Có lẽ đối với bất kỳ một quốc gia nào thì hoạt động quản lý ngân hàng cũng là một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải xem xét nhất là trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay. Bởi vì quản lý ngân hàng không chỉ đảm bảo cho sản xuất trong nước phát triển, ổn định giá trị đồng nội tệ, kiểm soát lạm phát mà cao hơn nó còn đảm bảo chủ quyền quốc gia về tiền tệ. Do vậy đây là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới.
Mặc dù trong công tác quản lý ngân hàng, nước ta đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn nhiều hạn chế, thách thức. Do vậy việc xây dựng một chính sách quản lý ngoại hối hoàn toàn phù hợp với tình hình đất nước hiện nay là một vấn đề rất lớn, vô cùng nan giải. Do vậy trong tiểu luận này, em xin kiến nghị một số biện pháp nhằm phát huy tác dụng công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước với một hy vọng trong một tương lai không xa đồng tiền Việt Nam sẽ có vị trí trong trường quốc tế và hy vọng rằng trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả công tác Quản lý ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và người dân sẽ tin tưởng hơn khi nắm giữ đồng Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mở rộng thì không thể một quốc gia có thể phát triển được nếu không mở cửa hoà nhập với nước Ngoài. Nhưng vấn đề ở chỗ chúng ta chỉ hoà nhập chứ không hoà tan. Một trong những vấn đề nổi bật lên hiện nay là quản lý ngoại hối.
Quản lý ngoại hối không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển, kiểm soát nạn lạm phát, tạo công ăn việc làm mà hơn thế nó còn đảm bảo chủ quyền quốc gia về tiền tệ. Trên cơ sở đó ổn định tỷ giá hối đoái trong nước, đảm bảo giá trị đối ngoại của đồng tiền. Hơn thế nó còn đảm bảo vị thế của mỗi quốc gia trong đấu trường quốc tế.
Mặc dù hoạt động quản lý ngoại hối không phải là một vấn đề quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên ở bất kỳ thời điểm nào nó cũng thu hút được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta, các ngân hàng Thương mại, doanh nghiệp và cả dân chúng.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, là một sinh viên khoa Tiền tệ-tín dụng quốc tế , em rất muốn nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Với mong muốn hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ hiệu quả hơn, giúp nền kinh tế phát triển hội nhập cùng thế giới nên em đã chọn đề tài: “Quản lý ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
Đây là một đề tài mà phạm vi nghiên cứu sâu và rộng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo để em có điều kiện học hỏi thêm cho mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1/2004
Sinh viên
Vũ Xuân Thành
Chương 1: Cơ sở lý luận
về quản lý ngoại hối
1. Khái niệm ngoại hối và quản lý ngoại hối.
1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại hối:
Ngoại hối là tiền nước Ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thành toán bằng tiền nước Ngoài.
ở Việt Nam theo điều 28 – luật ngân hàng Nhà nước tháng 12/1997. Dự trữ ngoại hối của nhà nước bao gồm:
- Ngoại tệ, tiền mặt, sử dụng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước Ngoài.
- Hối phiếu, giấy chứng nhận nợ của nước Ngoài, ngoại tệ
- Các chứng khoán do chính phủ, ngân hàng nước Ngoài, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thế giới bảo lãnh và phát hành
- Vàng
- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước
1.2. Vai trò của ngoại hối
Ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa là phương tiện dự trữ của Cải, thành toán hạch toán quốc tế, vừa là cơ sở cho việc phát hành tiền, đảm bảo cho mối tương quan tiền hàng trong nước.
Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển với một tốc độ nhành chóng, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì không một quốc gia nào có thể tồn tại, phát triển đơn độc, khép kín được đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra ngày một sâu rộng hơn, từ đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước Ngoài. Chính vì vậy dự trữ ngoại hối cũng là một trong những mục tiêu quan trọng là một công cụ quan trọng và cần thiết trong tay Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Hơn nữa, việc dự trữ ngoại hối cũng thể hiện vị trí thế lực của quốc gia trên thị trường quốc tế. Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ để can thiệp, điều chỉnh nhằm thiếp lập thế cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế nhằm phục vụ chính sách kinh tế còn đối với những nước mà đồng tiền không được tự do chuyển đổi thì dự trữ ngoại hối tốt sẽ làm cho Nhà nứơc có thể chủ động can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế đã định, duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ.
1.3. Khái niệm quản lý ngoại hối:
- Quản lý ngoại hối là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác dụng vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định.
- ở Việt Nam, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thành toán quốc tế, ngân hàng trung ương cũng được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường. Điều này đã được đề cập trong pháp lệnh ngân hàng Nhà nước năm 1990 (Điều 30), luật ngân hàng nhà Việt Nam quản lý ngoại hối.
1.4. Vai trò của quản lí ngoại hối:
Quản lí ngoại hối là yếu tố hết sức quan trọng và không thể coi thường trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia,Một đất nước trên thị trường lưu thông nhiều loại ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh sẽ làm suy yếu, giảm sức mua của tiền tệ trong nước, nguy hại hơn là giảm lòng tin của công chúng, gây tâm lí né tránh, đùn đảy đồng bản tệ, cất trữ ngoại tệ. Một nền lưu thông tiền tệ mất tính độc lập, tự chủ, lệ thuộc vào tiền của nước Ngoài sẽ dẫn đến lưu thông tiền tệ trong nước rối loạn, lạm phát, sức mua đồng tiền sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông hàng hoá và đời sống xã hội.
2. Mục đích của quản lí ngoại hối:
2.1. Điều tiết tỉ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Tỷ giá hối đoái là biểu hiện về mặt giá trị giữa một đơn vị đồng tiền nước này so với một đơn vị đồng tiền nước khác.
NHTƯ thực hiện các biện pháp quản lí ngoại hối nhằm thúc đẩy việc tập chung ngoại hối vào tay NHTƯ. Thông qua đó, Nhà nước sử dụng nguồn ngoại hối này cho hợp lí và hiêụ quả cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc mua bán ngoại tệ để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm oỏn định giá trị đối ngoại của đồng tiền và tác động vào lượng tiền cung ứng.
2.2. Bảo tồn quĩ dự trữ ngoại hối Nhà nuớc:
NHTƯ là cơ quan quả lí tài sản quốc gia nên NHTƯ phải quản lí dự trữ ngoại hối quốc gia. Quản lí quĩ không chỉ là việc bảo quản, cất trữ mà còn phải biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo cho quĩ không chịu rủi ro tỷ giángoại tệ trên thị trường quốc tế. Do vậy, NHTƯ phải mua bán để tránh thất thoát, sói mòn, đảm bảo giá trị đồng bản tệ.
2.3. Cải thiện cán cân thành toán quốc tế:
Cán cân thành toán quốc tế(BP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp, có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
BP phản ánh quan hệ thu chi của một nước với nước Ngoài, xu hướng cung cầu ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động rất lớn tới tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ.
Khi cán cân thành toán bội thu lương ngoại ttẹ chảy vào tronh nước dẫn đến cung ngoại tệ tăng, làm tỷ giá vận dụng theo xu hướng giảm và ngược lại. Như vậy, nếu không có sự can thiệp của NHTƯ, tỷ giá sẽ vận động theo cung cầu thị trường. Vì vậy ở nhiều nước trên thế giới, NHTƯ có nhiệm vụ điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế, nghĩa là NHTƯ phải mua ngoại tệ khi cung lớn hơn cầu( làm tăng dự trữ) và bán ngoại tệ khi cung nhỏ hơn cầu (làm giảm dự trữ). Để làm được điều này NHTƯ phải dự trù quĩ ngoại hôí đủ lớn.
3. Cơ chế quản lí ngoại hối:
3.1. Cơ chế tự do ngoại hối:
- Cơ chế tự do ngoại hối là cơ chế mà ngoại tệ được tự do lưu thông trên thị trường. Tỷ giá được xác định dựa trên cân bằng cung cầu trên thị trường mà không có sự can thiệp của Nhà nước. Đây chính là tỷ giá cân bằng và giá cả ngoại hối phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường. Tỷ giá thả nổi dẫn đến lãi súât, luồn vốn vào ra hoàn toàn so thị trường chi phối. Xét về mặt lí thuyết cơ chế này làm cho việc giao lưu kinh tế giữa các nước phát triển nhưng thực tế kinh tế giữa các nước không bằng nhau dẫn đến có nước nhập siêu có nước xuất siêu. Nước xuất siêu càng thặng dư nước nhập siêu càng thâm hụt
3.2. Cơ chế quản lí:
3.2.1. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lí hoàn toàn:
Nhà nườc thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nuớc áp dụng các biện pháp hành chính ắp đặt nhằm tập trung tất cả các hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do Nhà nước qui định và tất cả các giao dịch phải chấp hành. Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ do tỷ giá thì được Nhà nước cấp bù, lãi nộp cho Nhà nước. Cơ chế này tồn tại nhiều nhược điểm, chỉ thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
3.2.2. Cơ chế quản lí có điều tiết:
Nhà nước tiến hành điều tiết nhưng gắn với thị truờng. Nhà nước kiểm soat một mức độ nhất định để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện kinh tế phát triển. Nhà nước điều tiết khi tỷ giá biến động quá mức cho phép.
4. Hoạt động quản lí ngoại hối của NHTƯ:
4.1. Hoạt động mua bán ngoại hối:
NHTƯ tham gia vao hoạt động mua bán ngoại hối với tư cách là người giám sát can thiệp đồng thời là người mua bán cuối cùng để điều tiết thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ.
4.1.1. Mua bán trên thị trường tronh nước:
NHTƯ chỉ thực hiện mua bán với các NHTM, không trực tiếp mua bán với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái do NHTƯ công bố.NHTƯ sử dụng một phần dự trữ bán cho NHTM và mua ngoại tệ của các NHTM đưa vào dự trữ. Thông qua mua bán ngoại tệ NHTƯ cung ứng hay rút bớt lượng tiền trong lưu thông, trên cơ sở đó ổn định tỷ giá của đồng bản tệ.
4.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế:
NHTƯ không chỉ bảo quản cất trữ mà còn sử dụng quĩ cho mục đích đầu tư phát triển. NHTƯ thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn, phát triển quĩ dự trữ ngoại hối. Qua nghiên cứu lãi suất thực tế và xu hướng tăng lên của lãi suất ngoại tệ, NHTƯ tính toán giữ ngoại tệ nước nao có lợi và đảm bảo an toàn. Khi mua bán trên thị trường quốc tế, NHTƯ phải tuân thủ các qui tắc của thị trường.
4.2. Hoạt động quản lí của NHTƯ:
Ngoài việc mua bán ngoại tệ trên thị trường NHTƯ còn thực hiện các hoạt động về ngoại hối như:
- Quản lí diều hành thị trương ngoại hối, thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách đưa ra qui chế ra nhập thành viên, qui chế hoạt động, qui định giới hạn tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trưòng.
- Xây dựng dự án pháp luật, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật ngoại hối
- Cấp phép, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối
- Kiểm tra, giám sát việc xuất nhâp khẩu ngoại hối, kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lí ngoại hối
- Biên lập cán cân thnah toán quốc tế để thường xuyên nắm được dự trữ ngoại hối để có hướng giải quyết khi cần thiết nhằm bảo tồn và phát triển.
Chương 2: Thực trạng quản lý
ngoại hối ở việt nam
1. Một số các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan tới ngoại hối và tỷ giá hối đoái
1.1. Về quản lý ngoại hối:
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, hoạt động ngoại hối được thực hiện dựa theo Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 16/HDBT ngày 18/10/1998, nhằm thu hút nguồn thu về ngoại hối và hạn chế chi ngoại hối ra nước Ngoài. Quản lý ngoại hối tập trung trong tay Nhà nước và chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được phép tham gia xuất – nhập khẩu hàng hoá theo tỷ giá ấn định.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bước được đổi mới nhằm tăng cường khả năng quản lý kiểm soát ngoại hối của ngân hàng Nhà nước.
Việc đổi mới đầu tiên mang tính chất cơ bản là sự ra đời của Quyết định số 396/TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ “về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới”. Quyết định này quy định các doanh nghiệp chỉ được để lại một phần ngoại tệ để chi tiêu, phần còn lại phải bán hết cho các ngân hàng. Và mọi hoạt động thành toán, mua bán, chi trả đều phải thực hiện qua ngân hàng, các công ty tài chính được phép hoạt động nhằm tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại tệ.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của việc điều hành, quản lý ngoại hối theo cơ chế thị trường, ngày 20/9/1994, thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 203/QĐ - NH13 “về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” việc ra đời của thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế của phương thức giao dịch trực tiếp. Theo thị trường này, tỷ giá được hình thành trên thị trường dựa theo sự thoả thuận giữa các thành viên trong biên độ cho phép bằng ± 0.5% so với thế giới chính thức do ngân hàng nhà nước công bố. Sau đó để đáp ứng yêu cầu thị trường Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 101/1999/QĐ - NHNN 13 26/3/1994 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”. Việc ra đời của Quyết định này đã đưa ra những điều kiện cụ thể hơn đối với việc tham gia thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng như loại hình, phương thức, nguyên tắc giao dịch…
Từ cuối năm 1997, trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, ngân hàng nhà nước đã kịp thời có các giải pháp về tiền tệ và tỷ giá nhằm giảm thiểu tác động cuả cuộc khủng hoảng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó cơ chế quản lý ngân hàng cũng có những thay đổi đáng kể. Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 173/1998/QĐ - TTg ngày 12/9/1998 về nghĩa vụ và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Quyết định này quy định cụ thể số ngoại tệ doanh nghiệp phải bán cho các ngân hàng sau 15 ngày là 80% đối với nguồn thu vãng lai. Ngoài ra, Quyết định này cũng khẳng định quyền được mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức từ các ngân hàng khi có nhu cầu ngoại tế đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và giao dịch được phép khác. Với việc ban hành Quyết định này, đã giảm bớt căng thẳng cung cầu ngoại tệ. Để tăng cường khả năng hoà nhập Quốc tế, chính phủ đã ban hành Nghị định 63/NĐ - CP ngày 17/8/1998. Nghị định này có các điểm cụ thể sau:
- Đưa ra những quy định mới về quản lý nhà nước về ngoại hối
- Xác định rõ khái niệm người cư trú và người không cư trú.
1.2. Các qui định về giao dịch ngoại hối và quản lí kinh doanh ngoại hối:
10/01/1998, Thống đốc NHNN ban hành quyết định 17/1998, QD-NHNN 7 “về việc ban hành qui chế hoạt động giao dịch ngoại hối” cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện các giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại hối, hỗ trợ phát triển hoàn thiện thị trường, hoà nhập thị trường hối đoái toàn cầu.
NHNN ban hành quyết định 16/1998/ QD-NHNN 7 về việc qui định nguyên tắc ổn định tỷ giá mua bán ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn.
Với 2 quyết định trên NHNN tạo cơ sở phá lí cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá trong tương lai.
1.3. Quản lí hoạt động liên quan đến ngoại hối, vay nợ trả nợ nươc Ngoài:
Song song với việc ban hành các quyết định Chính ohủ Việt Nam trong thời gian qua đã thực hiện một số biện pháp khuyến khích chuyển Kiều hối về nước, được nêu trong Quyết định 170/1999/ QD TTg ngày 19/08/1999 về việc khuyến khích người Vệt Nam ở nước Ngoài chuyển tiền về nước. Trước đây khoản kiều hối chỉ được băng VND, người nhận kiều hối trong nước bắt buộ phải bán ngoại tệ cho ngân hàngtheo tỷ gái qui định để nhạan đồng nội tệ. Quyết định 48 QD/NH 7 ngày 23/02/1995 của thống đốc NHNN về việc người Việt Nam ở nước Ngoài chuyể rút bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu chuyển thành VND. Quyết định 170 đánh dấu bước tiến trong nới lỏng chuyển tiền cá nhân.
NHNN không chỉ quan tâm đến hoạt động ngoại hối mà còn quản lí các luồng vốn ngoại tệ dưới các hònh thức khác nhau. Việc quanr lí nợn nước Ngoàibao gồm việc quản lí nguồn vốn nước Ngoài thông qua việc mở L/C nhập hàng, trả hàng trả chậm được Chính phủ ngày càng coi trọng.
Năm 1997, NHNN ban hành qui chế mở L/C nhập hàng trả chậm theo quyết định 207/QD-NH 7 ngày 1/7/1997 qui định các điều kiện đối với ngân hàng và doanh nghiệp để được mở L/C trả chậm: thời hạn chậm đối với nhập nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng không quá 1 năm để giảm tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích; yêu cầu mức kí quĩ tối thiểu đối với L/C trả chậm nhập hàng tiêu dùng. NHNN ban hành công văn 931-1997/CV-NHNN7 ngày 17/10/1997 qui định hạn mức vay ngắn hạn nước Ngoài và bảo lãng vay ngắn hạn ngân hàng không vượt quá 3 lần vốn tự có, mức kío quĩ tối thiểu mở L/C trả chậm bằng 80% giá nhập khẩu.
NHNN ban hành qui chế quản lí vay trả nợ nước Ngoài, thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổng hạn mức vay trả nợ nướcd Ngoài theo phương thức tự vay tự trả của các doanh nghiệp.
Để thu hút vốn nước Ngoài, Chính phủ Việt Nam không ngừng đổi mới hoàn thiện cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư nước Ngoài như giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước Ngoài theo luật đầu tư nước Ngoài từ 5% 7% 10% trước đây xuống 3% 5% 7% tương ứng.
1.4. Về điều hành tỷ gía hối đoái:
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ra đời NHNN thực hiện bước nhảy vọt trong việc điều hành tỷ giá theo cơ chế mới. NHNN công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và VND theo tỷ giá thị trường trong biên độ cho phép là 0,5% ( Quyết định 254-QD/NH 7 ngày 31/10/1994 về qui định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổp chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ). Để khuyến khích ngân hàng tham gia tích cực hơn trên Interbank, NHNN điêù chỉnh tỷ giá linh hoạt hơntheo quyết định 311/QD-NH 7, biên độ giao dịch được nâng lên 1%.
Năm 1997, thị trường căng thẳng về ngoại tệ, NHNN ban hành quyết định 45/QD-NH 7 mở rộng biên độ lên 10% nhằm giảm anhr hưởng của khủng hoảng tiền tệ khu vực qua sụt giảm giá đồng tiền nước bạn hàng.
NHNN không chỉ quan tâm đến việc ổn định đồng tiền Việt Nam mà còn hướng tới mục tiêu dài hạn là kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu tăng dự trữ ngoại tệ. Nhà nước đổi mới điều hành tỷ giá từ quản lý hành chính sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước qua việc ban hành quyết định 64/1999/QD/NHNN 7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ và quyết định 65/1999/QD/NHNN về việc qui định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Thay vì công bố tỷ giá chính thức, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này là cơ sở để các tổ chức kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ, áp dụng tính thuế xuất nhập khẩu. Và các tổ chức tín dụng được qui định tỷ giá giao dịch không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này. Thay đổi cơ chế quản lí điều hành tỷ giá tạo quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại trong tự qui định tỷ giá giữa VND và ngoại tệ khác không phải là USD.
2. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thịu trường ngoại hối trong nước:
2.1. Cơ chế điều hành tỷ giá:
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước can thiệp mạnh vào hoạt động kinh tế với chế độ tỷ giá cố định và quản lí ngoại hối tập trung trong tay Nhà nước. Nhà nước trực tiếp can thiệp và xác định tỷ giá trong ngoại thương và ngân hàng. Tỷ giá chính thức của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1999 giữa đồng Việt Nam và đồng nhân dân tệ Trung Quốc: 1CPY = 1470 VND
Tháng 3/1989, Nhà nước xoá bỏ tỷ giá kế toán nội bộvà thay vào là chế độ tỷ giá được điều chỉnh. Nhà nước công bố tỷ giá dựa trên lạm phát, lãi suất, biến động tỷ gái trên thị trường tiền tệ tự do, giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Chế độ tỷ giá mới góp phần Cải thiện thị trường ngân hàng.
- Tháng 9/1994, thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng ra đời, tỷ giá chính thức vẫn được NHNN công bố, chỉ có biên độ giao động là thay đổi.
- 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á làm cho thị trường ngoại tệ rất căng thẳng, NHNN 2 lần chủ động điều chỉnh tỷ giá làm cho tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại gắn với tỷ giá thị trường tự do( lần 1 vào 16/2/1998, tỷ giá từ 11.175 đ/ 1USD lên 11.800 đ/1USD; lần 2 vào 7/8/1998, từ 11.888 đ/ 1USD lên 12.998 đ/ 1USD)
Việc điều chỉnh tỷ giá như vậy làm cho tỷ giá chính thức gần sát với tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá NHNN, phản ánh sát hơn tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi buộc NHNN phải thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá.
Ngày 26/12/1999, NHNN đưa ra cơ chế điều hành mới: thay vì công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với USD.Việc đưa ra tỷ giá này phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường giao lưu kinh tế nươc ta vào cộng đồng kinh tế thế giới.
2.2. Qui định giới hạn tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, NHNN kịp thời có những biện pháp giảm căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Đến năm 1999, thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, cung gần sát với cầu, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ không xuất hiện.
Sang năm 1999, NHNN ban hành 2 quyết định 64 và 65 nhằm thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá từ quản lí có tính hành chính sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đến năm 2000, quyết định 65 trở thành một công cụ hữu hiệu cho các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nước Ngoài. Các ngân hàng này đã lợi dụng triệt để nhằm cạnh tranh mua được ngoại tệ. Vì biên độ giao động của tỷ giá kỳ hạn so với giao ngay rất rộng tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy tỷ giá lên cao trong cuộc cạnh tranh mua ngoại tệ.
Trước tình hình này, Chính phủ ban hành quyết định 289/2000/AD-NHNN 7 điều chỉnh biên độ giao động tối đa tiền gửi kỳ hạn 4 tháng so với giao ngay từ 0,58% xuống 0,2%.
Cuối năm 2000, thị trường ngoại tệ bớt căng thẳng, không còn cạnh tranh gay gắt giữa ngân hàng thương mại và một số doanh nghiệp. Ngân hàng nắm giữ ngoại tệ bắt đầu giải toả ngoại tệ do sự can thiệp bán ngoại tệ với số lượng lớn và tỷ giá công bố giao động nhỏ quanh mức 14.500 VND/USD vào tháng 12 năm 2000.
6 tháng đầu năm 2002, hoạt động trên Interbank vì hầu như chỉ xuất hiện nhu cầu mua ngoại tệ trong khi nguồn cung rất khan hiếm. Trong khi đó, ngân hàng thương mại ấn định tỷ giá ở mức trần tối đa cho phép nhưng vẫn khan hiếm ngoại tệ. Mặt khác, hoạt động của Nhà nước không hiệu quả vì phải thường xuyên cung cấp ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động nhập khẩu như xăng dầu, máy móc. Dến tháng 12/2002, tỷ giá chỉ xoay quanh mức 15.100 – 15.400 VND/USD.
Ngày nay, giao dịch ngân hàng kỳ hạn và hoán đổi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng bởi tính hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ gía đối với các khoản thu chi xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ và lợi nhuận các giao dịch mang lại càng làm cho thị trường hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên ở Việt Nam còn rất mới mẻ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ( 5% tổng giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng thương mại)
Tỷ trọng mua bán kỳ hạn quá chênh lệch( mua 29%, bán 71%) cho thấy thị trưòng ngoại hối Việt Nam trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Do đó Ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro, các đơn vị tham gia hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là để đảm bảo có ngoại tệ thành toán trong tương lai.
2.3. Cơ chế diều hành lãi xuất:
Năm 2000, khi ngoại tệ rất khan hiếm, các ngân hàng thương mại sử dụng công cụ lãi suất để lôi kéo cac nhân, doanh nghiệp bán ngoại tệ.Lãi suất huy động tiền gửi bằng USD tăng cao trong năm 2000 thu hút công chúng gửi USD, do đó nguồn kiều hối chảy vào không được công chúng chuyển sang VND, được thể hiện qua số dư tiền gứi bằng USD của công chúng tại ngân hàng:
1997: 663 triệu USD
1998:1501 triệu USD
1999:1729 triệu USD
Tháng 6/2000: 578 triệu USD
Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về cũng tăng nhành.
Đối với lãi suất ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm 2001, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suât SIBOR 3 tháng + 1%/ năm đối với cho vay ngắn hạn và lãi suất SIBOR 6 tháng + 2,5%/ năm.
Từ 1/6/2001, NHNN huỷ bỏ qui định khống chế biên độ, cho phép tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tếvà cung cầu vốn ngoại tệ trong nước mà thoả thuận với từng khách hàng mức lãi suất cho vay phù hợp( tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ)
Đối với lãi suất tiền gủi ngoại tệ của các pháp nhân taị các tổ chức tín dụng, NHNN khống chế ở mức thấp nhằm hạn chế việc găm giữ USD trên tài khoàn và hạn chế đô la hoá trong điều kiệ tỷ suất kết hối từ 80% giảm xuống 50% và nay còn 40%. Do đó lãi suất USD ở nước ta cũng giảm mạnh theo thị trờng quốc tế.
2.4. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng bàn đổi ngoại tệ:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tình trạng khan hiếm ngoại tệ tăng mạnh, thị trường căng thẳng, hầu hết các doanh nghiệp muốn găm giữ ngoại tệ nhắm chánh đồng Vbiệt Nam bị mất giá. Ngày 12/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 173/1998/QD-TTg nhằm tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Theo đó, tổ chức kinh tế phải bán một phần ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai trong ngân hàng.
Dựa trên những biến đổi kinh tế, tỷ lệ kết hối đối với các tổ chức kinh tế được nới lỏng đầu tư từ 80% xuống 50%( quyết định 180/1999/QD-TTg) và hiệ ở mức 30%( theo quyết định 61/2001/QD-TTg).
Nhà nước quản lí hoạt động ngoại hối và hoạt động của các bàn đổi ngoại tệ qua việc ban hành quyết định 258/2000/QD-NHNN 7. So với những qui định trước đây, qui định mới có nhiều điểm bổ sung, chỉnh sửa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đổi ngoại tệ đồng thời Nhà nước cũng kiểm soát tránh việc lợi dụng hoạt động đổi ngoại tệ đẻ mua bán ngoại tệ trái phép.
Năm 2002, riêng địa bàn TPHCM, chi nhánh NHNN cấp phép cho 191 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ, xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp, nâng tổng ssó bàn đang hoạt động lên 382 bànvới doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD. Số lượng kiều hối chuyển về thành phố theo con đường chính thức bình quânmỗi tháng đạt 80 triêu USD, ước tính cả năm đạt 1 tỷ USD.
Tại Hà Nội, hiện có 250 bàn thu đổi ngoại tệ với doanh số thu đổi năm 2002 đạt 210 triệu USD, tăng 17,5% so với 2001. Chi nhánh NHNN tại Hà Nội cấp 1200 giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho người cư trú là công dân Việt Nam với doanh số 15 triệu USD
Chương 3: Nhận xét và đánh giá
1. Những thành tựu đã đạt được trong việc quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam:
Chính sách quản lí ngoại hối cũng là một trong những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nướcnhằm thực hiên chức năng quản lí ngoại tệ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực chất của chính sách quản lí ngoại hốivà công cụ điều hành tỷ giá đều có mục tiêu chung là đảm bảo chủ quyền quốc gia về tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Theo kết quả công bố mới nhất của ISC, Công ty tài chính quốc tế thuộc WB ngày 8/12/2002 về môi trường kinh doanh ở Việt NamCũng đánh giá 2 trong những thành công của Việt Nam là kiểm soát lạm phát và quản lí ngoại hối. Xét riêng về lĩnh vực quản lí ngoại hối đã đạt được những thành tựu sau:
1.1. NHNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách:
Nền kinh tế thế giới phát triển và có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, đòi hỏi phải có sự bổ sung, chỉnh sửa hệ thống các văn bản, chính sách về quản lí ngoại hối. Việc ban hành Luật ngân hàng tháng 12/1997, đánh dấu bước chuyển đổi tích cực của Nhà nước với quản lí ngoại hối. Nhằm mục đích phát triển kinh tế tăng cường giao lưu với nước Ngoài, hầu hết các chính sách về quản lí ngoại hối đều được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Thành công đàu tiên là nghị định 63/1998/NĐ-CP vềquản lí ngoại hối. Sang năm 1999, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện qui định về quản lí ngoại hối, ngày 16/4/1999, NHNN ban hành Thông tư số 01/1999/TT-NHNN 7 hướng dẫn thi hành NĐ số 63/1998/NĐ-CP, nội dung thông tư qui định chi tiết, cụ thể các vấn đề ngoại hối và quản lí ngoại hối của các tổ chức, cá nhân.
Cùng với việc hướng dẫn thực hiện qui định về quản lí ngoại hối, NHNN tăng cường kiểm soát vay, trả nợ nước Ngoài của các doanh nghiệp đầu tư nước Ngoài. Ngoài ra, NHNN cũng thực hiện điều chỉnh tỷ lệ kết hối từ 80% xuống còn 50% để tăng tính hiệu quả trong sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp. Mặt khác, chính sách quản liư ngoại hối cúng được đổi mới một số nội dung chính như:
- Mở rộng biên độ tỷ giá từ +/- 0,1% lên +/- 0,25%
- Qui định mới về trạng thái ngoại hối
- Mở rộng đối tượng làm nhiệm vụ chi trả kiều hối
- Ban hành quyết định số 258/2000/QĐ-NHNN 7 về việc qui chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ
Nhờ có các biện pháp quản lí ngoại hối gốp phần tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước, ổn định tỷ giá trên thị trường tự do và chính thức, tạo điều kiện cho Interbank hoạt động hiệu quả tích cực…...
Hiện nay, hầu hết các giao dịch vãng lai được tự do hoá, giao dịch vốn được kiểm soát tốt. Việc mở rộng biên độ tỷ giá giúp ngân hàng thương mại có điều kiện yết giá cạnh tranh, đôỉ mới trạng thái ngoại tệ, làm cho tốc đọ lưu chyển ngoại tệ tăng, hạn chế đầu cơ tích trữ, găm giữ ngoại tệ.
1.2. Tiếp tục Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế diều hành:
Trước đây, NHNN là người duy nhất có quyền quyết định tỷ giá và quản lí mọi hoạt động liên quan đến quản lí ngoại hối. Nhưng sang năm 2002, Nhà nước thực hiện phân cấp, uỷ quyền quản lí ngoại hối cho chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố. Việc phân cấp một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chứckinh tế thực hiên giao diạch ngoại hối, mặt khác nâng cao trách nhiệm của các chi nhánh NHHN, ghiảm bớt công việc cho cán bộ ở trung ương.
Với việc huỷ bỏ thuế đánh vào kiều hối cũng như quyết định tỷ lệ kết hối chỉ còn 30%, cộng với chính sách thu hút kiều hối đem lại cho nền kinh tế một số lượng ngoại hối dồi dào, đáp ứng nhu cầu cần thiết của nền kinh tế.
1.3. Sự can thiệp của NHNN giảm bớt tình trạng khan hiếm ngoại tệ:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ, thị trường rất căng thẳng. Sau một thời gian, tình trạng này bộc phát vào tháng 2/2000. Tình trạng trên xảy ra do lãi suất trên thị trường quốc tế tăng cao khiến các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất tiết kiệm USD tăng cao, tỷ giá có xu hướng tăng nhành. Tình trạng này kéo dài cộng với lãi suất VND không dịch chuyển đáng kể khiến cho một bộ phận dân cư chuyển nguồn tiết kiệm từ VND sang USD.
Trước tình hình này, NHNN sử dụng hai công cụ là dự trữ bắt buộc và lãi suất. NHNN buộc các ngân hàng thương mại phải xiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 8%.
Do lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới ở thời điểm đó vẫn cao nên sự can thiệp không hiệu qủa lắm. Sau đó, NHNN buộc phải tăng dự trữ bắt buộc lên 12% và kết quả là các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi USD. Lần can thiệp này rất hữu hiệu và đúng lúc đó FED giảm lãi suất suống 6%.
Vào tháng 4/2001, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 15% kết hợp với xu hướng giảm lãi suất trên thị trường quốc ttếdo FED giảm lãi suất còn 4% buộc ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động tiết kiệm cuối quí 1/2001còn 4,15% - 4,25%.
Như vậy với sự can thiệp của NHNN, đã giảm bớt sự gay gắt trong cuộc chạy đua của các ngân hàng thương mại tích cực huy dộng tiết kiêm USD. Sự cân bằng lãi suất VND và USD dần được thiết lập, ngăn chặn dân cư chuyển nguồn tiết kiệm bằng VND sang USD. Kết quả, tình trạng khan hiếm ngoại tệ cũng giảm theo.
1.4. Bảo quản và phát triển quĩ dự trữ ngoại hối:
Quản lí quĩ dự trữ ngoại hối không chỉ là bảo quản, cất trữ mà còn là sử dụng cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn cho quĩ.Vì vậy, phần lớn số ngoại tệ được đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu Mỹ, Nhật, Brady….. và gửi vào các ngân hàng thương mại của các quốc gia lớn trên thế giới, phần còn lại gửi vào các ngân hàng thương mại xếp hạng từ 2A theo tiêu chuẩn tín nhiệm và chất lượng quốc tế nhằm thu lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất. Tổng số lợi nhuận thu được từ hoạt động quản lí và kinh doanh ngoại tệ trong 10 năm qua đạt gần 777,5 triệu USD, tương đương khoảng 11,655 tỷ đồng Việt Nam. Đây cũng là nguồn thu nhập lớn cho ngân sách Nhà nước.
1.5. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ tin học và đào tạo để nâng cao chất lượng công tác quản lí ngoại hối:
Đầu tiên phải kể đến là trang thiết bị phục vụ công tác quản lí và kinh doanh ngoại tệ đã được nâng cấp và hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc nhành chóng phù hợp với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Trước đây, hoạt động nghiệp vụ chỉ được thực hiện vừa chậm, không đảm bảo an toàn tuyệt đối mà chi phí cao. Hiện nay, để phục vụ cho giao dịch mua bán, đầu tư ngoại tệ tốt hơn, người ta bắt đầu sử dụng thuê bao kỹ thuậtvà phần mềm hiện đại của hãng Reuters và Dow Jones Telerate.
Ngoài ra, rất nhiều ứng dụng công nghệ tin họcđã được sử dụng trong quản lí ngoại hối như:
- Chương trình quản lí nợ nước Ngoài DMFAS do UNCTAD và Chính pphủ Thuỵ Sĩ tài trợ
- Chương trình tính toán tỷ giá hối đoái do ADB tài trợ. Đây là một công cụ quan trọng để xác định tỷ giá thực của VNDtrong quan hệ số tiền tệ phù hợp với tình hình cán cân thnh toán quôca tế
- Trong năm 2002, công tác quản lí nợ nước Ngoài( trung và dài hạn) tiếp tục được nâng cấp và chuẩn bị chuyển giao vốn ngắn hạn do Chính phủ Nhật tài trợ
Nhà nước ta cũng có công trình đào tạo lại các cán bộ làm công tác quản lí ngoại hối, nâng cao trình độ cán bộ cả về chuyên môn, ngoại nhữ, vi tính. Với 30% đã và đang đào tạo sau đại hỏctong đó hơn một nửa đào tạo ở nước Ngoài làm cho chất lượng cán bộ quản lí ngoại hối ngày càng được nâng cao.
2. Những tồn tại trong vấn đề quản lí ngoại hối:
2.1. Các chính sách, văn bản:
Dù đã có điều chỉnh, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lí ngoại hối nhưng các qui định của Nhà nước còn chưa chắt chẽ nên các ngân hàng thương mại lợi dụng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh. Điều này được thể hiện rõ vào 6 tháng đầu năm 2000 khi xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Khi Thủ tướng cChính phủ ban hành quyết định 65/1999/QD-NHNN qui định rõ các ngân hàngtự xác định tỷ giá khác Ngoài USD để giao dịch. Nhưng Nhà nước không qui định cơ sở xác định tỷ giá giữa VND và ngoại tệ khác USD dựa trên tỷ giá VND/USD do NHNN công bố và tỷ giá giữa USD với các ngoại tệ khác theo thị trường tiền tệ quốc tế mà cho phép các ngân hàng` thương mại tự qui định và các ngân hàng thương mại đã lợi dụng kẽ hở này, đặc biệt là các ngân hàng nước Ngoài.
2.2. Tình trạng đô la hoá:
Theo tổng kết của IMF, đô la hoá nền kinh tế là tình trạng phổ biến cuả các nước đang phát triểnvà trong quá trỉnh chuyển đổi khi mà tình trạng buôn lậu chưa kiểm soát được, thường xuyên thâm hụt cán cân vãng lai, sức mua đối ngoại của đồng nội tệ còn hạn chế, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, nghiệp vụ thành toán qua ngân hàng còn nhiều tồn tại, nền kinh tế ở trình độ thấp, người dân còn thói quen nắm giữ đô la và vàng, khả năng chuỷên đổi của đồng nội tệ chưa có. Mặt khác, vì tính chất đồng tiền thế giới của USD, đồng tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi, nên tạo cơ hội đồng tiền này xâm nhập vào hoạt động kinh tế xã hội của các nước đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Do mức sống của người dân Việt Nam còn thấp, xã hội dùng nhiều tiền mặt, mệnh giá VND còn thấp so với tương quan tỷ giá USD nên không tiện lợi trong trao đổi nên người dân có tâm lí tìm đến đô để cất giữ khi tình trạng đô la hoá tạo điều kiện cho bọn buôn lậu dễ dàng mua USD để chi trả tiền hàng nhập lậu, tiếp tay cho Việt kiều đầu tư chui, làm ăn phi pháp. Bên cạnh đó, nạn rửa tiền, chảy máu ngoại tệ qua biên giới cũng do tình trạng đô la hoá gây ra. Như vậy, Nhà nước không kiểm soát được lượng ngoại hối ngầm, ảnh hưởng đến hoạt động quản lí của Nhà nước.
2.3. Hệ thống quản lí các luồng vốn ngắn hạn và dài hạn hiện nay có một số điểm không lành mạnh:
Cán cân thành toán của Việt Nam năm 1999-2000
Đơn vị: triệu USD
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Q1/00
Cán cân thương mại
-41
-63
-60
-547
-1190
-2345
-350
-1300
-98
-113
-111
Xuất khẩu (FBO)
1731
2043
2475
2985
4054
5198
7330
9269
9465
1154
3054
Nhập khẩu (FBO)
1772
2105
2535
3532
5244
7543
10480
10569
10346
1163
2943
Cán cân vãng lai
-259
-133
-8
-767
-1166
-2132
-2356
-1581
-1003
146
355
Cán cân vốn
121
-59
271
-180
897
2184
2064
2423
1740
1368
349
Cân bằng chung
-142
-50
66
-1056
409
177
3
228
-318
40
812
Thay đổi trong dự trữ ngoại tệ quốc gia
-156
-282
-464
1056
-117
-357
-289
-409
-555
-845
Nguồn: Ngân hàng thế giới(WB)
Nhìn vào cán cân thành toán quốc tế ta thấy mức sai số lớn một cách bình thường. Khoản sai số này luôn giao động trong khoảng 2% GDP. Với một tình trạng như hiện nay, Vốn chảy ra nước Ngoài là một việc không thể tránh khỏi. Đây chính là tác động lớn nhất gây áp lực thay đổi tỷ giá VND so với USD nếu Việt Nam không có những biện pháp thích hợp. Mặc dù NHNN Việt Nam, Bộ tài chính, Bộ đầu tư vẫn duy trì các thủ tục kiểm tra vốn chặt chẽ( Nghị định 90/1999/NĐ-CP) nhưng trong thực tế các tổ chức và doanh nghiệp trong nước vấn có thể vay các khoản nợ ngắn hạn từ các ngân hàng nước Ngoài mà không có sự phê chuẩn chính thức. Vì vậy, mặc dù đầu tư vào Việt Nam rất lớn ngưng dự trữ ngoại tệ ở Việt Nam không có mức độ tăng trưởng.
Một thực tế nữa là Nhà nước ta không quản lí đầu tư trực tiếp của nước ngoại tại Việt Nam dưới giác độ quản lí ngoại hối.Về một bộ phận đầu tư bằng maý móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng theo dự án và việc tính ra ngoại tệ là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, từ trước tới nay, số liệu tính toán của thiệt bị trên đều là số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư nên việc xác định giá vốn của tài sản đầu tư tính ra băng USD gây thua thiệt cho phía Việt Nam ta.
Ngoài ra, việc các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán sẽ làm phát sinh một số giao dịch ngoại hối liên quan như: Chuyển vốn ngoại tệ vào, ra VND để đầu tư, mua ngoại tệ, chuyển vốn, lợi nhuận đàu tư về nước. Và khối lượng ngoại tệ này Nhà nước ta không thể quản lí được. Việt Nam chưa đề cập đến vấn đề này mà chỉ có những qui định rất chung về điều kiện, thủ tục đầu tư vào các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ phát hành tại Việt Nam đối với ngưới không cư trú.
2.4. Tình trạng ngoại tệ trôi nổi:
Ngoại tệ trôi nổi chính là một phần ngoại tệ vào Việt Nam và được sử dụng trong nước nhưng Nhà nước ta không quản lí được. Thực tế, nguồn ngoại tệ có thể chia làm 2 loại: một nguồn thông qua ngân hàng còn một nguồn thì không. Nhà nước không thể quản lí nguồn ngoại tệ không thông qua ngân hàng vì đó là ngoại tệ của du khách đầu tư chui, kiều hối, xuất khẩu của nhân dân địa phương qua biên giới. Thực tế, con số này rất lớn. Chẳng hạn năm 2000, lượng du khách vào Việt Nam là 2 triệu và tổng thu ngoại tệ là 2 - 4 tỷ USD. Theo ước tính, lượng hàng xuất khẩu của địa phương qua biên giớimỗi năm từ 300 đến 500 triệuUSD( không qua ngân hàng). Ngân hàng thu được từ tổng 2 khoản trên là 35- 50%.
2.5. Những hạn chế khác:
Biên độ giao dịch kỳ hạn chưa phù hợp để có được ngoại tệ, ngân hàng và doanh nghiệp tự mua bán với nhau Ngoài biên độ. Bởi vì NHNN chỉ qui định tỷ giá VND/USD chứ không qui định tỷ giá VND với các ngoại tệ khácmà do các doanh nghiệp qui định. Do vậy các ngân hàng, doanh nghiệp chuyển từ USD sang các ngoại tệ khác không do Nhà nước khống chế biên độ tỷ giảôì chuyển tiếp sang VND, cho vay VND với lãi suất thấp để doanh nghiệp bán ngoại tệ lại cho ngân hàng với giá trong biên độ qui định. Tình hình trên gây áp lực với tỷ giá, không giải quyết được vấn đề cung cầu ngoại tệ.
NHNN là người mua bán cuối cùng trên thị trường Interbank, tác động trực tiếp đến cân bằng cung cầu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Nhưng thị trường này chỉ có các ngân hàng thương mại Việt Nam, các chi nhánh lớn ở trung tâm. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp các chi nhánh ngân hàng thương mại ở địa phương vẫn thiếu ngoại tệ bán cho doanh ngiệpnên doanh ngiệp phải tự thu gom ở nhiều ngân hàng mới đủ ngoại tệ thành toán cho nước Ngoài. Do vậy các nhà đầu tư nước Ngoài phải mở tài khoản ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Chương 4: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam.
Năm 2003 là một năm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong năm nay, Việt Nam thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ, phương án gia nhập WTO. Do vậy công tác quản lí ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và thuận lợi. Trước tình hình có nhiều thay đổi, Việt Nam cũng phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình hiện nay:
1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản, chính sách về quản lí ngoại hối:
Một số nghị định ban hành từ năm 1998, 1999, là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính tiền tệ đến nay không còn phù hợp với xu hướng nền kinh tế khu vực và thế giới nên Nhà nước cần xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Quan trọng nhất là Nghị định 63/1998/ND-CP về quản lí ngân hàng, Nghị định 90/1999/ND-CP về quản lí vay nợ nước Ngoài. Minh bạch hoá chính sách và Cải cách hành chính đang đặt ra yêu cầu phải có một văn bản ở cấp cao hơnvà sát với thực tế ở Việt Nam hơn.
Cùng với việc từng bước tự do hoá các giao dịch vãng lai, NHNN cần qui định thêm các thủ tục chuyển đổi ngoại tệ chặt chẽ để có thể dễ dàng kiểm soát nhằm tránh việc mua ngoại tệ không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí.
Ngoài ra NHNN cần bổ sung một số qui định về quản lí các giao dịch vốn theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng trả nợ như qui định chặt chẽ về việc vay vốn nước Ngoài của các doanh nghiệp, các nhu cầu về ngoại tệ để trả nợ.
Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp qui đối với các giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán.
2. Tăng cường xuất khẩu:
Nhằm tăng thêm ngoại tệ cho quĩ dự trữ ngoại hối thì Nhà nước ta phải tăng cường xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, dần xoá bỏ tình trạng nhập siêu, hướng sản xuất trong nước ra xuất khẩu, chỉ nhập trọng điểm.
Muốn vạy, Nhà nước phải duy trì một chính sách tỷ giá linh hoạt, gắn chạt với những biến động thị trường trong nước và quốc tế. Việc phá giá đồng nội tệ là hợp lí nhưng cần tiến hành dần dần tránh gây sốc cho nền kinh tế.
3. Cần duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước:
Cơ chế tỷ gía thả nổi có sự điều tiết của Nhà nướclà chế độ tỷ giá hợp lí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay vì các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng với các biến động của thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém, thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, quĩ dự trữ Nhà nước còn thấp. Việc điều chỉnh tỷ giá phụ thuộc nhiều vào chính sách huy động và sử dụng vốn. Vì vây việc Nhà nước ta duy trì chế độ tỷ giá này là hoàn toàn hợp lí.
4. Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ tin học:
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lí ngoại hối, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ngân hàng để đưa ra được những cảnh báo sớm liên quan đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó tham mưu với Chính phủ trong việc diều hành tỷ giá để có biện pháp tức thời phù hợp thị trường.
5. Tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. tại các cửa khẩu Lào, Campuchia, Trung Quốc. Vì trong thực tế hoạt động xuất – nhập khẩu ở đây diễn ra sôi động và rất phức tạp. Theo ước tính hàng năm ngoại tệ “trôi nổi” rất nhiều. Do vậy Nhà nước phải có biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt khi nước ta bắt đầu hội nhập AFTA & WTO.
6. Xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh
Đây là một điều kiện rất quan trọng để đối phó với những trường hợp mất cân bằng trong cán cân thành toán quốc tế hay những biến động trong điều kiện thương mại. Có một quỹ dự trữ ngoại tệ vững mạnh cũng là điều kiện đảm bảo độ tin cậy trong nước và trên thế giới. Muốn vậy Nhà nước phải có biện pháp để tập trung nguồn ngoại tệ về tay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Cần có những biện pháp dịp thời để phát triển thị trường ngoại tệ trong nước
Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong điều kiện hiện nay nhằm hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu và cho áp dụng thêm một số công cụ thị trường chuyển nhượng như quyền chọn và hoàn thiện các công cụ đã có như: giao dịch kỳ hạn (Formard), giao dịch hoán đổi (Swap) theo thông lệ quốc tế.
Kết luận
Có lẽ đối với bất kỳ một quốc gia nào thì hoạt động quản lý ngân hàng cũng là một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải xem xét nhất là trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay. Bởi vì quản lý ngân hàng không chỉ đảm bảo cho sản xuất trong nước phát triển, ổn định giá trị đồng nội tệ, kiểm soát lạm phát mà cao hơn nó còn đảm bảo chủ quyền quốc gia về tiền tệ. Do vậy đây là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới.
Mặc dù trong công tác quản lý ngân hàng, nước ta đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn nhiều hạn chế, thách thức. Do vậy việc xây dựng một chính sách quản lý ngoại hối hoàn toàn phù hợp với tình hình đất nước hiện nay là một vấn đề rất lớn, vô cùng nan giải. Do vậy trong tiểu luận này, em xin kiến nghị một số biện pháp nhằm phát huy tác dụng công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước với một hy vọng trong một tương lai không xa đồng tiền Việt Nam sẽ có vị trí trong trường quốc tế và hy vọng rằng trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả công tác Quản lý ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và người dân sẽ tin tưởng hơn khi nắm giữ đồng Việt Nam.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Lợi, người đã trực tiếp giảng dạy và cho em một cách tiếp cận mới về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu giảng dạy môn Ngân hàng Trung Ương của Học viện ngân hàng
Tạp chí Ngân hàng các số năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001,2002,2003,2004.
Thời báo ngân hàng
Tạp chí Tài chính
Sách tiền tệ, thị trường tài chính và thị trường vốn. Tác giả F.MixKin
Sách cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch Kinh tế. Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Luật ngân hàng Nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35523.doc