Tiểu luận Quản trị tài sản có trong ngân hàng thương mại

Như chúng ta đã biết, trong các nước đã và đang phát triển hầu như không có một công dân trưởng thành nào lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng. Khi nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động và dịch vụ của các ngân hàng càng đi sâu vào tận những ngõ ngách của đời sống con người. Bộ phận lớn nhất trong nhóm các ngân hàng là hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM - Commercial banking system). Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, hệ thống NHTM đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tăng cường huy động mọi nguồn vốn, tích cực cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán, hiện đại hoá ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, đồng tiền ổn định. Song bên cạnh những thành công và những kết quả đã đạt được, thì còn có một số mặt tồn tại, yếu kém, một số khó khăn mà để giải quyết nó không chỉ cần sự nỗ lực của ngành ngân hàng nói chung hay của NHTM nói riêng. Bài viết này xin được đề cập tới những nghiệp vụ, những nguyên lý cơ bản nhất để quản lí tài sản có của một NHTM và một số giải pháp cho những vấn đề đang là bức xúc trong việc quản lý đó ở nước ta hiện nay. I. Ngân hàng thương mại 1.Khái niệm NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, sử dụng tiền gủi để cung cấp các dịch vụ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán. 2.Chức năng ngân hàng thương mại. a)Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. b)Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. c)Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính Ngân hàng có ưu thế về cơ sở vật chất: Với hệ thống vật chất hình thành trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp ngân hàng dễ dàng cung cấp các dịch vụ tài chính như phát hành, lưu kí chứng khoán, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mở tài khoản và thanh toán Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá của đội ngũ nhân viên: Đội ngũ ngân hàng có kiến thức chuyên môn cao được đào tạo, có kinh nghiệm trên công việc thực tế lãnh vực tài chính, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính Ưu thế về thông tin: Khi ngân hàng thực hiện các dịch vụ cung cấp các dịch vụ tài chính, hoạt động tín dụng đã thiết lập mối quan hệ với các donh nghiệp tổ chức kinh tế, làm cho nó trở thành nơi lưu trữ thông tin của khách hàng tương đối đầy đủ và chính xác, vì vậy càng thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại. - Tư vấn tài chính - Môi giới tài chính - Lưu ký chứng khoán - Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán - Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán - Ủy thác bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ - Dịch vụ ngân hàng điện tử

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản trị tài sản có trong ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong các nước đã và đang phát triển hầu như không có một công dân trưởng thành nào lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng. Khi nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động và dịch vụ của các ngân hàng càng đi sâu vào tận những ngõ ngách của đời sống con người. Bộ phận lớn nhất trong nhóm các ngân hàng là hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM - Commercial banking system). Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, hệ thống NHTM đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tăng cường huy động mọi nguồn vốn, tích cực cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán, hiện đại hoá ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, đồng tiền ổn định. Song bên cạnh những thành công và những kết quả đã đạt được, thì còn có một số mặt tồn tại, yếu kém, một số khó khăn mà để giải quyết nó không chỉ cần sự nỗ lực của ngành ngân hàng nói chung hay của NHTM nói riêng. Bài viết này xin được đề cập tới những nghiệp vụ, những nguyên lý cơ bản nhất để quản lí tài sản có của một NHTM và một số giải pháp cho những vấn đề đang là bức xúc trong việc quản lý đó ở nước ta hiện nay. I. Ngân hàng thương mại 1.Khái niệm NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, sử dụng tiền gủi để cung cấp các dịch vụ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán. 2.Chức năng ngân hàng thương mại. a)Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. b)Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. c)Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính Ngân hàng có ưu thế về cơ sở vật chất: Với hệ thống vật chất hình thành trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp ngân hàng dễ dàng cung cấp các dịch vụ tài chính như phát hành, lưu kí chứng khoán, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mở tài khoản và thanh toán.. Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá của đội ngũ nhân viên: Đội ngũ ngân hàng có kiến thức chuyên môn cao được đào tạo, có kinh nghiệm trên công việc thực tế lãnh vực tài chính, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính Ưu thế về thông tin: Khi ngân hàng thực hiện các dịch vụ cung cấp các dịch vụ tài chính, hoạt động tín dụng đã thiết lập mối quan hệ với các donh nghiệp tổ chức kinh tế, làm cho nó trở thành nơi lưu trữ thông tin của khách hàng tương đối đầy đủ và chính xác, vì vậy càng thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại. - Tư vấn tài chính - Môi giới tài chính - Lưu ký chứng khoán - Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán - Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán - Ủy thác bảo quản, thu hộ, chi hộ,… mua bán hộ - Dịch vụ ngân hàng điện tử . II.QUẢN LÝ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ngân hàng thương mại Tài sản có (Tài sản) Tài sản nợ (Nguồn vốn) I. Các khoản mục về ngân quỹ -TM, vàng, ngoại tệ -Tiền gửi ở NHTW -Tiền gửi ở NH khác -Ngân quỹ đang thu … I. Vốn huy động 1. Tiền gửi 2. Các hình thức huy động - Chứng chỉ tiền gửi - Trái phiếu NH … II.Tín dụng -Tín dụng CN và TM -Tín dụng NN -Tín dụng tiêu dung II. Vốn vay -Vay các NH khác -Vay NH nước ngoài -Vay NHTW III. Đầu tư -Liên doanh -Chứng khoán -Đầu tư dưới hình thức khác III. Vốn tự có ( Vốn CSH) -Vốn điều lệ -Các quỹ -Các loại vốn khác IV. Tài sản có khác IV. Tài sản nợ khác TỔNG CỘNG TỔNG CỘNG 2.Cơ cấu tài sản có ngân hàng thương mại a)Tài sản bằng tiền hay ngân quỹ: Tài sản bằng tiền:hình thành từ nghiệp vụ ngân quỹ . Là phần dự trữ của ngân hàng thương mại. Tiền mặt,vàng,ngoại tệ tại quỹ: tiền giấy,tiền kim loại,ngoại tệ,vàng có tại kho ngân hàng. Tiền gửi tại ngân hàng khác:dùng để mua bán chứng khoán, giao dịch ngoại tệ, trung gian thanh toán(rut tiền trong thẻ atm,…) Tiền gửi tại ngân hàng trung ương(chiếm 10-35% vốn huy động):tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định NHTW và tiền gửi thanh toán.Dự trữ bắt buộc là 1 biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng,công cụ điều tiết cung cầu của NHTW. Và tiền gửi tại ngân hàng trung ương đối với mỗi ngân hàng là khac nhau được quy định theo bảng dưới đây. Theo văn bản số 379/QĐ-NHNN . Áp dụng từ ngày 24/02/2009 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 2/2010). Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngại tệ Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính  3% 1% 4% 2% Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  1% 1% 3% 1% NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương  1% 1% 3% 1% TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội  0% 0% 0% 0% Ví dụ: ngân hàng ACB Dự trữ bắt buộc phải được gửi tại NHNN Việt Nam. Số dư tính trước cho 30 ngày được điều chỉnh mỗi tháng 1 lần và được tính bằng 3% số dư bình quân tiền gửi của khách hàng bằng đồng ViệtNam có kỳ hạn dưới một năm và 1% số dư bình quân tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ một năm trở lên, bằng 4% số dư bình quân tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ có kỳ hạn dưới một năm và 2% số dư bình quân tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ có kỳ hạn từ một năm trở lên, tất cả đều được tính trên số dư bình quân tiền gửi của khách hàng của tháng trước. (nguồn: báo cáo kế toán hợp nhất năm 2010- ngân hàng ACB) Từ các bảng cân đối kế toán của ngân hàng ACB và bảng tỉ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định, ta thấy rằng lượng tiền trong các khoản mục ngân quỹ tăng lên qua từng năm. Từ năm 2006 đến năm 2010 thì lượng tiền mặt,vàng,ngoại tệ của ngân hàng ACB tăng từ 2.284.848 triệu đồng lên đến 10.884.762 triệu đồng. Tiền gửi tại NHTW tăng từ 1.562.956 triệu đồng đến 2.914.353 triệu đồng. Tiền gửi tại các ngân hàng,tổ chức tín dụng khác tăng từ 3.203.041 triệu đồng đến 33.962.149 triệu đồng. Từ đó ta có thể thấy tầm quan trọng của các khoản mục này trong hoạt động quản lí ngân hàng ngày càng tăng lên. Nó đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng,hạn chế rủi ro thanh khoản bởi vì ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi qua đêm của khách hàng, các tài khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ chứng khoán và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phái sinh. Vì vậy nếu có một lượng tiền mặt tại quỹ lớn có thể đảm bảo tính thanh khoản cao, đồng thời tạo thêm uy tín cho công ty. Và cũng giúp cho ngân hàng nhà nước và chính phủ có thể điều tiết được lượng tiền,vàng, ngoại tệ trong thị trường. Nhưng đồng thời nó còn có nhiều hạn chế. Đó là dự trữ nhiều thì khả năng sinh lời của ngân hàng giảm xuông. Tức là lượng tiền không được sử dụng vào trong lưu thông để đầu tư sinh lời. Như đầu tư chứng khoán, bất động sản, đầu tư cho vay. Áp lực cho các ngân hàng nhỏ thiếu vốn, gây ra một số tiêu cực như ngân hàng tăng lãi suất để đủ vốn dự trữ mà ngân hàng nhà nước yêu cầu dẫn đến mất cân băng lãi suất và gây khó khăn cho các doanh nghiệp cần vốn. nó còn làm cho giá vàng cung như ngoại tệ thay đổi thất thường. dẫn đến sự đầu cơ trong người dân. b)Tải sản tín dụng: Hình thành từ nghiệp vụ cung cấp tín dụng cho vay là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng xã hội, tài sản tín dụng bao gồm 4 khoản mục chủ yếu. Thứ nhất, tín dụng cá nhân là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các cá nhân. Ngân hàng thương mại có khá nhiều các khoản mục về loại tín dụng này. Như vay mua nhà, mua ô tô, vay cầm cố chứng khoán, vay thẻ tín dụng, vay sản xuất, kinh doanh,…và loại tín dụng này có đặc điểm là vay phải có đảm bảo bằng tài sản. Ta có thể lấy ví dụ về 1 khoản vay có đảm bảo. Đó là khoản vay hỗ trợ tài chính đi du học của ngân hàng ACB . Khách hàng là thân nhân của du học sinh. Có thu nhập ổn đinh, có khả năng trả, có tài sản thế chấp hoặc cầm cố đảm bảo cho khoản vay. Thời gian cho vay là 120 tháng, trả lãi theo tỉ suất ngân hàng tùng thời điểm theo quy định của ngân hàng. Và thủ tục cho vay cũng khá đơn giản. gồm giấy đề nghị vay vốn theo mẫu, giấy chứng nhân pháp lí của người vay hay bảo lãnh, tài liệu chứng minh sử dụng vốn, tài liệu chứng minh thu nhập và tài sản bảo đảm. hình thức tín dụng này giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chong hiệu quả. Tạo điều kiện cho khách hàng co thể vay vốn nhiều. nhưng nó còn hạn chế về mặt thu nhập và phải càn có tài sản đảm bảo. Gây khó khăn cho khách hàng không có tài sản đảm bảo. lãi suất còn phụ thuộc vào thị trường đầy biến động. Thứ hai,tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh ngiệp trực sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu các sản phẩm. đây là loại tín dụng có quy mô nhỏ, thời hạn ngắn,phạm vi hẹp.Ngân hàng mở rộng cấp tín dụng này qua 2 hình thức chiết khấu và cầm cố kỳ phiếu. Chiết khấu kì phiếu thông qua việc mua lại các kì phiếu có thời hạn thanh toán xác định của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán với giá trị nhỏ hơn hoặc với tỉ lệ nhất định nào đó nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch. Cầm cố kỳ phiếu là hoạt động của ngân hàng cho các doanh nghiệp cầm cố kỳ phiếu đó với lãi suất nhất định để lấy vốn kinh doanh. Hiện nay, trong quá trình tự do hóa kinh tế, các hoạt động thương mại càng trở nên đa đạng hóa và mở rộng, nên hình thức quan hệ mua bán chịu hàng hóa ngày càng phổ biến. vì vậy hoạt động tín dụng thương mại của ngân hàng giúp cho mối quan hệ nay ngày càng phát triển, từ đó đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Nó giúp cho việc lưu thong hàng hóa trở nên nhanh chóng, thuận lợi.Từ đó giảm các chi phí phát sinh như lưu kho, thuê bãi, tiền vận chuyển, hao mòn tài sản, mất giá sản phẩm,…Từ đó giúp doanh nghiệp có thể khai thác tối đa các nguồn vốn trong kinh doanh và mở rộng hoạt động sản xuất. Thứ ba,tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại và nhà nước. Trong trường hợp này, nhà ngân hàng vừa là con nợ vừa là chủ nợ. Chính phủ vay ngân hàng dưới đạng phát hành các giấy tờ có giá trị như công trái, trái phiếu, tín phiếu. Chính phủ cũng cho các ngân hàng vay vốn với lãi suất ưu đãi. Tín dụng nhà nước giúp cho các ngân hàng có thể huy động vốn từ chính phủ để phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng như thanh toán, đầu tư. Kích thích ngân hàng phát triển bởi vì các khoản vay có lãi suất nên ngân hàng cần phải tăng khả năng sinh lời để trả lãi cho chính phủ. Nó cũng giúp chính phủ đưa ra những chính sách cần thiết để đưa vốn đến những ngân hàng cần vôn, và huy động vốn hiệu quả khi cần vốn. nó làm cho mối quan hệ giữa nhà nước và ngân hàng chặt chẽ. và cũng có thể thấy các khoản vay giữa ngân hàng và nhà nước ngày càng tăng lên. Khoản nợ của ngân hàng ACB với chình phủ,ngân hàng nhà nước năm 2009 là 9.451.677 triệu đồng, năm 2010 là 10.256.943 triệu đồng(nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng ACB năm 2010),còn năm 2007 là 654.630 triệu đồng. và hạn chế của nó chính là các khoản vay cua ngân hàng với nhà nước phải chứng minh được lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp. Một điều khá khó khăn cho các dự án đầu tư cần nhiều vốn của các doanh nghiệp khi đi huy động vốn ở các ngân hàng.bỏi vì những dự án lớn ngân hàng không đủ tiền cho các doanh nghiệp vay thì phải đến ngân hàng nha nước vay. Mà 1 quy luật tất yếu là “lợi nhuận càng cao-rủi ro càng lớn”. Vì vậy nó gây khó khăn không ít cho các ngân hàng nhỏ và các doanh nghiệp kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cho vay của ngân hàng với các cá nhân có nhu cầu tiêu dung, mua sắm và cần phải chứng minh được mức thu nhập cá nhân để có mức vay hợp lí. Và đây là các khoăn vay không cần đảm bảo bằng tài sản. Ngân hàng ACB có loại hình tín dụng khoản vay tiêu dùng có tín chấp, không cần tài sản bảo đảm . số tiền được vay gấp 10 lần thu nhập tùy theo thu nhập cá nhân hàng tháng của khách hàng với thời gian 12-60 tháng. Có thể thấy ưu điểm của loại hình tín dụng này cũng giống tín dụng cá nhân là thủ tục nhanh gọn. Tiết kiệm được thời gian cho khách đi vay bởi vì nó có thể được thực hiện qua internet. Nhưng có điểm khác nổi bật là có thể vay mà không cần tài sản đảm bảo. Đáp ứng được nhu cầu tiều dùng của khách hàng, nhằm kích cầu cho thị trường. nhờ đó các doanh nghiệp có thể tăng khả năng sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng phục vụ cho tiêu dùng. Nhưng nó có một số hạn chế. đó là nó giới hạn người đi vay phải co mức thu nhập thường là trên trung bình. Với ngân hàng ACB, người đi vay phải có thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên tại khu vực Hà Nội và TPHCM, 4 triệu đồng trở lên đối với các khu vực khác. Vì vậy những người lao động có mức thu nhập dưới mức này sẽ không được vay, họ sẽ không được tiêu dùng những sản phẩm mong muốn. Ngoài ra còn lí do lãi suât. Vì nó được quy định tính theo từng thời điểm. Mà với thị trường Việt Nam thì lãi suất biến động không ngừng và có xu hướng ngày càng tăng lên thì làm cho nhiều người tiêu dùng còn e ngại. c)Tài sản tài chính: là bộ phận được hình thành từ nghiệp vụ đầu tư. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư là một hình thức kinh doanh. Đầu tư có 2 hình thức phổ biến là : liên doanh(góp vốn đầu tư) và đầu tư chứng khoán. (nguồn: báo cáo bach ngân hàng ACB năm 2010) Từ bảng báo cáo trên, ta có thể thấy đầu tư là khoản mục hấp dẫn mà rất nhiều ngân hàng tập trung vốn đầu tư .Đặc biệt là chứng khoán. Dù trong giai đoạn 2008-2010 thị trường chứng khoán có nhiều biến động nhưng các ngân hàng vẫn tập trung đầu tư nhiều trong lĩnh vưc này. ( Ngân hàng ACB: giá trị tăng từ 35.024.606 triệu đồng năm 2008 đên 56.385.258 triệu đồng tháng 9 năm 2010). Và dường như nó không có dấu hiệu ngừng tăng lên. Nhưng nó ẩn chứa trong đó rất nhiều rủi ro. Nhưng cang rủi ro thì lợi nhuận càng lớn. vì vậy ngân hàng cần tính toán kĩ trong khoản mục đầu tư này. Dưới đây là các khoản mục trong chứng khoán đầu tư của ngân hàng ACB năm 2009-2010 31/12/2010 31/12/2009 (Nguồn: báo cáo kế toán hợp nhất 31/12/2010-báo cáo tài chính năm 2010 ngân hàng ACB) Vậy nguyên nhân trong quản lí tài san có dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng là gì? Nó gồm 3 nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, là do trình độ quản lí của ngân hàng. Quản lí không chặt chẽ ngân quỹ dẫn đến thiếu khả năng thanh toán. Cho vay, đầu tư quá mức, không hợp lí không hoạch định trước các khả năng thị trường sẽ biến động. ví dụ chỉ đầu tư vào một mục nào đó như chứng khoán. Nhân viên tham ô, hối lộ, trình độ chuyên môn kém làm thất thoát các tài sản của công ty. Thứ hai, là do khách hàng. Thiếu am hiểu về thị trường, thiếu các thông tin cần thiết. sử dụng các vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ mà không có khả năng khôi phuc kinh doanh dẫn đến phá sản. các chủ doanh nghiệp tham ô, lừa đảo. Thứ ba là do môi trường kinh doanh. Về tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, song thần,…Về xã hội, do tình hình chính trị an ninh bất ổn, khủng hoảng kinh tế từ các nước lớn dẫn đến hiệu ứng DOMINO, lạm phát, suy thoái,…môi trường pháp lí nhiều lỗ hổng, không chặt chẽ để các doanh nghiệp xấu lợi dụng kinh doanh. Từ các nguyên nhân đã phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra các đề nghị giải pháp để quản lí tài sản có hiệu quả sẽ được trình bày trong phần dưới đây. II/ Giải pháp đề nghị để quản lí tài sản có hiệu quả: Vậy mục đich quản lí tài sản có là gì? Các khoản mục trong tài sản có luôn đi kèm với các rủi ro .Vậy để quản lí tôt tài sản có ta cần quản lí chặt chẽ các loại rủi ro đi kèm cũng có nghĩa là tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. 1/Đầu tiên là khoản mục tài sản tiền hay ngân quỹ. Nó gắn liền với rủi ro thanh toán. Sẽ có những cú sốc thanh toán như là phần lớn khách hàng sẽ đến ngân hang để rút tiền tại một thời điểm làm cho lượng tiền mặt của ngân hàng giảm xuống trầm trọng, ngân hàng chưa mất khả năng thanh toán nhưng ngân hàng sẽ dễ bị phá sản, dù ngân hàng sẽ đối phó là huy động một lượng khá lớn lượng tiền để thanh toán cho khách hàng. Nó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng. Vậy ngân hàng cần phải hoạch định các chính sách về ngân quỹ hợp lí. Không nên để thặng dư thanh toan hay thâm hụt lâu. Vì thế sẽ làm giảm lợi nhuân của ngân hàng. Khi thặng dư thanh toán thì cần đầu tư vào đâu để thu lợi nhuân để khi cần thiết đem ra thanh toán. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc huy động vốn và cho vay vốn. Cần có thông tin chính xác và nhanh chóng đến người quản lí để giải quyết. Nếu một khách hang đến gửi một lượng tiền lớn thì cần phải sử dụng nguồn tiền này cho hợp lí để thu lợi nhuận cao. Tăng lượng tiền dữ trữ trong ngân quỹ nhất là tiền mặt, tài sản có tính lỏng cao. Muốn vậy ngân hàng nên cho vay các khoản vay ngắn hạn để nhanh thu hồi tiền đảm bảo thanh khoản. Nên có các bộ phận quản lí ngân quỹ nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp để xử lí trong trường hợp rủi ro. Cần điều chỉnh 1 tỉ lệ hợp lý giữa các khoản mục như tiền VND, USD, vàng. Phân loại rõ ràng, chi tiết, hợp lí các khoản mục đồng thời phân tích độ rủi ro cho từng loại ngân quỹ. 2)Thứ hai, là khoản mục tín dụng: Các ngân hàng cần đa dạng hóa các khoản mục tín dụng để phân tán các rủi ro. Cần tập trung vào các khoản tín dụng cá nhân và tín dụng. Nên hướng đến các cá nhân có thu nhập trung bình và thấp. phải giảm bớt các thủ tục cho vay để các cá nhân có thể vay von dễ dàng nhưng cần chính sách vì đây là thị trương tiềm năng và lớn nhưng cũng cần phải có cơ chế quản lí chặt chẽ tiêu . đối với tín dụng nhà nước, cần có chính sách vay hợp lí để không phải dư thừa nguồn vốn gây lãng phí. 3)Thứ ba, là khoản mục đầu tư. Cần phân tích kĩ lưỡng các khoản mục đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Cần nghiên cứu thật sâu các biến động của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước để quyết định bán hay tiếp tục mua các cổ phiếu. cần có bộ phận thẩm định đầu tư chuyên nghiệp để đánh giá được khoản mục đầu tư để giảm mức thấp nhất các rủi ro đầu tư. Tăng các khoản dự phòng rủi ro đầu tư. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ-PGS Sử Đình Thành 2.Bách khoa toàn thư-Wikipedia 3.Thời báo ngân hàng (Banking Times) 4.Website ngân hàng nhà nước Việt Nam(www.sbv.gov.vn) 5.Báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán ngân hàng thương mại ACB năm 2006-2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan tri tai san co trong ngan hang TM.doc
Tài liệu liên quan