Tiểu luận Quy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Quy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúngQuy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)
1 Khái niệm IPO
2 Lý do dẫn đến DN tiến hành IPO
3 Điều kiện phát hành IPO
4 Thủ tục phát hành IPO
5 Thuận lợi và khó khăn
trích dẫn
Là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu
Lần đầu tiên huy động vốn một cách rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông
IPO với doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các công ty có thể huy động được nhanh và nhiều vốn thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và các giá trị gia tăng về giá sau khi IPO.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG NHÓM 7 * A. Quy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) I. Khái niệm IPO: Là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu Lần đầu tiên huy động vốn một cách rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông IPO với doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất. II. Lý do dẫn đến DN tiến hành IPO Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các công ty có thể huy động được nhanh và nhiều vốn thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và các giá trị gia tăng về giá sau khi IPO. III. Điều kiện phát hành IPO VIỆT NAM Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. * IV. Thủ tục phát hành IPO: Đơn xin phép phát hành chứng khoán Bản sao có công chứng các tài liệu liên quan đến việc thành lập Điều lệ hoạt động Nghị quyết của đại hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu Bản cáo bạch Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên HĐQT và ban giám đốc Báo cáo tài chính liên tục trong 2 năm gần nhất Hợp đồng bảo lảnh phát hành Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành các nghĩa vụ. Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Bước 2: nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan quản lý phát hành Bước 3: công bố phát hành Bước 4: chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng Trong thời gian xét duyệt hồ sơ xin phát hành tổ chức bảo lãnh cùng với TCPH phải thực hiện tát cả việc sửa đổi,bổ sung theo yêu cầu của UBCK Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được giấy phép phát hành do UBCK NN cấp, TCPH có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên 5 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi TCPH đặt trụ sở chính. Ngay sau khi nhận được giấy phép phát hành, TCPH phải gửi cho UBCK NN các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm: + Bảng cáo bạch tóm tắt + Nội dung thông cáo phát hành + Các tài liệu khác nếu có * BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi: Tạo hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Tăng giá trị tài sản ròng, giúp côg ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như acác điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi vì công ty luôn dành 1 tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Công ty có cơ hội tốt để xây dựng 1 hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được 1 chiến lược phát triển rõ ràng. Tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo công ty. 2. Khó khăn: Phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty. Cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Chi phí phát hành cao và chịu nhiều khoản chi phí phụ hàng năm Tuân thủ 1 chế độ công bố thômg tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chẽ hơn so với công ty khác. Đội ngũ quản lý công ty chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường rất hạn chế. SO SÁNH SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI VÀ TP. HCM Để một công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn GDCK phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 8 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ. Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ Không có các khoản nợ phải trả quá hạn và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại Quy chế niêm yết chứng khoán của SGDCK Giống nhau Khác nhau B. Liên hệ công ty ở Việt Nam 1. Các đối tác liên quan2. Thông tin trước đấu giá3.Kết quả đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) 1. Các đối tác liên quan Địa chỉ trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải,Q. Hoàn Kiếm-Hà nội b) Tổ chức thực hiện đấu giá Tên: Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM Địa chỉ: 45-47 Bến Chương Dương, Q.1, TP HCM Điện thoại: (84.8) 8217713 Fax:(84.8) 8217452 Website: www.vse.org.vn E-mail: market_infor@vse.org.vn c). Tổ chức tư vấn: Tổ chức tư vấn tài chính: Credit Suisse (Singapore) Limited Tổ chức kiểm toán: Ernrt & Young Vietnam Limited Tổ chức tư vấn pháp lý: Văn phòng Luật sư YKVN Tổ chức tư vấn bán đấu trong nước: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) 2. Thông tin trước đấu giá Theo báo cáo tài chính quý III/2007 của Vietcombank, tính thời điểm 30/9/2007 Vốn và các quỹ của Vietcombank là 11.725 tỷ đồng Vốn điều lệ là 4.403 tỷ đồng Quỷ của TCTD là 1.515 tỷ đồng Lợi nhuận chưa phân phối là 4.754 tỷ đồng Tổng tài sản tính tới cuối tháng 9/2007 là 186.018 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định chiếm 725,76 tỷ đồng. Trong quý III/2007, thu nhập lãi thuần của Vietcombank là 648,66 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 2.010,23 tỷ đồng, giảm 38,21% so với cùng kỳ năm 2006 (giảm 1.242,98 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế quý III/2007 là 529,03 tỷ đồng, giảm 32,68% so với quý III/2006 (giảm 256,86 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm của Vietcombank là 1.546,4 tỷ đồng, giảm 26,63% so với cùng kỳ 2006 tương đương giảm 561,4 tỷ đồng. * * Thứ 7, ngày 8/12/2007 FPTS thông báo đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng Ngân hàng Vietcombank Thông tin về việc đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Tên tổ chức phát hành: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Địa chỉ trụ sở chính: 198, Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngành nghề kinh doanh chính: Huy động vốn Hoạt động tín dụng Dịch vụ thanh toán ngân quỹ Các hoạt động khác Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng Số lượng cổ phần bán đấu giá: 97.500.000 cổ phần Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần Giá khởi điểm: 100.000 đồng/cổ phần Tổ chức bán đấu giá: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh; 45- 47 Bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM Điều kiện tham dự đấu giá: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (không bao gồm các đối tác chiến lược) đáp ứng được điều kiện theo quy định của Quy chế bán đấu giá do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành * Kĩ năng soạn thảo báo cáo, trình bày và làm việc nhóm * Thời gian và địa điểm tổ chức thuyết trình: Tại Hà Nội: 8h30 ngày 11/12/2007 tại KS Melia- 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tại TP.HCM: 8h30 ngày 17/12/2007 tại Hội trường Thống Nhất-135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Thời gian nhận hồ sơ đăng ký: 8:00 ngày 07/12/2007 đến 15:00 ngày 18/12/2007 Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký: Tại Hà Nội: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Tầng 2, Toà nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội Tại TP.Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, Lầu 3, Tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Thời gian và địa điểm nộp Phiếu tham dự đấu giá: Chậm nhất vào 11 giờ ngày 24/12/2007 Thời gian tổ chức cuộc đấu giá: Từ 9:00, thứ Tư, ngày 26/12/2007 Địa điểm tổ chức đấu giá: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, 45- 47 Bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM 3. Kết quả đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) Giá đấu thành công cao nhất là 250.000 đồng/cp Giá đấu thành công thấp nhất là 102.000 đồng/cp Giá đấu thành công bình quân là 107.860 đồng/cp (tổng giá trị bán được gần 10.516 tỷ đồng). Khối lượng đặt mua cao nhất là 3.900.000 cổ phiếu, khối lượng đặt mua thấp nhất 100 cổ phiếu. Trong tổng số 97,5 triệu cổ phiếu bán được thì: Tổ chức trong nước mua được 30.643.448 cổ phiếu Cá nhân trong nước mua được 38.121.718 cổ phiếu Tổ chức nước ngoài mua được 28.082.600 cổ phiếu, cá nhân nước ngoài mua được 652.234 cổ phiếu. Tổng số phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là 9.335 cổ phiếu, khối lượng đặt mua hợp lệ là 121.978.100 cổ phần. Trong đợt đấu giá này đã có 9.473 nhà đầu tư tham gia đấu giá có: 9.068 cá nhân trong nước 207 cá nhân nước ngoài 153 tổ chức trong nước và 45 tổ chức nước ngoài. Tổng khối lượng đăng ký mua là 122.217.200 cổ phần, trong đó: Các cá nhân trong nước đăng ký mua 46.739.100 cổ phần Cá nhân nước ngoài đăng ký mua 804.700 cổ phần Các tổ chức trong nước đăng ký mua 34.810.400 cổ phần Các tổ chức nước ngoài đăng ký mua 39.863.000 cổ phần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nh¢m 7-quy trinh IPO.ppt