MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
SẮC THÁI THỰC VẬT TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 4
1. Trước hết, xin đề cập tới văn hoá ẩm thực – rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta 4
2. Người nước ta còn có thói quen ăn trầu 6
3. Trên đây là ăn, còn ở thì sao? 7
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, nó thể hiện những giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Đã có rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá của các dân tộc trên thế giới và họ cũng đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hoá, PGS. TS. Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau. Chúng có ảnh hưởng lớn tới cách sinh hoạt của con người, song trong quá trình thực hiện hoạt động sống của mình, con người cũng dần dần cải biến những điều kiện ấy cho thích hợp với đời sống của con người. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng có những chuyển biến và khiến văn hoá cũng biến chuyển theo. Nền văn hoá của Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương. Do đó có những đặc điểm địa lý, tự nhiên đặc trưng của khu vực này. Khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. Việt Nam được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp. Trong đó, chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật (động vật dẽ bị dịch bệnh do khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm). Địa hình Việt Nam trải dài, núi rừng chiếm 2/3 diện tích còn lại là đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, Việt Nam có hệ sinh thái phát triển với các loài thực vật đa dạng, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp .
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sắc thái văn hoá thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
KHOA VĂN HOÁ CƠ SỞ
------
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN VĂN HOÁ
ĐỀ TÀI: SẮC THÁI VĂN HOÁ THỰC VẬT
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, nó thể hiện những giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Đã có rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá của các dân tộc trên thế giới và họ cũng đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hoá, PGS. TS. Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau. Chúng có ảnh hưởng lớn tới cách sinh hoạt của con người, song trong quá trình thực hiện hoạt động sống của mình, con người cũng dần dần cải biến những điều kiện ấy cho thích hợp với đời sống của con người. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng có những chuyển biến và khiến văn hoá cũng biến chuyển theo. Nền văn hoá của Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương. Do đó có những đặc điểm địa lý, tự nhiên đặc trưng của khu vực này. Khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. Việt Nam được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp. Trong đó, chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật (động vật dẽ bị dịch bệnh do khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm). Địa hình Việt Nam trải dài, núi rừng chiếm 2/3 diện tích còn lại là đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, Việt Nam có hệ sinh thái phát triển với các loài thực vật đa dạng, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp...
Chính sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hoá của người Việt. Trong đó, nổi lên là hai sắc thái văn hoá mang tính điển hình của Việt Nam: Sông nước và thực vật. Hai sắc thái văn hoá đó luôn song song tồn tại, nhưng chúng ta cần nhắc nhiều tới sắc thái thực vật – gắn liền với văn minh lúa nước của chúng ta. Với những điều kiện tự nhiên như vậy, tính chất thực vật chiếm đa số, cuộc sống sinh hoạt của người dân luôn được gắn kết chặt chẽ với tính thực vật...
SẮC THÁI THỰC VẬT TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã, văn hoá lúa nước tính chất thực vật(mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam. Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy rằng, những thói quen, những phong tục của nhân dân ta từ xưa tới nay chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật. Để có thể thấy rõ hơn, chúng ta hãy cùng nhớ lại một vài thói quen trong nếp sống của người Việt ta từ xưa tới nay.
1. Trước hết, xin đề cập tới văn hoá ẩm thực – rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên thứ đồ ăn chủ yếu là gạo và các món ăn từ những thứ người dân tự trồng trọt được. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hàng ngày và xay ra bột để làm bún và làm các thứ bánh tẻ như: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng. Gạo nếp dùng để nấu xôi, đóng oản, làm các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh dày và xay ra bột để làm rất nhiều thứ bánh mặn hay bánh ngọt. Còn ngô, khoai, vừng, đậu, kê, sắn thì hoặc làm bột, hoặc nấu bánh cũng là các thứ phụ thêm cho sự ăn uống
Các loại rau, dưa và các món phụ thêm đều được trồng ở vườn hay mọc tự nhiên ở đồng như: Rau cải, cải bắp,su hào, cà chua, rau dền, rau đay, bí, mướp, dưa, hành tỏi, mùi, thơm, ngổ, húng, .... Những thứ tưởng như là bình dị đó mà đã có không ít những người khi xa quê vẫnluôn nhớ về với những hình ảnh:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Ngoài những thứ rau dưa kể trên, người Việt còn thường hay ăn tôm, cua, cá tự bắt được ở đồng hoặc đi mua ở chợ và các thứ thịt như: thịt gia cầm, thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,.. Song nhìn chung, những đồ ăn làm từ thịt cũng thường là thịt các vật nuôi trong nhà. Việc này cũng có nguyên nhân xuất phát từ văn minh thực vật của ta. Việc nuôi gà, vịt,ngan, ngỗng, lợn.... là để tận dụng những nguồn thức ăn thừa hoặc thức ăn ngoài cánh đồng trong các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ cho việc trồng trọt, cấy hái của mình. Nhìn chung,đồ ăn của người Việt, nhất là ở nông thôn, đều bắt nguồn từ những sản phẩm của trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt.
Trong những dịp lễ tết, hội hè, đình đám thì những thứ như: xôi, oản, các thứ bánh mặn, bánh ngọt, thịt gà, thịt lợn.... là không thể thiếu. Lại xin được nói đến thói quen dùng bánh chưng, bánh dày trong ngày tết. Trước đây, dân ta thường đến dịp gần tết là hay có tục gói bánh chưng, bánh dày – là những thứ được làm từ gạo tẻ, gạo nếp và thịt lợn. Ngày nay, nhiều gia đình do công việc quá bận rộn nên tục lệ này cũng được giảm bớt, thường là họ mua về để dùng. Tuy nhiên, trong ngày Tết, nếu không có hương vị của chiếc bánh chưng, bánh dày có lẽ sẽ làm giảm đi một nửa không khí Tết trong mỗi nhà. Chính vì lẽ đó mà nhà nào cũng phải có ít nhất hai, ba cái bánh chưng trên bàn thờ ngày Tết.
Tích xưa kể lại rằng, đời vua Hùng thứ 18, có một vị hoàng tử, tên gọi Lang Liêu, người này nghèo khó nên thường bị vua cha ghét bỏ. Một hôm, vua cha ra lệnh: nếu ai làm được những thứ đồ ăn ngon nhất đem dâng lên ta trong dịp lễ tết này, ta sẽ truyền ngôi lại cho. Lang Liêu ngày đêm trăn trở suy nghĩ vì mình không thể có những sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. Và một đêm chàng ngủ mơ thấy có người dân nói với chàng: Bầu trời hình tròn, trái đất hình vuông, lúa gạo thì dân ta không thiếu, người hãy dùng những thứ dân dã đó mà làm nên thứ bánh ngon. Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, Lang Liêu bắt đầu làm những thứ bánh từ gạo, đỗ, rồi đặt tên cho thứ bánh hình tròn là bánh dày và thứ bánh hình vuông gọi là bánh chưng. Khi Lang Liêu dâng lễ vật lên, vua cha và các đại thần đã vô cùng ngạc nhiên vì những chiếc bánh rất thơm và ngon đó. Sau đó, khi vua cha mất đi, Lang Liêu được nối ngôi và trở thành vị vua sáng suốt. Câu chyện về chiếc bánh chưng và bánh dày thể hiện mong muốn cho trời đất giao hoà để thuận tiện cho việc trồng trọt của người dân. Nó còn thể hiện lòng biết ơn và trân trọng cây lúa – thành quả lao động và là những thứ duy trì sự sống của người nông dân. Bởi thế dân ta có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Những thứ đồ uống của dân ta thường dùng cũng là những thứ từ cây cối, lúa gạo mà ra. Dân ta phần nhiều là dùng các loại chè (chè mạn, chè hạt, chè tươi, chè ướp sen...) hoặc là nước lá vối, nứơc gạo rang, đặc biệt là nước nụ vối- có hương vị cực kỳ ngon. Rượu thì được làm từ gạo nếp ủ men, cũng có loại rượu ướp hoa sen, hoa cúc, hoa nhài...gọi là rượu hoa.
2. Người nước ta còn có thói quen ăn trầu
Quả cau bổ ra, hoặc để tươi, hoặc phơi khô, lá trầu không quệt ít vôi cuộn lại như cái tổ sâu, và cắt một miếng vỏ cây chát hay miếng hột mây, hột móc. Những thứ đó hợp thành một mà nhai, gọi là ăn trầu.ăn trầu có vị cay thơm, trừ được mùi xú uế trong mồm, chặt được chân răng, lại làm cho môi đỏ tươi, đàn bà thời xưa lấy thế làm đẹp.
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Trầu cau lại là một thứ đầu các sự lễ nghĩa và giao du. Các việc hiếu, hỷ đều lấy miếng trầu làm trọng. Khách đến chơi nhà, người ta phải đem trầu cau ra thết đãi. Đến nhà tôn trưởng hay vào cửa quan, cũng phải có trầu cau mới là giữ lễ.
Trước đây, nước ta hầu hết người nào cũng biết ăn trầu, nhất là đàn bà, có rất nhiều người nghiện trầu, ăn luôn cả ngày, có người thường ăn kèm với thuốc lào. Theo các nhà sử học thì tục ăn trầu của ta có từ đời Văn Lang. Sách Lĩnh Nam trích quái chép sự tích trầu cau đại khái như sau:
Đời thượng cổ có một ông quan họ Cao sinh đôi hai người con trai giống hệt nhau. Khi cha mẹ mất, hai anh em mang nhau đi nơi khác sống, theo học một ông thầy họ Lưu, ông này có một người con gái. Thấy hai anh em nọ đẹp trai và hiền lành bèn đem lòng yêu thương, muốn kết làm vợ chồng. Nhưng nàng không thể nhận ra ai là anh, ai là em, bèn bưng một bát cháo ra mời hai người và để ý xem ai ăn trước. Khi nàng biết đâu là người anh bèn xin cha mẹ cho cưới người ấy. Từ đó hai vợ chồng đằm thắm với nhau mà tình anh em nhạt nhẽo, người em phẫn chí bỏ anh mà đi. Đi đến nửa đường gặp một khúc suối sâu chảy siết, không thể qua được, người em mới ngồi xuống mà khóc cho đến chết, rồi hoá thành một cây cau. Người anh thấy em đi mãi không về bèn bỏ nhà đi tìm, đến bờ suối, thấy em đã chết, xác nằm dưới gốc cây cau, anh thương tình quá đập đầu vào gốc cây tự tử rồi hoá ra một hòn đá. Người vợ thấy chồng đi tìm em mà không trở về, cũng đi tìm và thấy chồng đã chết bèn vật mình vào hòn đã mà chết theo, rồi hoá ra một cây trầu không bám quấn aúyt vào hòn đá và leo lên cây cau. Người dân cảm mối tình duyên của ba người và lập đền thờ ở đó.
Về sau, vua Hùng đi qua sứ ấy thấy đền có cây xanh lá tốt mọc trên khối đá, vua ngồi nghỉ mát ở đấy rồi ỏi người bản thổ ra hỏi thăm sự tích. Nghe câu chuyện vua bèn sai người bổ quả cau lấy một miếng cặp với một lá trầu mà nhai, nhổ nước ra hòn đá thì thấy đỏ ối. Ngài mới truyền cho thiên hạ lấy giống trầu cau mà trồng để dùng về việc lễ nghi tế tự. Nước ta có tục ăn trầu là từ đấy.
3. Trên đây là ăn, còn ở thì sao?
Nhà ở của nước ta rất đa dạng, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có những kiểu nhà khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên. Nhà ở đồng bằng thường là nhà ngói, nhà mái bằng; ở miền núi thì có nhà sàn, dân chài lưới thì ở trên các nhà bè.
Các vùng đồng bằng, do địa hình bằng phẳng, không có thú dữ... nên nhà thường xây sàn giáp mặt đất. Nhà ở có thể chia làm ba hạng: người nghèo thì ở nhà tranh vách đất (người bần cùng lắm thì ở túp lều), nghĩa là nhà làm bằng tre, mái lợp tranh, vách trét đất thó, nền bằng đất nện. Người trung bình thì ở nhà gỗ, nền bằng đất nện hay lát gạch. Người giàu có thì ở nhà ngói, giàn nhà bằng gỗ tốt (gỗ mít, gỗ gụ hay kiền kiền), nhiều khi có chạm, mái lợp bằng ngói, tường xây gạch, nền lát gạch. Trừ những nhà nghèo thường có ba gian hẹp hay một gian chái, còn nhà trung bình và giàu có thường làm ba gian hai chái, hay năm gian. Song về đại thể thì nhà nào cũng sử dụng đến kèo cột, đến xà, đến rui, toàn làm bằng gỗ. Ngay cả giường, phản cũng toàn là bằng gỗ.
Từ khi nước ta chịu ảnh hưởng của văn hoá Âu Châu, không những ăn mặc mà nhà ở của các vùng đồng bằng cũng thay đổi nhiều. Kiến trúc nhà ở khác hẳn, nguyên liệu làm nhà không còn đa phần là gỗ nưa mà thay vào đó là vôi, vữa, sắt thép, vừa bền hơn lại có mỹ quan hơn. Tuy nhiên, ngày nay dân ta vẫn còn rất chuộng đồ gỗ: cửa rả, bàn ghế,giường tủ... làm bằng gỗ trông rất sang trọng.
Ở vùng cao, nhà ở thường là nhà sàn, làm các cột gỗ lên cao và có bậc thang lên nhà. Đó cũng là cách để tránh thú dữ và côn trùng. Nhà sàn thường dùng mọi thứ bằng gỗ và lá cây. ở các dân tộc người Tây Nguyên còn có kiểu nhà rông. Đây là nơi tập trung buôn làng để bàn bạc, tụ tập trong những dịp lễ hội. Nhà rông là nhà có mái cao lợp bằng rạ hoặc lá cây, sàn bằng gỗ, vách có thể làm bằng gỗ hoặc trét đất lên.
Người dân chài lưới thì thường xuyên ăn ở và đi lại trên thuyền, bè. Thuyền của họ thường làm bằng các loại gỗ, bè thường làm bằng các cây tre ghép lại.
Nhìn chung , nhà ở của người Việt, dù có các kiểu thiết kế khác nhâu, song nguyên liệu chủ yếu vẫn là các loại gỗ, hoặc sản phẩm từ cây cối.
Như vậy, có thể thấy rằng sắc thái văn hoá thực vật hiển hiện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, nó xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, phục vụ trồng trọt của người dân lao động. Việc ăn, ở, mặc, đi lại.... mang những dáng dấp rõ nét của sắc thái thực vật. Hình ảnh cây cối, thiên nhiên luôn được người dân lao động trân trọng. Chẳng thế mà rất nhiều nơi còn có các tục thờ cây, tục cúng cơm gạo mới..... Người Việt Nam ta không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa như người phương Tây.Chúng ta ăn những món ăn từ những sản phẩm đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước của chúng ta , chúng ta ở trong những ngôi nhà làm bằng những thứ cây cối do chúng ta trồng...... mọi thứ đều được tạo ra từ chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của người dân. Có thể nói cuộc sống của người dân Việt Nam khá gắn bó và gần gũi với cây cối, với thiên nhiên. Chúng ta biết cách hoà nhập với thiên nhiên, biết chinh phục thiên nhiên, biến thiên nhiên thành một phần của sự sống và sinh hoạt của con người. Mỗi vùng miền, sắc thái văn hoá thực vật lại được thể hiện một cách phong phú và đa dạng. Chính các sắc thái đó đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (4).doc