Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

MỞ ĐẦU “Ở Paris có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20″ (Ils ont fait le XX Siecle) có nụ cười Bác Hồ ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh.” ( phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người). Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng. Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công!" MỤC LỤC Trang Mở đầu 2 Nội dung 2 I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam 2 2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. 3 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 3 II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 4 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng 4 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. 5 3. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân. 5 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 6 5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. 8 III. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 9 Kết luận

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Mở đầu 2 Nội dung 2 I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 2 1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam 2 2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. 3 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 3 II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 4 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng 4 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. 5 3. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân. 5 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 6 5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. 8 III. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 9 Kết luận 9 MỞ ĐẦU “Ở Paris có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20″ (Ils ont fait le XX Siecle) có nụ cười Bác Hồ ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh.” ( phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người). Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng. Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công!" NỘI DUNG Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù...". Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là "nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc". Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, "là tiêu điểm của mọi tiêu điểm". Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Về mặt thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng ở trong và ngoài nước, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ từ đó tiến hành cách mạng. Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo mới, có khả năng đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn và phương pháp cách mạng phù hợp; cần huy động, tập hợp lực lượng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến; cần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc bền vững và xây dựng khối đoàn kết quốc tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Nghiên cứu, tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Người rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”; cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn tuy nhiên họ lại chưa biết tổ chức, chưa có sự lãnh đạo và chưa lien kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cần có một tổ chức để lãnh đạo và tổ chức để đưa cách mạng dược thực hiện. Cách mạng vô sản Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất để từ đây Người đưa ra quan điểm: lấy liên minh công – nông làm gốc xây dựng được khối đại đoàn kết, cần có một đảng lãnh đạo và phải đoàn kết được toàn dân. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sang tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”,... Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ở trong nước và trên thế giới cùng, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn thiện tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người. Vấn đề chiến lược này đã được Hồ Chí Minh đúc rút, tổng kết thành những chân lí: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết…,là then chốt của thành công”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm mẹ này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”,… Từ đây Người đã khẳng định một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là đoàn kết dân tộc. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam” ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Nhiệm vụ cụ thể được Hồ Chí Minh xác định đối với các cán bộ của Đảng là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được và làm được. ví dụ: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Bởi đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, cho quần chúng và vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm “dân” có nội hàm rất rộng, vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi người Việt Nam cụ thể. Người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo. Như vậy, “dân” được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc, là đối tượng và là lực lượng của đại đoàn kết. Do đó “dân” có vai trò vô cùng quan trọng đối với đại đoàn kết toàn dân. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân nghĩa là không chỉ huy động, tập hợp nhân dân trong cộng đồng Việt Nam mà còn huy động mọi người dân Việt Nam ở nước ngoài vào việc xây dựng khối đại đoàn kết. Hồ Chí Minh quan điểm: muốn huy động toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt. Mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân – là lien minh công, nông và lao động trí óc. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh, nhưng khi được tổ chức, giác ngộ và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành sức mạnh vô địch. Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất, nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi con dân nước Việt ở trong và ngoài nước, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước. Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Đó là một tổ chức chính trị rông rãi tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau: - Là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông (về sau Người nêu thêm là liên minh công – nông – lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc. - Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bên cạnh đó, những lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc được tôn trọng. Ngược lại, những gì riêng biệt không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết bằng lợi ích chung của dân tộc, bằng sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. - Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt, đồng thời Người nêu rõ: “Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Người thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết nội bộ. Hồ Chí Minh đã viết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất chí và lập trường cũng phải nhất chí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích riêng mà là gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không phải chỉ vì lợi ích cuae giai cấp mình mà vì “phải trở thành dân tộc” mới có thể giải phóng được dân tộc và giai cấp. Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận. Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết cà sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo ra sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khổ khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính, phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh luôn khẳng định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”; Như vậy, từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với cách mạng nước ta. Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau: - Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại. - Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời. - Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau. - Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân. - Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai. - Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của Đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc. - Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong Đảng. Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong Đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn kết quốc tế. - Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế. KẾT LUẬN Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng đã khác rất nhiều so với 20 năm trước. Đại hội ix và x của đảng ta đã xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước. Do vậy, công tác cán bộ phải quán triệt hơn nữa quan điểm và bài học kinh nghiệm của đảng và bác hồ về việc kết hợp quan điểm giai cấp và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Nguồn tài liệu tham khảo Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia, cán bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 239.doc