I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC NINH:
Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 ngườI.
Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến" nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận . Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Đình Tam Tảo v.v.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây: Lễ hội Lim, Lễ hội Làng Tam Tảo, Lễ hội Đền Đô,Lễ hội Đồng Kỵ , Lễ hội Chùa Dâu
II. QUY HOẠCH DU LỊCH BẮC NINH.
1. Thực trạng du lịch Bắc Ninh:
1.1. Về khách Du lịch:
Trong những năm gần đây đặc biệt từ năm 1999 xu hướng đi Du lịch ngày càng tăng và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với sự gia tăng của lượng khách Du lịch trong cả nước, khách Du lịch đến Bắc Ninh cũng ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, lượng khách Du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2001 đạt mức tăng bình quânlà 14%/năm.
Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh, Bỉ , Hà Lan, Pháp .Và từ một số nước thuộc khu vực Đông Nam á. Mục đích chủ yếu là tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu các giá trị văn hoá tại các di tích tiêu biểu nhưđền Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu .
Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, du lịch lễ hội và đến từ một số địa bàn phụ cận nhưHà Nội, Hải phòng, Quảng ninh .do vậy tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm.
Số lượt khách du lịch được khai thác có nhịp độ tăng trưởng khá, tuy nhiên giá trị tuyệt đối về số lượt khách được khai thác trong những năm qua còn rất hạn chế. Khách du lịch ở lại lưu trú Bắc Ninh rất ít và thường là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu không lớn.
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Việc triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể còn chậm
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch thấp và chưa được đồng bộ
- Chưa tạo ra được các sản phẩm Du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có tính đặc thù hấp dẫn khách.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là cán bộ quản lý nên phần nào ảnh hưởng đến các sản phẩm Du lịch.
- Chưa có các cơ sở vui chơi giải trí, các khu Du lịch lớn.
- Công tác tuyên truyền quảng bá hầu như không được triển khai, bó hẹp trong phạm vi tờ gấp tờ rơi với số lượng phát hành không đáng kể.
Bảng 1 :Lượng khách sử dụng dịch vụ Du lịch trên địa bàn Bắc Ninh
Đơn vị tính : Lượt khách
Tỉnh, T.phố 1997 1998 1999 2000 2001 Ước 2002
Bắc Ninh 18.040 21.400 29.300 30.200 37.000 40.000
Cả nước 10.200.000 11.600.000 12.300.000 13.140.000 13.980.000 14.700.000
1.2. Về doanh thu Du lịch:
Doanh thu Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách Du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống .Trong những năm qua doanh thu chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán, một số dịch vụ kinh doanh theo mùa vụ như các dịch vụ bán hàng tại các điểm Du lịch và từ các ngành khác được hưởng từ khách Du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hoá .Do đó doanh thu Du lịch đã được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng thực chất phát triển. Tuy nhiên doanh thu Du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung củ a tỉnh. Nguyên nhân chính là do các sản phẩm Du lịch tỉnh còn kém về hình thức,chất lượng, chưa có nét độc đáo hấp dẫn của vùng quê Kinh Bắc.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẮC NINH:
Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 ngườI.
Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến" nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận... Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Đình Tam Tảo v.v.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây: Lễ hội Lim, Lễ hội Làng Tam Tảo, Lễ hội Đền Đô,Lễ hội Đồng Kỵ , Lễ hội Chùa Dâu…
QUY HOẠCH DU LỊCH BẮC NINH.
Thực trạng du lịch Bắc Ninh:
1.1. Về khách Du lịch:
Trong những năm gần đây đặc biệt từ năm 1999 xu hướng đi Du lịch ngày càng tăng và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với sự gia tăng của lượng khách Du lịch trong cả nước, khách Du lịch đến Bắc Ninh cũng ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, lượng khách Du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2001 đạt mức tăng bình quânlà 14%/năm.
Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh, Bỉ , Hà Lan, Pháp...Và từ một số nước thuộc khu vực Đông Nam á. Mục đích chủ yếu là tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu các giá trị văn hoá tại các di tích tiêu biểu nhưđền Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu...
Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, du lịch lễ hội và đến từ một số địa bàn phụ cận nhưHà Nội, Hải phòng, Quảng ninh...do vậy tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm.
Số lượt khách du lịch được khai thác có nhịp độ tăng trưởng khá, tuy nhiên giá trị tuyệt đối về số lượt khách được khai thác trong những năm qua còn rất hạn chế. Khách du lịch ở lại lưu trú Bắc Ninh rất ít và thường là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu không lớn.
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Việc triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể còn chậm
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch thấp và chưa được đồng bộ
- Chưa tạo ra được các sản phẩm Du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có tính đặc thù hấp dẫn khách.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là cán bộ quản lý nên phần nào ảnh hưởng đến các sản phẩm Du lịch.
- Chưa có các cơ sở vui chơi giải trí, các khu Du lịch lớn.
- Công tác tuyên truyền quảng bá hầu như không được triển khai, bó hẹp trong phạm vi tờ gấp tờ rơi với số lượng phát hành không đáng kể.
Bảng 1 :Lượng khách sử dụng dịch vụ Du lịch trên địa bàn Bắc Ninh
Đơn vị tính : Lượt khách
Tỉnh, T.phố
1997
1998
1999
2000
2001
Ước 2002
Bắc Ninh
18.040
21.400
29.300
30.200
37.000
40.000
Cả nước
10.200.000
11.600.000
12.300.000
13.140.000
13.980.000
14.700.000
1.2. Về doanh thu Du lịch:
Doanh thu Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách Du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống...Trong những năm qua doanh thu chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán, một số dịch vụ kinh doanh theo mùa vụ như các dịch vụ bán hàng tại các điểm Du lịch và từ các ngành khác được hưởng từ khách Du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hoá...Do đó doanh thu Du lịch đã được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng thực chất phát triển. Tuy nhiên doanh thu Du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung củ a tỉnh. Nguyên nhân chính là do các sản phẩm Du lịch tỉnh còn kém về hình thức,chất lượng, chưa có nét độc đáo hấp dẫn của vùng quê Kinh Bắc.
Bảng 2: Doanh thu và cơ cấu doanh thu Du lịch của Bắc Ninh
Đơn vị : triệu đồng
Doanh thu
1997
1998
1999
2000
2001
Ước 2002
Tổng doanh thu
16.500
17.154,90
19.719,75
21.938,33
25.434,96
28.000
DT ăn uống
9.887
13.379,70
14.464,40
14.564,03
18.807,87
19.000
DT lưu trú
850
616,30
873,70
1312,09
2.375,49
5.000
DT V.chuyển khách
17,50
140,20
393,08
859,85
1.500
DT lữ hành
500
280,90
448,55
386,82
241,09
500
DT bán hàng hoá
600
2.653,70
3.618,15
4.974,50
2.659,85
1.500
DT khác
250
206,80
174,65
307,87
490,87
500
1.3. Lao động trong ngành Du lịch:
Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ Du lịch. Ngành Du lịch Bắc Ninh chưa phát triển nên lực lượng lao động còn rất mỏng đến nay mới có 420 lao động trực tiếp chủ yếu là lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... Lao động ngành Du lịch có trình độ chuyên môn rất thấp và hầu như không được đào tạo. Lao động trong các cơ sở lưu trú trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn rất yếu. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu, cả tỉnh mới có 2 người được cấp thẻ từ những năm trước, lực lượng hướng dẫn viên có trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngang tầm xu thế chung hầu như không có.
Nguyên nhân chính là các Doanh nghiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động các doanh nghiệp, có chiến lược đào tạo kịp thời, trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Bảng 3 : Lao động trong ngành Du lịch tỉnh Bắc Ninh ( Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh cơ sở lưu trú ).
Lao động
ĐVT
1998
1999
2000
2001
Ước 2002
Tổng số
Người
120
320
370
420
450
Đại học
Người
10
19
25
34
35
Cao đẳng và trung cấp
Người
35
40
64
84
90
1.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch
1.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch:
Cơ sở vật chất Du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong qúa trình phát triển của ngành, bao gồm các hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở dịch vụ Du lịch và các phượng tiện vận chuyển khác.
Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng của khách Du lịch và nhu cầu xã hội hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh, tổng số vốn đầu tư đạt hơn 35 tỷ đồng phần nào đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách đến địa phương. Tuy nhiên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển tự phát không có qui hoạch dẫn đến tình trạng khó quản lýcó thể phá vỡ quy hoạch chung đây là vấn đề tồn tại cần được khắc phục .
Nhịp độ xây dựng nhanh chóng các cơ sở lưu trú đã làm công xuất sử dụng buồng giảm,tuy vậy cũng phải thấy rằng cơ sở vật chất đã được nâng cao rõ rệt do nhu cầu khách ngày càng cao, một số khách sạn, nhà nghỉ có tiêu chuẩn khá cao theo qui định. Nhìn chúng hệ thống cơ sở lưu trú nhiều nhưng qui mô còn nhỏ số buồng đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế còn hạn chế, điều này đặt ra cho Bắc Ninh khi phát triển loại hình lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao, có định hướng hạn chế xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ có chất lượng thấp. Theo số liệu khảo sát năm 2002 tổng số khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh gồm 54 cơ sở.
Bảng 4 : Các cơ sở lưu trúdu lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ( Tính đến 31.8.2002)
Chỉ tiêu
Tổng số
Số phòng
Số giường
Khách sạn
44
60
Nhà nghỉ
321
431
Tổng số
365
491
- Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, hầu hết các nhà nghỉ đều có kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý có khoa học và hiệu quả.
- Cơ sở vui chơi, giải trí thể thao còn nghèo nàn. Đó là nguyên nhân không lưu giữ được khách. Ngoài dịch vụ của công ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch và nhân dân còn lại là những dịch vụ nhỏ như bể bơi công ty Du lịch, bể bơi 30/4, bể bơi Yên phong...Tổng mức đầu tư khu vực này rất hạn chế.Một số dự án đang được triển khai xây dựng như công viên cây xanh Nguyên Phi ỷ lan, Nhà thi đấu đa năng, sân vận động Suối Hoa đang được nâng cấp góp phần làm đa dạng hơn về loại hình, tuy nhiên về lâu dài các khu Du lịch, các khu vui chơi giải trí sẽ được quan tâm ưu tiên phát triển. Đây là điều kiện để lưu giữ khách Du lịch và tăng doanh thu Du lịch .
- Phương tiện vận chuyển khách Du lịch có chiều hướng ngày càng tăng. Hiện tại trên địa bàn có tổng số 6 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển khách ( 3 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế đạt 7 tỷ đồng chủ yếu đầu tư xây dựng trụ sở, mua xe, chi phí đầu tư chiều sâu như quảng bá, thị trường, đào tạo lao động còn ít chiểm khoảng 12% tổng đầu tư. Số lượng xe gồm 18 chiếc ( Không kể xe Du lịch của các cá nhân kinh doanh đơn lẻ kết hợp vận chuyển khách thông thường).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng:
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi với đường quốc lộ 1A (Chiều dài qua Bắc Ninh 19,8 km), quốc lộ 38(Chiều dài qua Bắc Ninh 23 km) và đường sắt xuyên việt, trong những năm gần đây hệ thống giao thông phát triển mạnh với các trục quốc lộ 1B (Chiều dài qua Bắc Ninh 19 km), đường cao Nhịp 18 và hàng loạt các đường giao thông nội tỉnh như tỉnh lộ 270, 271, 272, 280, 281...ngày càng được đầu tư nâng cấp, hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh và nhân dân quan tâm đầu tư thực hiện với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cầu Hồ nối liền đôi bờ sông Đuống là điều kiện thuận lợi để phát triển tuyến Du lịch phía nam của tỉnh. Hệ thống giao thông phát triển tạo thuận lợi cho việc đi đến các cảng biển, sân bay và cửa khẩu của du khách góp phần quan trọng, tạo động lực để Bắc Ninh trở thành nơihội tụ của du khách từ mọi nơi.
Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt, còn hệ thống giao thông đường thuỷ của tỉnh Bắc Ninh cũng khá thuận lợi với hệ thống sông Đuống, sông Cầu , sông Thái bình?đó chính là điều kiện để giao lưu phát triển đồng thời để ngành Du lịch nói riêng có tiềm năng mở rộng, đa dạng loại hình Du lịch.
Bắc Ninh có hệ thống lưới điện từ tỉnh về tới huyện được xây dựng từ lâu. Hệ thống lưới điện từ huyện về các xã và từ các xã về từng thôn xóm đã được xây dựng đáp ứng điện sinh hoạt cho nhân dân .Song thực trạng mạng lưới điện không đồng bộ cần có biện pháp đầu tưnâng cấp hoàn chỉnh theo qui hoạch của ngành điện mới đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và phát triển của cả tỉnh.
Hiện nay nhà máy nước có công xuất 20.000m3/ngày đêm mới chỉ cung cấp cục bộ tại thị xã Bắc Ninh. Một số dự án cũng đang được nghiên cứu và triển khai như trạm cấp nước Lương Tài, Đình Bảng...Nước dùng hiện tại chủ yếu khai thác bằng giếng khoan.
Cùng với cả nước dịch vụ bưu chính viễn thông tỉnh Bắc Ninh cũng phát triển mạnh đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc. Thông tin được khách sử dụng bằng nhiều kênh hữu tuyến và vô tuyến kể cả mạng Internet.
1.3. Thực trạng đầu tư trong du lịch.
Tổng số vốn đầu tư cho ngành du lịch đạt giá trị hơn 48 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào cơ sở vật chất các cơ sở lưu trú du lịch ( Hơn 35 tỷ đồng ) các hoạt động vui chơi giải trí, vận chuyển khách vốn đầu tư thấp, các dự án lớn vẫn đang trong tình trạng đợi chờ vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư du lịch chủ yếu từ các hộ kinh doanh và vốn đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư phát triển chiều sâu như mở rộng loại hình, sản phẩm du lịch , đầu tư thị trường, tuyên truyền quảng bá còn rất hạn chế.
Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do việc huy động vốn đầu tưtừ các thành phần kinh tế còn chậm được triển khai. Trong khi năng lực đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước nhằm tạo tính hấp dẫn dự án, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn xây dựng công trình kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do ngân sách tỉnh hạn hẹp trong khi cơ chế đầu tư hoặc sự hỗ trợ vốn cho du lịch từ ngân sách chưa thực sựđược đồng bộ thống nhất từ Trung ương đến địa phương
1.4. Hiện trạng tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh Du lịch
Ngay sau khi tái lập, Tỉnh đã giao cho Sở Thương mại -Du lịch quản lý Nhà nước về Du lịch (một số tỉnh khác có Sở Du lịch riêng).
Ban chỉ đaọ phát triển Du lịch tỉnh được thành lập theo Quyết định số 825/QĐ-CT ngày 22/9/1999, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đại diệnmột số ban ngành trong tỉnh làm uỷ viên.
Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh du lịchlà Công ty du lịch Bắc Ninh, Trung tâm lữ hành thuộc Công ty Xuất Nhập khẩu Bắc Ninh , nhà nghỉ Suối Hoa của Liên đoàn lao động tỉnh.
2. Quan điểm phát triển chung
Bắc Ninh là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển Du lịch nhất là Du lịch nhân văn. Quan điểm xuyên suốt là phải đặt Du lịch Bắc Ninh trong mối quan hệ mật thiết với Du lịch Hà Nội, xác định thị trường Hà Nội là trọng tâm phát triển Du lịch Bắc Ninh trước hết nhằm mục đích:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP Du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, cảnh quan môi trường.
2.2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010.
2.2.1.Cơ sở xác định các mục tiêu cụ thể :
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1996-2010
- Quy hoạch phát triển Du lịch vùng Du lịch Bắc Bộ thời kỳ 1996-2010.
- Chiến lược phát triển Du lịch Việt nam thời kỳ 2001-2010.
- Tiềm năng Du lịch của tỉnh. Xu hướng phát triển du lịch thế giới, du lịch Việt Nam giai đoạn tới.
- Tham khảo dự báo phát triển Du lịch tỉnh Hải Dương (20-25% ), tỉnh Bắc Giang (22-35%)
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể:
- Về Nhịp độ tăng trưởng: Theo 2 phương án:
+ Phương án 1 (P.a chọn): Được tính toánvới Nhịp độ tăng trưởngcao hơn qui hoạch cũ, phương án này phù hợp với thực trạng tăng trưởng Du lịch những năm qua và xu thế phát triển của tỉnh, tương ứng với dự báo tăng trưởng khối dịch vụ của Qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh ( Đã điều chỉnh, rà soát ). Nhịp độ tăng trưởng dự kiến giai đoạn 2002-2005 là 14%/năm , giai đoạn 2001-2010 dự kiến đạt mức tăng 15%/ năm
+ Phương án 2:Được tính toán với Nhịp độ tăng trưởng cao hơn phương án 1 phù hợp với quy hoạch phát triển vùng Du lịch Bắc bộ thời kỳ 1996-2010 nhưng phải được đầu tư tương đối đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch. Các khu vui chơi giải trí - thể thao, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, đội ngũ làm Du lịch phải được đào tạo có hệ thống . Dự kiến Nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 2002-2005 là 14%/năm và Nhịp đ ộ tăng trưởng giai đoạn 2001-2010 sẽ là 16%/năm.
- Về lượng khách phục vụ: Đến năm 2005 đạt 54.000 lượt khách. Trong đó 2000 lượt khách Quốc tế và 42.000 lượt khách nội địa. Đến năm 2010 đạt 109.000 ?119.000 lượt khách. Trong đó 4000 ?5000 lượt khách Quốc tế và 105.000 ? 114.000 lượt khách nội địa.
- Về doanh thu: Đến năm 2005 đạt 40 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng gấp đôi tổng doanh thuđạt 84 - 88 tỷ đồng.
3. Đánh giá du lịch Bắc Ninh:
3.1. Những mặt làm được:
- Nhận thức về Du lịch đã có chuyển biến, được nâng cao hơn một bước
- Bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch được củng cố và tăng cường.Số lượng các đơn vị tham gia kinh doanh Du lịch ngày càng tăng.
- Đã Tiến hành lập quy hoạch và phê duyệt các dự án chính như khu văn hoá Du lịch Đền Đầm, khu văn hoá Du lịch Phạt Tích, khu Du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ, Trung tâm VH-TT Bắc Ninhđể tạo cơ sở gọi vốn đầu tư. UBND tỉnh có Quyết định số 107/2002/QĐ-UB về việc ban hành Quy định ưu đãi , khuyến khích đầu tư vào các khu Du lịch trên toàn địa bàn?
- Các điều kiện phát triển Du lịch, các sản phẩm Du lịch từng bước được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng về giao thông, về cảnh quan môi trường. Các lễ hội được thường xuyên tổ chức, các cuộc thi quan họ được mở rộng. Kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích được thực hiện với giá trị nhiều tỷ đồng. Các sản phẩm dịch vụ Du lịch cũng được các đơn vị tích cực xây dựng và thực hiện như các chương trình : ?Kinh Bắc Tour-Hè 1999? ?Kinh Bắc Tour-Hè 2000?, ?Du lịch cuối tuần?, Bắc Ninh Touris m? .
- Kết quả hoạt động có nhịp độ tăng trưởng khá với những chỉ tiêu cơ bản về lượng khách, doanh thu và ngày khách.
3.2. Những mặt chưa làm được
- Nhận thức về Du lịch tuy có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và nhất quán
-Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Du lịch số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu trong giai đoạn mới, trình độ chuyên môn không phải chuyên ngành nên chưa phát huy được vai trò, vị trí của mình. Năng lực kinh doanh của các cơ sở còn hạn chế do vốn thấp, quy mô nhỏ, mang tính tự phát.
- Chất lượng sản phẩm Du lịch thấp, loại hình chưa phong phú, độc đáo mang bản sắc riêng của Kinh Bắc. Hiệu quả kinh doanh mang lại không cao.Các khu Du lịchđã được lập dự án nhưng chưa thực hiện được. ?
- Đội ngũ CB -CNVLĐ kinh doanh còn mỏng và yếu về nghiệp vụ. Hầu như không được đào tạo chuyên ngành.
- Hoạt động Du lịch chưa được đầu tư đúng mứctheo yêu cầu phát triển
- Du lịch Bắc Ninh Tuy có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng các chỉ tiêu tuyệt đối về phát triển Du lịch còn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận, trong vùng và so với cả nước.
4. Mục tiêu và chiến lược phát triển:
4.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu kinh tế: Phát triển Du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên nhân văn của tỉnh, tăngtỷ trọng đóng góp của ngành Du lịchvào tổng GDP của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Mục tiêu an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội: Phát triển Du lịch nhằm thu hút khách Du lịch đến địa phương nhưng cần gắn với an ninh quốc phòngtrật tự an toàn xã hội , do vậy khi xây dựng các tour, tuyến Du lịch và các công trình Du lịch, thể thao cần hết sức quan tâm đến mục tiêu này .
Mục tiêu môi trường: Phát triển Du lịch phải nhằm bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái và môi trường xã hội làm cho môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong sạch và lành mạnh làm cơ sở hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mục tiêu văn hoá xã hội: Phát triển Du lịch phải gắn liền với việcgiữ gìn phát huy truyền thống văn hoá của địa phương,bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị, các di tích lịch sử, các công trình văn hoá phục vụ phát triển Du lịch.
Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Cung cấp thông tin, tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khíchhỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến lập kế hoạch, sự phối kết hợp giữ các ban ngành trung ương và địa phương để tạo đà cho sự phát triển Du lịch .
4.2. Các chiến lược phát triển Du lịch.
4.2.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Du lịch
- Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài đối với các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên , cán bộ quản lý.
- Chú trọng giáo dục và nâng cao nhận thức về Du lịch, về môi trường cho nhân dân các vùng có điểm di tích lịch sử, phát huy tính cộng đồng vào khai thác Du lịch .
- Cần gắn việc đào tạo nghiệp vụDu lịch với việc đào tạo về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội .
- Có chiến lược tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân về ngành kinh tế Du lịch .
4.2.2. Chiến lược các sản phẩm
- Tạo sản phẩm Du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc đạc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử , nghệ thuật các phong tục tập quán của vùng Kinh Bắc ...để thu hút khách Du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường .
- Tạo sản phẩm Du lịch chuyên đề : Đối với Bắc Ninh là việc khai thác các tiềm năng Du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên khác nhau. Có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình Du lịch nhưtham quan các di tíchlịch sử văn hoá, các di tích lịch sử gắnvới cảnh quan thiên nhiên, Du lịch thể thao, Du lịch nghiên cứu, Du lịch lễ hội, hội chợ kết hợp với hội nghị, hội thảo.
- Chiến lược đa dạng hoá các sản phẩm Du lịch : Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm Du lịch phù hợp vớinhu cầu của thị trường Du lịch trong nước và quốc tế,từng điểm Du lịch phải có sản phẩm lưu niệm du lịch đặc thù,kết hợp với các tỉnh bạn để nối tour Du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm Du lịch .
4.2.3. Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ Du lịch
Tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả ba góc độ : Thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá - dịch vụ và khả năng sãn sàng phục vụ. Có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịchvụ,giá cả và ứng dụng khoa học, giá bán sản phẩm Du lịchđược xác định hết sức hợp lý, nếu không sẽ làm hại đến sự phát triển của sản phẩm .
4.2.4. Chiến lược về đầu tư
- Khuyến khích cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước (Khu vực nhà nước và tư nhân) theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Các lĩnh vực cần ưu tiên là :
- Đầu tư xây dựng các khu Du lịch vui chơi giải trí, các khách sạn, tại các tour, điểm Du lịch (như các di tích, các làng nghề.... ).
- Đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc).
4.2.5. Chiến lược về thị trường
Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với Du lịch Bắc Ninh để có cơ sở khoa học trong việc xác định nguồn khách Du lịch .
4.2.6. Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên Du lịch
Bắc Ninh có nguồn tài nguyên Du lịch nhân văn phong phú cần được bảo tồn tôn tạo và phát triển, ngăn chặn kịp thời những xâm nhập của các yếu tố văn hoá tiêu cực. Tạo cơ sở khai thác phát huybản sắc văn hoá riêng của Kinh Bắc.
5. Giải pháp cho quy hoạch du lịch Bắc Ninh
Mở rộng thị trường đối với ngành Du lịch Bắc Ninh phải triệt để tận dụng sự phát triển của thị trườngDu lịch Hà Nội và vùng phụ cận về dòng khách Du lịch quốc tế và dòng khách Du lịchnội địa đi tour để nối tua đến các điểm Du lịch Bắc Ninh và vùng phụ cận.
Thông qua tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị Du lịch của Tổng cục Du lịch , Du lịch Bắc Ninh cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp Du lịch trong cả nước . Trong đó đặc biệt quan tâm đến các ấn hành các cuốn sách nhỏ, các tờ gấp để phát hành tuyên truyền quảng cáo Du lịch Bắc Ninh
Tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển Du lịch, thực hiện đúng quy định, đúng pháp luật và có hiệu quả .
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng những ưu đãi cụ thể để thu hút , huy động nguồn vốn đầu tưvào lĩnh vực nhà hàng gắn với cảnh quan sinh thái và văn hoá Bắc Ninh (Dân ca quan họ), đầu tư phát triển đa dạng các loại hình vui chơi giải trí, thể thao?
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh , kinh doanh có trật tựkỷ cương.
Ưu tiên nguồn vốn trùng tu, phục hồi hoặc nâng cấpdi tích vào các điểm trọng tâm theo các tuyến Du lịch đã quy hoạch.Quy hoạch phát triển các điểm di tích văn hoá lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo để đầu tưđạt được tiêu chuẩn của một điểm Du lịch quốc tế .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_hoach_du_lich_bac_ninh_2_413.doc