Tiểu luận Quản lý giao thông trên địa bàn thành phố

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT:ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Mô tả tình huống II – Phân tích tình huống III – Phương án giải quyết tình huống 1. Xây dựng phương án: 2. Lựa chọn phương án: 3. Kế hoạch thực hiện phương án 4. Kiến nghị PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn Nội dung Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều bài viết phản ảnh về vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN). Đó cũng là chủ đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch trong quản lý tài chính công nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Chính vì vậy khi nhiều địa phương để sẩy ra tình trạng nợ đọng vốn XDCB là vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, tác động không tốt tới khả năng tới cân đối vĩ mô về nguồn lực tài chính, đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải có các giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tình trạng trên trong năm 2005 và những năm tiếp theo. Theo thống kê chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và các địa phương thì số nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2003 trở về trước khoảng 11.500 tỷ đồng, bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2003. Trong đó các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có số nợ khoảng 7.500 tỷ đồng. Nợ đọng vốn đầy tư XDCB có tác động xấu về mặt tài chính – tiền tệ, xã hội . Phần nào kìm hãm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đặc biệt đối với nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng vốn đầu tư XDCB, song trên cơ sở liên quan tới tiểu luận cuối khóa chỉ xin nêu 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là nhóm nguyên nhân khách quan. Khả năng cân đối với đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40 – 50% nhu cầu. Trong khi đó số lượng các dự án đầu tư cho các đơn vị trình duyệt ngày càng tăng (năm 2003 cả nước có khoảng 10.600 công trình được đầu tư, tăng 2.500 công trình so với n ăm 2002), trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụng vốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến khối lượng nợ đầu tư XDCB ngày càng tăng. Về nhóm nguyên nhân chủ quan, công tác quy hoạch chưa triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Ở một số địa phương có xu hướng buông lỏng quản lý đầu tư xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB đã được chỉ rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Nhiều dự án đầu tư chưa có phương án nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn tiến hành thực hiện với giải pháp “Vừa thi công vừa tìm nguồn vốn”. Do những tác động tiêu cực trong nền tài chính – tiền tệ, phát triển kinh tế – xã hội của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật để chấn chỉnh lại trong tình hình phân nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách Trung ương đến địa phương. Mục tiêu giải quyết vấn đề ở đây là việc thực hiện nghiêm văn bản pháp luật, biện pháp, chỉ thị của Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để dần từng bước giải quyết tình trạng nợ đọng XDCB từ NSNN góp phần cải thiện nền tài chính – tiền tệ, tạo động lực tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, có hiệu quả cao.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý giao thông trên địa bàn thành phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TIỂU LUẬN Đề tài: QUẢN LÝ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Họ và tên : Đỗ Quang Bình Chức vụ : Phó phòng Tổ chức Đơn vị : Công ty XDCT 547 Hà Nội, tháng 04 năm 2008 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều bài viết phản ảnh về vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN). Đó cũng là chủ đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch trong quản lý tài chính công nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Chính vì vậy khi nhiều địa phương để sẩy ra tình trạng nợ đọng vốn XDCB là vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, tác động không tốt tới khả năng tới cân đối vĩ mô về nguồn lực tài chính, đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải có các giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tình trạng trên trong năm 2005 và những năm tiếp theo. Theo thống kê chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và các địa phương thì số nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2003 trở về trước khoảng 11.500 tỷ đồng, bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2003. Trong đó các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có số nợ khoảng 7.500 tỷ đồng. Nợ đọng vốn đầy tư XDCB có tác động xấu về mặt tài chính – tiền tệ, xã hội …. Phần nào kìm hãm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đặc biệt đối với nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng vốn đầu tư XDCB, song trên cơ sở liên quan tới tiểu luận cuối khóa chỉ xin nêu 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là nhóm nguyên nhân khách quan. Khả năng cân đối với đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40 – 50% nhu cầu. Trong khi đó số lượng các dự án đầu tư cho các đơn vị trình duyệt ngày càng tăng (năm 2003 cả nước có khoảng 10.600 công trình được đầu tư, tăng 2.500 công trình so với n ăm 2002), trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụng vốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến khối lượng nợ đầu tư XDCB ngày càng tăng. Về nhóm nguyên nhân chủ quan, công tác quy hoạch chưa triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Ở một số địa phương có xu hướng buông lỏng quản lý đầu tư xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB đã được chỉ rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Nhiều dự án đầu tư chưa có phương án nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn tiến hành thực hiện với giải pháp “Vừa thi công vừa tìm nguồn vốn”. Do những tác động tiêu cực trong nền tài chính – tiền tệ, phát triển kinh tế – xã hội của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật để chấn chỉnh lại trong tình hình phân nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách Trung ương đến địa phương. Mục tiêu giải quyết vấn đề ở đây là việc thực hiện nghiêm văn bản pháp luật, biện pháp, chỉ thị của Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để dần từng bước giải quyết tình trạng nợ đọng XDCB từ NSNN góp phần cải thiện nền tài chính – tiền tệ, tạo động lực tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, có hiệu quả cao. PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Mô tả tình huống Ngày 17 – 11 – 2003, Thủ tướng Chính phủ giao dự tóan ngân sách Nhà nước năm 2004 tại Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ngân sách tỉnh A được phân bổ với tổng chi ngân sách địa phương là 837.674 triệu đồng. Trong đó chi đầu tư phát triển (XDCB tập trung) là: 160.000 triệu đồng. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2004 tại Quyết định số 191/2003/QĐ - BTC ngày 17 – 11 – 2003 với số thu, chi như Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho tỉnh A, trong đó số vốn XĐCB tập trung là 160.000 triệu đồng. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ tài chính. UBNN tỉnh A giao sở tài chính, phối hợp sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, cùng các Sở, ban, ngành, các cấp ngân sách lập dự toán ngân sách năm 2004. Căn cứ số ngân sách được giao, căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23-6-2003 (NĐ 73) ban ngành quy chế xem xét quyết định dự toán ngân sách địa phương, Luật ngân sách, Nghị định số 60/2003/NĐ- CP (NĐ60) ngày 6-6-2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT/BTC ngày 23-6-203- 2003 (TT59) hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06- 06 – 2003 (NĐ60), Sở tài chính tỉnh A, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh lập dự tóan ngân sách năm 2004 tại báo cáo số 107/BC – UB ngày 20 – 11- 2003 về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2003 và dự kiến phân bổ nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2004. Trong đó xác định nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn là 837.647 triệu đồng được phân ra theo các lĩnh vực chi, trong đó lĩnh vực chi XDCB tập trung là 130.000 triệu đồng, từ nguồn vốn XDCB tập trung của trung ương phân bổ 160.000 triệu đồng sau khi đã từ các nguồn để lại ở cấp huyện (thu cấp đất theo giá quy định) là 30.000 triệu đồng. Báo cáo sẽ được trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn trên nhất là quyết định số 242/2003/QĐ - TTg ngày 17 – 11 – 2003. UBND tỉnh A giao Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, lập báo cáo số 108/BC/UB ngày 20 – 11- 2003 về “ước tính tình hình thực hiện kế hoạch XDCB năm 2003 và dự kiến kế hoạch XDCB năm 2004” trình HĐND tỉnh khóa VIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 14 – 12 – 2003. Trong đó phần phân bổ dự kiến cụ thể cho ngồn vốn XDCB tập trung cho tỉnh quản lý là 160.000 triệu đồng cho 155 công trình cụ thể có danh sách từng công trình, phần vốn cụ thể trong công trình. Số vốn này Sở kế hoạch chưa trừ số vốn do huyện cấp, thị trong tỉnh được phân là 30.000 triệu đồng. Ngày 25 – 11 – 2003 theo Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 6 – 1994 (sửa đổi), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 – 06 – 2003; Nghị định số 73/2003/NĐ - CP ngày 23 – 6 – 2003. Ban kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh A tiến hành thẩm tra Báo cáo số 107/BC – UB ngày 20/11/2003. Và báo cáo số 108/BC – UB ngày 20/11/2003. Thời gian thẩm tra các báo cáo trên là 2 ngày từ ngày 25 đến ngày 26 – 11 – 2003. Do điều kiện khách quan, các báo cáo của UBND gửi đến để Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra là rất gấp rút về thời gian. Thời gian tiến hành kỳ họp đã được thường trực HĐND ấn định vào ngày 4 – 12- 2003. Trong quá trình thẩm tra Báo cáo số 107 và 108 Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thấy rằng có sự không thống nhất về vốn phân bổ cho các công trình XDCB với nguồn vốn đáp ứng (được phân bổ) cho các công trình do thẩm quyền cấp tỉnh phân cụ thể là lệch nhau 30.000 triệu đồng, số vốn này cho các công trình XDCB năm 2004 là không có nguồn (mặc dù tòan bộ các công trình mà Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A đều đáp ứng đầy đủ về hồ sơ kinh tế đã được phẩm quyền phê duyệt). Nếu với cương vị là thành viên Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh được giao trách nhiệm lập báo cáo kết luận thẩm tra các báo cáo số 107 và 108 trình trước HĐND tỉnh khóa XIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003 tôi phải sử lý tình huống này như thế nào? II – Phân tích tình huống 1. Theo Điều 34 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 06- 1994 (sửa đổi) và quy chế nội quy các kỳ họp của nhiệm kỳ 1999 – 2004 ngày 10 – 02 – 2000, tài liệu phục vụ cho kỳ họp phải được gửi tới đại biểu HĐND trước 5 ngày. Theo tiết a khoản 2 Điều 25 Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua ngày 16 – 12- 2002. Hội đồng nhân dân quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh mình (cấp tỉnh). a) Tổng só và mức chi từng lĩnh vực. Theo đó Ban Kinh tế – Ngân sách thẩm tra báo cáo số 107 và Báo cáo số 108 do UBND trình mà cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND tình là Sở Tài chính và Sở kế hoạch và đầu tư. Cụ thể đi sâu về vấn đề vốn đầu tư XDCB và nguồn vốn để đầu tư XDCB công trình năm 2004. 2. Về Báo cáo số 107/BC – UB ngày 20 – 11- 2003. Theo Nghị định số 73/2003/NĐ - CP ngày 23-06-2003 (NĐ73). UBND tỉnh A mà ở đây trực tiếp là Sở Tài chính cơ quan tham mưu đã căn cứ vào các văn bản pháp luật hướng dẫn và số ngân sách được giao để lập dự tóan năm 2004, tại Điều 4, khoản 4 tiết c chương II Nghị định số 73 quy định UBND tỉnh giải trình cụ thể về tình hình thực hiện ngân sách, dự tóan, phân bổ ngân sách cấp mình, trong đó nêu rõ nội dung. c) “Danh mục, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tư các dự án, các công trình quan trọng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương đã được HĐND cấp mình quyết định theo thẩm quyền; trong đó, nêu chi tiết các dự án, các công trình XDCB theo quy định của HĐND cấp tỉnh”. Căn cứ vào Nghị quyết số 14/2003/NQ – HĐ (NQ14) ngày 04 – 8 – 2003 của HĐND tỉnh A khóa XIII , kỳ họp thứ 11 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp: tỉnh, huyện và xã ổn định trong 3 năm (2004 - 2006). Theo đó Sở Tài chính đã căn cứ vào số được giao về nguồn vốn XDCB tập trung có phân cấp nhiệm vụ chi, cụ thể tổng số vốn XDCB tập trung là 160.000 triệu đồng, trong đó cấp tỉnh được phân cấp chi (Cho XDCB từng công trình) là 130.000 triệu đồng là có căn cứ và đúng luật, đúng chỉ đạo, đúng thẩm quyền, đảm bảo đúng nguồn vốn đã được cấp và phê duyệt cho ngân sách năm 2004. 3. Về báo cáo số 108, qua thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thấy rằng đại đa số các công trình trong tổng số 155 công trình thuộc cấp tỉnh phân bổ vốn (kể cả công trình khởi công mới và công trình chuyển tiếp) đáp ứng đầy đủ thủ tục về quản lý đầu tư XDCB theo Nghị định 52/1999/NĐ - CP ngày 08 – 7- 1999 như lập dự tóan kinh tế kỹ thuật, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và nằm trong quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, có một số công trình chuyển tiếp (8 công trình) chưa đủ thủ tục về đầu tư XDCB theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng (NĐ 52), có 4 công trình khởi công mới (Các công trình cần thiết) chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt, quyết định đầu tư sau thời điểm 31 – 11 – 2003. Tổng số vốn cho 12 công trình này xấp xỉ 30.000 triệu đồng. Theo Luật Ngân sách, Nghị định 73, Thông tư 59, Quyết định 242 và Quyết định 191 thì Sở Kế hoạch bố trí vốn là 160.000triệu đông tho 155 công trình. Trong khi đó theo Sở Tài chính nguồn vốn thuộc thẩm quyền cấp tỉnh phân bổ chỉ có 130.000 triệu đồng cho nguồn vốn XDCB trong năm ngân sách 2004. Như vậy Sở kế hoạch và Đầu tư bố trí vượt nguồn vốn XDCB là 30.000 triệu đồng. Như vậy, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh A cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh A đã xây dựng dự tóan về XDCB năm 2004 là trái với luật ngân sách, Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. 4. Việc xảy ra trong quá trình Ban Kinh tế – Ngân sách thẩm tra các báo cáo của UBND tỉnh A là không có sự thống nhất về nguồn vốn và vốn cho các công trình XDCB năm 2004 (lệch nhau khoảng 30.000 triệu đồng) qua báo cáo thấy rằng do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Nguyên nhân khách quan: + Khoản ngân sách cho XDCB tập trung của Trung ương cho tỉnh A còn quá hạn hẹp so với nhu cầu cấp thiết về đầu tư XDCB tại tỉnh A. + Do đặc điểm riêng biệt của XDCB là công việc phải hoàn thành theo từng giai đoạn kỹ thuật, theo tiến độ và mùa vụ (hòan thành trước mùa mưa, bão), nhưng vốn bố trí cho một số công trình chưa kịp ở những năm trước (nợ vốn công trình) nên trong năm 2004 phải ghi số vốn vào để trả nợ. - Nguyên nhân chủ quan: + Qua thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách được phản ánh rằng sự phối hợp giữa Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A là hai cơ quan chuyên môn, giúp UBND tỉnh về vấn đề XDCB năm 2004 không được thống nhất và không có mối liên hệ chặt chẽ trong các khâu lập dự toán. Theo khoản 6 Điều 3, chương II, Nghị định 73. “Cơ quan Tài chính chủ động phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan trình UBND dự tóan thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp mình và quyết tóan thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương …”. Do không có sự phối hợp, bàn bạc với nhau nên việc Sở Tài chính xây dựng dự tóan chi, trong đó chi XDCB tập trung vào phương án phân bổ Sở Tài chính cử Xây dựng và ngược lại Sở Kế hoạch và Đầu tư với lý lẽ của mình là cơ quan chuyên môn về kế hoạch nên chỉ biết rằng Trung ương giao cho bao nhiêu vốn (theo quyết định số 242) về XDCB tập trung 160.000 triệu đồng thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cứ chủ động phân bổ cho các công trình, không cần biết số vốn đó thuộc nguồn vốn nào, cấp nào được phân, vấn đề này chỉ có cơ quan Tài Chính mới hiểu được và như vậy là trái với Quyết định 191 và Nghị quyết số 14 HĐND. Ở đây trách nhiệm thuộc về 2 Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A. + Công tác quy hoạch tổng thể và chi tiết của tỉnh A chưa kịp thời và đồng bộ, dẫn đến có 4 công trình chưa được phê duyệt quy hoạch, ở đây trách nhiệm thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tỉnh A không phối hợp với Sở Tài Chính, dẫn đến lập dự toán về phân bổ vốn XDCB năm 2004 vượt nguồn trái với Luật Ngân sách và Thông tư số 61/TT – BTC ngày 23 – 6 – 2003 (TT61) về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2004. Trong Thông tư đã chỉ rõ về chi cho đầu tư XDCB. “Xây dựng dự tóan chi cho đầu tư XDCB tập trung phải quán triệt những yêu cầu của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn: Đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chống dàn trải gây lãng phí thất thoát…” “… Các công trình đưa vào dự tóan chi ngân sách năm 2004 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và được duyệt trước tháng 9 -2003; bố trí căn cứ khả năng ngân sách theo số kiểm tra dự toán chi đầu tư XDCB, không bố trí tràn lan vượt quá khả năng của ngân sách Nhà nước….”. Như vậy một số công trình mà Sở kế hoạch và Đầu tư đã bố trí, không đáp ứng yêu cầu về quản lý thủ tục đầu tư XDCB như nghị định số 52/1999 Ngày 08 – 7 -1999; số 12/2000/NĐ - CP ngày 30 – 01 – 2003 của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Hơn nữa, cũng không đúng với thông tư hướng dẫn của Thông tư 61: Các công trình đưa vào dự tóan phải đảm bảo nguồn vốn và khả năng ngân sách cấp mình. Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có xu hướng (theo chủ quan) nới lỏng quản lý đầu tư và xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB và các văn bản quy phạm pháp luật nói trên. + Ở một số công trình đã khởi công (công trình chuyển tiếp) một số nhà thầu do sức ép lớn về nhu cầu việc làm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên; khấu hao máy móc, thiết bị … nên các nhà thầu chấp nhận ứng vốn trước, hơn nữa họ không hiểu thông tin về khả năng vốn của chủ đầu tư. Trong số này khoảng 18 công trình với số vốn gần 38.000 triệu đồng, thực chất là những công trình đã hòan thành nhưng chưa có nguồn vốn từ những năm trước, đến năm 2004 mới ghi được vào để thanh toán cho nhà thầu. 5. Từ những nguyên nhân trên, nếu chấp nhận theo phương án tại Báo cáo số 108 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình trước HĐND tỉnh thông qua thì: - Xác định đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn NSNN. Trong khi Chính phủ đang đưa ra một số chủ trương, biện pháp để chống tình trạng dẫn đến nợ đọng XDCB. Nếu triển khai sẽ dẫn đến tình trạng nợ đọng XDCB cho những năm sau, làm tăng sự rối loạn trong thị trường tài chính - tiền tệ, tác động không nhỏ đến việc cân đối ngân sách, phá vỡ kỷ cương phép nước về quản lý đầu tư và xây dựng; làm mất hình ảnh, uy tín của tỉnh A đối với Trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. - Từ những nguyên nhân trên, nếu triển khai theo phương án của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng dây dưa nợ XDCB là không tránh khỏi, hơn nữa trong năm 2004 tỉnh A đã phải trả nợ XDCB (qua thẩm tra) gần 38.000 triệu đồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh A. Nếu số vốn trả nợ trên được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, công trình xây dựng thực sự phát huy hiệu quả, cần thiết … theo đúng tinh thần tại Thông tư 61 của Bộ Tài chính hướng dẫn “… đảm bảo vốn đối với các công trình trọng điểm của Nhà nước, của ngàn, địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2005 ….”. Trong khi Luật ngân sách ra đời nhằm hạn chế, xóa bỏ cơ chế “xin cho” thì ở đây không dám chắc rằng trong 155 công trình mà Sở Kế hoạch và Đầu tư lên kế hoạch sẽ phát huy hiệu quả, hoặc có những công trình các chủ đầu tư xin tự ứng vốn trước để khởi công đến năm 2004 mới “chạy xin vốn”. Do nhiều nguyên nhân, dẫn đến Sở kế hoạch và đầu tư bắt buộc phải bố trí vốn cho các công trình đó gây nên sự bị động trong bố trí vốn cho các công trình cấp thiết khác, hoặc những công trình trọng điểm khác đang khát vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công hòan thành, việc bố trí vốn bị động dẫn đến một số công trình thiếu vốn do vốn bị phân bố dàn trải, không tập trung, vì thế không đảm bảo đúng tiến độ, hòan thành đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, gây ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh A. - Là nguyên ngân cơ bản dẫn đến nợ đọng XDCB, nếu thực hiện theo phương án tại Báo cáo số 108 của Sở Kế hoạch và Đầu tư và như vậy, trong những năm ngân sách tiếp theo, Chính phủ không cấp ngân sách để trả nợ XDCB, thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của một số nhà thầu (các công trình khởi công và chuyển tiếp nhiều công trình nhà thầu ứng trước vốn) có vốn XDCB phải đi vay, từ đó làm tăng dư nợ tín dụng, dư nợ quỹ hỗ trợ phát triển, có thể dẫn đến một số nhà thầu rơi vào tình trạng phá sản, người lao động mất việc làm, ngòai ra còn là nguyên nhân quan trọng làm cho giá cả nhiều loại sản phẩm hàng hóa tăng cao. Một số nhà thầu không đủ vốn, nếu muốn vay phải có công trình, hơn nữa còn đảm bảo khấu hao máy móc, thiết bị, thu nhập và việc làm của công nhân nên tìm mọi cách để có được công trình (kể cả việc bỏ thầu thấp để trúng thầu) không cần biết khả năng vốn của chủ đầu tư đến đâu, nếu không có vốn thì đi vay, từ đó rơi vào vòng luẩn quẩn và nợ đọng XDCB từ nguồn NSNN ngày càng lớn, tạo ra sức ép về lao động và việc làm rất lớn, ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, tạo ra một nền kinh tế phát triển không lành mạnh về tài chính, trong khi tỉnh A là tỉnh đất chật, người đông đang cần có những công trình hòan thành để góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. III – Phương án giải quyết tình huống 1. Xây dựng phương án: Do kỳ họp HĐND tỉnh đã được ấn định vào ngày 04 – 12- 2003, thời gian là rất gấp, theo Luật tổ chức HĐND, tại Điều 31 và nội quy của các kỳ họp đã nêu ở phần trên. Do vậy có thể giải quyết tình huống trên theo các phương án sau: - Phương án 1: + Giữ ngyên các phương án tại Báo cáo số 107 và 108 của UBND tỉnh A. + Về số nguồn vốn thiếu sẽ đưa ra HĐND tỉnh xem xét quyết định cho phép UBND bổ sung nguồn vốn bằng biện pháp vay vốn để bù vào số nguồn vốn XDCB thiếu khoảng 30.000 triệu đồng, theo điểm 3 Điều 8 Luật ngân sách: “ Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự tóan, thì được phép huy động vốn trong và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách tỉnh”. Tại Điều 26 nghị định 60 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, yêu cầu khi phát sinh nhu cầu huy động vốn như: Kế hoạch 5 năm thuộc nguồn ngân sách đã được HĐND tỉnh phê duyệt, dự án đề nghị huy động vốn thuộc danh mục đầu tư, quyết định của cấp có thẩm quyền đề nghị huy động, phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án ….. Thực hiện theo phương án này có những ưu điểm, nhược điểm là: * Về ưu điểm - Đáp ứng được thời gian gửi tài liệu đến đại biểu HĐND tỉnh theo luật định. - Sở kế hoạch và Đầu tư không phải tính tóan lại việc xây dựng kế hoạch XDCB năm 2004 cho 155 công trình. - Đảm bảo một số công trình có vốn xây dựng trong năm ngân sách năm 2004 một phần nào góp phần tích cực vào sự phát triển GDP của tỉnh, đảm bảo lợi ích của một số nhà thầu. *Về nhược điểm: - Sở Tài chính phải bổ sung dự toán ngân sách năm 2004 và báo cáo lại với Chính phủ, Bộ Tài chính số nguồn vốn XDCB vượt lên. - Về nguyên tắc tỉnh A không chấp hành luật, nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, cơ quan chuyên môn cấp trên, nhất là số vốn đã được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ giao, Bộ Tài chính phân bố tỉnh A là 160.000 triệu đồng, trong đó XDCB tập trung do cấp tỉnh quản lý là 130.000 triệu đồng về XDCB tập trung. - Tạo ra một tiền lệ không tốt trong công tác phân bổ nguồn vốn XDCB tập trung cho những năm sau (Sở kế hoạch và Đầu tư cứ phân thiếu vốn thì tìm nguồn sau, cứ cho khởi công sau đó chạy vốn, xin vốn sau vì là công trình thuộc vốn ngân sách nên bắt buộc ngân sách phải no trả nợ). Điều này rất nguy hiểm, vì chính những điều đó mà việc nợ đọng trong tỉnh A đang còn rất lớn (Theo báo cáo vào khoảng 25.000 triệu đồng tính đến gần hết năm 2003) và nằm trong số 7.500 tỷ đồng nợ đọng XDCB từ nguồn NSNN trên tòan quốc. Mà vấn đề nợ đọng XDCB có tác động không tốt như đã phân tích ở trên. - Tuy phương án đã giải quyết được vốn bù đắp ( đi vay hoặc huy động) nhưng ngân sách tỉnh A phải no trả nợ khi đến hạn, Nhà nước không cấp vốn để trả nợ XDCB cho những năm tiếp theo, do vậy xẽ gây ra sự bị động về phân bổ vốn XDCB và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh A, nhất là tỉnh A là tỉnh nghèo, vừa được tái lập, có nhiều công trình nằm trong kế hoạch XDCB trong những năm tới. Nếu những năm tới nguồn vốn XDCB còn hạn hẹp thì nguồn vốn cho những công trình sau này sẽ rất eo hẹp và khó khăn. - Phương án 2. + Giữa nguyên báo cáo về dự tóan năm 2004 do Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về phân bổ nguồn vốn XDCB tập trung cấp tỉnh năm 2004. + Yêu cầu UBND tỉnh A chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian nhanh nhất rà soát lại danh mục công trình XDCB năm 2004: 155 công trình, những công trình nào không đúng, không đáp ứng theo yêu cầu của Luật ngân sách, nghị định, thông tư hướng dẫn không phù hợp với quy hoạch được duyệt đã nói ở phần trên thì kiên quyết cắt giảm hoặc rút bỏ các công trình đó, đặc biệt Sở Kế hoạch và Đầu tư nên chú ý tới 8 công trình chưa đủ thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng và 4 công trình chưa phù hợp về quy hoạch, số vốn cho các công trình XDCB năm 2004 cần rút bớt là khoảng 30.000 triệu đồng để tổng số vốn phân bổ cho các công trình còn 130.000 triệu đồng, phù hợp với nguồn vốn được phân bổ theo cấp ngân sách năm 2004. Thực hiện theo phương án này có những ưu điểm và nhược điểm sau: * Về ưu điểm - Thực hiện đúng chủ trương, quyết định phân bổ vốn của Quốc hội, Chính phủ và quyết định phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính, góp phần vào sự ổn định cân đối ngân sách từ địa phương tới Trung ương (ý thức, kỷ luật, chấp hành ngân sách của tỉnh A được ghi nhận). - Thực hiện phương án này, góp phần vào việc thực hiện Luật ngân sách đã được Quốc hội thông qua ngày 16 – 12 – 2002, xóa bỏ cơ chế “xin cho”, từ đó từng bước xóa bỏ tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn NSNN, tăng cường lành mạnh hóa thị trường tài chính – tiền tệ trên địa bàn và cả nước. Phương án thực hiện cũng tạo ra một tiền lệ cho những nhà quản lý về đầu tư XDCB như: Thẩm định, quy hoạch dự án …. tăng cường trách nhiệm hơn đối với sự lựa chọn công trình được phân bổ vốn XDCB cho những năm sau, từ đó tiết kiệm vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả kinh tế – xã hội của công trình đầu tư. * Về nhược điểm - Thực hiện phương án, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ phải chuẩn bị lại báo cáo, vì thế thời gian gửi tài liệu đến các đại biểu HĐND tỉnh có thể không đúng thời gian theo luật định. - Gây xáo trộn về kế hoạch XDCB năm 2004 ở một số công trình, từ đó có thể ảnh hưởng tới giá trị tính vào GDP của tỉnh A. Gây ảnh hưởng tới lợi ích của một số nhà thầu do công trình phải rút bỏ hoặc cắt bớt vốn đầu tư. 2. Lựa chọn phương án: Tỉnh A là tỉnh được Trung ương quan tâm chú ý đầu tư, và sẽ được đưa vào vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. Vì vậy để tạo uy tín của tỉnh A đối với Trung ương, hy sinh lợi ích riêng, trước mắt để tạo đà phát triển lâu dài, chính vì vậy xét thấy để phương án phù hợp với mục tiêu trên chỉ có phương án 2 là đáp ứng được yêu cầu đó. Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh lập báo cáo thẩm tra theo phương án 2 trình trước HĐND tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 13 xem xét quyết định dự tóan năm 2004 của tỉnh A, trong đó có lĩnh vực về phân bổ nguồn vốn và vốn đầu tư XDCB năm 2004 là 130.000 triệu đồng. 3. Kế hoạch thực hiện phương án 2 Tại khoản 3 Điều 45 Luật ngân sách quy định: “Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh quyết định dự tóan ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước 10 tháng 12 năm trước …”. Tại Điều 48 Luật Ngân sách quy định: “Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, HĐND về dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách, chính phủ quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách Nhà nước và ngân sách Trung ương, UBND quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách địa phương và ngân sách cấp mình”. Căn cứ theo luật định, HĐND tỉnh ra quyết định, quyết định dự tóan ngân sách tỉnh A và phân bổ ngân sách cấp tỉnh, giao UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện điều hành. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, phân bổ số vốn đầu tư XDCB đã được HĐND tỉnh quyết định tới từng dự án công trình theo đúng luật chế độ quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào số vốn đã được HĐND tỉnh phê duyệt cho các công trình, dự án XDCB năm 2004 (số công trình có nguồn vốn) lập kế hoạch giải ngân theo đúng quy định tại các nghị định quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị số 29/2003/CT – TTg ngày 23 12 – 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB tiết kiệm, phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đúng hướng của tỉnh. 4. Kiến nghị Với phương án giải quyết (phương án 2) tuy có gây khó khăn trong thực hiện đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của một số nhà thầu đã xây dựng công trình phải rút bỏ hoặc cắt bớt vốn. Nhưng phương án 2 góp phần bảo vệ kỷ cương phép nước về quản lý đầu tư và xây dựng . Tạo nên tiền lệ tốt về phân bổ vốn và nguồn vốn XDCB, bước đầu tránh tình trạng gây nên nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, cùng cả nước tạo nên thị trường tài chính – tiền tệ lành mạnh, tác động tích cực tới đời sống xã hội, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên để không mắc phải cho những tình huống tương tự cho những năm ngân sách tiếp theo, tôi xin đưa ra một số kiến nghị: - Tăng cường trách nhiệm chấn chỉnh trong hoạt động quản lý Nhà nước của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phối kết hợp trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chức năng đã được phân công. - Đề nghị Chính phủ quan tâm tới tỉnh A, là tỉnh nghèo nhưng giàu tiềm năng, tăng nguồn vốn XDCB tập trung hợp nữa để tỉnh A có nguồn vốn cho đầu tư xây dựng XDCB, xứng tầm với tiềm năng, nhanh chóng đưa tỉnh A tiến kịp với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. - Nhanh chóng triển khai đưa Luật xây dựng vào cuộc sống hòan thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu, nâng cao năng lực cơ quan tư vấn, giám sát để nhằm mục đích năng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB và hiệu quả kinh tế – xã hội của công trình đầu tư. - Nằm trong tình hình chung, có yếu tố lịch sử của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN nên tỉnh A không tránh khỏi có tình trạng nợ đọng XDCB, vì vậy đề nghị Chính phủ rà soát lại một số công trình nợ đọng để có biện pháp xử lý dứt điểm nếu là nguyên nhân khách quan đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn để thanh toán hoặc bằng cách chính phủ cho phép Tỉnh A được thực hiện “Đổi đất gán cho các nhà thầu thông qua hình thức đấu giá sử dụng đất; nhà thầu thống nhất và cam kết về mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch của tỉnh”. Những giải pháp này sẽ góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính tiền tệ của tỉnh trong vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản đảm bảo vốn xây dựng cơ bản năm sau sẽ giành đúng mục đích, đúng trọng tâm, trọng điểm cho các công trình cần thiết đạt hiệu quả kinh tế – xã hội. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, Đảng và Nhà nước đề cao công cuộc cải cách nền kinh tế, cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành, trong đó bước đầu cải cách phương thức phân bố ngân sách Nhà nước hàng năm. Bởi vốn ngân sách là vấn đề “nhạy cảm”. Trong quan niệm cũ đó là “chiếc bánh ngân sách”. Địa phương nào, cơ quan nào cũng muốn giành được phần hơn cho mình, bởi trong tình hình hiện nay đất nước ta còn nghèo, trong khi đó nhu cầu về vốn cho các lĩnh vực thì rất ít. Trong đó có chi cho đầu tư xây dựng cơ bản thì càng tăng. Để khắc phục những tồn tại đó Chính phủ đã đưa ra một số chính sách cụ thể như Luật ngân sách, Nghị định số 60, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn để các Bộ, Ngành, Địa phương thực hiện. Đặc biệt tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI đã tham gia phân bổ ngân sách Nhà nước, ngân sách Trung ương, ở địa phương HĐND tỉnh phân bố ngân sách địa phương và ngân sách của cấp mình. Trong đó có phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản để từng bước quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Qua nội dung câu truyện tình huống và phương án giải quyết đã đưa ra ở tỉnh A. Trong tình huống này vấn đề giải quyết là quyết định thế nào để các cơ quan Nhà nước thấy được công việc tham mưu của mình trong lĩnh vực quản lý Nhà nước chưa đúng với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên mặc dù phương án, đề án của mình đưa ra có mục đích phát triển kinh tế xã hội chung cho tỉnh A. Nhưng xét trên toàn diện và chủ trương, văn bản của cấp trên hướng dẫn thì không đúng. Qua câu chuyện tình huống cũng đề cập đến vấn đề phối hợp hoạt động trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước ở tỉnh A sao cho có sự phối hợp chặt chẽ hơn để có sự thống nhất cao trong việc giúp cho UBND tỉnh A đưa ra một vấn đề nào đó được hiệu quả hơn, tránh tình trạng nhiệm vụ của cơ quan nào thì cơ quan đó làm. Với tỉnh A cần hoàn thiện quy chế hoạt động của UBND, các Sở, Ban, Ngành nhất là vấn đề phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn giúp UBND về quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực. Trong điều hành, chủ trì, quán triệt tới các cơ quan có sự phối hợp với nhau để thống nhất, uốn nắn những biểu hiện sai phạm, không đúng hướng của các cơ quan giúp UBND, coi trọng mục tiêu, chủ trương phát triển chung chứ không vì lợi ích địa phương. Đảm bảo trong lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước đúng luật và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 6- 1994 (sửa đổi) Luật Ngân sách Quốc hội thông qua ngày 16 – 12 – 2002 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06-6-2003 Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23-6-2003 Thông tư số 61/2003/TT-BTC ngày 23-6-2003 Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23-6-2003 Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23-12-2003 Giáo trình Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên quyển I, II, III

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHACH09.doc
Tài liệu liên quan