Trên thực tế cân đối cung cầu là tương đối, không thể có cung bằng cầu tuyệt đối, cân bằng cung cầu là tương đối, tạm thời. Còn mặt cân đối là thường xuyên, là tuyệt đối.Vì cung và cầu không ngừng vận động, chịu tác động nhiều nhân tố mà những nhân tố này luôn luôn biến động nên cung và cầu cũng không ngừng biến động theo, luôn tạo lập những điểm cân bằng mới.
Tác động qua lại giữa cung và cầu đều thông qua bàn tay vô hình đó chính là giá cả, từ đó hình thành nên khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Điều này thể hiện rõ bằng hiện tượng sốt giá một số mặt hàng thực phẩm và nguyên vật liệu trong thời gian qua ở nước ta từ sau tết Giáp Thân. Cụ thể là sự tăng giá một số mặt hàng như : Sắt , thép, xi măng, xăng dầu, nguyên liệu nhựa đã tăng với tốc độ cao làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất trong nước, tạo ra tình huống “tăng giá chi phí đẩy”, làm tăng giá “đầu ra” của những hàng hoá, dịch vụ có sử dụng các nguyên liệu kể trên. Bên cạnh đó, tác động này còn được khai thác làm đậm nét hơn qua cơ chế giá độc quyền của các cơ quan kinh doanh độc quyền trong nước. Liệu có ngẫu nhiên không khi đa số các hàng tăng giá mạnh trong thời gian qua lại khá trùng hợp với danh mục các sản phẩm do nhà nước quản lý giá và do doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh với giá cao hơn thị trường quốc tế !?
Tuy nhiên, những giải pháp hạ nhiệt cơn sốt tăng giá đã và đang được các cơ quan chức năng của nhà nước triển khai khá kịp thời và quyết liệt. “Nhiệt độ” giá thị trường đang giảm dần và sẽ giảm nhanh hơn trong những ngày sắp tới. Do vậy để đảm bảo sự bình ổn giá thị trường trong nước, cả trước mắt cũng như lâu dài, đòi hỏi các nghành, các nhà chức trách có liên quan có các biện pháp can thiệp một cách linh hoạt và có hiệu quả để cho người tiêu dùng khỏi hoang mang mỗi khi có “dịch sốt giá” hoành hành. Đó cũng là mong muốn không chỉ của riêng em mà còn là của tất cả mọi nguời tiêu dùng . Đây cũng chính là thông điệp mà em muốn gửi tới thông qua bài tiểu luận này.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5069 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ cung, cầu hàng hóa trên thị trường và những giải pháp khắc phục cơn sốt giá của mặt hàng xăng dầu thời gian qua ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.Đặt vấn đề:
Trong vòng 10 năm trở lại đây, lần đầu tiên chúng ta đang chứng kiến những động thái mới của giá cả trên thị trường xã hội, nổi bật là những sự tăng giá khá nhanh và phổ biến của các mặt hàng thực phẩm và nguyên vật liệu thiết yếu trong thời gian từ sau tết Giáp Thân. Điều này ít nhiều đã và đang ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và làm cho người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Một loạt các mặt hàng đang trong tình trạng biến động giá như : gạo, cao su, cà phê, bông, các loại thực phẩm, dầu mỏ, sắt thép.... đang là những mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu.Đặc biệt là việc tăng giá của mặt hàng dầu mỏ đang là một “cơn sốt” làm xôn xao dư luận và có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu sử dụng mặt hàng này của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Vậy cụ thể tình hình này là như thế nào? Để làm rõ hơn vấn đề này em xin đi sâu tìm hiểu về đề tài:
“Quan hệ cung –cầu hàng hoá trên thị trường và những giải pháp khắc phục cơn sốt giá của mặt hàng xăng dầu thời gian qua ở nước ta”.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo bộ môn thương mại, đặc biệt là thầy giáo Phan Đức Thắng đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành tốt đề tài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô !
B. Thân bài(Nêu vấn đề)
I, Khái quát quy luật Cung –Cầu và hoạt động của quy luật Cung –Cầu:
1.Khái niệm:
1.1: Cung:
+ Cung là toàn bộ khối lượng hàng hoá từ nhiều nguồn khác nhau mà các chủ thể kinh doanh đem ra bán trên thị trường trong một thời gian và không gian nhất định với số lượng, mẫu mã, quy cách phẩm chất và mức giá được thị trường chấp nhận.
+ Cung là một cực của thị trường, đại diện cho sản xuất lượng hàng bán ra và người bán. Nguồn cung bao gồm: nguồn sản xuất, nguồn nhập khẩu, nguồn dự trữ quốc gia, nguồn viện trợ ... Trong đó nguồn từ sản xuất và nhập khẩu là chủ yếu, chiếm địa bộ phận cung.
+ Lượng cung phụ thuộc vào các nhân tố: số lượng nhà sản xuất; sự phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất; năng suất lao động và chi phí đầu vào của sản xuất; cơ chế chính sách và sự điều tiết của Chính phủ; giá cả hàng hoá và dịch vụ.
1.2: Cầu:
+Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, là quỹ tiền tệ của xã hội dùng để mua hàng và trả công cho dịch vụ trong một thời gian và không gian nhất định.
+Cầu là một cực của thị trường, đại diện cho người tiêu dùng, người mua và đại diện cho tiền tệ.
+Cầu phụ thuộc vào các nhân tố như: thu nhập tiền tệ của dân cư và sức mua của đồng tiền; số lượng người tiêu dùng, cơ cấu người tiêu dùng và sự phát triển dân trí; thị hiếu người tiêu dùng; lãi xuất; giá cả hàng hoá; giá cả hàng hoá thay thế.
2. Tác động của qui luật Cung –Cầu vào sản xuất hinh doanh:
2.1Quan hệ cung cầu thúc đẩy sản xuất phát triển, sản xuất đóng vai trò quyết định đến tiêu dùng trên các phương diện.
+Cung cấp khối lượng và cơ cấu hàng hoá cho tiêu dùng
+Cung cấp phương thức tiêu dùng
+Kích thích tiêu dùng các sản phẩm mới
2.2Quan hệ cung – cầu điều tiết tiêu dùng, tiêu dùng tác động ngược trở lại đến sản xuất:
+Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, chỉ có thông qua tiêu dùng mới đánh giá kết quả của sản xuất sản; phẩm mới đích thực là sản phẩm tiêu dùng nảy sinh ra nhu cầu mới, định hướng cho sản xuất phát triển.
3.Thị trường, quan hệ mua bán cung – cầu, cơ chế tương tác cung – cầu giá trên thị trường:
3.1. Thị trường và vai trò của thị trường:
a.Định nghĩa thị trường:
+Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán hình thành trong những điều kiện lịch sử kinh tế, xã hội, nhất định. Chúng ta cũng có thể hiểu nôm na là thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán như là một cái chợ, siêu thị... nơi tập trung các khách hàng tiềm năng.
b.Vai trò của thị trường:
+Vạch định các chiến lược phát triển kinh doanh
+Xác định kế hoạch và phương án kinh doanh
+Đẩy mạnh nhịp độ tăng doanh thu
+Nâng cao lợi thế kinh doanh
3.2. Quan hệ tương tác cung cầu giá trên thị trường:
+Nếu cung ~ cầu thì giá cả ổn định
+Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm dẫn đến cung giảm, cầu tăng. Do đó cân bằng cung cầu.
+Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng dẫn đến cầu giảm và cung tăng. Do đó cân bằng cung cầu.
*Tóm lại quan hệ qua lại và cơ chế tương tác giữa cung và cầu và giá cả là sự vận động có tính quy luật của thị trường.
II, Hiện tượng “sốt” giá của mặt hàng xăng dầu trên thị trường ở nước ta thời gian qua.
1. Thực trạng thị trường xăng dầu 6 tháng đầu năm 2003:
-Tình hình thị trường xăng dầu 6 tháng đầu năm 2003 không có gì khác biệt so với nhiều thời kỳ tương tự đã xuất hiện trong các năm 1999, 2000, 2001, 2002, được đặc trưng bởi hai hiện tượng :
+Sự bất ổn định về nguồn và giá khi kinh doanh xăng dầu phát sinh lỗ
+Môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, chứa đựng các yếu tố gian lận thương mại, thẩm lậu xăng dầu, bất an toàn về môi trường, cháy nổ, hệ thống cơ sở kinh doanh thiếu qui hoạch...
Tuy nhiên, do các tác động khách quan từ nhiều phía, đặc biệt “cơn sốt xăng dầu” diễn ra ngay trên địa bàn Hà Nội và nguy cơ sốt trênđịa bàn nhạy cảm như Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng....,các bộ ngành có liên quan mới thực sự nhìn lại cả một quá trình để đánh giá có hệ thống các nguyên nhân và đưa ra quyết định mang tính chất “cứng rắn” khi rút quyền nhập khẩu một số đầu mối đã không thực hiện nghiêm túc tiến độ nhập khẩu trong quí I/ 2003; đồng thời tiến hành kiểm tra xử lý vi phạm các qui định hiện hành.
* Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm2003:
-Có thể chia làm hai thời kỳ với các khuynh hướng trái ngược nhau:
a.Qúy1/2003:
-Phát sinh lỗ kéo dài, giá tối đa không được điều chỉnhkịp thời, mức điều chỉnh tăng giá bán nội địa thấp hơn nhiều so với tốc đọ tăng giá trên thế giới.
+Xăng ô tô: giá thế giới tăng 34%, giá nội địa tăng6%
+Diesel: giá thế giới tăng25%, giá nội địa tăng 7%
+Mazut : giá thế giới tăng 22%, giá nội địa tăng 6,7%
+Dâù hoả : giá thế giới tăng 23%, giá nội địa tăng 5%
- Không có sự cam kết bằng văn bản về việc bù lỗ cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ phía nhà nước như những giai đoạn trước đây, từ đó đã phát sinh một số thực trạng sau :
+Một số doanh nghiệp nhập khẩu theo thói quen cũ đã hạn chế hoặc không nhập khẩu nên không có nguồn tham gia vào lưu thông ở các giai đoạn phát sinh lỗ cao. Nguồn cung cấp xăng dầu tập trung vào một số đầu mối do đã dự báo được tình hình và chủ động nhập khẩu tăng cao hơn mức kinh doanh bình thường theo nhiệm vụ được giao.
+Thù lao trả cho các đại lý buộc phải hạn chế để chia sẻ khó khăn giữa nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, nhiều thương nhân lấy cớ tăng giá hoặc hạn chế bán hàng để gây sức ép làm bất ổn thị trường.
+Tình hình bảo đảm nguồn ở một số địa phương rất căng thẳng do trước đó nguồn xăng dầu được cung cấp trên địa bàn này chủ yếu từ các đầu mối chỉ tham gia thị trường khi kinh doanh xăng dầu có lợi nhuận. Lượng bán diesel của công ty Xăng dầu Việt Nam tháng2/2003 tăng trung bình 21% so với cùng kỳ, trong đó đột biến tăng gấp 1,5 lần đến 2,4 lần tại các tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra sốt do hệ thống phân phối của tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong bán lẻ trên địa bàn(Cty Đắc Lắc chỉ có 20 cửa hàng nhưng của tư nhân có xấp xỉ 400 điểm bán).
b.Quý 2/2003:
- Mặc dù chỉ còn có 5 đầu mối nhập khẩu xong tổng khối lượng xăng dầu được đảm bảo đầy đủ cho các nhu cằu. Việc thu hẹp đầu mối không làm ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo nguồn xăng dầu cho nền kinh tế.
-Kinh doanh xăng dầu có lợi nhuận, các doanh nghiệp nhập khẩu ít chịu lỗ quý 1 chủ động hạ giá bán ngay từ đầu tháng4 và diễn ra trong suốt tháng 5 và tháng 6/2003, kéo mặt bằng giá thị trường xuống thấp, tạo độ chênh lệch giá bán buôn và bán lẻ cao nhất lên tới 800đ/lít xăng, 600đ/lít diesel. Điều này làm cho các hộ kinh doanh mua đi bán lại hưởng lợi lớn nhưng người tiêu dùng thiệt thòi, nhà nước thất thu ngân sách.
- Bộ tài chính tăng thu thuế ngay từ khi xuất hiện lợi nhuận để bù đắp thu ngân sách đầu năm( mật độ thu thuế điều chỉnh tăng thuế 2lần/quý) nên các doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn ổn định lúc khó khăn ít có cơ hội tích luỹ bù đắp lỗ.
-Cạnh tranh quyết liệt làm cho đầu mối nhập khẩu đã bị lỗ ở mức cao quý 1 không thể có tích luỹ thêm ở giai đoạn có lãi làm cho mức độ bù lỗ của nhà nước không thể giảm xuống.
2.Về điều kiện và môi trường kinh doanh:
- Tình trạng kinh doanh không bình đẳng vẫn tiếp diễn nhiều năm do yếu tố quản lý còn lỏng lẻo, kiểm soát qui định về điều kiện kinh doanh và chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường chỉ theo từng đợt, thẩm lậu qua biên giới hoặc quay trở lại Việt Nam ( bằng tái xuất, chuyển khẩu), trốn thuế( hàng không hoá đơn , không nguồn gốc).
-Hoạt động chuyển tải trực tiếp không qua kho rất sôi động. Mỗi chuyến tàu chuyển tải không những chỉ kéo giá thị trường phía Nam xuống vài trăm đồng mà còn tác động trực tiếp đến môi trường, gây mất an toàn cháy nổ trên vùng chuyển tải.
-Các cửa hàng xăng dầu tư nhân tiếp tục phát triển ngoài quy hoạch gây lãng phí chung cho xã hội. Hệ thống này phát triển tự phát, tự nhận là đại lý và sử dụng biểu trưng tuỳ tiện, không tổ chức kinh doanh liên tục, gây mất ổn địnhvà tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó vào các thời điểm nhạy cảm, họ còn tác độngtrực tiếp tới cả việc hoạch định chính sách của Nhà nước, luôn đòi hỏi đủ thù lao mà không chịu chia sẻ khi tình hình khó khăn.
-Nguồn xăng M83 pha chế từ condensat nội địa tham gia thị trường ngày càng nhiều, lại không có sự kiểm soát nên phần lớn nguồn M83 đều được tiêu thụ theo giá của M90, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp có nguồn lợi lớn từ chênh lệch giá vốn xăng nội địa và giá bán tối đa M83 đã sử dụng để giảm giá mặt hàng, gây thiệt hại cho ngân sách và có lợi cho doanh nghiệp tư nhân mua đi bán lại.
3. Nguyên nhân của hiện tượng sốt giá xăng dầu:
a.Về phía Nhà nước:
-Cơ chế quản lý vĩ mô về kinh doanh xăng dầu chậm đổi mới, điều hành chưa sát với thực tế, với biến động của thế giới.
-Nhà nước chưa sử dụng đầy đủ và đúng thời điểm các biện pháp điều hành thị trưòng xăng dầu nên các tác động tích cực của các công cụ như: giá, thuế, hạn ngạch và bù lỗ không phát huy tác dụng ở từng giai đoạn( giá thế giới tăng từ tháng 12/2002, doang nghiệp đề nghị tăng giá từ đầu tháng 1 song đến giữa tháng 2/2003 mới thực hiện thuế xăng ô tô còn thu mức 10% đến giữa tháng 2/2003 trong khi doanh nghiệp lỗ từ tháng 12/2002….)
- Buông lỏng quản lý thị trường xăng dầu, thiếu kiểm soát và chưa có chế tài để xử lý các vi phạm trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu cũng như hoạt động kinh doanh nội địa.
- Dự trữ quốc gia(DTQG) còn thấp và không được huy động nên không phát huy được vai trò điều tiết thị trường khi tình hình đảm bảo nguồn căng thẳng.
- Trong điều kiện chưa kiểm soát được chất lượng xăng dầu lưu thông, việc để tồn tại cùng một lúc 4 loại xăng M83, M90, M92, M95 với chất lượng gần nhau, người tiêu dùng khó có thể phân biệt, có lợi cho gian thương và thiệt hại cho người tiêu dùng.
b. Về phía doanh nghiệp:
-Một số doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng được kẽ hở quản lý nên không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong khi vẫn có thể đổ lỗi cho cơ chế.
-Bản thân mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong giới hạn nhất định cả về số lượng và thời gian, khả năng xử lý đột biến là có giới hạn.
-Mạng lưói doang nghiệp nhà nước trên một số địa bàn là quá mỏng, không đủ sức chi phối thị trường.
-Hệ thống phân phối trung gian luôn đòi hỏi lợi ích trong mọi điều kiện, có biểu hiện kinh doanh “chộp giật”, đầu cơ trục lợi, không lấy thời kỳ lãi bù kỳ lỗ, không chia sẻ trách nhiệm với doanh nghiệp nhập khẩu và thiếu trách nhiện với người tiêu dùng.
c. Về phía người tiêu dùng:
- Tâm lý dự trữ nhiều khi giảm giá và mua ít khi giá tăng cao, là nguyên nhân dẫn đến “sốt xăng dầu” hoặc “bão hoà xăng dầu”.
-ít chú trọng đến yêu cầu tiết kiệm tiêu dùng trong điều kiện toàn thế giới đều gặp khó khăn về giá và nguồn xăng dầu.
-Có tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước trước đây, không muốn tăng giá bán lẻ mặc dù hiểu rất rõ tình hình xăng dầu thế giới và xu thế giá xăng dầu thế giới tăng buộc Nhà nước tăng giá nội địa.
d. Về phía các cơ quan tuyên truyền, báo chí:
- Với mục tiêu dẫn dắt dư luận và định hướng tiêu dùng, cơ quan báo chí đăng tải các nội dung có liên quan đến thị trường, xăng dầu thế giới, trong nước là cần thiết. Tuy nhiên, việc tuyên truyền vuèa qua là chưa bám sát mục tiêu này và chưa mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí có trường hợp phản tác dụng khi các nội dung phản ánh thiếu trung thực, không khách quan, nhận định còn thiếu thực tiễn…làm cho dư luận hiểu sai điều hành của nhà nước, quá hoang mang về việc thiếu nguồn cung cấp và biến động giá, chê trách doanh nghiệp chủ đạo, vô tình tạo điều kiện cho một số thương nhân lợi dụng đầu cơ gây rối thị trường.
-Các nội dung có liên quan đến tăng giá xăng dầu được đăng tải như một nguồn thông tin chính thức xác nhận việc Nhà nước sẽ tăng giá dẫn đến hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng và ảnh hưởng đến quá trình quản lý và điều hành của Nhà nướcvà doanh nghiệp.
4. Biện pháp bình ổn thị trường xăng dầu:
4.1.Quan điểm của Tcty Xăng dầu Việt Nam:
- Bình ổn thị trường xăng dầu là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần tích cực vào mục tiêu ổn định sản xuất, tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định tình hình chính trị xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Khi tự do hoá hoạt động kinh doanh xăng dầu thì yêu cầu bình ổn thị trường xăng dầu càng trở nên cần thiết.
- Gía bán xăng dầu phải tuân theo qui luật giá trị, đảm bảo thu bù chi và lợi nhuận hợp lý; không thể kéo dài tình trạng nhập khẩu xăng dầu về bán bị lỗ và nhà nước cấp bù.
- Điều hành của nhà nước phải năng động, linh hoạt, bám sát mục tiêu bình ổn thị trường xăng dầu và tình hình thực tế.
- Lành mạnh hóa thị trường để phát triển theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá; đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế.
- Các doang nghiệp kinh doanh xăng dầu không phân biệt thành phàn kinh tế đều bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệmvới người tiêu dùng và trước pháp luật.
4.2:Bình ổn thị trường xăng dầu cần:
Phải đảm bảo được cả nội dung bình ổn và yếu tố quản lý để lành mạnh hoá thị trường. Các nội dung bình ổn bao gồm:
- Đảm bảo cân đối cung cầu cho nền kinh tế ( bao gồm cả yếu tố tiết kiệm tiêu dùng khi cần thiết).
- Đảm bảo mức giá nội địa giao động trong phạm vi mà nền kinh tế có thể chịu đựng được( về mức giao động và cả thời gian). Các doanh nghiệp tự bù đắp được chi phí, có tích luỹ để tái sản xuất và đầu tư phát triển, Nhà nước không phải bù lỗ và ổn định được nguồn thu ngân sách.
-Không gây các tác động xấu về tâm lý xã hội khi Nhà nước buộc phải áp dụng những biện pháp cần thiết.
- Sử dụng các biện pháp can thiệp của Nhà nước một cách linh hoạt và có hiệu quả các công cụ ở các tình huống đặc biệt như : quy định điều kiện và yêu càu đối với đầu mối nhập khẩu tập trung để nắm chắc nguồn, giảm thuế nhập khẩu, tăng giá bán nội địa, bù lỗ trong từng giai đoạn, sử dụng nguồn dự trữ quốc gia.
4.3: Các biện pháp bình ổn và kiến nghị:
1. Đổi mới cơ chế quản lý về xăng dầu theo hướng:
- Quy định điều kiện làm đầu mối nhập khẩu, sửa đổi bổ sung điều kiện kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa, quy chế đại lý xăng dầu và các chế tài xử lý vi phạm.
-ổn định thuế nhập khẩu để ổn định nguồn thu ngân sách , tạo điêù kiện cho doanh nghiệp chủ động tính toán hoạt động kinh doanh trong cả một chu kỳ.
-Định hướng giá để doanh nghiệp điều chỉnh tăng giảm trong phạm vi nhất định , doanh nghiệp tự bù trừ lỗ lãi trong các diễn biến bình thường của thị trường thế giới.
- Nhà nước can thiệp khi có khủng hoảng, chiến tranh… bằng các công cụ giá, thuế, bù lỗ và bảo đảm ngoại tệ .
-Qui định và kiểm soát sự tham gia liên tục trên thị trường của tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
*Thời điểm hiện nay đang rất thuận lợi cho quá trình đổi mới cơ chế, kể cả diễn biến giá xăng dầu thế giới, tâm lý của doanh nghiệp và sự chuẩn bị dư luận xã hội.
2.Sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả doanh thu quốc gia hiện có như một công cụ điều tiết và bình ổn thị trường. Tăng doanh thu quốc gia lên mức tối thiểu là một tháng, kèm theo vốn đầu tư kho dự trữ để trả lại kho kinh doanh cho doanh nghiệp tăng dự trữ lưu thông khi cần thiết.
3.Quản lý chặt chẽ sản phẩm xăng pha chế trong nước từ nguyên liệu nội địa, bảo vệ người tiêu dùng, tận thu cho ngân sách. Sớm loại bỏ mặt hàng M83 đang lưu hành tạm thời ở thị trường phía nam sau khi áp dụng tiêu chuẩn xăng không chì.
4.Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao dân trí trong sử dung sản phẩm xăng dầu, để người tiêu dùng được tiếp cận nhiều hơn với tính chất thị trường đối với mặt hàng xăng dầu vốn xưa nay được coi là hàng hoá chiến lược, được nhà nước bao cấp.
5.Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra chặt chẽ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo thông tư số 14 và áp dụng chế tài phạt đủ mức, nghiêm khắc đối với thương nhân vi phạm .
6.Quản lý qui hoạch cơ sở vật chất kĩ thuật kinh doanh xăng dầu: kho- cảng- cửa hàng xăng dầu.
7.Ban hành quy chế đại lý bán xăng dầu và điều kiện để được sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo hợp đồng đại lý.
8.Quy định điều kiện của hoạt động chuyển tải xăng dầu để đảm bảo an toàn môi trường, phòng cháy chữa cháy và bình đẳng về chi phí kinh doanh.
C. kết bài
Trên thực tế cân đối cung cầu là tương đối, không thể có cung bằng cầu tuyệt đối, cân bằng cung cầu là tương đối, tạm thời. Còn mặt cân đối là thường xuyên, là tuyệt đối.Vì cung và cầu không ngừng vận động, chịu tác động nhiều nhân tố mà những nhân tố này luôn luôn biến động nên cung và cầu cũng không ngừng biến động theo, luôn tạo lập những điểm cân bằng mới.
Tác động qua lại giữa cung và cầu đều thông qua bàn tay vô hình đó chính là giá cả, từ đó hình thành nên khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Điều này thể hiện rõ bằng hiện tượng sốt giá một số mặt hàng thực phẩm và nguyên vật liệu trong thời gian qua ở nước ta từ sau tết Giáp Thân. Cụ thể là sự tăng giá một số mặt hàng như : Sắt , thép, xi măng, xăng dầu, nguyên liệu nhựa… đã tăng với tốc độ cao làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất trong nước, tạo ra tình huống “tăng giá chi phí đẩy”, làm tăng giá “đầu ra” của những hàng hoá, dịch vụ có sử dụng các nguyên liệu kể trên. Bên cạnh đó, tác động này còn được khai thác làm đậm nét hơn qua cơ chế giá độc quyền của các cơ quan kinh doanh độc quyền trong nước. Liệu có ngẫu nhiên không khi đa số các hàng tăng giá mạnh trong thời gian qua lại khá trùng hợp với danh mục các sản phẩm do nhà nước quản lý giá và do doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh với giá cao hơn thị trường quốc tế !?
Tuy nhiên, những giải pháp hạ nhiệt cơn sốt tăng giá đã và đang được các cơ quan chức năng của nhà nước triển khai khá kịp thời và quyết liệt. “Nhiệt độ” giá thị trường đang giảm dần và sẽ giảm nhanh hơn trong những ngày sắp tới. Do vậy để đảm bảo sự bình ổn giá thị trường trong nước, cả trước mắt cũng như lâu dài, đòi hỏi các nghành, các nhà chức trách có liên quan có các biện pháp can thiệp một cách linh hoạt và có hiệu quả để cho người tiêu dùng khỏi hoang mang mỗi khi có “dịch sốt giá” hoành hành. Đó cũng là mong muốn không chỉ của riêng em mà còn là của tất cả mọi nguời tiêu dùng . Đây cũng chính là thông điệp mà em muốn gửi tới thông qua bài tiểu luận này.
Mục lục
Đặt Vấn Đề:…………………………………………………………………..…1
B.Thân Bài (Nêu Vấn Đề)…………………………………………………………..2
I.Khái quát quy luật cung cầu và hoạt động của quy luật cung cầu…………………2
Khái niệm………………………………………………………………….2
Cung………………………………………………………………………2
Cầu……………………………………………………………………..…2
Tác động của quy luật cung cầu vào sản xuất kinh doanh……………...…2
2.1 Quan hệ cung cầu thúc đẩy sản xuất phát triển, sản xuất đóng vai trò quyết
định đến tiêu dùng trên các phương diện……………………………………..2
2.2 Quan hệ cung cầu điều tiết tiêu dùng, tiêu dùng tác động ngược trở lại đến
sản xuất…………………………………………………………………….....2
Thị trường, quan hệ mua bán cung cầu, cơ chế tương tác cung cầu giá trên
thị trường…………………………………………………………………..…3
3.1 Thị trường và vai trò của thị trường…………………………………..…..3
3.2 Quan hệ tương tác cung cầu giá trên thị trường……………………..……3
II. Hiện tượng sốt giá của mặt hàng xăng dầu trên thị trường ở nước ta thời gian qua
1.Thực trạng thị trường xăng dầu 6 tháng đầu năm 2003………………..…...3
2. Về điều kiện và môi trường kinh doanh……………………………..……..4
3.Nguyên nhân hiện tượng sốt giá……………………………………..……..5
Biện pháp bình ổn thị trường xăng dầu Việt Nam……………….………..6
4.1. Quan điểm của Tcty Xăng dầu Việt Nam……………………………….7
4.2. Bình ổn xăng dầu cần……………………………………………………8
Các biện pháp bình ổn………………………………………………....8
C. Kết Bài …………………………………………………………………………..9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28364.doc