đặc thù của con người: đó chính là hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới. Theo các nhà triết học HyLạp cổ đại thì vật chất mang tính khái quát nhưng chỉ là khái quát bề ngoài của vật chất. Nhưng một số nhà triết học duy vật thời cận đại lại cho rằng nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ bé nhất không thể phân chia được nhưng vẫn tách rời một cách siêu hình. Cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhờ những phát minh khoa học mới con người mới được hiểu biết căn bản và sâu sắc hơn về nguyên tử. Để từ đó Đảng ta đã vận dụng những sáng tạo trong triết học Mác-Lênin vào thực tiễn sinh động ở Việt Nam, đã tạo ra vũ khí sắc bén cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Với bản thân là một sinh viên, ý thức được vật chất là chủ đề bao quát toàn bộ những vấn đề triết học. Để hiểu biết thêm về những vấn đề triết học và sự tồn tại của vật chất như thế nào, đó chính là lý do để em đi tìm hiểu và phân tích câu nói của Ăngghen:“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”. Với trình độ có hạn của mình em rất mong thầy, cô, bạn bè thông cảm và góp ý kiến để em hoàn thành bài tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn.
Nội dung
I. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó.
Phạm trù về vật chất được hiểu rất khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thực tiễn và nhận thức trong từng thời kỳ của lịch sử nhân loại.
Phạm trù về vật chất là một trong những phạm trù cơ bản. Để hiểu rõ về phạm trù vật chất chúng ta cần phải tìm hiểu quan điểm vật chất của Lê Nin với những quan điểm vật chất của những nhà triết học khác.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới cơ sở của mọi cái tồn tại là bản nguyện tinh thần nào đó. Đó có thể là “ý chí của thượng đế” là “ý niệm tuyệt đối” hoặc là những quan hệ có tính chất siêu nhân. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng tồn tại về thực chất là tồn tại tinh thần còn chủ nghĩa duy tâm tôn giáo cho rằng sự tồn tại thực chất là sự tồn tại của đấng siêu nhân, đấng tối cao như chúa trời, thượng đế.
Còn trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất cái tồn tại vĩnh cửu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
Thời cổ đại các nhà triết học Phương Đông cho rằng vật chất gồm năm yếu tố: Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ và trong Kinh dịch thì cho rằng thế giới được tạo nên bởi hai loại âm - dương. Các nhà triết học HyLạp cổ đại đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó tức là những vật thể hình hữu cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Talet cho rằng vật chất là nước, Anaximen cho rằng vật chất là không khí. Hêraclít cho rằng vật chất là Hoả còn ămpêđoclo thì cho rằng vật chất bao gồm bốn yếu tố đất, nước, lửa và không khí một cách khái quát hơn Anaximen thì cho rằng vật chất không thể nhận biết được bằng cảm giác với tên là “Apây rôn” cao hơn trong số các nhà triết học HyLạp Đêmôclit cho rằng vật chất là nguyên tử nhỏ nhất không thể chia được, không thể nhận thức được bằng cảm tính. Nói chung theo các nhà triết học HyLạp cổ đại vật chất mang tính khái quát nhưng là khái quát bề ngoài của vật chất.
Từ cuối thế kỷ thứ XVI và đặc biệt trong hai thế kỷ XVII - XVIII nền khoa học tự nhiên - thực nghiệm Châu Âu nhờ ứng dụng được những thành tựu về cơ học - toán học đã phát triển một cách mạnh mẽ. Lúc này khoa học đã có những phát hiện mới về quang, về điện, về điện từ. Thiên văn học đã giải thích được cấu tạo của hệ mặt trời. Động vật học và thực vật học đã nghiên cứu được đặc điểm của hàng trục nghìn dạng cơ thể sống, tuy vậy quan điểm siêu hình máy móc vẫn chi phối những hiểu biết của triết học về vật chất. Người ta giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử của vật thể theo đó thì các phần tử của vật thể trong quá trình vận động là bất biến cái thay đổi chỉ là trạng thái không gian và tập hợp của chúng. Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều bị quy giảm về sự phân biệt về lượng. Niềm tin vào chân lý cơ học, trong cơ học Niutơn đã khiến cho các nhà khoa học lúc đó đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc của vận động được coi là nằm ở bên ngoài của vật chất.
Kế thừa quan điểm nguyên từ luận cổ đại, các nhà triết học duy vật cổ đại vẫn tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất không thể phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu hình với vận động, không gian và thời gian. Các nhà tư tưởng thời cận đại vẫn chưa thấy được vận động là thuộc tính cố hữu của nguyên tử.
Phải đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên con người mới có được những hiểu biết căn bản hơn càng sâu sắc hơn về nguyên tử. Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia Rơnghen (còn gọi là tia X) được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, một trong những ứng dụng quan trọng là dùng để chữa bệnh ung thư nông (gần ngoài da) diệt vi khuẩn. Năm 1896 Béccơren phát hiện ra hiện tuợng phóng xạ. Năm 1902 hai vợ chồng nhà bác học Maricuiri người Ba Lan đã phát hiện ra chất phóng xạ cực mạnh. Vào năm 1905 thuyết tương đối của Anhxtanh ra đời. . . Những phát hiện này đã chứng minh rằng nguyên tử không phải là phần vật chất bất biến không thể phân chia được mà trái lại nó luôn chuyển động biến đổi. Quan niệm này đã làm đảo lộn quan điểm về vật chất trước kia, đã đẩy chủ nghĩa duy vật cũ vào cuộc khủng hoảng. Chủ nghĩa duy tâm học đã lợi dụng tình hình đó và tuyên bố vật chất đã biến mất đã tiêu tan nên khoa học tự nhiên cũng rơi vào khủng hoảng. Đúng lúc đó xuất phát từ yêu cầu phát triển khoa học của nhận thức nói chung Lênin đã chứng minh rằng: không phải vật chất tiêu tan biến mất mà thực ra là những giới hạn nhận thức của con người về thế giới vật chất đã bị phá vỡ. Do đó phải thay thế quan niệm cũ về vật chất bằng quan niệm mới đáp ứng nhu cầu về sự phát triển khoa học. Vì vậy định nghĩa về vật chất của Lê nin ra đời. Theo Lê nin:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ”
Phạm trù vật chất ở đây được hiểu là quan niệm triết học về vật chất, hơn nữa nó là một quan niệm triết học khoa học về vật chất dưới hình thức phạm trù phản ánh những thuộc tính căn bản phổ biến của vật chất. Đồng thời nó khác với quan niệm của các khoa học cụ thể. Vật chất ở đây được hiểu là thực tại khách quan tức là tất cả những gì tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của chúng ta, độc lập không phụ thuộc với ý thức của chúng ta gọi là vật chất. Nhưng như thế chưa đủ vật chất là cái tuy tác động lên giác quan của chúng ta có thể gây cho chúng ta cảm giác.
Định nghĩa về vật chất của Lê nin đã khắc phục được những hạn chế và sai lầm của tất cả các quan điểm về vật chất trước kia, nó khắc phục được khủng hoảng của chủ nghĩa duy vật, nâng chủ nghĩa duy vật lên một bước phát triển mới là sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mặt khác nó khắc phục được cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên nhất là trong vật lý học. Nó mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển đi lên. Hơn nữa định nghĩa về vật chất của Lê nin làm cơ sở cho việc xác định quan điểm đúng đắn, khoa học về lịch sử, xã hội loài ngưòi.
II. Quan điểm của Ăngghen về sự vận động của vật chất: “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”. Giải thích.
Qua việc nghiên cứu về sự vận động và tồn tại của vật chất của các nhà triết học cổ đại và quan điểm triết học của Lênin ở trên, ta tiếp tục phân tích và làm rõ hơn nữa về quan điểm của Ăngghen.
Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Như vậy, theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi biến đổi nói chung.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Thế giới vật chất vô cùng và vô tận, nhưng không ở đâu mà vật chất không vận động. Mọi sự vật, hiện tượng dù vô cùng lớn hay vô cùng nhỏ, dù vô sinh hay hữu sinh, dù thuộc thế giới nào cũng tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
Mỗi sự vật, hiện tượng vật chất là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố khác nhau được sắp xếp theo một tổ chức nhất định và chúng luôn liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Chính điều này đã tạo nên sự vận động, biến đổi không ngừng của sự vật, hiện tượng.
Vật chất vận động là do bản thân sự tồn tại của nó, nguyên nhân sự vận động nằm ngay trong sự vật, hiện tượng, vì vậy, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, vật chất tự vận động. Tính bất diệt của vận động đã được khoa học tự nhiên chứng minh, khẳng định bằng quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Vận động là vận động của vật chất: Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng có những lực lượng phi vật chất vận động bên ngoài thế giới vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, không thể có vận động không vật chất, vận động là vận động của vật chất. Vật chất vận động trong không gian và thời gian. Ngay cả tri thức, tình cảm, tư tưởng… (ý thức) cũng vận động, nhưng sự vận động ấy chính là kết quả của sự phản ánh vật chất đang vận động. Cho nên, không thể nói ý thức vận động bên ngoài và độc lập với vận động của vật chất. Tuy nhiên, sự vận động tuyệt đối của vật chất không hề loại trừ mà còn bao hàm cả sự đứng im. Nhưng sự đứng im ấy không phải ở trạng thái chết, cố định, nguyên si, vĩnh viễn.
Qua đó ta thấy rõ một điều rằng, vật chất luôn luôn vận động ngay cả lúc đứng im, vật chất muốn tồn tại thì tự bản thân nó phải vận động. Vì vậy, theo quan điểm của Ăngghen, cũng như quan điểm triết học Mác – Lênin: vận động chính là phương thức tồn tại của vật chất.
Kết luận
Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của nó, do đó trong sự tồn tại của vật chất tất yếu phải có sự đứng im. Tuy nhiên, đứng im chỉ là tương đối bởi; Đứng im chỉ xảy ra trong mối quan hệ với một hệ thống này, nhưng trên thực tế lại nằm trong trạng thái vận động của mối quan hệ với hệ thống khác. Đứng im chỉ là một trạng thái đặc thù của vận động trong cân bằng, trong sự ổn định tương đối, tức sự vận động vẫn còn trong giới hạn, trong sự bảo toàn cấu trúc và chất của sự vật. Trạng thái ấy cũng chỉ là tạm thời, nó chỉ xuất hiện trong một thời gian và không gian nhất định, sự vận động tuyệt đối sẽ làm cho sự vật biến đổi chuyển thành cái khác.
Qua việc chứng minh vật chất vận động hay đứng im đã cho thấy rõ việc vận động luôn luôn xảy ra đối với vật chất và có thể khẳng định một điều rằng : “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất” theo đúng quan điểm của Ăngghen, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo
1. Triết học Mác-Lênin tập 1, tập 2
2. Triết học Mác-Lênin tập 1, tập 2, tập 3
3. Khoa triết Học viện chính trị cao cấp NA Quốc TW(NXB tư tưởng VH 1991)
4. Hỏi đáp về triết học(Học viện chính trị QGHCM)
5. Hướng dẫn ôn thi môn Triết học Mác-Lênin
6. Phương cách trả lời các câu hỏi ôn tập môn Triết học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35837.doc