Nội dung:
I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
1. Vị trí và tiềm năng phát triển
2. Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại
a. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng
b. Những mặt còn hạn chế của Vùng
c. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém
II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Chủ trương, phương hướng phát triển vùng KTTĐPB
2. Định hướng quy hoạch phát triển của vùng từ nay đến năm 2020
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
=================
I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
1. Vị trí và tiềm năng phát triển
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB) gồm 8 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc trong đó thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế của cả nước. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 15512,1 km2, chiếm 4,68% diện tích của nước. Dân số toàn vùng năm 2007 là 13,88 triệu dân, chiếm 16,3% dân số cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá của vùng đạt khoảng 27,4 % (cả nước 24,8%).
Vùng KTTĐPB nằm trong lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình; phía Bắc giáp vùng Đông Bắc, phía Tây giáp vùng Tây Bắc là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc; phía Nam giáp vùng Bắc Trung bộ là cửa ngõ thông thương với Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trong vùng vừa có đồng bằng, trung du, miền núi và duyên hải; là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới.
Tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong vùng hết sức đa dạng và phong phú. Hệ thống đô thị phát triển rộng khắp. Công nghiệp phát triển sớm, tập trung đội ngũ doanh nhân lớn. Nguồn nhân lực của Vùng KTTĐPB khoảng 7,48 triệu lao động (chiếm 17,6% tổng lao động – số liệu thống kê năm 2005), là nguồn lao động có chất lượng khá cao so với mức trung bình của cả nước, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cao nhất so với các vùng khác, chiếm tới 32% cả nước. So với các vùng kinh tế khác, vùng KTTĐPB là nơi tập trung nhiều nhất các viện nghiên cứu, các trường đại học, có các trang bị hiện đại nhất cả nước. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng cao nhất nước và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước.
Với 8 tỉnh có vị trí địa lý và không gian kinh tế liền kề, các tỉnh trong vùng có nhiều khả năng tạo ra sự liên kết kinh tế để bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Với vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, có thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, vùng KTTĐPB là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật lớn nhất nước ta. Toàn vùng có lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật cao nhiều nhất cả nước: chiếm 72,4% cán bộ có trình độ trên đại học, số lao động đã qua đào tạo chiếm tới 29,5% lực lượng lao động xã hội của vùng. Trình độ văn hóa của dân cư cũng thuộc loại cao nhất cả nước.
Các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất xi-măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, luyện cán thép, điện tử, tin học, đóng tàu biển, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao . do các doanh nghiệp FDI của các nhà đầu tư nước ngoài quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Vùng còn là trung tâm sản xuất năng lượng lớn nhất miền Bắc, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá lớn nhất nước với vùng mỏ than lộ thiên Quảng Ninh. Sản xuất điện năng có các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại, Hòn Gai .
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi trung du Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng thuận thiện cho phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp.
Vùng KTTĐPB có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển dịch vụ, du lịch.
2. Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại
a. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
1. Vị trí và tiềm năng phát triển
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB) gồm 8 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc trong đó thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế của cả nước. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 15512,1 km2, chiếm 4,68% diện tích của nước. Dân số toàn vùng năm 2007 là 13,88 triệu dân, chiếm 16,3% dân số cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá của vùng đạt khoảng 27,4 % (cả nước 24,8%).
Vùng KTTĐPB nằm trong lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình; phía Bắc giáp vùng Đông Bắc, phía Tây giáp vùng Tây Bắc là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc; phía Nam giáp vùng Bắc Trung bộ là cửa ngõ thông thương với Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trong vùng vừa có đồng bằng, trung du, miền núi và duyên hải; là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới.
Tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong vùng hết sức đa dạng và phong phú. Hệ thống đô thị phát triển rộng khắp. Công nghiệp phát triển sớm, tập trung đội ngũ doanh nhân lớn. Nguồn nhân lực của Vùng KTTĐPB khoảng 7,48 triệu lao động (chiếm 17,6% tổng lao động – số liệu thống kê năm 2005), là nguồn lao động có chất lượng khá cao so với mức trung bình của cả nước, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cao nhất so với các vùng khác, chiếm tới 32% cả nước. So với các vùng kinh tế khác, vùng KTTĐPB là nơi tập trung nhiều nhất các viện nghiên cứu, các trường đại học, có các trang bị hiện đại nhất cả nước. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng cao nhất nước và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước.
Với 8 tỉnh có vị trí địa lý và không gian kinh tế liền kề, các tỉnh trong vùng có nhiều khả năng tạo ra sự liên kết kinh tế để bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Với vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, có thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, vùng KTTĐPB là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật lớn nhất nước ta. Toàn vùng có lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật cao nhiều nhất cả nước: chiếm 72,4% cán bộ có trình độ trên đại học, số lao động đã qua đào tạo chiếm tới 29,5% lực lượng lao động xã hội của vùng. Trình độ văn hóa của dân cư cũng thuộc loại cao nhất cả nước.
Các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất xi-măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, luyện cán thép, điện tử, tin học, đóng tàu biển, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao... do các doanh nghiệp FDI của các nhà đầu tư nước ngoài quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Vùng còn là trung tâm sản xuất năng lượng lớn nhất miền Bắc, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá lớn nhất nước với vùng mỏ than lộ thiên Quảng Ninh. Sản xuất điện năng có các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại, Hòn Gai...
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi trung du Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng thuận thiện cho phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp.
Vùng KTTĐPB có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển dịch vụ, du lịch.
2. Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại
a. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng
(1) Kinh tế của vùng tăng trưởng khá toàn diện với nhịp độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Các tỉnh trong vùng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mức bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 12,1% so với 10% trong giai đoạn 1996 - 2000 và cao gấp 1,61 lần so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó nông nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng 14,8% và dịch vụ tăng 12,6%. GDP của vùng năm 2005 đạt 159,111 ngàn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 18,99% GDP của cả nước so với năm 2000 đạt 70.769,8 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 780 USD, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (640 USD).
Sự tăng trưởng của kinh tế vùng thời gian qua có đóng góp lớn của các ngành thuộc khu vực phi nông nghiệp. Tỷ trọng các ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ, chất xám cao ngày càng lớn và tỷ trọng các ngành có năng suất thấp giảm đi trong toàn bộ lao động xã hội, đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu đi vào chiều sâu và ngày càng có chất lượng hơn. Tỷ trọng ngành sản xuất vật chất tăng lên, năm sau cao hơn năm trước; tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ tỷ trọng sản xuất hàng hóa tăng lên làm cho độ mở của nền kinh tế lớn hơn và mức độ hội nhập kinh tế với bên ngoài ngày càng mạnh mẽ. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra đồng thời; tỷ trọng của bộ phận kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nước ngoài tăng lên (mặc dù tương đối mờ nhạt); tỷ trọng của kinh tế nhà nước cũng có thể giảm xuống một cách tương đối song vai trò bảo đảm an toàn cho toàn bộ nền kinh tế vẫn được duy trì. Điều này phản ánh môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn và việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tuy chậm nhưng đã bước đầu phát huy tác dụng.
Trong những năm qua, môi trường đầu tư được các tỉnh, thành phố trong vùng tích cực cải thiện thông thoáng, nhờ đó số lượng doanh nghiệp tăng lên khá nhanh, bình quân khoảng 17%/năm; nhiều doanh nghiệp ở các địa phương đang dần lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất.
(2) Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐPB đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá góp phần lôi kéo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Cơ cấu kinh tế của vùng đã có bước chuyển dịch tiến bộ. Trong thời kỳ 1995-2002 tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng thêm được 4,46 điểm, tương ứng tỷ trọng nông lâm giảm được 4,46 điểm (nông, lâm, thủy sản giảm từ 15,42% xuống 10,96%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,46% lên 41,67%; và dịch vụ giảm từ 54,12% xuống 47,37%.
Công nghiệp phát triển khá nhanh, trong 3 năm qua (2001 - 2003), giá trị gia tăng đạt mức tăng bình quân khoảng 12%; cơ cấu sản phẩm đã có những chuyển dịch tích cực (ngoài những sản phẩm công nghiệp truyền thống được củng cố và tăng liên tục (năm 2002 so với năm 1995 sản xuất động cơ gấp khoảng 3 lần, sản xuất thép gấp khoảng 8 lần, xi măng gấp 1,1 lần, than gấp 1,5 lần, sơn các loại gấp 2 lần, sản xuất điện thoại tăng gần 3 lần...), đã xuất hiện một số mặt hàng mới như lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, công nghiệp phần mềm, vật liệu trang trí nội thất... (năm 2002 so với năm 1995 lắp ráp ô tô tăng khoảng 3 lần, sản phẩm công nghiệp phần mềm gấp vài chục lần, sản phẩm sành sứ nội thất gấp khoảng 4 lần,…).
Đến hết năm 2002, vùng KTTĐPB có 11 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (chiếm khoảng 15% so với cả nước), với tổng diện tích khoảng 1704 ha (chiếm 11,3% so với cả nước). Các KCN có doanh thu khoảng 200 triệu USD (chiếm khoảng 13% so với cả nước) và thu hút 15.300 lao động (khoảng 5% so với cả nước). Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và công nghiệp sản xuất phần mềm.
Công nghiệp nông thôn ở nhiều nơi phát triển mạnh, đặc biệt là các làng nghề có khởi sắc mới. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có trên 400 làng nghề, chiếm gần 1/3 số làng nghề của cả nước.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu sản xuất cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng hiệu quả, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghịêp. Nông sản hàng hoá có bước phát triển khá, xuất hiện nhiều mô hình phát triển trang trại có thu nhập cao (khoảng 50 triệu đồng/ha). Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực; việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản đã có bước tiến bộ đáng kể (khoảng 4 nghìn ha trồng lúa năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và 6 nghìn ha lúa bấp bênh do úng ngập chuyển sang nuôi trồng thủy sản, khu vực gần thành phố đã xuất hiện nghề nuôi bò sữa,...).
Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng và có nhiều lĩnh vực phát triển khá như thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tư vấn,… Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐPB đạt khoảng 3,27 tỷ USD (gấp khoảng 3 lần so với năm 1995); mức xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,19 lần mức bình quân cả nước và tăng lên đáng kể (từ 81,8 USD năm 1995 lên 250,9 USD năm 2002).
(3) Mức đóng góp vào thành quả chung của cả nước của vùng KTTĐ Bắc Bộ tiếp tục tăng. Năm 2002, so với cả nước, vùng KTTĐPB chiếm khoảng 19,4% về GDP, 21,66% về thu ngân sách, 19,58% về kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời nếu so với năm 1995, tỷ trọng của nhiều chỉ tiêu tổng hợp (về GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, giá trị gia tăng nông nghiệp, giá trị gia tăng dịch vụ,..) của vùng KTTĐPB tăng hơn được khoảng 1 – 1,5%. Vùng KTTĐPB bước đầu đã phát huy được một số lợi thế so sánh, phát triển vượt trội và có tác động thúc đẩy cả vùng Đồng bằng sông Hồng cùng phát triển.
(4) Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn (trong thời kỳ 1995 – 2002 chiếm khoảng 43,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) đã tập trung vào một số công trình then chốt, tạo ra những điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng của vùng.
Về hệ thống đường bộ: quốc lộ 1A là tuyến chiến lược quan trọng đã hoàn thành việc khôi phục, cải tạo nâng cấp từ Lạng Sơn về Hà Nội đi Ninh Bình đến Thanh Hoá, đạt tiêu chuẩn cấp III; quốc lộ 18, từ Bắc Ninh đi Bãi Cháy đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III. Đoạn Bãi Cháy – Mông Dương – Móng Cái đang triển khai nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV; việc nâng cấp quốc lộ 10 hoàn thành; đường Láng - Hoà Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp I. Đã xây dựng mới các cầu như cầu Bình, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu; đang xây dựng cầu Yên Lệnh, Thanh Trì, Bãi Cháy...; Các quốc lộ khác như 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23 cũng được cải tạo. Giao thông nông thôn được phát triển khá mạnh (cải tạo khoảng 300 km, làm mới khoảng 150 km).
Về hệ thống các sân bay: trong vùng có 3 sân bay hiện đang khai thác là sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi và sân bay Gia Lâm.
Sân bay Nội Bài đã được đầu tư đạt công suất 4 triệu hành khách/năm, có điều kiện mở rộng để đạt 6 triệu hành khách/năm.
Sân bay Cát Bi đang là sân bay nội địa hiện đảm nhận vai trò dự bị cho sân bay Nội Bài; dự kiến sẽ kéo dài đường hạ - cất cánh đạt khoảng 2800 mét dài, mở rộng nhà ga từ 4000 m2 lên 6000 m2; quy hoạch mở thêm đường bay khu vực và hướng tới xây dựng Cát Bi thành sân bay quốc tế.
Sân bay Gia Lâm chủ yếu phục vụ quân sự và dịch vụ trực thăng.
Về hệ thống cảng biển: đã mở rộng cảng Hải Phòng, đến năm 2002 thực tế hàng hoá thông qua cảng đã đạt 11,4 triệu tấn; cảng Cái Lân hiện đầu tư giai đoạn I đạt 1,1 triệu tấn. Đã hình thành đội tầu biển có tổng trọng tải trên 50 vạn DWT, thực hiện vận tải trên 2,4 triệu tấn (so với cả nước chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng).
Về mạng lưới đường sắt: các tuyến đường sắt: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Thái Nguyên và Hà Nội – Vinh đã được nâng cấp; hệ thống đường ray, tà vẹt đã được thay mới; các đường ngang, cầu, thông tin tín hiệu đã được sửa chữa đảm bảo an toàn chạy tàu.
Về mạng lưới đường sông: trong những năm qua đường sông đã được đầu tư và quản lý, khai thác tốt hơn (trong đó có tuyến Đáy – Ninh Phúc; tuyến Lạch Giang – Hà Nội; tuyến Quảng Ninh – Phả Lại – Việt Trì; tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình). Các cảng sông đã được nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rõ nhất là cụm cảng Hà Nội, Ninh Phúc, Việt Trì.
Mạng bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông vùng KTTĐPB được chú trọng đầu tư, phát triển nhanh, rộng khắp đến hầu hết các xã với công nghệ, kỹ thuật số hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ các ngành kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đến năm 2002, mật độ điện thoại bình quân của vùng đạt 10,03 máy/100 dân (bình quân cả nước 6,9 máy/100 dân).
Mạng lưới điện đã được phát triển đến các xã, phường trên lãnh thổ toàn vùng.
Hệ thống cung cấp nước sạch đã được nâng cấp, mở rộng ở các thành phố, thị xã. Trong vùng KTTĐPB đã có các nhà máy nước với tổng công suất cấp khoảng 60 vạn m3/ngày đêm, tỷ lệ cung cấp nước sạch cho người dân trong vùng đã nâng lên và có nhiều cải thiện. Hiện nay bằng nhiều nguồn vốn vay ODA của WB, OECF,... các tỉnh đang triển khai các dự án cấp nước như: ở Hà Nội (100.000 m3/ngày đêm), ở Hạ Long hai dự án Đồng Ho và Đồi Vọng (công suất 80.000 m3/ngày đêm) và nâng công suất nhà máy nước An Dương ở Hải Phòng (từ 60.000 lên 100.000 m3/ngày đêm). Đồng thời, đang nghiên cứu các dự án cấp nước cho hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
(5) Một số mặt văn hóa – xã hội có bước phát triển khá
Hệ thống giáo dục phát triển tốt, đa dạng nhiều cấp học cũng như ngành học. Hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong vùng mà còn phục vụ cho các vùng khác. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đã được nâng cấp, trong đó một số trường đại học trọng điểm và dạy nghề trọng điểm đã được hiện đại hoá một bước. Đây là vùng có trình độ dân trí cao nhất so với các vùng khác trong cả nước, tập trung tới 26 - 27% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học và 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Toàn vùng có 50 trường đại học, 20 trường cao đẳng (trên tổng số 139 trường của cả nước), 42 trường dạy nghề, 102 viện nghiên cứu chuyên ngành.
Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và phát triển, toàn vùng KTTĐPB hiện có 104 bệnh viện (chiếm 12,5% so cả nước), hơn 18 nghìn giường bệnh (chiếm hơn 16,3% so cả nước), có một số cơ sở đầu ngành của cả nước và đạt trình độ khám chữa bệnh tương đối cao so với khu vực và quốc tế. Trên địa bàn vùng KTTĐPB tất cả các xã, phường đều đã có trạm y tế, có 51 bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên (trong đó 42 bệnh viện đã và đang được cải tạo, nâng cấp) có bước tiến bộ đáng kể về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khám, chữa bệnh.
Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể (từ 9,6% năm 1995 xuống còn 6,3% năm 2002); mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 12 vạn người, mức sống của người dân ngày càng cao… Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị năm 2005 giảm xuống còn 6% (cả nước là 5,6%).
Hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng cao một bước, 100% số hộ thành thị có thiết bị nghe nhìn, khoảng 90% các hộ nông dân được hưởng thụ các dịch vụ phát thanh và truyền hình.
An ninh, chính trị và trật tự xã hội có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội, chương trình 3 giảm (ma tuý, mại dâm, tội phạm); chương trình giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm.
b. Những mặt còn hạn chế của Vùng
(1) Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhưng còn chậm so với yêu cầu phát triển, chưa tạo ra tiền đề cho tăng tốc và cạnh tranh quốc tế
Cơ cấu công nghiệp chưa hợp lý. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp bổ trợ (sản xuất nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện...) chưa phát triển; công nghiệp công nghệ cao, chứa đựng hàm lượng chất xám lớn, công nghiệp cơ khí chế tạo máy... phát triển kém.
Sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn yếu, chi phí sản xuất còn cao. Năm 2002 chi phí sản xuất của các ngành công nghiệp chiếm khoảng 57% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Nhiều sản phẩm công nghiệp, đặc biệt công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước (máy động lực phục vụ nông nghiệp của vùng chỉ giành được khoảng 5 – 6% thị phần trong nước, phần lớn thị phần còn lại do hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản chiếm lĩnh). Giá thành một số sản phẩm còn cao, chẳng hạn giá xi măng cao gấp 1,2 – 1,3 lần giá xi măng quốc tế; các ngành sản xuất da, giày... giá thành cao, khó tiêu thụ.
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa mạnh, lĩnh vực công nghiệp xuất khẩu mới thu hút khoảng 2 – 3% lao động xã hội và tạo ra giá trị xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15 – 17% tổng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp của vùng.
Dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm; tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP vùng không tăng mà có xu hướng giảm. Khu vực dịch vụ đang có xu hướng chững lại và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP. Đây là xu hướng bất lợi, nếu xu thế này không được khắc phục kịp thời thì sẽ làm hạn chế tốc độ tăng trưởng chung của vùng.
Trong nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu sản xuất theo kiểu truyền thống, việc ứng dụng công nghệ sinh học còn hạn chế, sản phẩm xuất khẩu ít.
(2) Trong thời gian qua mới chú trọng thực hiện công nghiệp hoá, nội dung hiện đại hoá của vùng KTTĐPB có phần còn chậm
Trình độ công nghệ, cơ cấu công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, việc đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao còn chậm. Trong vùng có khu công nghệ cao Hoà Lạc, song hình thành rất chậm. Các KCN khác tỷ lệ lấp đầy là 12%, thấp nhiều so tỷ lệ cả nước (43%) và trình độ công nghệ không cao. Công nghiệp điện tử và sản xuất đồ điện dân dụng là ngành mới phát triển, nhưng trình độ công nghệ nhìn chung chỉ ở mức trung bình, tập trung chủ yếu vào lắp ráp CKD, chỉ có khoảng 6 – 7% lắp ráp IKD; sản xuất linh kiện không đáng kể (năm 2002, có 16 doanh nghiệp đang hoạt động, đã sản xuất được: 1,6 triệu tivi, 78 triệu mạch in, 3 triệu tuner, 789 triệu tụ, 7 triệu starter); sản phẩm lắp ráp trong nước tiêu thụ chậm so với hàng nhập từ Đài Loan, Malaysia, Singapore,... Bước đầu lắp ráp đầu video, radio – cassette,... nhưng chất lượng chưa cao.
Phần lớn các thiết bị, công nghệ của ngành cơ khí được trang bị cách đây trên 20 năm nên rất lạc hậu về kỹ thuật, tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao còn rất thấp. Công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ (chủ yếu là sản xuất động cơ điện và máy bơm nước), công nghiệp sản xuất máy biến thế và thiết bị điện năng lực sản xuất hiện còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Các ngành sản xuất vật liệu, đặc biệt vật liệu mới (tạo tiền đề để cho các ngành công nghiệp khác phát triển) chưa hình thành. Ngành sản xuất thép chủ yếu là sản xuất thép xây dựng thông thường, còn thép tấm và thép cao cấp vẫn phải nhập ngoại.
Công nghiệp may mặc, dệt và da, giầy được xác định là mũi nhọn của các tỉnh, nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên; tuy có mức tăng trưởng tương đối khá (khoảng 10%) nhưng chủ yếu là gia công, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập, chưa chủ động được nguyên liệu và phụ liệu nên dù kim ngạch xuất khẩu cao, song giá trị xuất khẩu ròng đạt thấp (chỉ chiếm khoảng 25 – 30%).
Trong nông nghiệp, sử dụng phương thức thu hoạch, bảo quản thủ công là chính, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch còn cao (tính trung bình ước tới khoảng 30%).
(3) Quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều yếu kém, môi trường bị ô nhiễm
Vùng KTTĐPB tuy có tỷ lệ đô thị hoá nhanh, tốc độ đạt khoảng 5%/năm, nhưng còn mang nặng tính tự phát, chưa gắn chặt với việc phát triển công nghiệp và dịch vụ; một số trường hợp do mong muốn phát triển nhanh, mở rộng và nâng cấp đô thị nên đã thúc đẩy quá trình mở rộng các đô thị bằng việc nâng cấp hành chính từ xã thành phường, gây tình trạng xáo trộn quá nhanh, thu hút nhiều vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và làm cho công tác quản lý đô thị không theo kịp, công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch không đáp ứng yêu cầu phát triển nên góp phần làm cho thị trường bất động sản thiếu ổn định, môi trường bị ô nhiễm, kết cấu hạ tầng còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển,... Trong quá trình đô thị hoá đã tạo ra một số lượng lớn người dân từ nông thôn vào thành thị làm việc và sinh sống. Theo kết quả điều tra dân số, toàn vùng KTTĐPB có tới hơn 25 – 27 vạn người hiện đang sống ở các đô thị nhưng không có hộ khẩu thường trú và có tới chục vạn người từ nông thôn ra đô thị làm việc thường xuyên. Số lao động của các tỉnh thu hút về Hà Nội tăng từ khoảng 1,4 vạn năm 1988 lên khoảng 17 – 20 vạn người năm 2002. Tình trạng này đã gây khó khăn về nhà ở, dịch vụ công cộng và quản lý đô thị ở các thành phố.
Nhiều đô thị phát triển chưa dựa trên tầm nhìn dài hạn về quy mô và phạm vị lãnh thổ của đô thị nên bố trí công nghiệp cần phải xem xét điều chỉnh. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, úng ngập khi mưa lớn, thiếu nước về mùa hè xảy ra nghiêm trọng ở các thành phố lớn trong vùng. Theo số liệu chưa đầy đủ, ở Hà Nội, tỷ lệ thất thoát nước là 40%, khi mưa lớn có tới 50 – 60 điểm úng ngập.
Các đô thị mới của vùng KTTĐPB đã được quy hoạch như khu vực Hoà Lạc – Xuân Mai, các đô thị ở Sóc Sơn, Minh Đức, Chí Linh, Sao Đỏ, Hoành Bồ,… song sự phát triển của những đô thị này rất chậm.
Hiện nay ở vùng KTTĐPB mới có 3/11 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung tương đối hoàn chỉnh. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều nơi, nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,2 – 3,5 lần (tập trung lớn ở khu vực Phả Lại - Kinh Môn, Hải Dương). Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại các khu đô thị và khu công nghiệp sông Tam Bạc, sông Cấm (Hải Phòng), sông Sặt tại Hải Dương, sông Bạch Đằng tại Quảng Ninh và nhiều nơi ở thành phố Hà Nội. Nước ngầm bị nhiễm mặn ở Quảng Ninh, Hải Phòng; ở Hà Nội đã có biểu hiện nước ngầm bị ô nhiễm.
(4) Chất lượng lao động chưa cao, cơ cấu lao động dịch chuyển chậm
Tuy lực lượng lao động của vùng có chất lượng khá hơn so với các vùng khác (năm 2001, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,1% là mức cao nhất trong cả nước; tỷ lệ lao động có chuyên môn nghề nghiệp chiếm khoảng 30%), nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động xã hội tuy đã có chuyển biến nhưng chưa mạnh (thời kỳ 1991 – 2002, tỷ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ khoảng trên 72% xuống khoảng 56%; tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ khoảng 11,5% lên khoảng 16,6%; lao động dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng tăng từ 16,5% lên khoảng 27,6%). Mức độ toàn dụng lao động chưa cao làm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ lao động không có việc làm và thiếu việc làm chiếm tới 8 – 9%. Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động ở khu vực đô thị là 6,7% (bình quân cả nước 6%). Đối với vùng KTTĐPB nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm (01/07/2002) cho thấy trong khi rất thiếu lao động kỹ thuật cao thì có gần 5 vạn ngươì đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đang thất nghiệp tập trung ở các đô thị và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Năm 1998, qua điều tra cho thấy quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn của vùng KTTĐPB mới sử dụng khoảng 75%, tức là có khoảng 20 – 25% lực lượng lao động thực sự không có việc làm (tương đương 55 – 57 vạn người, xấp xỉ bằng số người vào tuổi lao động tăng thêm trong 9 năm vừa qua), đó là áp lực lớn cần có biện pháp giải quyết.
(5) Nhiều vấn đề văn hoá - xã hội đang đặt ra cấp bách phải giải quyết
Tuy mạng lưới y tế được cải thiện nhiều nhưng mức độ hưởng thụ dịch vụ y tế vẫn còn chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Khả năng đáp ứng dịch vụ y tế nông thôn còn thấp nên có tình trạng người bệnh đổ dồn về các thành phố lớn, gây tình trạng không sử dụng hết công suất của các trạm y tế cơ sở, song lại quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, đặc biệt ở Hà Nội.
Nhiều tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, hủ tục, mê tín dị đoan... vẫn chưa khắc phục được; bệnh dịch AIDS có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố Hải Phòng, Hà Nội và khu du lịch như Hạ Long,... gây nhức nhối trong xã hội.
Trong vùng vẫn còn 7% hộ nghèo (vùng KTTĐ phía Nam 3,8%), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 27,5% (vùng KTTĐ phía Nam là 23,2%).
c. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém
(1) Cơ cấu của nền kinh tế Vùng KTTĐPB chịu ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp; tập trung chủ yếu vào phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã.
(2) Nền kinh tế ở Vùng KTTĐPB tiếp cận với kinh tế thị trường chậm hơn, kém năng động hơn so với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
(3) Công tác quy hoạch chậm được đổi mới, quản lý nhà nước về công tác quy hoạch còn yếu.
Việc quyết định hình thành vùng KTTĐPB và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ được nghiên cứu sớm là đúng đắn. Tuy nhiên trong quy hoạch còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên, nguồn nhân lực, kinh tế xã hội còn chưa đầy đủ. Các dự báo thị trường chưa được coi trọng và chậm khắc phục.
Nhìn chung tầm nhìn của quy hoạch còn ngắn; các quy hoạch ngành và địa phương chưa gắn kết với nhau lại thiếu cụ thể hóa trên địa bàn các tỉnh; trong các quy hoạch, kinh tế Trung ương chưa gắn với kinh tế địa phương. Sau khi có quy hoạch tổng thể, nhiều quy hoạch chi tiết không bám theo quy hoạch tổng thể, chưa gắn với kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả.
Việc tổ chức thực hiện (nhất là việc đầu tư) còn thiếu chủ động. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là việc xây dựng theo quy hoạch còn yếu.
(4) Việc vận dụng cơ chế chính sách chưa đem lại hiệu quả cao.
Cơ chế chính sách huy động vốn chưa đủ mức nên các nguồn vốn huy động còn hạn chế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút không nhiều, năm 1995 FDI của toàn vùng là 551 triệu USD, chiếm 37,3% so tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2000 giảm xuống còn 297 triệu USD, chiếm 14%. Xu thế này ảnh hưởng không có lợi cho tăng trưởng của nền kinh tế. Vốn của dân đưa vào đầu tư phát triển, hiệu quả thấp.
Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Quỹ đất chưa được sử dụng có hiệu quả để phát triển kết cấu hạ tầng. Việc đền bù, giải tỏa còn chậm được giải quyết.
Việc thực hiện cơ chế chính sách xây dựng nhà ở gắn với phát triển đô thị và KCN còn nhiều bất cập. Việc giao đất cho một số tổ chức của Nhà nước xây dựng và kinh doanh nhà ở đem lại hiệu quả không cao.
(5) Đầu tư chưa tạo được tiềm lực cho phát triển lâu dài và chưa hình thành được các khâu đột phá.
Thời kỳ 1996 – 2002, đầu tư toàn xã hội của Vùng KTTĐPB ước đạt khoảng 120 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), bằng khoảng 20% đầu tư toàn xã hội của cả nước; trong đó vốn Nhà nước chiếm khoảng 63%, vốn FDI chiếm khoảng 22% và vốn của dân chiếm khoảng 15%. Đồng thời, đầu tư còn thiếu tập trung, chưa dứt điểm.
Về cơ cấu vốn đầu tư FDI, phần đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 1,2%, công nghiệp 30,5% còn lại tập trung vào xây dựng văn phòng, căn hộ, khách sạn, nhà hàng, hạ tầng khu công nghiệp và đô thị, giao thông bưu điện chiếm tới 68,3%.
Vốn đầu tư của dân tập trung vào xây dựng nhà ở, nhà nghỉ, khách sạn. Độ rủi ro trong đầu tư phát triển sản xuất còn nhiều, hiệu quả đầu tư thấp, nêu tỷ lệ vốn của dân đầu tư cho phát triển sản xuất chỉ khoảng 21 – 22%.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã ít (cộng cả đầu tư cho giáo dục, y tế, dạy nghề, phát thanh, truyền hình,… chỉ khoảng 7 – 8% tổng đầu tư xã hội) nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các ngành.
(6) Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành đã có những cố gắng bộc lộ nhiều yếu kém.
Điều hành thiếu tập trung, chưa kiên quyết.
Thiếu sự phối hợp cần thiết giữa các ngành, giữa ngành với địa phương và giữa các địa phương với nhau. Các tỉnh trong vùng KTTĐPB còn thiếu sự phân công hợp tác nên nhiều trường hợp do các địa phương không tính hết yếu tố thị trường và hiệu quả chung dẫn tới đầu tư trùng lặp, gây lãng phí và làm giảm sức cạnh tranh của vùng (rõ nhất là trong lĩnh vực sản xuất xe đạp, lắp ráp xe máy, sản xuất nước giải khát, may mặc,…).
Một số cơ chế phối hợp trong quản lý chưa rõ, gây ra nhiều hạn chế đối với việc hợp tác phát triển của vùng KTTĐPB. Trong lĩnh vực xuất khẩu, sự phối hợp và kết hợp giữa các tỉnh trong vùng KTTĐPB với các tỉnh khác cũng chưa chặt chẽ.
II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Chủ trương, phương hướng phát triển vùng KTTĐPB
Theo quyết định của Thủ tướng, vùng sẽ phải tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khảng 23-24% vào năm 2010 và 28-29% vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 447 USD lên 1.200 USD năm 2010 và 9.200 USD năm 2020.
Đến năm 2010 ngành công nghiệp và dịch vụ của vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng, từ khoảng 89% năm 2002 lên 94-95% năm 2010 (công nghiệp khoảng 44-45%, dịch vụ khoảng 50-51%) và 96-97% vào năm 2020 (công nghiệp khoảng 46-47%, dịch vụ 50-51%). Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng từ 44% năm 2000 lên 57% năm 2005 và 65% năm 2010.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng số việc làm có năng suất cao, tiêu hao ít năng lượng hơn, sử dụng đất có hiệu quả hơn... trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đến năm 2005 tăng nhanh sản phẩm của các ngành có công nghệ cao, lao động làm việc trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chiếm trên 10% lao động xã hội.
Vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, thép chất lượng cao... Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, một loạt dự án xây dựng sẽ được phê duyệt gồm các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ninh Bình, đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô... Hà Nội có nhiệm vụ đưa công nghiệp, đặc biệt các sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành, còn Hải Phòng có thể tăng quy mô dân số nội thị vào năm 2010 lên đến 750.000 – 900.000 người.
2. Định hướng quy hoạch phát triển của vùng từ nay đến năm 2020
(1) Vùng KTTĐPB đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng xác định, khu vực phía Bắc phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 1,3 lần và giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước.
Bên cạnh đó, tăng tỷ trọng đóng góp GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khoảng 23 – 24% vào năm 2010 và khoảng 28 – 29% vào năm 2020. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447USD năm 2005 lên 1.200USD năm 2010 và 9.200USD năm 2020. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 – 25%/ năm.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến 2010 xuống khoảng 6,5%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và dưới 0,8% vào năm 2020...
Vùng KTTĐPB phải đi theo những phương hướng mới có tính đột phá để phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt như: Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hóa, robot, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao; phát triển công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo.
Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ mà vùng KTTĐPB có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện...
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo: Xây dựng khu kinh tế tổng hợp huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), du lịch sinh thái biển chất lượng cao và nuôi trồng gắn kết với chế biến đặc hải sản; xây dựng khu dưỡng sinh công nghiệp và Trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả vùng đặt tại Vĩnh Phúc; xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cho cả vùng dự kiến đặt tại Hải Dương, Hà Tây; xây dựng tổng kho trung chuyển tại Hải Dương; xây dựng mới hàng loạt tuyến đường cao tốc; xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên, Hà Nội đến Phả Lại, TP. Hạ Long, Quảng Ninh và đường sắt nối cảng Hải Phòng với cảng Đình Vũ, TP. Hải Phòng; nghiên cứu xây dựng cảng nước sâu mới tại Hải Phòng; xây dựng đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô Hà Nội và nối đường sắt Hà Nội – Hòa Lạc; xây dựng sân bay quốc tế tại Miếu Môn (Hà Tây)...
Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 và hành lang đường 21 tại những khu vực gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh sự tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư, đồng bằng...
Tập trung phát triển dịch vụ một cách toàn diện, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, hàng hải; phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong khu vực tích cực đầu tư phát triển theo hướng có 50 – 55% đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh, dành 9 – 10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, 35 – 36% đầu tư giao thông vận tải.
Nguồn nhân lực: Rất cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu đầu tư. Đây là việc làm ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đầu tư theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại, các cơ sở dạy nghề tiến tới đầu tư theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Lựa chọn những nghề trọng điểm, mũi nhọn, những nghề chịu áp lực cạnh tranh cao để tập trung đầu tư đồng bộ sao cho đến năm 2010 những nghề này đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và từng bước đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế.
Mục tiêu đến năm 2015 tất cả các cơ sở dạy nghề trong vùng đều có thể đầu tư theo đặt hàng của doanh nghiệp, người được tuyển dụng vào học nghề phải biết rõ khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu, điều kiện làm việc và mức lương ra sao. Đầu tư chuyên ngành phải gắn chặt với doanh nhiệp. Đối với hình thức đầu tư, phải xác định đầu tư tại các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề là giai đoạn cơ bản, còn đầu tư chuyên ngành phải gắn chặt với các doanh nhiệp, xí nghiệp để đạt hiệu quả. Nhà nước cần chú trọng đầu tư xây dựng một số trường hoặc trung tâm đầu tư với quy mô lớn, hiện đại, đủ sức đầu tư nguồn nhân lực tại chỗ theo chuẩn của các nước trong khu vực.
Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo ở Hà Nội, Hải Phòng gắn với vùng đồng bằng sông Hồng, trung du, miền núi và khu vực. Từ nay đến năm 2010, mỗi năm cần đào tạo hàng nghìn doanh nhân giỏi và khoảng 30 – 35 vạn lao động kỹ thuật lành nghề cho các ngành kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách có trình độ cao, có chính sách sử dụng nhân tài...
(2) Đảm bảo phát triển cân đối, đi trước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội
Trong bối cảnh đó, đầu tư phát triển vùng KTTĐPB, đã được Chính phủ xác định phải đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông – lĩnh vực phải đi trước một bước. Định hướng của Chính phủ từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cho vùng KTTĐPB hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa hợp lý, hài hoà vừa kết nối mạng đường bộ, đường sắt, cảng sông, cảng biển, sân bay... vận hành như một cơ thể sống đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ hoạt động sản xuất của vùng cũng như giao lưu trong nước và quốc tế.
Việc xây dựng mới các tuyến đường cao tốc trọng điểm, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm cách trung tâm Thành phố Hà Nội từ 50 – 70km thành các đường cao tốc hoặc đường cấp 1 đồng bằng với 4 – 6 làn xe là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Các tuyến cao tốc sẽ như những động mạch chủ, điều phối lưu thông toàn vùng. Đó là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 104 km giai đoạn 1 (2006 – 2008) quy mô 4 làn xe; giai đoạn II (2008 – 2012) hoàn chỉnh quy mô cao tốc 6 làn xe; cao tốc Nội Bài – Hạ Long dài 154 km quy mô 4 – 6 làn xe. Hiện đã xây dựng đoạn Nội Bài – Bắc Ninh, sau 2010 sẽ tiếp tục kéo dài đoạn Hạ Long – Móng Cái dài 175 km; cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội – Vinh dài 460 km quy mô 4 – 6 làn xe, tổng kinh phí khoảng 23.000 tỷ đồng, trong đó, đoạn nằm trong vùng KTTĐPB đi qua địa phận Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây dài 120 km; cao tốc Láng – Hòa Lạc dài 30 km sẽ hoàn thành trước năm 2010 với quy mô 6 làn xe. Cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai dài 330 km quy mô 4 – 6 làn xe; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài 70 km quy mô 4 – 6 làn xe xây dựng xong trước năm 2010; cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 160 km quy mô 6 làn xe... Song song với việc đầu tư hệ thống đường cao tốc, mạng lưới đường vành đai Hà Nội được đầu tư nâng cấp tạo sự liên kết toàn vùng. Cùng đó hệ thống quốc lộ cũ, các trục hướng tâm về Hà Nội như QL1, 2, 3, 5, 6 và Láng – Hòa Lạc tiếp tục được cải tạo và vào cấp. QL1A đoạn qua Hà Nội sẽ được mở rộng thành đường đô thị rộng khoảng 60m với 4 làn xe; QL5 đoạn từ cầu Chui đến Sài Đồng mở rộng 50 m với 8 làn xe; QL10 nâng cấp đạt cấp 3 toàn tuyến, riêng đoạn Hải Phòng – Nam Định đạt cấp 1 đồng bằng.
Đường sắt tốc độ cao là đòi hỏi và hướng ưu tiên phát triển của vùng KTTĐPB. Cùng với tuyến đường sắt đôi cao tốc Hà Nội – Hồ Chí Minh, trong vùng các tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Hải Phòng dự kiến sẽ được đầu tư xây mới; tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn được nâng cấp trên cơ sở tuyến hiện tại. Bên cạnh đó, các tuyến đường sắt xây mới Yên Viên – Phả Lại, tuyến nối cảng Hạ Long với cảng Cái Lân được quan tâm đầu tư để phục vụ cho vùng cảng biển quan trọng này. Trong chiến lược phát triển mạng lưới đường sắt phục vụ phát triển vùng KTTĐPB không thể tách rời xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại các thành phố lớn, trước tiên là Hà Nội. Khi các tuyến đường sắt đô thị hoàn thiện, lưu thông giữa nội thành và ngoại thành với các vùng lân cận chủ yếu thông qua hệ thông này từ trung tâm đi Hà Đông, Nội Bài, Hoà Lạc, Gia Lâm rồi toả đi các tỉnh, thành phố khác.
Các tuyến đường sông: Lạch Giang – Hà Nội, Hải Phòng – Hà Nội (qua sông Đuống, sông Luộc) nối 2 cụm cảng lớn nhất khu vực KTTĐ BB và tuyến Quảng Ninh – Phả Lại được đầu tư nâng cấp sẽ là tuyến vận tải chủ đạo, cùng với các tuyến đường sông khác trong toàn vùng sẽ đảm nhiệm vận tải hàng hoá, hành khách đặc biệt vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn đến các cụm, khu công nghiệp trong vùng như nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện, cảng than...
(3) Tiếp tục xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng những đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội vì những đô thị này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thủ đô Hà Nội và của cả cùng KTTĐPB. Theo dự kiến sữ xây dựng và hình thành 17 đô thị vệ tinh trực tiếp cho Hà Nội, cụ thể như bảng sau:
STT
Đô thị
Địa điểm
Quy mô dân số năm 2020 (1.000 người)
Tính chất đô thị
1
Nội Bài
Sóc Sơn - Hà Nội
50 – 60
Công nghiệp - du lịch - dịch vụ
2
Mê Linh
Vĩnh Phúc
150 – 200
Công nghiệp - dịch vụ
3
Phúc Yên
Vính Phúc
130 – 150
Du lịch - đào tạo
4
Đại Lải
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
130 – 150
Du lịch - nghĩ dưỡng
5
An Khánh
Hoài Đức - Hà Tây
50 – 70
Thương mại - dịch vụ
6
Hoa Lạc
Thạch Thất - Hà Tây
500 – 600
Đào tạo - khoa học và công nghiệp
7
Hà Đông
Hà Tây
200 – 250
Thương mại - dịch vụ - y tế
8
Đ.Mô - S.Hai
S.Tây - Ba Vì
30 – 50
Du lịch - nghỉ dưỡng
9
Thường Tín
Hà Tây
50 – 60
Hành chính – thương mại
10
Sơn Tây
Hà Tây
50 – 70
Công nghiệp
11
Phạm Trôi
Hoài Đức - Hà Tây
20 – 30
Hành chính – thương mại
12
Phố Nối
Văn Lâm - Hưng Yên
150 – 200
Công nghiệp - dịch vụ
13
Như Quỳnh
Văn Lâm - Hưng Yên
30 – 40
Hành chính - dịch vụ - công nghiệp
14
Văn Giang
Hưng Yên
50 – 60
Dịch vụ - du lịch
15
Từ Sơn
Bắc Ninh
30 – 40
Hành chính - dịch vụ
16
Yên Phong
Bắc Ninh
100 – 120
Công nghiệp - dịch vụ
17
Tiên Sơn
Bắc Ninh
40 – 50
Công nghiệp - dịch vụ
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Đến nay, chủ trương và định hướng phát triển đối với Vùng KTTĐPB đã được đề cập khá rõ trong các Quyết định số 747/TTg, số 145/2004/QĐ – TTg và Nghị quyết số 54 – NQ/TW. Căn cứ vào khả năng phát huy nội lực, dự báo bối cảnh tác động bên ngoài, mức độ thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của vùng từ nay đến 2020, nhằm bảo đảm phát triển bền vững Vùng KTTĐPB, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, xác định các ngành, lĩnh vực và các tiểu vùng ưu tiên phát triển; huy động vốn đầu tư cho phát triển theo các mục tiêu đề ra.
Cần quyết định ngành kinh tế nào thì được thúc đẩy tăng trưởng, ngành nào thì nên duy trì tồn tại hay bị xóa bỏ; vùng nào, địa phương nào cần được ưu tiên phát triển trước; các cơ sở sản xuất phải được bố trí như thế nào? Tổ chức rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cần thu hút vốn đầu tư mạnh hơn nữa vào các KCN, các ngành ít gây ô nhiễm, bảo đảm cơ cấu ngành nghề phù hợp; phát triển công nghiệp chế biến để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm; khuyến khích phát triển các trung tâm viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế mang tầm cỡ quốc gia và khu vực.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Cần tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật bảo đảm sự gắn kết giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội; các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư chính sách hỗ trợ, ưu đãi thực hiện tốt việc bảo đảm cơ cấu đầu tư theo yêu cầu, phát triển các loại thị trường vốn, khoa học – công nghệ và thị trường bất động sản, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường, gắn kết hạch toán môi trường và hạch toán kinh tế. Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới. Quan tâm nghiên cứu và kiện toàn cơ chế quản lý và điều phối vùng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quản lý, điều hành của các cơ quan Trung ương và địa phương trong vùng.
Ba là, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Các quy hoạch phát triển phải tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước, phải dựa vào dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ chứ không phải chia nhỏ theo lối "địa phương này có cái này, thì địa phương khác cũng phải có". Khi xây dựng và thực hiện quy hoạch, phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ và khả thi, tránh sự chồng chéo và bỏ trống giữa các quy hoạch. Đặc biệt, chú trọng thực hiện tốt các quy hoạch phát triển công nghiệp, mạng lưới giao thông, kết cấu hạ tầng môi trường; chính sách lao động và xã hội. Bên cạnh những giải pháp trên đây, cũng cần quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoach phat trien vung kinh te trong diem bac bo.doc