Tiểu luận Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 NỘI DUNG TIỂU LUẬN 6 1- Mô tả tình huống: 6 2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả: 9 2.1. Vấn đề cần giải quyết 9 2.2. Nguyên nhân xảy tình huống 9 2.3. Hậu quả của sự việc: 16 3- Xác định và lựa chọn phương án giải quyết: 16 3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống: 16 3.2. Xây dựng phương án giải quyết tình huống: 16 3.3. Lựa chọn phương án giải quyết: 20 3.4 Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: 20 4. Kiến nghị: 21 4.1. Về công tác quản lý Nhà nước: 21 4.2. Về công tác chuyên môn: 22 4.3. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống ban hành văn bản pháp luật: 22 5. Bài học kinh nghiệm: 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 LỜI NÓI ĐẦU Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và đồng thời đưa vào sử dụng. Điện năng là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ đều xác định “điện phải đi trước một bước”. Điện năng là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Chỉ tiêu về sản xuất, sử dụng điện trên đầu người cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Đối với khu vực nông thôn, điện năng lại càng đóng vai trò quan trọng, đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay, là cầu nối thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. Tuy nhiên , do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt nên trong quá trình quản lý, sử dụng nếu không thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình; thì nó có thể để lại những tổn thất nặng nề về tinh thần cũng như vật chất cho bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng điện luôn là vấn đề quan trọng, cần phải thường xuyên quan tâm, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi người quản lý và người sử dụng điện chưa được trang bị đầy đủ hoặc chưa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Để phát huy được vai trò tích cực của loại hàng hoá đặc biệt này và đảm bảo an toàn trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thì vấn đề đặt ra là từ sản xuất đến sử dụng điện phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và khoa học. Đưa được điện về vùng nông thôn là một vấn đề cần thiết, nhưng việc sử dụng và quản lý điện an toàn cũng là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc (nay là Sở Công Thương) với chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và sử dụng điện trên địa bàn, đã đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý điện nông thôn. Ngay từ những ngày đầu sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số: 1373/QĐ-UB ngày 27/10/1997 về việc ban hành quy định quản lý, cung ứng – sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhằm củng cố lại sự hoạt động của Ban quản lý điện ở các địa phương. Sở Công nghiệp đã soạn thảo, cấp phát 7.500 bộ tài liệu về quản lý kỹ thuật an toàn điện và sổ sách ghi chép, theo dõi lưới điện nông thôn cho các thợ điện, và Ban quản lý điện ở các xã. Đã mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn về kỹ thuật an toàn điện và quản lý điện nông thôn cho gần 800 cán bộ làm công tác quản lý điện ở các địa phương trong tỉnh. Tổ chức thanh, kiểm tra giải quyết các đơn, thư khiếu nại về giá điện và xây dựng công trình điện góp phần bình ổn việc cung ứng điện ở một số địa phương. Từ khi có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về điện, công tác quản lý điện nông thôn ở các địa phương đã một phần được tổ chức có quy củ, nhưng vẫn còn rất nhiều các vấn đề tồn tại quan trọng cần được quan tâm giải quyết để cho việc cung ứng và sử dụng điện ở nông thôn đạt hiệu quả hơn. Toàn bộ hệ thống lưới điện ở các địa phương từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cùng với nhân dân đóng góp, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây dựng thường giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện dự án. Tuy nhiên đa số các địa phương đều không đủ điều kiện để thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng công trình điện, đặc biệt là việc cử người có trình độ về chuyên môn kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình thi công. UBND các xã làm chủ đầu tư xây dựng công trình điện thường giao tất cả mọi việc cho các nhà thầu xây dựng từ việc lập thủ tục, cho đến việc nghiệm thu bàn giao công trình, nên đa số các công trình xây dựng điện ở các địa phương không có sự nghiệm thu, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng chuyên ngành. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ví dụ điển hình là công trình điện thuộc Thôn H xã M do việc xây dựng kém chất lượng, các cột điện sau vài trận mưa đã bị siêu vẹo. Hệ thống tiếp địa an toàn không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khi xảy ra dò điện đã làm chết gia súc của dân. Từ sự việc con trâu nhà ông G, thôn H, xã M, huyện Yên Lạc bị điện giật chết, nên tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn” nhằm góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về điện nông thôn. Bài viết gồm những nội dung chính: Mô tả tình huống, phân tích tình huống, xác định và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết tình huống và một số kiến nghị cụ thể. Đây là tình huống không mới, tuy nhiên sự việc xảy ra ở vùng thôn nghèo có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn về mặt xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và đưa ra biện pháp xử lý tình huống không tránh khỏi những thiếu sót và còn có những hạn chế nhất định, nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo và bạn đọc để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được tiểu luận , Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ Đề tài: Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn Họ tên : Nguyễn Tuấn Anh Sinh ngày : 12-9-1981 Đơn vị công tác : Trung tâm Thông tin-XTTM (Sở Công Thương Vĩnh Phúc) Giáo viên HD : Ths Hà Vũ Tuyến Phó Hiệu trưởng Vĩnh Phúc, 2011 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và đồng thời đưa vào sử dụng. Điện năng là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ đều xác định “điện phải đi trước một bước”. Điện năng là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Chỉ tiêu về sản xuất, sử dụng điện trên đầu người cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Đối với khu vực nông thôn, điện năng lại càng đóng vai trò quan trọng, đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay, là cầu nối thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. Tuy nhiên , do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt nên trong quá trình quản lý, sử dụng nếu không thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình; thì nó có thể để lại những tổn thất nặng nề về tinh thần cũng như vật chất cho bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng điện luôn là vấn đề quan trọng, cần phải thường xuyên quan tâm, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi người quản lý và người sử dụng điện chưa được trang bị đầy đủ hoặc chưa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Để phát huy được vai trò tích cực của loại hàng hoá đặc biệt này và đảm bảo an toàn trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thì vấn đề đặt ra là từ sản xuất đến sử dụng điện phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và khoa học. Đưa được điện về vùng nông thôn là một vấn đề cần thiết, nhưng việc sử dụng và quản lý điện an toàn cũng là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc (nay là Sở Công Thương) với chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và sử dụng điện trên địa bàn, đã đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý điện nông thôn. Ngay từ những ngày đầu sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số: 1373/QĐ-UB ngày 27/10/1997 về việc ban hành quy định quản lý, cung ứng – sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhằm củng cố lại sự hoạt động của Ban quản lý điện ở các địa phương. Sở Công nghiệp đã soạn thảo, cấp phát 7.500 bộ tài liệu về quản lý kỹ thuật an toàn điện và sổ sách ghi chép, theo dõi lưới điện nông thôn cho các thợ điện, và Ban quản lý điện ở các xã. Đã mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn về kỹ thuật an toàn điện và quản lý điện nông thôn cho gần 800 cán bộ làm công tác quản lý điện ở các địa phương trong tỉnh. Tổ chức thanh, kiểm tra giải quyết các đơn, thư khiếu nại về giá điện và xây dựng công trình điện góp phần bình ổn việc cung ứng điện ở một số địa phương. Từ khi có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về điện, công tác quản lý điện nông thôn ở các địa phương đã một phần được tổ chức có quy củ, nhưng vẫn còn rất nhiều các vấn đề tồn tại quan trọng cần được quan tâm giải quyết để cho việc cung ứng và sử dụng điện ở nông thôn đạt hiệu quả hơn. Toàn bộ hệ thống lưới điện ở các địa phương từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cùng với nhân dân đóng góp, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây dựng thường giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện dự án. Tuy nhiên đa số các địa phương đều không đủ điều kiện để thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng công trình điện, đặc biệt là việc cử người có trình độ về chuyên môn kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình thi công. UBND các xã làm chủ đầu tư xây dựng công trình điện thường giao tất cả mọi việc cho các nhà thầu xây dựng từ việc lập thủ tục, cho đến việc nghiệm thu bàn giao công trình, nên đa số các công trình xây dựng điện ở các địa phương không có sự nghiệm thu, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng chuyên ngành. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ví dụ điển hình là công trình điện thuộc Thôn H xã M do việc xây dựng kém chất lượng, các cột điện sau vài trận mưa đã bị siêu vẹo. Hệ thống tiếp địa an toàn không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khi xảy ra dò điện đã làm chết gia súc của dân. Từ sự việc con trâu nhà ông G, thôn H, xã M, huyện Yên Lạc bị điện giật chết, nên tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn” nhằm góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về điện nông thôn. Bài viết gồm những nội dung chính: Mô tả tình huống, phân tích tình huống, xác định và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết tình huống và một số kiến nghị cụ thể. Đây là tình huống không mới, tuy nhiên sự việc xảy ra ở vùng thôn nghèo có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn về mặt xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và đưa ra biện pháp xử lý tình huống không tránh khỏi những thiếu sót và còn có những hạn chế nhất định, nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo và bạn đọc để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được tiểu luận , Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1- Mô tả tình huống: Thôn H, xã M thuộc huyện Yên Lạc nằm bên ven bờ sông Hồng. Cuộc sống người dân nơi đây yên ả, với nền nông nghiệp lâu đời nhờ con sông Hồng hàng năm bồi đắp lượng phù sa, mỗi khi mùa lũ tràn qua. Là một thôn trong xã M với truyền thống làm nông nghiệp, nên thu nhập của mỗi hộ dân hàng năm còn thấp giá trị tài sản lớn nhất là con Trâu, mà bà con thôn quê vẫn gọi là “đầu cơ nghiệp”. Nền kinh tế của địa phương vì thế mà chậm phát triển, nên mãi tới năm 2001 xã M mới đầu tư xây dựng được công trình đường điện hạ thế kéo về trong đó, có đường hạ thế của thôn H. Công trình đường điện hạ thế của xã được thực hiện theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp. Cụ thể việc đóng góp của nhân dân xã M là 2/3, còn lại là nhà nước, với tổng chi phí cho công trình hết 195 triệu đồng. Đến tháng 9/2001 công trình được hoàn thiện. Chi nhánh điện của huyện đã nghiệm thu kỹ thuật công trình, đóng điện và đưa công trình vào sử dụng (có biên bản nghiệm thu ngày 09/10/2001 và biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng công trình giữa UBND xã M và Công ty X ngày 09/10/2001). Đồng thời, ở từng thôn đã thành lập các Ban quản lý điện của thôn, giao trách nhiệm quản lý an toàn đường hạ thế của thôn, thu chi theo quy định các khoản tiền thu nộp của các hộ dùng điện. Điện về thôn, mọi gia đình đều phấn khởi vui mừng. Mỗi ngày trôi qua là những ngày như đổi mới rõ rệt của mỗi gia đình, khi dòng điện được đưa vào sinh hoạt và sản xuất. Thôn H vẫn cứ êm đềm, nếu như không có những sự việc xảy ra đối với Ban quản lý điện thôn H và một số hộ dân của thôn trong quá trình sử dụng điện như sau: - Ngày 13/7/2002 tại cột số C6 khu vực thôn H đã bị đổ và đứt đường dây. Nguyên nhân là do mưa bão, cây mít nhà ông K bị đổ vào đường dây, làm đứt dây và đổ cột C6. Sự cố xảy ra đã được ban quản lý điện của xã đề nghị bên B (bên thi công công trình điện là công ty X) khắc phục lại theo thoả thuận giữa 2 bên. - Đến ngày 16/8/2002 tại cột số C13 do mưa to, tại đầu dây tiếp địa bị lở đất, đồng thời bị dò điện ở dây tiếp địa. Chính vì điện bị dò như vậy, nên vào 6h ngày 16/8/2002 ông G và con Trâu đi làm ngang qua cột điện, con Trâu lao vào đám cỏ non, kéo tụt dây chạc khỏi tay ông G. Chưa kịp xoay sở, ông G đã thấy nó lăn đùng ra vũng nước chân duỗi thẳng, mắt mở to trợn trừng. Thấy vậy, ông G hô thất thanh thấy vậy mọi người đã kéo đến, phát hiện là con trâu đã trạm vào dây tiếp địa và bị điện giật chết. Qua 2 sự việc trên, một số hộ dân ở thôn đã bất bình và có đơn khiếu kiện. Người đại diện là ông Vũ Thế G (người có con Trâu bị điện giật chết), đề nghị UBND xã M làm rõ trách nhiệm đồng thời bồi thường thiệt hại về việc con Trâu bị điện giật chết cho ông Vũ Thể G. Sau khi thanh tra, kiểm tra lại những sự việc của thôn H, UBND xã M đã có Báo cáo kết luận số 09/KL-UB ngày 16/10/2002 với nội dung: - Việc đổ cây mít nhà ông K làm đứt dây điện và đổ cột là do mưa bão, do thiên tai đem đến, đó cũng là thiệt hại chung của thôn. Nhưng sau khi làm việc và thoả thuận với Công ty X thì được Công ty chấp nhận sửa chữa lại và chịu tất cả các chi phí sửa chữa đó (có biên bản sửa chữa ngày 18/5/2003 giữa UBND xã M và Công ty X). - Việc con Trâu nhà ông G bị điện giật do dây tiếp địa của cột điện số C13 bị dò điện, cũng là do thiên tai (mưa) làm ảnh hưởng trực tiếp đến công trình, nên mới xảy ra trường hợp thiệt hại cho gia đình nhà ông G. Sau khi sự việc này xảy ra, Ban quản lý điện của thôn H đã khắc phục và đảm bảo an toàn. Hai trường hợp trên đều do thiên tai tác động gây ra, chứ không phải do cá nhân nào, UBND xã đã kiểm tra và xác định rõ ràng. Đồng thời giải thích cho gia đình ông Vũ Thế G và một số hộ của thôn H hiểu, đó là thiệt hại không thuộc trách nhiệm của ai cả. Cách giải quyết này đã không làm ông Vũ Thế G và những người tham gia viết đơn khiếu kiện hài lòng. Họ tiếp tục gửi đơn đến UBND huyện và UBND tỉnh đề nghị được làm rõ. Ngày 15/01/2003 Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc nhận được phiếu chuyển đơn số 492/UB-XKT ngày 10/01/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thanh tra giải quyết đơn khiếu kiện của ông Vũ Thế G và một số công dân thôn H xã M. Nội dung cụ thể khiếu kiện như sau: Năm 2001 thôn H được đầu tư xây dựng đường hạ thế của thôn. Kinh phí do dân đóng góp 2/3 còn lại là kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Trong quá trình xây dựng, công trình thi công đã sai bản thiết kế của Sở Điện lực. Nhiều đoạn đi theo hình chữ chi, vắt ngang, vắt dọc theo đường cái dân sinh, là là trên đỉnh đầu người như giàn cạm bẫy, rất nguy hiểm. Có nhiều khoảng cách giữa cột này với cột kia quá sai với quy định rất nhiều. Hiện nay có nhiều cột đã bị rạn nứt và nghiêng ngả, xiêu vẹo không đảm bảo an toàn nữa. Cán bộ Ban quản lý điện của thôn H là người không có trình độ kỹ thuật về điện, chỉ biết thu tiền điện mà không biết gì về quản lý điện đảm bảo an toàn cho nhân dân. Do công trình không đảm bảo nên đã làm điện giật chết Trâu, đề nghị phải được bồi thường thiệt hại này. Như vậy nội dung đơn phản ánh 3 vấn đề cụ thể như sau: - Công trình đầu tư không đảm bảo an toàn cho người và động vật, không đúng thiết kế đã được duyệt. - Ban quản lý điện (tổ điện) của thôn sử dụng người không có trình độ về điện nên gây mất an toàn trong việc sử dụng điện. - Vì thiếu trách nhiệm của Ban quản lý điện thôn H, nên đã không kịp thời khắc phục để mất an toàn trong lưới điện, dẫn đến thiệt hại về tài sản của công dân. Đề nghị phải được đền bù thiệt hại. 2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả: 2.1. Vấn đề cần giải quyết Qua nghiên cứu và phân tích đơn khiếu nại về 3 vấn đề như trên, Sở Công nghiệp đã giao Thanh tra điện của Sở lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự việc trên. Để giải quyết đơn thư khiếu nại trên Sở Công nghiệp đã có công văn số 85/CN-QLĐ ngày 15/3/2003 gửi xã M. Nội dung khẳng định: 2.1.1/ Việc xây dựng công trình đường hạ thế của thôn H là không đúng thiết kế của Sở Điện lực Vĩnh phúc sẽ được thanh tra điện của Sở Công nghiệp xuống kiểm tra và có kết luận sau. 2.1.2/ Việc con Trâu nhà ông G bị điện giật, thì trách nhiệm trước hết phải thuộc về Ban quản lý điện của thôn thiếu trách nhiệm trong công tác an toàn sử dụng điện. Đề nghị UBND xã, tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra của Sở xuống làm việc đạt kết quả tốt và nhanh chóng, đưa ra đánh giá cụ thể kết quả, trả lời nguyên đơn và nhân dân của thôn, đồng thời báo cáo UBND tỉnh. Thực hiện Quyết định số 245/QĐ-CN của Giám đốc Sở Công nghiệp ngày 22/01/2003 về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc xây dựng công trình điện hạ thế tại thôn H. Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Văn B làm trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại thôn H. 2.2. Nguyên nhân xảy tình huống * Nguyên nhân chủ quan + Về công trình điện: Việc xây dựng đường điện hạ thế thôn H, được tiến hành sau khi Nhà nước đầu tư cho xã xây dựng trạm biến áp và trạm bơm nông nghiệp, UBND xã đã hỗ trợ và huy động nhân dân đóng góp để xây dựng được 2.390m đường điện hạ thế. Thôn H đưa điện vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân từ tháng 10 năm 2001. Song, việc trang bị kiến thức về điện và cách phòng tránh sự cố về điện, của nhân dân còn rất nhiều hạn chế. - Việc xây dựng 2.390 m đường dây hạ thế thôn H vốn xây dựng được huy động từ các nguồn: + UBND xã hỗ trợ từ tiền thu lệ phí đất = 73.055.000 đ + Nhân dân đóng góp 841.000, đ/hộ x 145 hộ = 121.945.000 đ Tổng cộng là = 195.000.000 đ (Bằng chữ: Một trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn) Phần xây dựng: Theo thanh lý hợp đồng ngày 09/10/2001 giữa bên A (UBND xã M) và bên B (Công ty X) với khối lượng xây dựng 1.343m. Phần này có đủ hồ sơ thiết kế, hợp đồng kinh tế, nghiệm thu kỹ thuật, thanh lý hợp đồng. Do nhu cầu sử dụng điện, nhân dân đã tự nguyện đóng góp tiền và công lao động để xây dựng thêm 1.047m đường điện 1 pha 2 dây. Phần này có hợp đồng tư vấn kỹ thuật giữa bên A và bên B, không có thiết kế – dự toán kinh phí bổ sung mà chỉ làm dựa theo phần thiết kế – dự toán của phần xây dựng chính (1.343m như trên đã nêu). Không có nghiệm thu kỹ thuật và thanh lý hợp đồng nên, số tiền này bên A và bên B chưa làm thuế. * Từ những kết quả thanh tra việc quản lý, xây dựng đường điện tại thôn H xã M. Đoàn thanh tra kết luận: - Trước khi tiến hành xây dựng công trình điện thôn H, UBND xã M đã tiến hành làm thủ tục, hồ sơ thiết kế – nghiệm thu kỹ thuật, thanh lý hợp đồng. Nhưng không có thiết kế – dự toán kinh phí, thanh lý hợp đồng bổ sung của phần xây dựng mở rộng thêm. * Với những kết luận như trên đoàn yêu cầu: - UBND xã M bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ của toàn bộ công trình điện thôn H theo quy định của Nhà nước để có thể quản lý, theo dõi và sử dụng công trình được lâu dài có hiệu quả. Về kỹ thuật an toàn của đường điện Đơn khiếu kiện có nêu: Đường điện xây dựng không theo thiết kế, đi theo hình chữ chi, vắt ngang, vắt dọc qua đường cái dân sinh, l là trên đỉnh đầu người, luôn luôn hàng ngày, hàng giờ đe doạ tính mạng của nhân dân… Đề nghị kiểm tra phần móng cột, khoảng cách cột có đảm bảo quy trình hay không? Đoàn đã tiến hành kiểm tra cụ thể, chi tiết. Kết quả như sau: - Đối với 1.047m đường điện 1 pha 2 dây xây dựng bổ sung: Về móng cột đoàn đã tiến hành cho đào lên kiểm tra, nhìn chung kích thước và độ liên kết của bê tông móng đảm bảo. Riêng những cột góc không có dây néo, trong quá trình sử dụng lâu ngày mưa gió nên hai cột 45 và 48 đã bị nghiêng, tiếp địa đường dây lâu ngày thiếu sự kiểm tra, bảo dưỡng nên dây tiếp địa han rỉ, có những dây đã bị đứt nên điện trở tiếp địa vượt quá trị số cho phép. - Về xà, sứ, kích cỡ dây, chiều dài của toàn tuyến đảm bảo kỹ thuật và đúng với biên bản bàn giao giữa A và B (có biên bản kiểm tra cụ thể). - Về hướng tuyến, khoảng cách cột, độ võng của đường dây nhìn chung đảm bảo kỹ thuật và quy định của ngành điện và quy định của nhà nước. Riêng về hướng tuyến có nhiều khoảng vượt đường dân sinh là do địa hình phức tạp, và khó khăn trong giải phóng mặt bằng xây dựng. * Với kết quả kiểm tra phần kỹ thuật an toàn đường điện, Đoàn kết luận đường điện thôn H xây dựng và được đưa vào sử dụng từ năm 2001 đến nay, nhưng do BQL điện không đảm bảo việc kiểm tra thường xuyên, các thiết bị an toàn nên đã dẫn đến những biểu hiện mất an toàn như trên đã nêu. * Từ kết luận trên đoàn yêu cầu: UBND xã M chỉ đạo cán bộ Trưởng, Phó khu thôn H tiến hành ngay việc sửa chữa, bổ sung những phần kỹ thuật an toàn còn thiếu và chưa đạt yêu cầu của đường điện thôn H như trên đã nêu . Khi sửa chữa xong, phải được thí nghiệm, có biên bản nghiệm thu của ngành điện và cơ quan quản lý nhà nước. Thường xuyên kiểm tra và kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn đường điện để có biện pháp sửa chữa thay thế khi cần thiết. Ban quản lý điện chưa thường xuyên kiểm tra, phát quang cành cây để đảm bảo khoảng cách an toàn của đường dây điện. - Về việc thành viên Ban quản lý điện thôn H là người không có trình độ về điện thì đoàn đã thấy: Sau khi công trình điện hạ thế ở thôn H được đưa vào sử dụng, xã M đã thành lập Ban quản lý điện thôn H gồm 2 người là anh L và anh S Anh L và anh S đều đủ tiêu chuẩn theo Quyết định 41/1996/QĐ-BCN, có đủ chứng nhận về ngành điện và đã được học bồi dưỡng lớp an toàn về điện, do Sở Công nghiệp tổ chức và được cấp thẻ an toàn điện nông thôn. Làm được 2 tháng thì anh S vì lý do riêng đã không tham gia nữa. Để bổ sung người vào tổ điện thôn H. Anh L với tư cách là trưởng thôn, đồng thời là trưởng ban quản lý điện đã đề nghị nhận anh Q và anh D vào tổ điện. Ban quản lý điện đến thời điểm từ tháng 1 năm 2002 gồm có 3 người: Trưởng ban, đồng thời là trưởng thôn là anh Nguyễn Văn L. Hai thành viên còn lại là anh Phạm Văn Q và anh Lê Văn D. Trong 3 người chỉ có anh L là có giấy chứng nhận chuyên ngành điện và có thẻ an toàn cho thợ điện nông thôn. Anh L là người duy nhất đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 41/2001/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về an toàn và sử dụng điện nông thôn. Còn anh Q và anh D đều không có giấy chứng nhận nào về chuyên ngành điện và có thẻ an toàn cho thợ điện nông thôn. Có nghĩa trong sự việc này anh Q và anh D đã vi phạm về quy định về người tham gia quản lý và an toàn sử dụng điện theo Quyết định số 41/1996/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp. Theo Quyết định số 41/1996/QĐ-BCN tại điều 4, điều 5, điều 6 quy định như sau: Điều 4: Cán bộ, công nhân vận hành, sửa chữa lưới điện hạ áp nông thôn (gọi tắt là thợ điện nông thôn) phải đủ 18 tuổi trở lên, được cơ quan y tế chứng nhận không mắc bệnh thần kinh, tim mạch, có đủ sức khoẻ để làm việc. Điều 5: Thợ điện nông thôn phải được đào tạo chuyên ngành điện, có giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ sở dạy nghề có thẩm quyền cấp, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Điều 6: Đơn vị quản lý điện nông thôn nếu không đủ điều kiện tự tổ chức huấn luyện và sát hạch về an toàn cho thợ điện nông thôn. Những người đạt yêu cầu được cấp thẻ an toàn và được làm việc trong lưới điện nông thôn. Định kỳ hàng năm đơn vị phải tổ chức ôn luyện và kiểm tra lại, chỉ những người đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm việc. Những người không đạt phải học và sát hạch lại sau 10 ngày, qua 3 đợt sát hạch không đạt yêu cầu phải thu hồi thẻ an toàn và chuyển làm công việc khác. Đơn vị quản lý điện nông thôn nếu không đủ điều kiện tự tổ chức huấn luyện, có thể đề nghị Sở Công nghiệp hoặc Điện lực địa phương giúp đỡ, phối hợp để tổ chức huấn luyện, sát hạch an toàn điện cho thợ điện nông thôn. Kết quả sát hạch an toàn phải được lập thành biên bản, có đủ chữ ký của người kiểm tra và người được kiểm tra. Lãnh đạo đơn vị phải ký duyệt công nhận kết quả huấn luyện. Sở Công nghiệp địa phương tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch định kỳ 2 năm 1 lần đối với cán bộ quản lý điện nông thôn về các chế độ, chính sách và quy định của nhà nước liên quan đến an toàn điện nông thôn. - Về việc tại cột số C13 do bị dò điện qua dây tiếp địa đã làm giật chết Trâu nhà ông G. Đoàn thanh tra của Sở sau khi kiểm tra lại các biên bản làm việc của UBND xã M và Công ty X cùng với các hồ sơ sửa chữa lại cột C13 của Công ty X. Đoàn thấy rằng: Trong quá trình thi công do không đảm bảo chất lượng công trình, nên khi đưa vào sử dụng cột C13 đã bị đứt mối hàn dây tiếp địa. Đồng thời do có mưa làm lở đất tại chân dây tiếp địa đên đã xảy ra bị dò điện qua dây tiếp địa. Nhưng khi có sự cố hỏng, gây mất an toàn về đường điện, tổ điện đã không có sự kiểm tra thường xuyên nên không phát hiện kịp thời để xử lý, gây nên thiệt hại như trên. Trong trường hợp này tổ điện đã vi phạm điều 30 của Quyết định 41/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp. Điều 30: 1- Đo điện trở nối đất lặp lại ở lưới điện hạ áp nông thôn theo chu kỳ 3 năm 1 lần. 2- Kiểm tra an toàn định kỳ lưới điện (để phát hiện hiện tượng sói lở, móng, nghiêng cột, độ võng của dây, cột gỗ bị mối mục, cây phát triển xâm phạm vào hành lang) phải được thực hiện 3 tháng 1 lần. 3- Kiểm tra an toàn đột xuất lưới điện được thực hiện sau mỗi đợt giông bão, lũ lụt động đất, cháy rừng. 4- Kết quả đo và xử lý khiếm khuyết sau mỗi lần kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi và phải được lưu giữ trong hồ sơ công trình điện. + Tóm lại: -Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và thực hiện những quy định trong quản lý, sử dụng điện ở địa bàn nông thôn đặc biệt là những người trực tiếp trong công tác quản lý điện còn hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa kịp thời về con người, hệ thống điện... Chính từ những lý do đó đã dẫn đến tình trạng sử dụng người trong công việc đặc biệt này, đã không đủ tiêu chuẩn và đúng theo quy định của Nhà nước. - Thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của người có liên quan đến vụ việc. - Thiếu sót trong tổ chức hoạt động quản lý Nhà nước của các cấp, thể hiện trong hoạt động, điều hành và tổ chức triển khai công tác. Việc thanh tra, kiểm tra theo dõi của các cơ quan chức năng chưa hiệu quả, chưa có một cơ chế thanh tra, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ từ đó để theo dõi được các diễn biến trong quá trình hoạt động, vận hành và sử dụng điện nói chung và điện nông thôn nói riêng. * Khách quan: Để thực hiện nhiệm vụ CNH - HĐH đất nước thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải điện khí hoá. Đây là mục tiêu thực hiện chương trình 100% số xã phường của tỉnh có điện, với hình thức Nhà nước và nhân cùng làm. Chủ trương và mục tiêu là tốt, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Xã M đã triển khai thực hiện mô hình này, và từ khi có điện mọi mặt đời sống của nhân dân đã được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và quản lý điện đã nảy sinh ra những nguyên nhân khách quan như: - Là địa phương nằm ở vùng ven sông, nên kết cấu thổ nhưỡng không tốt, khi có mưa, lũ xảy ra thường để lại hiện tượng lún sụt, xói mòn, sạt lở. Đây là nguyên nhân cần quan tâm, để có những phương án ứng phó kịp thời nhằm, hạn chế những thiệt hại do thiên nhiên tác động. - Ngoài ra ở vùng nông thôn thường trồng cây gần cột điện là rất phổ biến, do đó, khi có tác động của thiên nhiên như mưa bão dễ làm đổ, gãy cành cây làm ảnh hưởng đến hệ thống điện. - Là vùng nông thôn nên những hệ thống thông tin, tiếp xúc về điện ít nên kiến thức về điện còn là mới mẻ. Những nguyên nhân nếu không được đánh giá chính xác, quan tâm giải quyết khắc phục kịp thời, không được đầu tư, trang bị đồng bộ có chất lượng và quản lý tốt sẽ dẫn đến những hiểm hoạ không lường. 2.3. Hậu quả của sự việc: - Việc vi phạm của Ban quản lý điện thôn H và của Công ty X nói trên đã gây thiệt hại nhất định về kinh tế xã hội. - Mất an toàn cho nhân dân, làm người dân hoang mang và là tiền lệ cho những tai nạn khác xảy ra. - Mất lòng tin của nhân dân, làm công tác quản lý chỉ đạo của địa phương giảm hiệu lực. Tạo ra tiền lệ xấu, lâu dài làm giảm hiệu lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, đoàn thể khác cũng như chính quyền địa phương. - Mất uy tín của cơ quan nhà nước về chuyên ngành, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân. - Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, an ninh quốc gia: Tài sản của người dân bị mất, không được giải quyết thấu đáo dễ tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị Quốc gia. 3- Xác định và lựa chọn phương án giải quyết: 3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Tăng cường công tác quản lý an toàn điện, nâng cao hiểu biết về sử dụng điện ở địa bàn nông thôn. Đây là mục tiêu hàng đầu có tính lâu dài, có như vậy mới giải quyết được tận gốc và hạn chế những tình huống tương tự xảy ra. - Bảo vệ chính đáng lợi ích của công dân. Đáp ứng được điều này sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhân dân với các tổ chức, chính quyền địa phương với các cơ quan quản lý chuyên ngành. - Giải quyết hài hoà giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Qua phân tích tình huống trên, căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan; căn cứ vào các văn bản của Nhà nước về quản lý và sử dụng điện. Có thể đưa ra 3 phương án xử lý giải quyết như sau: 3.2. Xây dựng phương án giải quyết tình huống: + Phương án 1. Nội dung hoà giải Để giải quyết sự mâu thuẫn, nghi ngờ về việc thực hiện xây dựng, thi công công trình không đảm bảo thiết kế, dẫn đến gây mất an toàn và đã để xảy ra tình trạng điện giật chết Trâu như đã phân tích ở trên. Phương án này cũng là một phương án tốt, nhưng có lẽ nếu làm được ngay từ khi ông Vũ Thế G vẫn chưa có ý định gửi đơn lên cấp huyện và cấp tỉnh thì công việc sẽ đơn giản hơn. Việc hoà giải này chủ yếu là UBND xã M và Trưởng, Phó thôn H với các cơ quan đoàn thể trong xã, phân tích cho bên nguyên đơn để cùng nhau thoả thuận, chấp nhận thiệt hại do thiên tai gây nên. Việc thực hiện phương án hoà giải có những ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Tạo được sự đoàn kết, thống nhất giữa các hộ trong thôn và đặc biệt là gia đình ông Vũ Thế G với ban quản lý điện của thôn H. - Đây cũng là cơ hội để bên chính quyền và ban quản lý điện thôn H gặp gỡ, trao đổi, thoả thuận với bên nguyên đơn kiện. Nếu hoà giải không thực hiện được sẽ tiếp tục đưa lên cơ quan cấp trên xử lý tiếp. * Nhược điểm: - Chỉ giải quyết đơn giản là hoà giải giữa bên nguyên đơn, và cấp chính quyền xã cùng ban quản lý điện của thôn H. - Trách nhiệm đúng, sai chưa rõ ràng, chưa minh bạch, chưa được cơ quan có chức năng quyết định. Việc mâu thuẫn, nghi ngờ và đòi bồi thường thiệt hại còn có thể xảy ra. + Phương án 2. Nội dung Kiểm điểm Ban quản lý điện thôn H. Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ban hành quy định về an toàn điện nông thôn, thì việc Ban quản lý điện thôn H sử dụng người trong ban không đủ tiêu chuẩn là vi phạm quy định của Nhà nước. Đồng thời với việc trên, ban quản lý điện còn thiếu trách nhiệm trong công tác an toàn, giám sát nên đã dẫn đến tình trạng lưới điện của thôn mất an toàn mà không biết để khắc phục, sửa chữa ngay. Việc này UBND xã M sẽ kiểm điểm Ban quản lý điện thôn H, và kiểm điểm đối với cá nhân Nguyễn Văn L với tư cách vừa là trưởng thôn, vừa là trưởng Ban quản lý điện của thôn. Hình thức kiểm điểm theo tinh thần của Đảng uỷ và cấp chính quyền xã quyết định. Việc xử lý theo phương án 2 sẽ có những ưu và nhược điểm như sau: *Ưu điểm: - Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với Ban quản lý điện của thôn trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao. - Giúp bên khiếu kiện thấy được trách nhiệm của Ban quản lý điện đối với công trình điện, và độ an toàn của công trình trong quá trình vận hành sử dụng. * Nhược điểm: - Chưa giải quyết được yêu cầu của bên khiếu kiện, trong khi đã chỉ rõ trách nhiệm về việc mất an toàn lưới điện thuộc về ban quản lý điện thôn H. - Gia đình ông Vũ Thế G vẫn phải chịu thiệt hại về việc con Trâu bị điện giật chết, mà không phải không có phần trách nhiệm thuộc về ban quản lý điện thôn H. + Phương án 3. Nội dung đền bù thiệt hại tài sản là con Trâu cho ông Vũ Thế G. - Việc thành lập Ban quản lý điện thôn H là những người không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước đối với người quản lý, và sử dụng điện (cụ thể được quy định tại điều 4 Quyết định số 41/QĐ-BCN). Từ đó dẫn đến người quản lý điện của thôn không nắm được những quy định trong sử dụng và vận hành đường hạ thế của thôn. Khi xảy ra sự cố rò rỉ điện tại cột C13, gây nguy hiểm cho người và động vật, nhưng ban quản lý điện không biết. Đây chính là sự thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát công trình trong quá trình sử dụng đường điện hạ thế ở nông thôn được quy định tại điều 5 Quyết định 41/QĐ-BCN. Trách nhiệm trong việc con Trâu của ông G bị điện giật chết thuộc về Ban quản lý điện thôn H. Đề nghị phải đền bù thiệt hại cho gia đình ông Vũ Thế G. - Ban quản lý sử dụng người không đủ tiêu chuẩn, thì trách nhiệm thuộc về Chính quyền xã M trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của Ban quản lý điện thôn H. Trưởng thôn Nguyễn Văn L, người chịu trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng người không đủ tiêu chuẩn và đồng thời cũng là người không hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình. Ngoài việc đền bù ra, mọi hình thức xử lý trách nhiệm khác tuỳ theo từng mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân và phải tuân thủ các văn bản quy phạm, pháp luật của Nhà nước. Việc xử lý theo phương án 3 sẽ có những ưu và nhược điểm như sau: *Ưu điểm: - Ông Vũ Thế G được bồi thường thiệt hại về tài sản. - Giải quyết được đề nghị của bên nguyên đơn. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của những người tham gia vào trong quá trình sử dụng, hoạt động điện và an toàn điện ở nông thôn. - Giải quyết nhanh chóng, dứt khoát các hậu quả của vụ kiện, không làm rắc rối thêm tình hình ở khu vực. - Tạo cơ sở thuận lợi về mặt pháp lý, tâm lý, dư luận xã hội để xử lý nghiêm minh các sai phạm pháp luật của các đối tượng tham gia hoạt động và sử dụng điện ở nông thôn. - Tạo dư luận lành mạnh trong việc thi hành pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Ngăn ngừa, hạn chế những cách làm tắc trách thiếu trách nhiệm từ đó tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân. - Hạn chế những quan hệ phát sinh rắc rối cho người ra quyết định và cả người thi hành, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của pháp luật. * Nhược điểm: - Ban quản lý điện của thôn H phải chịu chi phí đến bù cho ông Vũ Thế G. Nguồn chi phí này sẽ gây khó khăn cho ban quản lý điện nếu không được làm việc rõ ràng giữa ban quản lý điện thôn H với UBND xã M và giữa các thành viên ban quản lý điện với nhau. 3.3. Lựa chọn phương án giải quyết: Phân tích những ưu nhược điểm từ 3 phương án trên. Ta thấy rằng phương án 3 có nhiều ưu điểm và ít hạn chế tồn tại so với phương án 1 và phương án 2, hay nói cách khác phương án 3 có tính tối ưu cao hơn so với 2 phương án còn lại. Nếu ta chọn phương án 3 để giải quyết sẽ đảm bảo hài hoà giữa lý và tình, là tiền đề cho sự nhìn nhận giải quyết một sự việc nghiêm theo pháp lý nhưng vẫn bảo đảm lợi ích của người dân. Đồng thời là bài học tốt cho công tác sử dụng lao động, quản lý điện nói chung và điện nông thôn nói riêng. Chính từ những tối ưu đó tôi lựa chọn phương án 3 để giải quyết tình huống đã nêu theo trình tự và kế hoạch thực hiện như sau. 3.4 Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: TT Nội dung công việc Ngày thực hiện Người thực hiện 1 Tiến hành hòa giải: Hòa giải giữa UBND xã M và Trưởng thôn, Phó Thôn H với đại diện đoàn thể trong xã (Hội Phụ nữ, Mặt trận TQ xã, Trưởng xóm…) phân tích cho ông G cùng nhau thỏa thuận chấp nhận thiệt hại do thiên tai gây ra . 21/7/2003 Đại diện UBND xã M; Trưởng thôn H; BQL điện thôn H cùng với ông Vũ Thế G 2 Kiếm điểm: Trưởng thôn H là ông Nguyễn Văn L và BQL điện thôn H. Hình thức kiểm điểm: Khiển trách &yêu cầu ông L tự kiểm điểm trước Đảng ủy Xã trên tinh thần phê và tự phê. 22/07/2003 T.M Đảng ủy xã và đại diện chính quyền xã M; 3 Đền bù cho ông Vũ Thế G giá trị bằng tiền mua một con Trâu. 16/07/2005 Phó Chủ tịch xã M cùng đại diện BQL điện thôn H. 4. Kiến nghị: Qua vụ việc nêu trên, cho thấy để nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về điện nói chung và quản lý điện nông thôn nói riêng, cần có những kiến nghị với các ngành, các cấp như sau: 4.1. Về công tác quản lý Nhà nước: - Với chức năng quản lý nhà nước về điện, đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện tốt hơn về năng lực hoạt động cho bộ phận làm công tác quản lý nhà nước về điện của Sở Công Thương như: Biên chế, phương tiện, kinh phí, thiết bị đảm bảo đủ điều kiện thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về điện. - Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về điện thực hiện khẩn trương 1 số nhiệm vụ sau: + Tiến hành khảo sát kiểm tra tất cả những công trình điện đang vận hành trong tình trạng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật báo cáo UBND tỉnh để đưa ra biện pháp xử lý. + Hướng dẫn các địa phương củng cố lại những ban quản lý điện nông thôn hoạt động yếu kém, không hiệu quả. + Tăng cường công tác thanh kiểm tra về an toàn điện và giám sát điện năng. + Đề nghị UBND tỉnh cho thành lập ban quản lý dự án các công trình điện của tỉnh để quản lý và thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng công trình điện. + Quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ những hoạt động của Ban quản lý điện. 4.2. Về công tác chuyên môn: + Triển khai thực hiện tốt các văn bản QLNN về điện của các cấp đã ban hành tại địa phương mình quản lý. + Chỉ đạo sát sao có hệ thống công tác chuyên môn đến các ban quản lý điện từ thành thị đến nông thôn. + Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về điện để tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra an toàn điện và giám sát điện năng. + Ban hành những quy định cụ thể về cung ứng và sử dụng điện của địa phương. + Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thanh kiểm tra an toàn điện và giám sát điện năng. + Phối hợp tốt với các Sở ban ngành khác để xử lý kịp thời những diễn biến bất thường của thiên nhiên gây ra. 4.3. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống ban hành văn bản pháp luật: - Nhà nước cần phải ban hành một cách đồng bộ các văn bản pháp quy về lĩnh vực quản lý nhà nước về điện, nhất là lĩnh vực quản lý điện nông thôn cho phù hợp với tình hình hiện nay, sau đó phải ban hành được luật điện lực. - Công tác triển khai hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện phải nhanh chóng đồng bộ và có hiệu quả. 5. Bài học kinh nghiệm: Thông qua tình huống xảy ra tại thôn H xã M đã được giải quyết cho chúng ta thấy, và rút ra những bài học quý báu như: - Đối với những cán bộ, công chức, viên chức và những lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc được giao nhiệm vụ thực hiện những công việc phục nhân dân, cần phải được trang bị đúng trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; cần có nhận thức sâu sắc về pháp luật hiện hành; cần nắm vững những phong tục, tập quán, văn hoá xã hội nơi mình giải quyết công việc; khi tiến hành giải quyết cần phải đi sâu, đi sát nắm rõ nguyên nhân, chi tiết của từng sự việc để giải quyết có tình, có lý; vận dụng giải quyết tình huống một cách khoa học khách quan, nhanh chóng, không dây dưa kéo dài làm mất lòng tin của nhân dân. - Đối với người dân cần được trang bị những hiểu biết về pháp luật hiện hành; về kiến thức sử dụng điện; tính văn hoá trong khi phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành tháo gỡ giải quyết tình huống. Không suy diễn theo khuynh hướng tiêu cực hoá; không tụ tập đông người khiếu kiện vượt cấp hay đòi hỏi những yêu sách không có khả năng thực thi. KẾT LUẬN Công tác quản lý Nhà nước về sản xuất và sử dụng điện đã và đang được quan tâm chỉ đạo thực hiện ,bước đầu thu được những kết quả nhất định; tuy nhiên qua những sự việc và cụ thể là tình huống trên, có thể nói vẫn còn rất nhiều những tồn tại và hạn chế, nhất là trong lĩnh vực quản lý điện nông thôn. Trong bài viết này, phân tích một tình huống cụ thể đã xảy ra ở thôn H xã M, phần nào thấy được những tồn tại trong công tác quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những tồn tại cụ thể về các mặt như quản lý đầu tư xây dựng công trình điện, quản lý vận hành sử dụng điện; trong đó đặc biệt là vấn đề quản lý an toàn trong quá trình sử dụng điện. Vì điện năng là một dạng hàng hoá đặc biệt có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người và thiệt haị về vật chất; do vậy vận hành và sử dụng điện năng luôn luôn cần phải tuân thủ các quy trình khắt khe, thì mới có thể đảm bảo được an toàn. Nếu chúng ta không nhận thức đúng và thực hiện một cách nghiêm túc , thì tình trạng xảy ra như ở thôn H, xã M,huyện Yên Lạc là điều khó tránh khỏi. Qua những kiến nghị của mình, tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức cũng như hiệu quả công tác quản lý điện nông thôn, qua đó sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc; nhanh chóng đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp thực hiện lời Bác Hồ căn dặn khi người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963 là: "…Phải xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phồn thịnh nhất Miền Bắc". TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy hoạch phát triển lưới điện trạm điện đến năm 2010 và có tính đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Nghị định 45/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện. 3. Tài liệu bồi huấn kiểm tra viên điện lực của Sở Công nghiệp(nay là Sở Công Thương) Vĩnh Phúc . 4. Quyết định số 41/2001/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành quy định về an toàn điện nông thôn. 5. Quyết định số 12/2002/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện. 6. Quyết định số 1373/QĐ-UB ngày 27/10/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định, quản lý, cung ứng, sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_cuoi_khoa_0169.doc
Tài liệu liên quan