Tiểu luận Quản lý và pháp luật về báo chí Đan Mạch
MỤC LỤC
I. Đôi nét về đất nước Đan Mạch 1
Thể chế chính trị: 1
Kinh tế - xã hội: 2
II. Báo chí truyền thông ở Đan Mạch 3
· Thế giới truyền thông rộng lớn 4
· Quốc gia của những hiệp hội 4
· Các giới hạn tự do báo chí 4
· Phí cấp phép 4
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý và pháp luật về báo chí Đan Mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Báo chí và Truyền Thông
Tiểu luận:
Quản lý và pháp luật về báo chí Đan Mạch
Học viên:
Lớp: Cao học báo chí
Người hướng dẫn:
Hà Nội,
Một số hiểu biết báo chí, truyền thông Đan Mạch
I. Đôi nét về đất nước Đan Mạch
Đan Mạch nằm ở khu vực Bắc Âu, phía Nam giáp Cộng hòa Liên bang Đức, ba mặt còn lại giáp biển Bắc và biển Baltic. Đan Mạch bao gồm một bán đảo (Jutland, nối Đan Mạch với Châu Âu) và khoảng chừng 500 đảo nhỏ khác. Các đảo này tạo thành một cầu nối giữa Châu Âu và vùng cực Bắc. Ngoài ra, Đan Mạch còn có hai vùng đất tự trị trực thuộc là đảo Greenland (diện tích 2.166.086 km2) và quần đảo Faroe (diện tích 1.399 km2). Khí hậu Đan Mạch tương đối ôn hòa nhờ có dòng hải lưu nóng Gulf Stream chảy qua (tháng 2 lạnh nhất, trung bình -40C; tháng 7 nóng nhất, trung bình 16,60C).
Diện tích: 43.094 km2
Dân số: 5.432.335 (số liệu năm 2005)
Ngày quốc khánh: 5-6.
Ngôn ngữ: Tiếng Đan Mạch và một số ngôn ngữ địa phương khác.
Hiến pháp: Thông qua năm 1849.
Tôn giáo: Đan Mạch là nơi đạo Tin Lành phát triển mạnh với cuộc cải cách Luther năm 1536. Hiện nay, khoảng 95% dân số theo đạo Tin Lành dòng Luther; ngoài ra, còn có nhiều tôn giáo khác: Công giáo, Phật giáo, Do thái giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo.
Thủ đô: Copenhagen, có khoảng 1,4 triệu dân. Là thủ đô của Đan Mạch từ năm 1443, Copenhagen là nơi đặt trụ sở Quốc hội, các Bộ và có lâu đài Amalienborg nơi Hoàng gia cư ngụ. Copenhagen cũng là nơi có nhiều tòa lâu đài cổ và nhiều công trình kiến trúc có giá trị.
Thể chế chính trị:
Quân chủ lập hiến; người đứng đầu đất nước hiện nay là Nữ hoàng Margrethe II, sinh năm 1940.
Đan Mạch là một trong 3 quốc gia vùng bán đảo Scandinavia (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch). Lịch sử của 3 quốc gia này có nhiều điểm tương đồng và gắn bó với nhau. Đan Mạch là xứ sở cổ kính và tồn tại như một quốc gia độc lập từ hơn 1.400 năm nay và là một trong những vương quốc lâu đời nhất thế giới.
Nữ hoàng Margrethe II lên ngôi từ năm 1972. Nữ hoàng không có quyền lập pháp, là người giữ vai trò tượng trưng và là đại diện của quốc gia. Những năm qua, Hoàng gia Đan Mạch đã thực hiện các chuyến thăm nhiều nước trên thế giới để góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Đan Mạch và các nước.
Chính phủ là cơ quan hành pháp. Thủ tướng hiện nay là ông Anders Fogh Rasmussen thuộc Đảng Tự do. Quốc hội có 179 ghế được bầu trực tiếp. Các hoạt động của Nhà nước do Hiến pháp điều chỉnh.
Đan Mạch là thành viên năng động của Liên hợp quốc, Hội đồng Các nước phía Bắc, thành viên sáng lập của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thành viên của Liên minh Châu Âu (EU).
Các đảng phái: Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Tự do, Đảng Nhân dân xã hội chủ nghĩa, Đảng Bảo thủ, Đảng Nhân dân Đan Mạch, Đảng Tiến bộ.
Kinh tế - xã hội:
Đơn vị tiền tệ: Đồng krone (DKK).
Thu nhập bình quân đầu người: Khoảng 35.400 USD/năm.
Các ngành kinh tế mũi nhọn: Công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí, đóng tàu, sản xuất xi măng...
Đan Mạch là một trong những nước phát triển nhất thế giới với xã hội được tổ chức tốt. Mọi công dân Đan Mạch đều có quyền nhận được trợ giúp y tế và giáo dục miễn phí từ tiểu học cho đến đại học và chế độ hưu trí được đảm bảo.
Đan Mạch có mối quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là với 3 nước láng giềng Anh, Đức và Thụy Điển (3 nước này chiếm tới 41% trao đổi thương mại của Đan Mạch). Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 28-9-2000 về việc gia nhập Liên minh tiền tệ Châu Âu (dùng đồng tiền chung euro), 53.1% số người tham gia bỏ phiếu đã bày tỏ mong muốn giữ lại đồng krone, và do vậy cũng giống như hai nước Anh và Thụy Điển, Đan Mạch đã không tham gia Liên minh tiền tệ Châu Âu.
II. Báo chí truyền thông ở Đan Mạch
Nhật báo miễn phí 24timer là tờ báo có nhiều người đọc nhất ở Đan Mạch trong nửa cuối năm 2007 với 535.000 độc giả mỗi ngày. MetroXpress đứng thứ hai với 507.000 người đọc. Tờ báo miễn phí Nyhedsavisen cũng chiếm vị trí thứ tư (470.000) sau tờ báo bán Jyllands Posten (505.000 độc giả).
Urban đứng thứ năm với 435.000 độc giả, tiếp theo là Politiken (432.000), Ekstra Bladet (425.000), B.T. (401.000) và Berlingske (356.000). Tờ dẫn đầu thị trường là 24timer đã tăng mạnh số lượng độc giả so với nửa đầu năm ngoái tới 21%; còn Nyhedsavisen thậm chí tăng tới 47%. So với nửa cuối năm 2006, cả Metro và Urban đều mất khoảng 20% số độc giả. Thực tế này cho thấy các tờ báo miễn phí cũng cạnh tranh nhau quyết liệt để giành độc giả. Hầu hết các báo bán đều có số lượng độc giả ổn định so với năm 2006. Ngoại lệ duy nhất là Jyllands Posten, mất 7% so với năm 2006. Tuy nhiên, so với năm 2003, báo bán mất khoảng 20% độc giả.
Tự do ngôn luận và tự do ý kiến có vai trò thiết yếu đối với chế độ dân chủ và hình thành nên nền tảng của tự do truyền thông và tự do tranh luận đại chúng. Nhiều chương trình truyền thông cho các nhóm tộc người thiểu số. Cuộc sống hàng ngày tại Đan Mạch chịu ảnh hưởng bởi sự đa dạng của các kênh phát thanh và truyền hình, báo chí, tạp chí và sự tăng trưởng của công nghệ truyền thông Internet. Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng cũng phục vụ đặc biệt cho các nhóm tộc người thiểu số.
Thế giới truyền thông rộng lớn
Trên bình diện lớn, thế giới truyền thông chỉ cung cấp sự giải trí. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp một cơ hội phát huy quan trọng cho nền văn hóa, chính trị và tranh luận xã hội đang diễn ra. Và tranh luận tự do đóng vai trò quan trọng trọng các vấn đề xã hội nổi cộm và những giải pháp của chúng.
Quốc gia của những hiệp hội
Đan Mạch nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ thành viên câu lạc bộ và hiệp hội cao nhất trên thế giới. 73% dân số là thành viên của ít nhất hai hiệp hội. Những công dân mới mong muốn gặp gỡ những người khác có thể thấy bổ ích khi tham gia vào một hiệp hội.
Các giới hạn tự do báo chí
Đan Mạch có một sự tự do báo chí không cần kiểm duyệt. Tuy vậy, các phương tiện truyền thông đại chúng bị cấm phát hành một số loại thông tin nhất định. Do vậy, tiết lộ các bí mật quốc gia, phỉ báng hoặc bôi nhọ, và phổ biến các quan niệm hoặc ý tưởng đê hèn, chủ nghĩa chủng tộc hoặc phân biệt đối xử đều là bất hợp pháp.
Lẽ đương nhiên, điều này không ngụ ý rằng những quan niệm và ý tưởng như thế không thể được thảo luận trên các phương tiện truyền thông đại chúng, miễn là nó được đề cập một cách công bằng và khách quan hoặc để kích thích cuộc tranh luận.
Phí cấp phép
Radio Đan Mạch (Danmarks Radio) và TV2 đều là các đài phát dịch vụ công cộng. Chúng có trách nhiệm hợp pháp cung cấp các chương trình phát thanh và truyền hình đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Truyền thông dịch vụ công cộng chủ yếu được tài trợ bởi phí cấp phép* phát thanh và truyền hình - khoản phí mà những chủ nhân của chiếc radio hoặc tivi phải trả hai lần một năm. Phí cấp phép được Quốc hội Đan Mạch lập ra. Việc đăng ký thanh toán phí cấp phép được thực hiện thông qua cửa hàng bạn mua chiếc tivi hoặc radio mới. Bạn cũng có thể liên lạc trực tiếp với ban cấp phép Radio Đan Mạch (Danmarks Radio).
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 59.doc