Tiểu luận Rau trái trái vụ

Môn học Công nghệ chế biến rau trái là một trong các môn học chuyên đề của ngành công nghệ thực phẩm. Nó cung cấp những kiến thức thực tiễn, cụ thể về nguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến một số các sản phẩm từ rau trái như: rau trái chế biến tươi, nước trái cây, mứt trái cây, rau trái ngâm tẩm, tương, rau trái sấy, rau trái lạnh đông, các sản phẩm chứa ethanol chế biến từ rau trái, các sản phẩm lên men lactic từ rau trái . Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến rau trái đang có những bước tiến rất nhanh. Rau trái hiện đang là chọn lựa ưu tiên của hầu hết người dân. Một lý do đơn giản là trong thành phần dinh dưỡng của rau trái, hàm lượng đường, xơ, vitamin và muối khoáng rất cao. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe của con người. Cùng với sự gia tăng của dân số, nhu cầu về rau trái ngày càng tăng. Sản xuất rau trái chính vụ không đủ để cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vấn đề tăng năng suất và sản lượng gặp nhiều khó khăn. Và sản xuất rau trái trái vụ là một biện pháp được áp dụng để giải bài toán khó này. Mục lục Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết sản xuất rau trái trái vụ 2. Ý nghĩa sản xuất rau trái trái vụ 3. Rau trái - nguồn dinh dưỡng quý giá 4. Kết luận Phần II : TỔNG QUAN VỀ RAU TRÁI TRÁI VỤ 1. Khái niệm 2. Tình hình sản xuất rau trái trái vụ ở nước ta 3. Các loại trái cây trái vụ ở nước ta 4. Các loại rau củ trái vụ ở nước ta Phần III: CHẤT LƯỢNG RAU TRÁI TRÁI VỤ 1. Dinh dưỡng trong rau trái trái vụ 2. Các yếu tố ảnh hưởng đên chất lượng của rau trái trái vụ Phần IV : KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ 1. Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ 2. Kỹ thuật sản xuất rau trái trái vụ Phần V : HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI 1. Hướng phát triển mới 2. Kết luận chung Tài liệu tham khảo

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Rau trái trái vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(a) (b) a) Bông không có lá b) Bông có lá Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa: Các yếu tố quan trọng liên quan đến sự ra hoa trên cây có múi là: các chất đồng hoá, chất điều hoà sinh trưởng, nhiệt độ, chế độ nước và dinh dưỡng (Davenport, 1990). Lý thuyết về các sản phẩm đồng hoá dựa trên kết quả của biện pháp khoanh cành hay khấc thân đã làm tăng sự kích thích ra hoa, sự đậu trái và hàm lượng tinh bột trong cành, có lẽ do sự ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm carbohydrate đến rễ. Ngược lại, cũng có những nghiên cứu cho rằng không có sự liên hệ giữa hàm lượng tinh bột trong lá và chồi non với sự ra hoa của cây có múi (Davenport, 1990). Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate trong rễ trong một số trường hợp có liên quan đến sự ra hoa trên cây quýt ra trái cách năm. Hàm lượng carbohydrate trong rễ thấp do cây mang trái quá nhiều có ảnh hưởng đến sự ra chồi và ra hoa. Vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng lên sự ra hoa của cây có múi cũng được nghiên cứu (Davenport, 1990). Phun gibberelin lên lá trước khi phân hoá mầm hoa có thể ức chế sự ra hoa (Monselise và Halevy, 1964). Do đó, sự hiện diện của gibberellin có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa. Tuy nhiên, những nghiên cứu sự biến động của hàm lượng GA3 nội sinh cho thấy không có sự liên quan có ý nghĩa giữa GA3 và kiểu chồi sinh trưởng hay sinh sản (Davenport, 1990). GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 38 Tình trạng dinh dưỡng của cây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ra hoa của cây. Hàm lượng đạm cao trong cây còn tơ có thể kích thích sự sinh trưởng quá mạnh và sản xuất chồi sinh trưởng hơn là chồi sinh sản. Ngược lại mức độ đạm thấp thúc đẩy ra hoa nhiều mặc dù sự đậu trái và năng suất thấp. Sự thiếu đạm nghiêm trọng sẽ sản xuất ít hoa. Do đó, duy trì mức đạm trong lá tối hảo từ 2,5-2,7% sẽ cho số lượng hoa trung bình nhưng sẽ có sự đậu trái và năng suất cao nhất. Đạm dạng ammonium có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa thông qua sự điều chỉnh ammonia và hàm lượng polyamine trong chồi (Lovatt, 1988). Nhiệt độ thấp và stress do khô hạn làm tăng hàm lượng ammonium trong lá và sự ra hoa.. Số hoa có tỉ lệ thuận với thời gian kích thích của nhiệt độ thấp. Tương tự, phun urê 1% ở giai đoạn 6-8 tuần trước khi hoa nở làm tăng số hoa và năng suất cây cam Shamouti 9 năm tuổi (Rade and van de Walt, 1992). Các biện pháp kích thích ra hoa trái vụ: Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL, do ảnh hưởng của khô hạn bưởi ra hoa vào tháng 4-5 khi có bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11-12. Tuy nhiên, cây bưởi đòi hỏi thời gian khô hạn cho sự phân hoá mầm hoa tương đối ngắn, từ 15-20 ngày đối với cây quýt đường hay 30 ngày đối với cam, bưởi. Do đó, sau thời gian cảm ứng ra hoa cần thiết, biện pháp tưới nước trong mùa khô có ý nghĩa thúc đẩy sự ra hoa nên cây có múi thường ra hoa vào tháng 12-1 và thu hoạch từ tháng đến tháng 8-12. Đây là mùa thuận của cây có múi ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nếu kích thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết như trên cây bưởi hay ra hoa trong mùa mưa để thu hoạch trong mùa khô như cây chanh Tàu, cam Sành sẽ gặp nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết” nước hoặc lợi dụng sự khô hạn giữa mùa sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước cây bưởi sẽ tiếp tục ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4-5 đợt hoa/năm. Do sự ra hoa nhiều đợt và kéo dài nên nhà vườn cho rằng bưởi ra hoa quanh năm. Ở Chợ Lách, Bến Tre, có nông dân kích thích bưởi Da Xanh ra hoa rãi rác quanh năm bằng cách lặt lá cành đã phát triển nằm bên trong tán cây. Biện pháp này tỏ ra có hiệu quả đối với hộ có diện tích nhỏ có thể chủ động cho cây ra hoa bằng cách lặt lá (như biện pháp phá lá trên cây chanh Tàu) nhưng có lẽ không phù hợp đối với vườn có quy mô lớn vì tốn nhiều công lao động và đặc biệt là không thích hợp cho việc sản suất hàng hóa. Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi (2005) kích thích bưởi 5 Roi ra hoa mùa nghịch bằng cách kết hợp biện pháp xiết nước với phun paclobutrazol ở nồng độ 1.000-1.500 ppm sau đó 30 ngày tiến hành kích thích ra hoa GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 39 bằng thiourê ở nồng độ 0,3% giúp cho hoa ra đồng loạt . Biện pháp này giúp cho cây bưởi ra hoa tập trung có thể thu hoạch một lần vào dịp tết nguyên Đán. Hình 13 : Quy trình xử lý buởi ra hoa mùa nghịch để có thể thu họach vào dịp tết nguyên Đán. Hình 14 : Kích thích bưởi Da Xanh ra hoa bằng cách lặt lá cành “nhện”- bên trong tán của nông dân ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Hình 15 : Xới gốc bón phân trước khi bắt đầu qui trình kích thích ra hoa GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 40 Hình 16 : Chồi ngọn bưởi 5 Roi ở giai đọan 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol: Lá có màu xanh đậm, hơi cong lại. Hình 17 : Trái bưởi 5 Roi phát triển từ những cành trong tán. Bảng 5 : Quy trình xử lý cây bưởi ra hoa mùa nghịch GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 41 Giai đoạn NỘI DUNG, CÔNG VIỆC Sau khi thu hoạch - Mục tiêu kích thích cho cây 1-2 cơi đọt giúp cho cây phục hồi các chất chất dự trữ- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân- Bón phân: 5-10 kg phân hữu cơ và 1-2 kg phân hóa học NPK có tỉ lệ 3:2:1- Tưới nước: 2-3 ngày/lần. Nếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như khuyến cáo trên- Phun thuốc ngừa rầy chổng cánh khi lá non đạt kích thước tối đa- Phun phân bón lá bổ sung nếu chồi phát triển chưa được tốt- Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60 cm trong suốt vụ. 1 tháng trước khi kích thích ra hoa (TKKTRH) Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của câyBón phân có tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali như phân có tỉ lệ 1:3:3 7 ngày TKKTRH Phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%-1,0% , bắt đầu xiết nước trong mương khô kiệt (bơm nước ra khỏi mương khi có mưa) cho đến khi kích thích ra hoa 0 Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoaPhun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000-1.500 ppm, phun dung dịch hóa chất điều lên hai mặt lá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. 30 ngày Sau khi phun PBZ Phun chất kích thích ra hoa : Thiourê (0,3%), Nitrate kali 1%cách phun tương tự như phun Paclobutrazol. 31 Kết thúc quá trình kích thích ra hoa: Bón phân và tưới nước giúp cho mầm hoa phát triển- Bón phân với tỉ lệ 1:1:1-Tước nước giúp cho cây ra hoa. 51 Bắt đầu nhú hoa 64 Trổ hoa rộ 70 Nở hoa 73 Rụng nhụy, đậu trái 79 Rụng nhụy, đậu trái: Phun phân bón lá như Micracro (15:30-15),.. để hạn chế sự rụng trái non 86 Trái phát triển, rụng trái non: Phun gibberellin nồng độ 5-10 ppm , phun lần 2 cách lần 1 từ 15-20 ngày 93 Trái phát triển (bón phân theo công thức 2:1:2, nên bón làm nhiều lần (15-20 ngày/lần), 0,3-0,5 kg/cây. Phun Ca(NO3)2 ở nồng độ 0,1-0,2% giai đoạn trái phát triển và kali ở nồng độ 0,1-0,5% trước khi thu hoạch 30 ngày để tăng phẩm chất trái. 250 Thu hoạch GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 42 Sản phẩm bưởi trái vụ: Đặc điểm khác biệt chủ yếu của bưởi trái vụ và chính vụ là về chất lượng cảm quan. Thường bưởi sản xuất vào mùa chính vụ sẽ cho chất lượng tốt hơn so với trái vụ. Bưởi trái vụ thường có màu sắc, độ ngọt kém hơn so với bưởi chính vụ. Bảng 6 : So sánh sản phẩm bưởi chính vụ và trái vụ Bưởi chính vụ Bưởi trái vụ Năng suất (tấn/ha) 15 14-15 Khối lượng (g) 900 - 1400 700- 1500 Màu sắc Màu vàng nhạt Màu vàng nhạt Cảm quan Vị ngọt Vị ngọt kém, có vị hơi chát. 4.2.3. Chôm chôm Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào ( Sapindaceae ). Tên gọi chôm chôm tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này, nên người Trung Quốc gọi nó là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Cây chôm chôm là giống cây được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không bị ngập nước. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ. Đặc điểm về quá trình ra hoa của chôm chôm Hoa – Đặc điểm, cấu tạo: Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 43 sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa. Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa. Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Ở hoa lưỡng tính - đực, chỉ nhị phát triển mạnh trong khi ở hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn phát triển nhưng bao phấn không mở. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính - cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm. Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm: - Cây đực : chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40-60 % cây con mọc từ hột là cây đực. - Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính-đực. - Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05-0,90 %. Đây là loại cây phổ biến thường gặp trong sản xuất. Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính - đực thấp như “Si-Chompoo” của Thái Lan, sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn. Do sự vắng mặt của hạt phấn trên hoa lưỡng tính - cái, nên có ý kiến cho rằng cần phải có hạt phấn từ cây đực cho việc thụ tinh hoặc là cây lưỡng tính có khả năng hình thành trái qua sự sinh dục vô tính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoa chôm chôm có thể đậu trái mà không cần hạt phấn vì sự đậu trái của hoa chôm chôm đạt kết quả rất tốt trong điều kiện thiếu cây đực và thiếu hạt phấn của hoa lưỡng tính - cái. Tuy nhiên, trong những điều kiện thời tiết bất thường sự thụ phấn của chôm chôm có thể bị trở ngại do thiếu hạt phấn. Ruồi và ong mật là côn trùng rất có ích làm tăng sự thụ phấn cho hoa chôm chôm. Đặc biệt vào buổi sáng sớm khi cả hoa đực và hoa lưỡng tính cái đều mở. Ngoài ra, để tăng sự thụ phấn cho cây chôm chôm, người ta còn trồng xen nhiều giống chôm chôm có thời gian ra hoa chồng lên nhau. Việc phun các chất điều hoà sinh trưởng để làm tăng sự sản xuất hạt phấn nhằm làm tăng sự thụ phấn cũng là biện pháp được áp dụng ở Thái Lan. Tóm lại, hoa của cây chôm chôm thụ phấn chéo là chủ yếu nên việc tăng thêm nguồn phấn sẽ làm tăng khả năng đậu trái của chôm chôm. Tuy nhiên, việc thụ phấn bằng tay thêm cho chôm chôm tốn rất nhiều công sức và không hiệu quả. Để khắc phục tình GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 44 trạng thiếu hạt phấn, việc trồng cây đực xen vào cây lưỡng tính, trồng xen nhiều giống với nhau, hoặc nuôi ong trong vườn là những biện pháp tốt nhằm tăng sự thụ phấn cho cây chôm chôm. Hình 18 : Phát hoa chôm chôm Sinh lý sự ra hoa : Theo dõi sự ra hoa từ ngày xử lý ra hoa bằng cách phun paclobutrazol kết hợp với xiết nước trong vườn cho thấy chồi ngọn bắt đầu phát triển sau 42 ngày, phát hoa phát triển trong 30 ngày thì bắt đầu quá trình nở hoa. Thời gian nở giữa các hoa trên cây và thời gian nở giữa các cây trong vườn thường không đồng loạt. Thời gian nở hoa tập trung của các cây là 35 ngày sau khi nhú mầm hoa và quá trình nở hoa kết thúc trong 9 ngày. Tổng thời gian từ khi xiết nước đến khi hoa nở hoàn toàn là 81 ngày. Sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản là giai đoạn quan trọng nhưng sự nảy sinh hoa bắt đầu lúc nào rất khó xác định chính xác. Khi nghiên cứu hiệu quả của một số hoá chất lên sự ra hoa của chôm chôm Roengrean, Muchjajib (1988) nhận thấy sự phát triển của mầm hoa giống nhau trên cây có và không xử lý hoá chất kích thích ra hoa nhưng việc phun chất kích thích ra hoa như paclobutrazol và ethephon sẽ kích thích sự hình thành và sự phát triển của mầm hoa sớm hơn cây đối chứng từ 5 đến 15 ngày. Kết quả quan sát sự bắt đầu hình thành và sự phát triển mầm hoa là dấu hiệu rất quan trọng cho thấy cây chôm chôm bắt đầu biểu hiện đáp ứng với sự kích thích ra hoa để kết thúc biện pháp kích thích ra hoa đồng thời có biện pháp kích thích và thúc đẩy cho mầm hoa phát triển đồng loạt. Đây là giai đoạn quyết định rất quan trọng vì kéo dài thời gian kích thích ra hoa có thể sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa nhưng cũng có thể ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và khả năng nuôi trái của cây. Whitehead (1959) cho biết rằng điều kiện thời tiết ở GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 45 thời điểm ra hoa có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoa chôm chôm. Lượng mưa quá lớn trước khi ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Các biện pháp kích thích ra hoa trái vụ a) Biện pháp canh tác : Ở miền Đông Nam Bộ, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (1998) cho biết biện pháp làm giảm ẩm độ đất và ức chế sinh trưởng của cây chôm chôm kết hợp với biện pháp khoanh hết vòng tán và 3/4 vòng tán tạo sự ra hoa tập trung với tỉ lệ cao. Ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nhà vườn kích thích chôm chôm ra hoa bằng cách xiết nước kết hợp với “sứa” một đường rộng 2-3 mm xung quanh thân. Nhà vườn thường bắt đầu kích thích ra hoa vào đầu mùa khô, khi không khí bắt đầu se lạnh vào tháng 12. Biện pháp này giúp cho chôm chôm ra hoa tập trung và sớm hơn chính vụ từ 10-15 ngày. Tuy nhiên, kết quả của biện pháp này cũng phụ thuộc vào thời tiết, nếu có những cơn mưa muộn hay trái mùa thì hoa thường ra trễ và không tập trung. Khác với nhà vườn ở Cầu Kè, nhà vườn trồng chôm chôm ở Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang không áp dụng biện pháp “sứa thân” mà chủ yếu áp dụng biện pháp xiết nước triệt để trong mương để kích thích cho chôm chôm ra hoa sớm. Gần đây, để tăng hiệu quả của biện pháp xiết nước nhà vườn đã áp dụng biện pháp phủ mặt liếp bằng plastic để sản xuất chôm chôm mùa nghịch. Điều tra biện pháp kích thích chôm chôm ra hoa mùa nghịch của nông dân tại Long Hồ, Vĩnh Long và Chợ Lách, Bến Tre, nghiên cứu của Châu Trùng Dương (2005) cho biết 100% số hộ điều tra áp dụng biện pháp "xiết nước" kết hợp với phủ plastic. Biện pháp "xiết nước" được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa và bơm nước ra khỏi mương ngay sau các trận mưa. Plastic được phủ theo dạng mái nhà, ở giữa mặt liếp dùng cây chống lên sao cho plastic cách mặt liếp 0,8-1,0 mét tạo sự thoáng khí mặt liếp, tránh đọng nước sau khi mưa. Xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch bắt đầu vào tháng sáu và tháng 7 khi cây chôm chôm phát triển đọt non. Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỉ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Do việc xiết nước kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây nên khi xiết nước được 40-45 ngày nông dân thường tiến hành "nhấp nước" - cho nước vào mương vườn chôm chôm cách mặt liếp 0,3-0,5 mét, tạo ẩm độ cho đất, thúc đẩy mầm hoa phát triển nhanh. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp thừa sẽ làm cây ra đọt non, phát triển cành lá. Do đó, việc nhấp nước cho cây chôm chôm vào giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi người dân có nhiều kinh nghiệm quan sát sự phát triển của chồi ngọn. Sau khi cây chôm chôm nhú mầm hoa, nước được đưa vào mương vườn, plastic được cuốn vào giữa liếp nếu trong thời gian này có mưa dầm thì phủ plastic lại vì ẩm độ tăng cao đột ngột sẽ làm tỉ lệ ra hoa giảm vì cây sẽ ra đọt non hoặc bông lá. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 46 Trong qui trình kích thích chôm chôm ra hoa mùa nghịch của nông dân hai huyện Long Hồ (Vĩnh Long) và Chợ Lách (Bến Tre), cây chôm được kích thích ra ba lần đọt trước khi kích thích ra hoa và tương ứng là ba lần bón phân thúc ra đọt với tỉ lệ NPK trung bình là 2,5-2,9:1,9-2,4:1), trong đó, lượng phân đạm có tỉ lệ nghịch với tỉ lệ ra hoa. Whitehead (1959) cho rằng thời tiết và khả năng dự trữ chất dinh dưỡng của cây là hai yếu tố quyết định sự ra hoa và tạo trái. Như vậy, việc bón phân kích thích ra đọt giúp cây tăng nguồn dự trữ carbohydrate cho quá trình ra hoa và nuôi trái là rất cần thiết nhưng nếu bón nhiều đạm, cây sinh trưởng quá mạnh có thể làm giảm sự ra hoa. Hình 19 : Kích thích chôm chôm ra hoa bằng cách “sứa thân” tại huyện Cầu Kè, tỉnh trà Vinh Hình 20 : Kích thích chôm chôm ra hoa bằng cách phủ mắt liếp bằng màng phủ plastic kết hợp với xiết nước trong mương vườn tại Tiền Giang. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 47 b) Xử lý bằng hóa chất : * Paclobutrazol (PBZ) PBZ là chất có tính ức chế sinh trưởng, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp gibberellin và làm giảm mức độ gibberellin nội sinh do PBZ ngăn chặn sự biến đổi kaurene thành acid kaurenoic (Tindall, 1994). Do đó, PBZ được sử dụng như một chất làm chậm tăng trưởng ở nhiều loại cây trồng. Phun PBZ làm tăng tỉ lệ C/N ở đọt ngay cả khi ẩm độ cao, từ đó làm giảm sự phát triển chồi và cỡ lá, carbohydrate cần cho lá giảm và tăng ở chồi, do đó kích thích sự hình thành mầm hoa. PBZ có khả năng làm gia tăng năng suất chôm chôm, chủ yếu là do tăng số lượng hoa và trái trên một phát hoa. Cây xử lý PBZ nồng độ 2,5 mM cho năng suất cao (9,7 tấn/ha) so với cây đối chứng (6,9 tấn/ha). Tuy nhiên, kích cỡ, độ dày cơm, khối lượng trái cũng như phẩm chất trái không bị ảnh hưởng (Tindall và cộng sự..., 1994). Muchjajib (1990) cho biết nếu xử lý ra hoa cho giống ‘Roengrean’ bằng cách phun lên lá PBZ và ethephon thì tỉ lệ ra hoa tăng lên đáng kể so với đối chứng. Với giống ‘Roengrean’, cây 4-5 tuổi thì dùng PBZ 700-1.000 ppm là thích hợp. Nếu phun nồng độ cao hơn có thể gây ra hiện sinh trưởng bất bình thường. Trần Văn Hâu và cộng sự... (2005) nhận thấy phun PBZ ở nồng độ 600 ppm có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa và phát hoa phát triển sớm hơn đối chứng từ 1-2 tuần. Xử lý PBZ còn làm tăng tỉ lệ ra hoa. Phun PBZ ở nồng độ 600 ppm tỉ lệ ra hoa đạt trên 80%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa biện pháp có và không phủ mặt liếp, tuy nhiên nếu phun PBZ ở nồng độ 200 và 400 ppm thì tỉ lệ ra hoa của biện pháp phủ mặt liếp cao hơn so với không phủ. Điều nầy cho thấy rằng trong điều kiện xiết nước trong mương tốt, biện pháp phủ mặt liếp có hiệu quả khi phun PBZ ở nồng độ 200-400 ppm nhưng nếu phun PBZ ở nồng độ 600 ppm thì biện pháp phủ mặt liếp không có hiệu quả làm tăng tỉ lệ ra hoa. Tuy nhiên, kết quả kích thích chôm chôm ra hoa rãi vụ vào những thời điểm khác nhau trong mùa mưa vào tháng 7 và tháng 9 trong điều xiết nước trong GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 48 mương không triệt để, tỉ lệ chồi ra hoa thấp hơn so với điều kiện xiết trong mương triệt để, thời gian bắt đầu hình thành mầm hoa thường kéo dài và mầm hoa phát triển vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, khi có điều kiện khô hạn mặc dù thời gian ra hoa và thu hoạch chôm chôm vẫn sớm hơn vụ thu hoạch chính vụ khoảng 30 ngày. Kết quả nầy, lần nữa cho thấy biện pháp xiết nước làm giảm ẩm độ đất là yếu tố rất quan trọng lên sự ra hoa của chôm chôm và để có thể rãi vụ chôm chôm có hiệu quả trong mùa mưa cần thiết phải chú ý kỹ thuật nầy. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của PBZ lên đặc tính và phẩm chất trái cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trái chôm chôm có kích thước dài và rộng trung bình là 4,6 x 3,7 cm , pH thịt trái và độ Brix thịt trái có giá trị lần lượt là 4,0 và 19% . Trong điều kiện có phủ mặt liếp vỏ trái mỏng hơn làm cho tỉ lệ ăn được của trái cao hơn trong điều kiện không phủ. * Ethephon Zeevaart (1978) cho biết vì xử lý ethylene đòi hỏi cây phải có lá nên tác giả cho rằng ethylen tác động lên lá hơn là đỉnh sinh trưởng. Bernier (1981) cho rằng một yếu tố được sinh ra trong lá có thể cần thiết cho đỉnh sinh trưởng đáp ứng với ethylene. Trên cây chôm chôm Roengrean, Muchjajib (1988) tìm thấy phun ethephon ở nồng độ 1,0 và 1,5mM kích thích sự hình thành mầm hoa sớm 5 ngày. Tuy nhiên, ethephon chỉ có hiệu quả trên cây còn tơ. Kích thích chôm chôm ra hoa bằng ethephon có tác dụng làm tăng số trái/cây nhưng không ảnh hưởng bất lợi trên hoa, sự đậu trái hay sự phát triển của trái. Hình 21 : Công thức hóa học của ethephon c) Yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa : Giống Đặc điểm ra hoa của những giống chôm chôm rất khác nhau, có giống ra hoa sớm nhưng cũng có giống ra hoa trễ hơn. Hình 22 : Trái chôm chôm GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 49 (a) (b) a) Trái chôm chôm “ Rongrean ” của Thái Lan. b) Trái chôm chôm “ Java ” của Việt Nam. Tuổi lá Trong thời kỳ xiết nước, cây chôm chôm phải có ba đợt lá, khi đợt lá thứ ba già thì cây sẽ cho hoa (Lê Thanh Phong, 1994). Lá thuần thục cần thiết cho sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa, do đó việc chăm sóc, xén tỉa cho cây sau khi thu hoạch rất cần thiết để kích thích cây ra chồi non đồng thời dự trữ dinh dưỡng cho chu kỳ cảm ứng hoa và phát triển kế tiếp (Nakasone và Paull, 1998). Ở Thái Lan, người ta khuyến cáo dùng phân MKP (0-52-34) phun ở giai đoạn 1 hoặc 2 tháng trước khi ra mầm hoa để tăng cường độ chín sinh lý của lá, giảm ra lá non, tăng đọt hoa (Vũ Công Hậu, 1996). Thời tiết Thời tiết và khả năng dự trữ chất dinh dưỡng là hai yếu tố quyết định sự ra hoa và phát triển trái (Whitehead, 1959). Mặc dù cùng họ nhưng khác với nhãn và vải, chôm chôm không yêu cầu nhiệt độ thấp cho sự ra hoa và thích hợp ở những khu vực nhiệt đới với nhiệt độ 22-23oC (Nakasone và Paull, 1998). Cây chôm chôm cần có một thời gian khô hạn ít nhất một tháng để hình thành mầm hoa (Sari, 1983 trích dẫn bởi Vũ Công Hậu, 1996). Thời gian khô hạn có liên quan đến cường độ ra hoa. Nhà vườn xiết nước từ 46-61 ngày, đạt tỉ lệ ra hoa từ 70-90%. Whitehead (1959) cũng cho biết rằng điều kiện thời tiết trước và ở thời điểm ra hoa có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phát hoa chôm chôm. Lượng mưa quá lớn trước khi ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Sự khô hạn làm giảm sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây do nó đã thúc đẩy sự thuỷ phân tinh bột và protein dẫn đến sự gia tăng lượng carbohydrate hoà tan và amino acid. Trong thời gian khô hạn lượng đạm hữu dụng trong đất cũng giảm. Do đó, tỉ số C/N tăng trong thời kỳ khô hạn được xem là yếu tố thúc đẩy sự ra hoa chôm chôm. Ở những địa phương chỉ có GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 50 một mùa khô cây chôm chôm mỗi năm ra hoa một lần, những nơi có 2 mùa khô riêng biệt chôm chôm có thể cho hai vụ quả trên năm (Đường Hồng Dật, 2000). Do ảnh hưởng của những đợt khô hạn nên ở Malaysia, cây chôm chôm ra hoa hai lần trong năm vào tháng 3-5 và tháng 8-10, trong đó có một mùa thuận và một mùa nghịch. Tuy nhiên, trong năm nghịch (đối với cây ra trái cách năm) thì hầu như cây không ra hoa trong mùa nghịch. Nguyên do có lẽ do chất dự trữ trong cây kém và tỉ lệ C/N không phù hợp. Sản phẩm chôm chôm trái vụ Xét về sản phẩm chôm chôm trái vụ, chúng ta cần lưu ý một điều : không có sự khác biệt rõ ràng giữa chôm chôm trái vụ và chôm chôm chính vụ. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể : giống, tuổi thọ, thời tiết, kỹ thuật…mà chất lượng của chôm chôm trái vụ sẽ khác nhau. Sự so sánh giữ chôm chôm chính vụ và chôm chôm trái vụ là khập khiễng. Tuy nhiên, trong bài báo cáo này, sự so sánh giữa sản phẩm chính vụ và trái vụ dựa trên những thống kê của các cơ quan chức năng đã công bố. Năng suất : là một trong những thông số khác biệt rõ nhất giữa sản phẩm chính vụ và trái vụ. Năng suất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố về thời tiết. Bên cạnh đó, phương pháp xử lý và các biện pháp canh tác cũng tác động không nhỏ lên năng suất.Theo thống kê, năng suất chôm chôm chính vụ vào khoảng 15 – 20 tấn/ha, năng suất chôm chôm trái vụ khoảng 15 – 18 tấn/ha. Tuy nhiên, cá biệt có khi nghịch vụ lại cho năng suất lên đến 30 tấn/ha. Khối lượng : sự khác biệt giữa khối lượng chôm chôm chính vụ và trái vụ là không lớn. Theo kết quả của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, sự ảnh hưởng của mùa vụ đến khối lượng của trái chôm chôm là không lớn. Tuy nhiên, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khối lượng của chôm chôm là biện pháp canh tác. Việc bón phân phù hợp, tưới nước đầy đủ vẫn có thể đảm bảo được khối lượng của trái chôm chôm. Màu sắc – Cảm quan : sự tác động của mùa vụ đến 2 thông số này vẫn chưa có một lời giải thích chính xác nào từ các nghiên cứu. Tuy nhiên, một giả thiết đưa ra là do sự tác động của thời tiết đến quá trình hình thành màu sắc của quả khi chín. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 51 Bảng 7 : So sánh sản phẩm chôm chôm chính vụ và trái vụ Chôm chôm chính vụ Chôm chôm trái vụ Năng suất (tấn/ha) 15-20 15-18 Khối lượng (g) 32 30-32 Màu sắc Màu đỏ đậm Màu đỏ đậm Cường độ màu không đều Cảm quan Vị ngọt Vị ngọt kém 4.2.4. Xoài Xoài có tên khoa học là mangifera indicaL.(Anacardiaceae). Cả thế giới gọi là "Vua của loài quả".Theo y học hiện đại, xoài có thành phần hóa học như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g hydrat cacbon, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg E (10%)... Đường của xoài là loại cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Xoài có những tác dụng sau: chất glucozit chống viêm, ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. Xoài là một thức ăn bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói bụng và sau bữa ăn no, đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tỏi, ớt. Hiện nay, xoài vẫn đang là loại trái cây được người tiêu dùng thích nhất. Có nhiều giống : xoài cát (Hòa Lộc Tiền Giang), xoài Thơm (Cần Thơ), xoài Bưởi (Cái Bè), một số giống ít phổ biến: xoài Hòn, Thanh Ca, Battmbang, Xiêm, Tượng.... Tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc vẫn là giống xoài được trồng khá nhiều và có chất lượng ngon nhất hiện nay. Xoài cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long - Việt Nam và là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần đây xoài cát Hòa Lộc đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhân dân hai tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Quả xoài cát Hoà Lộc có trọng lượng trung bình 350-450g/quả, hình thuôn dài, khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị rất ngon và thơm. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 52 Đặc điểm ra hoa của cây xoài: Cây xoài ra hoa trên chồi tận ngọn. Hoa xoài có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Mỗi hoa mang từ 1-2 bao phấn hữu thụ và 1-6 bao phấn bất thụ. Tỉ lệ hoa lưỡng tính thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Hình 23 : Hoa xoài cát Hòa Lộc (a) Hoa đực với một bao phấn hữu thụ (b) Hoa lưỡng tính với bầu noãn và một bao phấn bất thụ Khảo sát sự biến đổi của đỉnh sinh trưởng khi cây xoài ra hoa trong điều kiện tự nhiên, Mustard và Lynch (1946) cho rằng khi thấy xuất hiện sự nhô lên ở đỉnh sinh trưởng là dấu hiệu của sự ra hoa. Tuy nhiên, qua kết quả thí nghiệm, Samala (1979) nhận thấy chỗ nhô nầy bất động trong 15 tháng và sau đó phát triển thành chồi lá và tác giả kết luận rằng đây là những mầm trong tình trạng ngủ và nó có khả năng phát triển thành chồi lá hay chồi hoa. Khi xử lý Nitrate kali, tác giả nhận thấy sau 4 ngày đỉnh sinh trưởng bắt đầu nhô lên, sự hoạt động của hoa đã hình thành sau 6 ngày và các bộ phận của phát hoa kéo dài và có thể thấy được sau 8 ngày. Từ kết quả quan sát nầy, Samala (1979) kết luận rằng Nitrate kali tác động như một tác nhân kích thích, phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm đã hiện diện trước và thúc đẩy sự phân hóa thành hoa. Dựa vào vị trí ra hoa, cây xoài được xếp vào nhóm ra hoa ở chồi tận ngọn cùng nhóm với vải, nhãn và bơ. Trong nhóm nầy, cây xoài có đặc điểm khác hơn các loại cây khác là trong thời kỳ mang trái cây xoài không ra đọt (trên chồi mang trái). Đặc tính nầy làm cho cây xoài không phát triển được tán cây trong giai đoạn mang trái và gây ra tình trạng ra trái cách năm (Cull, 1991). Xoài ra hoa theo mùa và cách năm (Bondad, 1980) mà nguyên do có thể do đặc tính sinh trưởng của cây xoài. Cây xoài sinh trưởng do những đợt ra đọt từ chồi ngọn mà sự xuất hiện những đợt đọt mới phụ thuộc vào yếu tố GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 53 khí hậu, điều kiện môi trường, tuổi cây và lượng trái mà cây xoài mang ở mùa trước (Nakasone và cộng sự.., 1955). sau khi thu hoạch và đợt thứ hai xuất hiện vào tháng 6 hoặc tháng 7 và ra hoa tự nhiên vào tháng 10. Hình 24 : Xoài ra hoa-đậu trái ở chồi tận cùng Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa: Giống: Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa trên cây xoài là giống. Một số yếu tố khác là khí hậu, đặc điểm sinh trưởng, sự trưởng thành của chồi, năng suất của cây, tình trạng dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng của cây (Pandey and Kishore, 1987). Tuổi cây và tuổi lá Ảnh hưởng của tuổi cây lên sự ra hoa xoài bao gồm nhiều yếu tố như hàm lượng các chất đồng hóa hay các chất điều hòa sinh trưởng. Chacko và Ananthanarayanan (1982) cho biết hàm lượng tinh bột trong vỏ của cây xoài ra hoa nhiều gấp 10 lần so với cây xoài còn tơ với sự thúc đẩy sự luân chuyển và sự di chuyển của đường và protein trong thời gian kích thích mầm hoa và phát triển. Lá có vai trò quan trọng trong sự kích thích ra hoa (Sen và cộng sự..., 1972). Vai trò sinh lý của lá xoài trong sự ra hoa còn được chứng minh qua thí nghiệm của Singh và Singh (1972) cho thấy rằng trên cây xoài không có hiện tượng ra trái cách năm thì ra nhiều chồi bên hơn so với cây xoài ra trái cách năm. Chất dinh dưỡng và chất đồng hóa hay tỉ số C/N GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 54 Để giải thích vai trò của chất đạm và chất carbohydrate biến đổi trên sự ra hoa xoài, Chadha và Pal (1986) khẳng định rằng trong nhiều trường hợp không có sự liên quan giữa sự phân hóa mầm hoa với chất đạm và carbohydrate trong chồi nhưng chất đạm và carbohydrate dự trữ giữ vai trò quan trọng trong sự phân hóa mầm hoa, mặc dù đây không phải là yếu tố đầu tiên. Chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng là một trong những yếu tố trong giả thuyết “đa yếu tố“ (multifactorial) nhằm giải thích quá trình chuyển đổi sang sự ra hoa của cây trồng (Bernier và cộng sự..., 1993). Nhiều tác giả cho rằng sự cân bằng của các chất điều hòa sinh trưởng ở đỉnh sinh trưởng là nguyên nhân gây ra sự ra hoa. Điều nầy ám chỉ vai trò chung hoặc riêng biệt của các chất Auxin, Gibberellin, Cytokinin và các chất ức chế trong cơ chế sự ra hoa (Zeevart, 1976). Các biện pháp kích thích ra hoa trái vụ: Giai đoạn sau khi thu hoạch Cây xoài ra hoa trên chồi tận cùng nên việc kích thích cho xoài ra đọt non là yếu tố quan trọng quyết định khả năng ra hoa của xoài. Do đó, sau khi thu hoạch xoài chính vụ vào tháng 4-5 cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây ra đọt non tập trung để dễ phòng trừ sâu bệnh và kích thích ra hoa. Các biện pháp quan trọng cần thực hiện là:  Tỉa bỏ những phát hoa đã rụng trái, cành vô hiệu trong mình mẹ, cành ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc che rợp lẫn nhau gây trở ngại cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Thông thường những phát hoa đã rụng bông và trái non phải mất 3-4 tháng mới rụng. Do đó, nếu cắt bỏ những phát hoa nầy sẽ kích thích cho cây ra đọt sớm hơn.  Bón phân: giúp cho cây ra chồi mập, lá to, tích lũy nhiều chất dự trữ giúp cho cây có khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa sau. Đây là giai đoạn thúc đẩy sự sinh trưởng của cây nên công thức phân thường có đạm và lân cao hơn so với kali như 2:1:1, 2:2:1 hay 3:2:1. Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng và năng suất mùa trước.  Tưới nước: 2-3 ngày/lần giúp cho cây xoài ra đọt tập trung GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 55 Đối với cây già (20-30 năm tuổi) khả năng ra đọt kém, cần kích thích cho cây ra đọt non bằng cách phun urê ở nồng độ 1,5-2,0% hoặc gibberellin ở nồng độ từ 5-10 ppm hoặc thiourea ở nống độ 0,5%. Giai đoạn ra đọt non Sự phát triển của đọt non có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng ra hoa và nuôi trái của cây xoài, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu, bệnh để bảo vệ cho đọt non xoài phát triển tốt. Các loại sâu bệnh cần chú ý phòng trừ trong giai đoạn này là: bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), rầy bông xoài (Idiocerus spp.) hay một số lọai sâu ăn lá như châu chấu xanh (Hypomeces squamosus). Trường hợp bón phân không đúng lúc hay lượng phân không đầy đủ chồi non xuất sẽ ngắn, ốm yếu. Có lẽ bổ sung bằng cách phun các lọai phân bón qua lá. Xử lý paclobutrazol  Thời điểm xử lý: khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có đỏ hay vàng nhạt (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm).  Liều lượng: 1-2 g a.i./m đường kính tán. Liều lượng hóa chất tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây. Cây tơ nên xử lý hóa chất ở nồng độ cao hơn so với cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh nên xử lý nồng độ cao hơn cây sinh trưởng kém. Liều lượng paclobutrazol cũng tùy thuộc vào từng giống. Nồng độ quá cao có thể làm cho phát hoa ngắn hay chùn lại, không có khả năng đậu trái.  Cách xử lý: xới đất xung quanh tán cây, bề rộng từ 20-50 cm, sâu từ 10-15 cm. Sau đó pha hóa chất với 20-50 lít nước tưới đều vùng đất đã xới. Đối với vùng đất tơi, xốp, có nhiều cát nên tưới với lượng nước ít hơn để tránh cho dung dịch hóa chất bị mất theo con đường thẩm lậu. Một tuần sau khi xử lý hóa chất nên tưới nước đầy đủ để rễ cây xoài có thể hấp thụ hóa chất hoàn toàn. Hình 25 : Phát hoa xoài thanh ca GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 56 Kích thích ra hoa Một tháng trước khi kích thích ra hoa cần làm giảm sự sinh trưởng của cây bằng cách bón phân với tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali. Tiếp theo phun MKP (0-52- 34) ở nồng độ 0,5% ở giai đoạn 10-15 ngày trước khi phun chất kích thích ra hoa để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệ đậu trái và ngăn cản sự ra đọt non. 5-7 ngày trước khi kích thích ra hoa nên phun thuốc phòng ngừa các loại sâu bệnh như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), rầy bông xoài và sâu ăn bông. Sau khi xử lý paclobutrazol 75-90 ngày có thể tiến hành phun hóa chất kích thích cho xoài ra hoa bằng cách phun thiourea ở nồng độ 0,3-0,5% hay nitrate kali ở nồng độ 2,0-2,5%, 5-7 ngày sau phun lại lần hai với hóa chất tương tự nhưng nồng dộ giảm 50%. Cần chú ý là điều kiện mưa dầm, ẩm độ đất cao có thể kích thích mầm lá phát triển thay vì mầm hoa. Do đó chỉ nên kích thích ra hoa khi trời khô ráo và rút nước trong mương khô kiệt cho đến khi mầm hoa xuất hiện. Thời gian xuất hiện mầm hoa tùy theo giống và thời vụ. Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca được trình bày ở bảng sau. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 57 Bảng 8 : Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca (Đặng Thanh Hải, 2000) Giống Thời gian từ khi xử lý đến nhú mầm hoa (ngày) Thời gian từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở (ngày) Thời gian hoa nở (ngày) Nam Dok Mai 7-9 14-15 10 Cát Hòa Lộc 7-9 14-15 12 Thơm 5-6 14 10 Thanh Ca 6-7 15 9 Giai đoạn nở hoa Để làm tăng tỉ lệ đậu trái có thể phun các sản phẩm có chứa Bo (B) trước khi hoa nở hay auxin như NAA giai đoạn 3-4 ngày sau khi hoa nở. Chú ý phun NAA ở nồng độ cao có thể làm rụng trái non do ở nồng độ NAA kích thích sự tạo thành etylen kích thích sự rụng trái. Hoa xoài thụ phấn chéo, chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi nên tuyệt đối không phun các loại thuốc trừ sâu bệnh, phân bón trong giai đoạn nầy để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa. Giai đoạn phát triển trái  Giai đoạn 7-10 ngày sau khi đậu trái (khi thấy “trứng cá”): phun phân bón lá như: 15-30-15 hoặc Canxi nitrat (0,2%) để giúp quá trình phân chia tế bào và làm giảm sự rụng trái non.  Giai đoạn 28-35 ngày sau khi đậu trái: Chú ý phòng ngừa sâu đục trái (hột) (Deandis albizonalis). Phun GA3 5-10 ppm để làm giảm sự rụng trái non.  Giai đoạn 30-35 ngày sau khi đậu trái: Bón phân gốc với tỉ lệ 1:1:1 để giúp cho trái phát triển. Có thể phun canxi nitrat ở nồng độ 0,2% để hạn chế sự nứt trái. Có thể phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần để làm tăng phẩm chất trái.  Giai đoạn 55-60 ngày sau khi đậu trái: Nếu trái phát triển chậm nên bón thêm phân vào đất để giúp trái phát triển tốt. Bao trái để ngừa sâu, bệnh. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 58  Giai đoạn 70-75 ngày sau khi đậu trái: Phun KNO3 nồng độ 1% lên trái để tăng phẩm chất trái như màu sắc, độ ngọt.  Giai đoạn 84-90 ngày sau khi đậu trái: Thu hoạch khi trái đã phát triển bề rộng, bề ngang, “lên màu” hoặc tỉ trọng bằng 1,02. Có thể xác định thời điểm thu hoạch thích hợp bằng cách cho trái xoài vào nuớc, nếu trái chìm dưới đáy từ từ thì vừa thu hoạch, nếu nổi lơ lửng là chưa thật già và nếu chìm quá nhanh tức là trái đã quá già. Hình 26 : Quy trình xử lý xoài ra hoa mùa nghịch, thu hoạch vào dịp tết nguyên đán được tóm tắt như sau: Sản phẩm xoài trái vụ: Xử lý cho xoài ra trái sớm vừa được mùa, được giá, vừa tránh được mùa xoài thu hoạch rộ ở các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xử lý xoài cho trái sớm, ngoài lợi thế về giá còn có lợi thế về mùa vụ, có thể thu hoạch 2-3 vụ trong năm, tránh được tình trạng xoài trổ hoa gặp mưa bão, tranh thủ vụ thứ hai trong năm mà không bị động bởi khâu tiêu thụ. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 59 Nếu xét về chất lượng, xoài trái vụ thường không tốt bằng xoài chính vụ. Xoài trái vụ thường có độ ngọt kém hơn, trọng lượng trái nhỏ hơn và năng suất thấp hơn. Bảng 9 : So sánh xoài trái vụ và chính vụ Xoài chính vụ Xoài trái vụ Năng suất (tấn/1000m2) 5,5-6 5 Khối lượng (g) 600 - 1500 500- 1500 Màu sắc Màu vàng tươi Màu vàng nhạt Cảm quan Vị ngọt thanh Vị ngọt kém hơn, xoài có vị chua hơn 4.2.5. Thanh long Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh 1ong được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mô thương mại với diện tích ước lượng 4.000 hecta (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 hecta, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Nông dân Việt Nam với sự cần cù sáng tạo đã đưa trái thanh long lên mặt hàng xuất khẩu làm nhiều người ngoại quốc ngạc nhiên. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu thanh long qua nhiều nước dưới dạng quả tươi. Riêng thị trường Nhật do sự kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong vài năm gần đây đã chỉ nhập thanh long dưới dạng đông lạnh. Ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới vườn tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ , một số nhà vườn tiến bộ đã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vài năm gần đây Thái Lan, Taiwan và cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu trồng cây này. Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C . Nhưng nó không chịu được giá GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 60 lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)…; nó có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Sự ra hoa của thanh long: Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam Bộ hoa xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài tới khoảng tháng 10 dương lịch, rộ nhất từ tháng 5 dương lịch tới tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm. Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24 cm, đường kính 5-8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỉ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Xử lý thanh long trái vụ: Có nhiều phương pháp xử lý thanh long trái vụ. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì có 3 phương pháp phổ biến : thắp điện vào ban đêm, biện pháp thâm canh, dung chất điều hòa sinh trưởng. Hiện nay, phương pháp thắp điện vào ban đêm đang được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả rất cao. Phương pháp thắp đèn vào ban đêm: Một đặc điểm khác biệt của thanh long so với các loại cây khác là cây chỉ ra hoa nhiều trong điều kiện ngày dài hơn đêm. Nếu thời gian chiếu sáng nhỏ hơn thời gian chiếu sáng tới hạn thì cây thanh long sẽ không ra hoa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một lời giải thích chính xác nào vể cơ chế này. Phương pháp này được tiến hành tương đối đơn giản: Trước khi xử lý : cần bón phân NPK với tỷ lệ 33:11:11 Kỹ thuật xử lý bằng phương pháp chiếu sáng :  Sử dụng điện lưới hoặc máy nổ, nguồn điện ổn định GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 61  Sử dụng bóng đèn tròn 75-100W  Khoảng cách từ bóng đèn đến tán cây từ 0.5 -1 m  Thời gian chiếu sáng ban đêm từ 4-8h Tổng thời gian chiếu sáng từ 15-20 ngày Phương pháp thâm canh: Phương pháp này gồm 2 công việc chủ yếu : bón phân để tạo nhánh sớm và tạo tán, tỉa chồi. Tuy nhiên, phương pháp này thường không áp dụng một mình mà kết hợp với phương pháp khác. Phương pháp dùng chất điều hòa sinh trưởng : Thường dùng một số chất điều hòa sinh trưởng như Gibberenllen, KNO3 phối hợp với phân vi lượng và axít humic...Tuy nhiên, đối với thanh long, biện pháp này hầu như không còn sử dụng. Sản phẩm thanh long trái vụ: Sản phẩm thanh long trái vụ không có sự khác biệt rõ rệt so với thanh long chính vụ. Tuy nhiên, nếu xét về độ ngọt và vị ngọt, trái thanh long trái vụ thường kém hơn so với thanh long chính vụ. Bảng : So sánh thanh long chính vụ và trái vụ Thanh Long chính vụ Thanh Long trái vụ Năng suất ( tấn/ha) 20-30 20 Khối lượng ( g ) 300-500 300-450 Màu sắc Màu đỏ đậm Màu đỏ nhạt hơn Cảm quan Vị ngọt thanh, trái đồng đều, đẹp Vị ngọt thanh, độ đồng đều kém GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 62 PHẦN V HƯỚNG PHÁT TRIỂN - MỚI KẾT LUẬN CHUNG 1. Hướng phát triển mới : trồng rau bằng phương pháp khí canh Hình 27 : Trồng rau bằng phương pháp khí canh Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện công nghệ trồng cây không cần đất nhưng vẫn cho ra các sản phẩm cây trồng sạch. Công nghệ này cũng có thể dùng để trồng rau, quả cho các hộ gia đình. GS.TS Nguyễn Quang Thạch, nguyên viện trưởng viện Sinh học nông nghiệp (Hà Nội), chủ nhiệm của đề tài nghiên cứu ứng dụng trồng cây không cần đất cho biết, đây là công nghệ lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Công nghệ có tên gọi “công nghệ khí canh trong sản xuất giống cây trồng”, hoạt động bằng cách phun sương kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự tham gia của đất. Nguyên lý của công nghệ là phun dinh dưỡng dạng sương mù vào bộ rễ. Rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng. Thời gian phun và số lần phun trong ngày được điều chỉnh hợp lý tuỳ theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì có thể điều khiển tự động thời gian phun, dung dịch dinh dưỡng… nên có thể tính chính xác chế độ dinh dưỡng cho từng cây, chẳng hạn cây lấy lá có thể tăng thêm hàm lượng natri, cây lấy củ thêm kali. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 63 Ngoài ra, cũng có thể dùng máy bơm cao áp, khí nén, áp lực nước… phun để cây sinh trưởng. Bộ rễ cây trồng theo công nghệ này hoàn toàn nằm trong không khí, chất dinh dưỡng và nước được phun theo chu kỳ lên toàn bộ hệ rễ. Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung tiếp tục sử dụng. “Do không cần thường xuyên tiếp xúc một lớp nước dày nên trọng lượng của hệ khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nóc các sân thượng ở các thành phố vừa thu được rau sạch, vừa tạo cảnh quan xanh cho các gia đình”, ông Thạch nói. Theo tính toán sơ bộ, áp dụng công nghệ khí canh có thể giảm 98% chi phí về nước, 95% phân bón và 99% thuốc bảo vệ thực vật. Trong hệ thống khí canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 2oC do hiệu ứng bốc hơi, nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất. Công nghệ khí canh không sử dụng đất nên môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Khi trong hệ thống có một cây bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển ra khỏi hệ thống dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cây khác. Hàm lượng dinh dưỡng vẫn bảo đảm Ông Thạch cho biết, do chủ động điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng của cây, có thể gia tăng số lượng cây giống (áp dụng cho sản xuất lớn) so với nhân giống trong tự nhiên từ 10 – 11 lần/tháng nên cho phép nhà vườn không phải nhập thêm hạt giống F1. Những kết quả nghiên cứu ban đầu tại viện Sinh học nông nghiệp cho thấy, cây giống trồng bằng phương pháp khí canh cho 40 – 50 củ giống gốc (so với 4 – 5 củ trồng dưới đất). Sản phẩm sau thu hoạch của những cây được nhân giống từ công nghệ khí canh không thay đổi nhiều về chất lượng dinh dưỡng. Thậm chí cà chua, ớt… sau thu hoạch, độc tố kim loại nặng còn thấp hơn cách trồng bằng đất. Các loại quả cũng cho hàm lượng vitamin tăng, tuy nhiên hàm lượng nước thì hơi cao, “do có nhiều ưu điểm so với các công nghệ trồng trọt khác, công nghệ khí canh có thể ứng dụng để giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học thực vật”, ông Thạch nói. Tuy nhiên có một hạn chế khi dùng khí canh là phải phụ thuộc nguồn điện. Có điện mới vận hành được hệ thống, phun được dung dịch dinh dưỡng… nên công nghệ này tỏ ra có ưu thế để ứng dụng ở các thành phố hơn vùng quê. Nếu mất điện một vài giờ có thể dùng nước vẩy cho cây không bị héo. “Kinh nghiệm cho thấy ở nước ngoài, nhiều gia đình dùng hệ thống khí canh trong nhà, dùng đèn chiếu sáng cho cây, nên khi cúp điện, đèn cũng tắt, không sợ cây héo. Nếu trồng đại trà cho các nhà vườn hoặc trang trại, có thể dùng năng lượng gió để nén khí, khi đó không lo vấn đề điện nữa”, ông Thạch nói. Hiện viện Sinh học nông nghiệp đã xây dựng nhà kính ươm tạo giống cây trồng bằng công nghệ khí canh. 2. Kết luận chung Sản xuất rau qủa trái vụ luôn mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn so với các sản phẩm chính vụ, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu và phát triển ngày càng nhiều GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 64 hơn nữa các kỹ thuật canh tác để sản xuất rau quả trái vụ với hiệu qủa cao, cho chất lượng sản phẩm tốt và đạt năng suất không thua kém gì so với các sản phẩm chính vụ. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ của các kỹ thuật lai tạo giống cây trồng mới, nhiều biện pháp kỹ thuật cũng đã được nghiên cứu phát triển để góp phần đa dạng hóa sản phẩm rau trái trái vụ, mở rộng diện tích canh tác, khắc phục các nhược điểm vốn có của nông nghiệp như đất canh tác, nguồn nước cho trồng trọt… Sau đây là một trong số những thành tưu có thể ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp để sản xuất trái vụ với hiệu qủa kinh tế cao. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn, Trần Thị Thu Trà, Công nghệ chế biến rau trái – Tập 1 Nguyên Liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, NXB ĐHQGTPHCM, 2008. 2. Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, NXB Nông Nghiệp. 3. www.vocw.edu.vn 4. 5. 20CONSUMPTION%20BEHAVIOUR%20IN%20VIETNAM. 6. www.sciencedirect.com. 7. ew/_advertisedinfo/Off%2520Season%2520Vegetable%2520brochure%25202006 %2520Ok.pdf+off+season+vegetable+and+fruit&hl=vi&gl=vn&sig=AHIEtbRbV q5l8tetzJ8Q7PCzT01dwIJ6mg. 8. blications/fts/2007/08Aug/fts32801/fts32801.pdf+off+season+vegetable+and+frui t&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESiziVj3808CO8D4u- suXR4uaGTkYTMmAlurFl5sx40FEmsTWiaxAT6vlS- 9eB8ZD2XYyToLqOW8Bn2le9j4z9m2QxVVobOfZjzASNVgAU5GzVwH_nw_ S7AR0629InPV6QwuqtrO&sig=AHIEtbTlHodZRlIzqksK3kYqqGPgQRjIIQ. 9. 10. =off+season+vegetable+and+fruit&source=bl&ots=RSbBNCLc4s&sig=rJz- hoxE47D4ZLUAfkWKpNQUExc&hl=vi&ei=uYUaS5DOC8GTkAXyna3NAw& sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=10&ved=0CDQQ6AEwCTgo#v=onep age&q=off%20season%20vegetable%20and%20fruit&f=false. GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt Rau trái trái vụ Trang 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfRAUTRAITRAIVU.pdf