Tiểu luận Rủi ro trong thanh toán quốc tế

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hiện đại hóa công nghệ hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT. Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Vậy việc tìm hiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế sẽ tạo những ưu điểm nhất định cho các nhà hoạch định chính sách của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng giúp họ có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừa rủi ro, đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán quốc tế.

ppt39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Rủi ro trong thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Risks of International payment) Giảng viên : Đỗ Thị Thu Thủy Lớp : Thanh toán quốc tế_3 Nhóm thuyết trình : 6 Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế NỘI DUNG Tổng quan về rủi ro và rủi ro trong thanh toán quốc tế Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay Biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro Vậy, rủi ro trong thanh toán quốc tế là gì ??? II. Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế RỦI RO THƯƠNG MẠI Ví dụ: Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn. Một công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng với công ty Hồng Kông mua bột cá từ Trung Quốc, phương thức thanh toán L/C. Sau khi hàng đến cảng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đã chấp nhận thanh toán để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng. Kết quả kiểm dịch lô hàng tại Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lô hàng bị nhiễm melamine vượt mức cho phép và bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu huỷ.   RỦI RO THƯƠNG MẠI RỦI RO THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU Những khuyết tật của khâu thanh toán Sự suy yếu tài chính của con nợ Những quy định pháp lý RỦI RO THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NHÀ NHẬP KHẨU Do thời hạn gửi hàng Do vận chuyển hàng từng phần Do số lượng hàng sai hợp đồng Do yếu tố giá cả Do những thay đổi trong điều kiện vận chuyển Do rủi ro trong bảo hiểm Do yếu tố chất lượng hàng hóa Do nguồn gốc hàng hóa Do điều kiện vệ sinh y tế Do rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho RỦI RO THANH TOÁN Rủi ro trong thanh toán là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế. RỦI RO TRONG THANH TOÁN Rủi ro tín dụng Rủi ro đạo đức Rủi ro quốc gia Rủi ro pháp lý Rủi ro ngoại hối Rủi ro tác nghiệp RỦI RO TÍN DỤNG Là rủi ro mất khả năng thanh toán của 1 trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ. RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro của nhà nhập khẩu : Nhà nhập khẩu bị vỡ nợ, phá sản mất khả năng thanh toán. Gây khó khăn, tổn thất cho ngân hàng phát hành L/C. RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro của nhà xuất khẩu : Xảy ra trong trường hợp Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu. Là những sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ, làm cho hồ sơ thanh toán bị từ chối thanh toán. Nếu người xuất khẩu mất khả năng thanh toán, Ngân hàng chiết khấu sẽ gặp rủi ro. RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro của Ngân hàng phát hành : Xảy ra khi Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán. Dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu. RỦI RO TÍN DỤNG Nguyên nhân : Do điều kiện khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản là điều không tránh khỏi. Do thông tin không cân xứng. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi người khác. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Rủi ro của nhà nhập khẩu : Nếu khách hàng không phải bạn hàng lâu năm, dễ xảy ra trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lý vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Rủi ro của nhà xuất khẩu : Nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng hoặc không giao hàng nhưng vẫn xuất bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản hợp đồng đã kí kết. Nếu ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu thì ngân hàng phải gánh chịu rủi ro này. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Rủi ro của người chuyên chở : Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở nhưng bị họ lừa đảo,nhận hàng lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất hàng. Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Rủi ro của Ngân hàng : Trong trường hợp ngân hàng trì hoãn, chây ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.Hoặc đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro. RỦI RO ĐẠO ĐỨC Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức : Do thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Sự tách biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hóa. RỦI RO QUỐC GIA Là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương của 1 quốc gia. RỦI RO QUỐC GIA Nguyên nhân : Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo. Xung đột xã hội thông qua biểu tình, bạo động, chiến tranh. Vấn đề nợ nước ngoài. Dữ trữ ngoại hối thấp, cán cân thanh toán bị thâm hụt. Sự cấm vận kinh tế quốc tế. Chinh sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu thay đổi. RỦI RO PHÁP LÝ Ví dụ : Một số vụ rủi ro điển hình mà phía doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt gần đây như vụ Công ty Vinafood II năm 1995 đã phải đền 5 triệu USD do không thực hiện được việc giao gạo cho đối tác nước ngoài. Hãng hàng không Việt Nam thua kiện luật sư Liberaty và nhiều khả năng sẽ bị mất 5,2 triệu Euro chỉ vì không dự phiên toà sơ thẩm năm 1995 tại Roma Công ty Centrimex thua kiện mất 1,54 triệu USD vì đã từ chối không nhận lô phân bón Đức. RỦI RO PHÁP LÝ Khái niệm: Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Môi trường pháp lý và luật pháp của các nước khác nhau. Luật quốc gia không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn với thông lệ quốc tế. Nguyên nhân: RỦI RO NGOẠI HỐI Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng một ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá và phát sinh rủi ro : Các yếu tố bên ngoài : tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế. Chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ của các nước. Trạng thái của cán cân TTQT. Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan. Mức chênh lệch lãi suất. Các tác nhân khác. RỦI RO VỀ TÁC NGHIỆP Là những rủi ro sai sót kĩ thuật do chính các bên tham ra gây nên. Đặc biệt xảy ra nhiều trong phương thức tín dụng chứng từ. Do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu. Trình độ nghiệp vụ và ý thức thực hiện nghiệp vụ của các bên tham gia. Nguyên nhân : III. Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam Nhân tố thuận lợi để phát triển Thị trường tài chính của Việt Nam đang bước đầu có những bước phát triển nhanh. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hệ thống ngân hàng phát triển bùng nổ. Lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển nhanh. III. Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam 2. Những thành quả đạt được III. Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam Sự thay đổi trong cán cân thương mại: XK cả năm 2008 đạt 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với 2007. Kim ngạch NK 2008 đạt 80,4 tỷ USD tăng 28,3% so với 2007. Cán cân dịch vụ : Tổng XK dịch vụ năm 2008 đạt 7,1 tỷ USD ,tăng 9,8% so với 2007: Dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD,tăng 7,2%. Dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD,tăng 23,7%. Dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD,tăng 27,7%. Lượng vốn đầu tư nước ngoài năm 2008 đạt 64 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần so với 2007. Cán cân thanh toán tổng thể 2008 đạt mức thặng dư 0,16 tỷ USD đưa mức dự trữ ngoại hối đạt 23,76 tỷ USD. III. Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam 3. Những hạn chế Về phía các ngân hàng Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm, xảy ra khiếu kiện. Đối với hàng xuất khẩu, chứng từ do khách hàng lập để thanh toán theo L/C còn nhiều sai sót, và khả năng kiểm soát của ngân hàng chưa cao, không tuân thủ những qui định trong L/C. Đối với hàng nhập khẩu, thiếu ngoại tệ để thanh toán làm giảm lòng tin đối với các đối tác nước ngoài. Một số cán bộ nghiệp vụ ở các ngân hàng TM chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui trình, thể lệ, nghiệp vụ trong TTQT. III. Thực trạng thanh toán quốc tế ở Việt Nam Về phía DN - Hầu hết các Doanh nghiệp VN khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá - Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông các doanh nghiệp vẫn thiếu kinh nghiệm giao dịch vì vậy rất e ngại với thanh toán điện tử. IV. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro Khách hàng Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại Nhà nước IV. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hiện đại hóa công nghệ hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT. Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. IV. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro KHÁCH HÀNG Trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ ngoại thương. Am hiểu thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương. Cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Củng cố phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Tăng cường vai trò quản lí của NN với hoạt động TTQT. NHÀ NƯỚC IV. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM. Việc tìm hiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế sẽ tạo những ưu điểm nhất định cho các nhà hoạch định chính sách của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng giúp họ có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừ rủi ro, đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán quốc tế. Vậy việc tìm hiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế sẽ tạo những ưu điểm nhất định cho các nhà hoạch định chính sách của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng giúp họ có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừa rủi ro, đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptrui_ro_trong_ttqt_.ppt
Tài liệu liên quan