Tiểu luận Quy tắc của báo chí Nhật Bản
Quyền được biết thông tin của công chúng là một nguyên tắc cơ bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này không thể được đảm bảo nếu không có sự tồn tại của truyền thông, hoạt động với sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, đồng thời cam kết hướng tới một tiêu chuẩn đạo đức cao và không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào. Các cơ quan báo chí quyết tâm nắm giữ vai trò của họ như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực này.
Trong một xã hội hiện đại với rất nhiều kênh thông tin, đòi hỏi công chúng thường xuyên phải đưa ra những quyết định đúng đắn và nhanh chóng về cái gì là đúng và thông tin nào nên chọn lựa. Trách nhiệm của báo chí là đáp ứng những yêu cầu đó và hoàn thành nhiệm vụ văn hóa của họ bằng cách đưa ra những bản tin chính xác, công bằng và những bài bình luận có trách nhiệm.
Tất cả những người tham gia vào công việc biên tập, xuất bản, quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Bản thân họ cũng nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ hoàn thành đầy đủ trọng trách này, và để nâng cao lòng tin của độc giả.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy tắc của báo chí Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc của báo chí Nhật Bản
Quyền được biết thông tin của công chúng là một nguyên tắc cơ
bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này không thể được
đảm bảo nếu không có sự tồn tại của truyền thông, hoạt động với
sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, đồng thời cam kết hướng tới
một tiêu chuẩn đạo đức cao và không phụ thuộc vào bất kỳ thế
lực nào. Các cơ quan báo chí quyết tâm nắm giữ vai trò của họ
như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực này.
Trong một xã hội hiện đại với rất nhiều kênh thông tin, đòi hỏi
công chúng thường xuyên phải đưa ra những quyết định đúng
đắn và nhanh chóng về cái gì là đúng và thông tin nào nên chọn
lựa. Trách nhiệm của báo chí là đáp ứng những yêu cầu đó và
hoàn thành nhiệm vụ văn hóa của họ bằng cách đưa ra những
bản tin chính xác, công bằng và những bài bình luận có trách
nhiệm.
Tất cả những người tham gia vào công việc biên tập, xuất bản,
quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Bản
thân họ cũng nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ
hoàn thành đầy đủ trọng trách này, và để nâng cao lòng tin của
độc giả.
Tự do và trách nhiệm
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, và báo chí
nắm hoàn toàn quyền tự do đó trong việc tường thuật tin tức và
các bài xã luận. Tuy nhiên, để thực hành quyền tự do đó, các cơ
quan báo chí phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm nặng nề của họ
và luôn phải lưu tâm đến việc không làm ảnh hưởng tới lợi ích
chung.
Chính xác và công bằng
Báo chí chính là những người ghi lại biên niên sử đầu tiên, và
nhiệm vụ của nhà báo chính là không ngừng tìm kiếm sự thật.
Việc đưa tin phải chính xác và công bằng, và không nên bị ảnh
hưởng bởi thành kiến hay sự quy kết của cá nhân nhà báo. Còn
xã luận phải là những ý kiến thành thật diễn đạt niềm tin của
người viết, chứ không phải những lời nói để lấy lòng công chúng.
Độc lập và khoan dung
Các cơ quan báo chí duy trì sự độc lập của họ vì sự bình luận
công bằng và sự tự do ngôn luận. Họ phải bác bỏ sự can thiệp
của các thế lực bên ngoài, và quyết tâm duy trì tinh thần cảnh
giác trước bất kỳ ai muốn sử dụng tờ báo vì mục đích riêng. Mặt
khác, họ nên sẵn sàng cho đăng những ý kiến khác biệt với lập
trường của mình, miễn là những ý kiến đó chính xác, công bằng
và có trách nhiệm
Tôn trọng nhân quyền
Các cơ quan báo chí nên tuyệt đối tôn trọng phẩm giá con người,
coi trọng danh dự của các cá nhân và đặc biệt chú ý đến quyền
riêng tư của họ. Báo chí nên nhận lỗi và sửa lỗi nhanh chóng, và
trong trường hợp khi một cá nhân hay tổ chức bị vu khống, thì
nên thực hiện ngay các bước để sửa chữa sai lầm, trong đó có
việc đưa ra cơ hội cho họ được hồi âm.
Đúng đắn và điều độ
Khi thực hiện nhiệm vụ văn hóa của họ, các cơ quan báo chí phải
làm thế nào để các tờ báo có thể dễ dàng đến với bất kỳ bạn đọc
nào ở bất cứ nơi đâu. Họ nên cố gắng duy trì sự đúng đắn trong
cả việc biên tập và quảng cáo, và trong việc phát hành họ cũng
nên duy trì sự điều độ và minh bạch.
Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí
Nhật Bản, nhận thức đầy đủ các điều của Bộ quy tắc báo chí và
cam kết tuân thủ nó trong lĩnh vực kinh doanh báo, đã đưa ra dự
thảo Đạo đức kinh doanh báo chí dưới đây.
Trách nhiệm của nhân viên bán báo
Để phục vụ quyền được biết thông tin của công chúng cũng như
hoàn thành nhiệm vụ văn hóa công cộng, các cơ quan báo chí
không thể không đảm bảo lượng độc giả rộng lớn. Tất cả những
người liên quan đến việc bán báo phải đảm đương trách nhiệm
đóng góp vào sự phát triển của một xã hội dân chủ thông qua bổn
phận tương ứng của họ.
Duy trì hệ thống giao báo tận nhà
Các tờ báo chỉ có thể thực hiện vai trò của mình khi được tiếp
cận với độc giả. Để đảm bảo rằng độc giả chỉ có thể đọc báo vào
bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, chúng ta quyết tâm duy trì hệ
thống giao báo tận nhà và giao báo một cách nhanh chóng và
không sai địa chỉ.
Tôn trọng các nguyên tắc
Tất cả những người liên quan đến việc bán báo đều bắt buộc
phải đóng góp vào việc duy trì sự độc lập trong lĩnh vực thuộc
quản lý của họ để đảm bảo tự do ngôn luận. Khi thực hiện việc
kinh doanh báo chí, chúng ta sẽ nỗ lực để giành được lòng tin và
sự nhìn nhận của độc giả bằng cách đưa ra những kỷ luật
nghiêm khắc đối với chính bản thân mình và tuân thủ những
nguyên tắc vì sự cạnh tranh công bằng một cách ôn hòa và thiện
chí.
Đồng hành cùng độc giả
Chỉ bằng cách dành được niềm tin của độc giả thì các tờ báo mới
có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Tất cả những người
liên quan đến việc bán báo ở đây cam kết không ngừng hướng
tới sự tự hoàn thiện trong kỷ nguyên mới trong những lĩnh vực
như bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng, đồng thời nỗ
lực đáp ứng những yêu cầu của độc giả.
Mục đích việc thiết lập quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí
Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tăng cường tính tin cậy của
quảng cáo, ngành công nghiệp báo chí mong muốn áp dụng
những hạn chế đối với quảng cáo thông qua việc hợp tác và thỏa
thuận với những người liên quan đến quảng cáo, chứ không
thông qua những điều luật cấm hay sự can thiệp của chính phủ.
Người đăng quảng cáo chính là người trước hết chịu trách nhiệm
hoàn toàn về nội dung của quảng cáo. Khi đăng quảng cáo trên
các trang báo của mình, các cơ quan báo chí phải cân nhắc tác
động xã hội của quảng cáo đó, phải xóa đi những quảng cáo
không phù hợp và bảo vệ quyền lợi của độc giả cũng như thiết
lập những nguyên tắc để duy trì và tăng cường tính tin cậy của
quảng cáo.
Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản do đó đã
thiết lập Quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí, dựa trên sự đồng
thuận của các cơ quan báo chí thành viên, và đã công khai thái
độ của mình bằng cách tuyên bố những nguyên tắc cơ bản trong
việc đăng quảng cáo. Tuy nhiên, bộ quy tắc này không nhất thiết
ràng buộc các cơ quan báo chí thành viên trong việc đăng quảng
cáo trên báo của họ và nó cũng không có sự bắt buộc nào về mặt
luật pháp.
Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí
Nhật Bản, nhận thức được những nhiệm vụ của quảng cáo trên
báo đối với xã hội, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao các tiêu
chuẩn đạo đức và đáp ứng niềm tin của độc giả.
1. Quảng cáo trên báo phải nói lên sự thật.
2. Quảng cáo trên báo không được làm mất đi giá trị của các
trang báo.
3. Quảng cáo trên báo không được vi phạm các luật lệ và quy tắc
liên quan đến quảng cáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_tac_cua_bao_chi_nhat_ban.pdf