A.Sơ lược về lịch sử thuế ở Việt Nam
Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945
1- Thời kỳ đầu dựng nước:
2- Thời Bắc thuộc
Giai đoạn 1945 - 1955 - Thời kỳ đầu chưa có chính sách thuế chính thức dưới chính quyền cách mangGiai đoạn 1956 - 1965 - Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạngGiai đoạn 1966 - 1975 - Thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền BắcGiai đoạn 1976 - 1985 - Thời kỳ thống nhất đất nước - trước cải cách hệ thống chính sách thuếGiai đoạn 1986 - 2000: Thời gian thành lập ngành Thuế nhà nước thống nhất
1. Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính sách thuế
2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế
B.Các luật hiện hành
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT); 2. Thuế xuất nhập khẩu; 3. Thuế giá trị gia tăng (VAT); 4. Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT); 5. Thuế thu nhập cá nhân (PIT).
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sơ lược về lịch sử thuế ở Việt Nam và các loại thuế hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bị hoang hoá.
Cùng với chính sách động viên, Đảng và Chính Phủ đã rất quan tâm tìm mọi cách từng bước bồi dưỡng sức dân qua các phong trào vận động "đẩy mạnh tăng gia sản xuất", "thực hành tiết kiệm", "giảm tô giảm tức"... phân chia ruộng đất lĩnh canh trong các đồn điền tịch thu của bọn thực dân, phản động hoặc tạm giao ruộng đất tịch thu của bọn Việt gian cho nông dân nghèo canh tác, cho vay tín dụng bằng tiền, bằng trâu bò, nông cụ..., không đòi hỏi thế chấp bằng ruộng đất, tài sản...
Chính sách tiết kiệm đã trở thành "quốc sách" được mọi cấp, mọi ngành và đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện trong tiêu dùng. Bộ máy chính quyền của mỗi Tỉnh thường không quá 30 người; rất ít trường hợp dùng xe công cho việc riêng; đất không bị bỏ hoang, kể cả những mảnh vườn nhỏ xung quanh các cơ quan Trung ương tại An toàn khu Việt Bắc; mỗi tuần lễ, mỗi gia đình bớt ăn mấy nắm gạo bỏ vào hũ gạo nuôi quân, hũ gạo cứu đói...thậm chí ở cơ quan, một phong bì thư được dùng đi dùng lại 2-3 lần; bản nháp công văn, lần đầu viết bằng bút chì, lần sau mới viết bằng bút mực... Nhìn về hình thức, những việc trên đây mang tính bình thường nhưng trong lúc đất nước còn nghèo, với phương châm "kiến tha lâu đầy tổ" "năng nhặt chặt bị" "góp gió thành bão" thì những việc trên đây có ý nghĩa rất thiết thực, to lớn.
Các hình thức quyên góp, đảm phụ quốc phòng và một số cải cách về thuế chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chi tiêu của NSNN. Để vươn lên thế chủ động về tài chính, Đảng và Chính Phủ đã quyết định khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để in và phát hành giấy bạc Việt nam. Ngày 15-11-1945 cơ quan ấn loát (in bạc) của Bộ Tài chính, tiền thân của nhà in Ngân hàng ra đời và bắt đầu hoạt động... Từ 3/2/1946 (ngày tết đầu tiên sau Cách mạng Tháng 8 thắng lợi) ở các tỉnh Nam Trung bộ, những tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra mắt trước sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhân dân. Mọi người nô nức đổi tiền ĐD lấy tiền Việt Nam, nên Chính phủ đã thu hồi được số tiền ĐD đáng kể để chi tiêu trong những vùng chưa phát hành tiền Việt Nam. Giấy bạc Việt Nam trong giai đoạn này do Bộ Tài chính phát hành nên có tên gọi là "tiền tài chính". Trên tờ giấy bạc có hình Hồ Chủ tịch nên còn được gọi là "giấy bạc Cụ Hồ". Ngày 3/11/1945, Quốc hội đã quyết định cho lưu hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước, kịp thời trở thành lợi khí phục vụ nhu cầu của cuộc trường kỳ kháng chiến nổ ra từ 19/12/1946.
Đầu năm 1948, qua nhiều thắng lợi giòn giã, cuộc kháng chiến chống Pháp đã được chuyển sang giai đoạn cầm cự, giằng co với địch. Về kinh tế hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân "Thi đua ái quốc", phong trào thi đua sản xuất được đẩy mạnh ở tất cả vùng tự do. Về nông nghiệp đã có một số chính sách khuyến khích sản xuất được ban hành như: chia lại công điền, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, tăng cường giảm tô, giảm tức, cho vay sản xuất nông nghiệp...Về công thương nghiệp: cho vay vốn, tích cực bao vây kinh tế địch, bảo vệ hàng sản xuất ở vùng tự do. Nhờ đó, trong khu vực nông nghiệp, công thương nghiệp đã có những bước phát triển khá.
Về thuế, đã có những điều chỉnh phù hợp với thời giá lên cao, biểu thuế điền thổ tăng 50%, thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên 10% và từ 15% lên 20% (Sắc lệnh số 218 ngày 20/8/1948)
Bước vào năm 1949, căn cứ vào tình hình chung có nhiều biến động có lợi cho ta, Chính Phủ ra lệnh "Tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công". Ngày 8-5-1949, sắc lệnh số 36 ra đời, đặt ra quỹ "Tham gia kháng chiến" quy định suất đóng góp bắt buộc cho mỗi công dân là 60 đồng, tương đương 10 ngày sinh hoạt phí của bộ đội.
Năm 1950, lực lượng quân sự của ta mạnh mẽ hơn nhiều. Cách mạng Trung quốc thành công có ảnh hưởng tích cực tới cuộc kháng chiến của ta, Liên Xô, các nước XHCN và nhiều nước khác lần lượt công nhận Chính Phủ ta làm cho địa vị quốc tế của nước ta ngày càng tăng thêm, thế của ta càng mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu kháng chiến ngày càng nhiều theo hướng tích cực trên các lĩnh vực, ngày 12-12-1950 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh Tổng động viên nhân tài vật lực của toàn dân theo phương châm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" Tất cả các địa phương, toàn dân thi đua thực hiện bằng được khẩu hiệu "Thuế không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cuộc vận động trên không những chỉ có đồng bào ở vùng tự do hăng hái thi đua làm nghĩa vụ đóng góp đảm phụ, nộp thuế mà cả đồng bào vùng tạm bị chiếm cũng hăng hái, phấn khởi góp quân lương, bán thóc cho Chính Phủ. Nhân dân ta còn vượt qua bao nguy hiểm của vòng vây của giặc để tự nguyện gánh, thồ thóc ra vùng tự do "đóng nhanh lúa tốt"...
Nhìn chung trong các năm 1950-1951, kinh tế – tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn do cuộc kháng chiến phát triển, chi tiêu ngày càng nhiều. Việc thi hành chính sách tài chính còn nhiều thiếu sót, mức động viên còn mang tính bình quân, chính sách thuế còn dè dặt . . Thuế thu vừa thấp, vừa chưa đánh mạnh vào các tầng lớp có nhiều thóc, nhiều tiền . Thuế thu bằng tiền chỉ bảo đảm phần nhỏ yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công lương từ năm 1950 đã chuyển sang thu bằng hiện vật, theo luỹ tiến nhưng mức huy động còn chưa sát với các tầng lớp nhân dân. Số thu cho NSNN còn thấp nên Chính phủ phải dựa nhiều vào việc phát hành giấy bạc để đáp ứng đủ yêu cầu chi tiêu về quân sự, hành chính.
Trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Cứu quốc về kết quả tổng động viên, Bác Hồ đã nói :"Từ nay trở đi, cuộc tổng động viên phải tiếp tục rộng lớn, đều hơn, mạnh hơn. Phải làm cho bộ đội đủ ăn, đủ mặc, đủ người giúp việc trong khi chuẩn bị chiến trường, sửa sang đường sá" (Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Sự thật - Tập 5- Trang 316)
Về tài chính, phương hướng đề ra là động viên đến mức cao nhất khả năng đóng góp của nhân dân một cách công bằng, hợp lý. Chuyển hướng quan trọng đối với các khoản đóng góp chính là không thu bằng tiền mà thu bằng hiện vật, chủ yếu là bằng thóc, nhằm tránh ảnh hưởng của lạm phát, đồng bạc của ta bị sút giảm, đảm bảo cho bộ đội ăn no đánh thắng và cung cấp đủ lương thực cho công nhân viên chức Nhà nước. Trên tinh thần đó, "Quỹ tham gia kháng chiến" ban hành năm 1949 với mức quy định là 60 đồng/suất được chuyển thành "Quỹ công lương" thu bằng 10kg thóc/suất. Đồng thời tăng cường thu các loại thuế được duy trì sau khi loại bỏ các loại thuế nô dịch, mang tính chất bóc lột; sửa lại thuế điền thổ hợp lý hơn và đánh luỹ tiến vào hoa lợi của chủ ruộng đất, phù hợp hơn với khả năng của người nộp thuế, đặc biệt là động viên hợp lý vào địa chủ, phú nông có nhiều ruộng đất phì nhiêu, thu hoạch cao. Thuế môn bài được điều chỉnh tăng gấp đôi; thuế trước bạ tăng gấp 2 lần, thuế thuốc lào, thuốc lá tăng gấp 4 lần cho phù hợp với thời giá (Bộ Tài chính - Lịch sử Tài chính Việt nam - Tập 1- 1993- trang 76).
Nhằm thu hồi bớt một số lượng tiền phát hành quá mức, đẩy giá lên cao, Chính phủ ta đã dùng đến hình thức phát hành công trái. Theo Sắc lệnh 122 ngày 16/7/1946, Nam bộ là nơi đầu tiên được phát hành công trái (gọi là "công thải") để huy động sự đóng góp tài lực của nhân dân, với mức vay là 5 triệu đồng, chia làm 5 kỳ, lãi không quá 5%/năm.
Phát huy thắng lợi của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, theo Sắc lệnh số 166 ngày 11/4/1948, Chính phủ cho phát hành công phiếu kháng chiến nhằm hai mục đích: Huy động số tiền nhàn rỗi trong dân, phục vụ sản xuất chiến đấu và dùng công phiếu kháng chiến như một thứ tiền dự trữ, đề phòng trường hợp đứt liên lạc với trung ương, UBKCHC địa phương có thể ra lệnh lưu hành Công phiếu kháng chiến như giấy bạc, theo giá trị ghi trên Công phiếu kháng chiến. Dự kiến phát hành 500 triệu đồng, lãi suất 3%/năm, thời hạn trả lãi 5 năm. Do công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, việc bán Công phiếu kháng chiến kéo dài đến hết năm 1949, tiền sụt giá nhanh, cũng chỉ bán được 2/3 số phiếu phát hành.
Rút kinh nghiệp Công phiếu kháng chiến, ngày 19/9/1950, Chính phủ đã cho phát hành Công trái quốc gia, ghi bằng thóc để bảo đảm giá trị số tiền dân cho vay với tổng mức phát hành là 100.000 tấn thóc, lãi suất 3%/năm, thời hạn hoàn trả 5 năm. Công tác tuyên truyền làm tốt hơn nhưng kết quả cũng chỉ đạt khoảng 30% dự tính. Nguyên nhân chủ yếu là hình thức công trái còn xa lạ với số đông dân chúng, chỉ quen nộp thuế, ủng hộ, chưa mạnh dạn bỏ nhiều tiền ra mua công trái, một phương tiện cất giữ tiền và sinh lợi.
Nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến tăng nhanh hơn nhiều so với những cố gắng và kết quả động viên dươí các hình thức tự nguyện và bắt buộc nêu trên đây. Do đó trong 4 năm kháng chiến (1947-1950), số thu Ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chi tiêu, còn lại phải dựa vào phát hành (Bốn mươi năm trưởng thành của ngành Tài chính Việt nam 1945-1985 - trang 13).
Nhìn chung, các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ từ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1950 đã khơi dậy được lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và tinh thần đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã từng bước góp phần khắc phục được những khó khăn cực kỳ gay gắt, bảo đảm các nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều trong bước đầu của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân mà người nghèo lại hăng hái hơn người giầu có thì kết quả còn rất hạn chế. Chế độ động viên theo nghĩa vụ chưa được hình thành chặt chẽ, chính sách thuế còn sơ sài, chắp vá trên một số loại thuế dưới chế độ cũ; hệ thống thuế mới chưa được xây dựng; tư tưởng muốn xoá thuế, xem nhẹ thuế, còn phổ biến trong một số cán bộ. Số thu vào NS chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chi tiêu, phải dựa chủ yếu vào nguồn phát hành tiền, một lợi thế mà cách mạng đã giành được qua lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ Tịch là rất cần thiết và có tác dụng to lớn nhưng cũng có những tồn tại, hậu quả không tốt do tình trạng lạm phát, giá trị đồng tiền ngày càng giảm sút.
Giai đoạn 1956 - 1965 - Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạng
Bối cảnh lịch sử - Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế
Sau chiến thắng Điện biên phủ, Hiệp định Geneve năm 1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân xâm lược Pháp. Nhưng đất nước ta còn bị chia cắt: Miền Bắc được giải phóng vẫn mang hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn phá; miền Nam còn phải sống dưới ách đô hộ tàn bạo của đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Nhân dân ta bước vào thời kỳ phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Thuận lợi cơ bản đối với chúng ta lúc này là hoà bình, nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, tin tưởng ở Đảng, Bác Hồ và Nhà nước CM, hăng hái thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Chính Phủ. Đồng thời có phe XHCN tận tình giúp đỡ chúng ta. Song hoàn cảnh chiến tranh đã từng gây cho ta rất nhiều khó khăn mà bao trùm là nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói kéo dài đe doạ đời sống của nhân dân miền Bắc. Ngoài ra việc chuyển hướng quản lý kinh tế của vùng tự do cũ, chủ yếu dựa vào nông thôn sang một nền kinh tế bao gồm cả nông thôn và thành thị, với vùng mới giải phóng còn nặng nề tàn tích của Chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chưa có sự thống nhất về giá cả, tiền tệ và có nhiều việc còn rất mới mẻ, phức tạp.
Đi đôi với chủ trương khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương củng cố nền tài chính quốc gia, vạch rõ những nhiệm vụ tài chính thích hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu khôi phục kinh tế trong lúc này là:
-Tăng thu đúng chính sách, chế độ; triệt để khai thác các nguồn thu trong nước, động viên đúng mức khả năng đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Thuế vẫn là nguồn thu quan trọng nhất, đặc biệt là thuế CTN; hạ dần mức động viên đối với thuế nông nghiệp. Tăng cường các khoản thu từ xí nghiệp quốc doanh, sử dụng hợp lý các khoản viện trợ, tăng dần tỷ lệ thu trong nước.
-Giảm chi tiêu hành chính đi đôi với chống lãng phí, tham ô. Dành phần lớn chi tiêu để khôi phục và phát triển kinh tế.
-Bảo đảm thăng bằng thu chi NSNN, đi đôi với thăng bằng thu chi tiền mặt, góp phần bình ổn vật giá, thị trường, cải thiện đời sống nhân dân; chú ý đời sống bộ đội, cán bộ công nhân viên chức.
-Xây dựng chính sách, chế độ tài chính, chú ý nghiên cứu, sửa đổi những điểm chưa hợp lý và bổ sung một số điểm cần thiét trong chính sách thuế, nghiên cứu xây dựng chế độ quản lý XNQD, sửa đổi chế độ lương của CB viên chức và bộ đội.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tình hình chưa có chính sách, chế độ tài chính thống nhất giữa vùng tự do và vùng mới giải phóng. Nhà nước đã thi hành một số biện pháp chuyển tiếp từ chiến tranh sang hoà bình như:
Bãi bỏ một số thứ thuế nô dịch và bất công trong vùng tạm chiếm cũ như: Thuế thân, thuế gái điếm, thuế sòng bạc... trái với chế độ xã hội của ta
- Tạm thời vận dụng một số chính sách thuế, để từng bước khắc phục tình trạng quá chênh lệch và thực hiện nghĩa vụ đóng góp giữa 2 vùng.
+ ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vận dụng thuế nông nghiệp, thực hiện ở vùng tự do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục được thu bằng thóc để đảm bảo nhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thị trường, ổn định giá cả.
+ ở các thành thị mới giải phóng: Vận dụng các loại thuế CTN theo thể lệ của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông Dương, phát hành tiền Ngân hàng của ta vào vùng mới giải phóng.
Qua đó, xoá bỏ một bước sự khác nhau về chế độ đóng góp giữa 2 vùng, thống nhất giá cả, tiền tệ, ổn định thị trường, đời sống và tăng thu cho NSNN. Đồng thời với việc áp dụng những biện pháp tạm thời trên đây, Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu "chính sách thuế thành thị" là công cụ có hiệu lực của Nhà nước, phục vụ kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1955-1957) với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Bảm đảm yêu cầu tăng cường tích luỹ vốn để kiến thiết quốc gia, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.
- Tích cực thu hồi tiền mặt, góp phần củng cố giá trị tiền tệ, ổn định vật giá;
- Hướng dẫn hoạt động SXKD có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần bảo hộ và phát triển kinh tế quốc doanh.
- Góp phần thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho công cuộc cải tạo nền kinh tế theo hướng sử dụng, hạn chế và cải tạo CTN tư bản tư doanh bằng hình thức thích hợp (công tư hợp doanh, đại lý, kinh tiêu) hợp tác hoá người SX nhỏ, sắp xếp và chuyển tiểu thương sang lao động SX
- Điều tiết lợi nhuận CTN tư bản tư doanh, điều hoà thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Chính sách thuế mới được áp dụng thống nhất với mọi cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc: thuế đối với quốc doanh nhẹ hơn tư nhân; động viên đối với SX nhẹ hơn buôn bán; ngành nghề, mặt hàng cần thiết nhẹ hơn ngành nghề, mặt hàng không cần thiết, xa xỉ, cao cấp; biện pháp thu đơn giản, bảo đảm tính công bằng, hợp lý...
Từ cuối năm 1954, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc. Hệ thống thuế mới gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền là:
Thuế doanh nghiệp
Thuế lợi tức doanh nghiệp
Thuế buôn chuyến
Thuế hàng hoá
Thuế sát sinh
Thuế kinh doanh nghệ thuật
Thuế thổ trạch
Thuế môn bài
Thuế trước bạ
Thuế muối
Thuế rượu
Thuế xuất khẩu - Thuế nhập khẩu.
Giai đoạn 1966 - 1975 - Thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc
Ở miền Bắc - Kết quả thu các loại
Yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh (1966-1975) với những nhiệm vụ đặc biệt là vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống xâm lược, đòi hỏi số thu tăng lên gấp bội. So với thời gian 1961-1965, số thu trong nước chỉ tăng chút ít trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968); sau đó, nhờ kết quả khôi phục và phát triển kinh tế, thu trong nước tăng lên 1,6 lần so với những năm 1961-1965. Đặc biệt tăng nhanh là nguồn thu từ ngoài nước: số tiền viện trợ và vay nợ bình quân năm từ 1961-1965 là 29% tổng thu ngân sách nhà nước; 1966-1970 là 60,6% và 1971-1975 là 60,3%. Tổng hợp chung, so với 1961-1965, tổng thu ngân sách 1966-1970 gấp 2 lần; 1971-1975 gấp 2,7 lần. (Lịch sử Tài chính Việt Nam – tập I – trang 228 và 229).
Nhìn chung, trong thời kỳ 1966-1975, tài chính đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, cố gắng tăng nguồn thu để bảo đảm nhu cầu chi to lớn, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm đi đối với xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.
Giai đoạn 1976 - 1985 - Thời kỳ thống nhất đất nước - trước cải cách hệ thống chính sách thuế
Bối cảnh lịch sử 1976 - 1980
Sau thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền nam Việt nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, đất nước ta được thống nhất về mặt Nhà nước, cả hai miền Nam - Bắc cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ 1976-1980 là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Nền tài chính Việt Nam của thời kỳ này là phải phục vụ mục tiêu khôi phục kinh tế bị tàn phá nặng nề sau 30 năm chiến tranh và khắc phục sự khác biệt về kinh tế, xã hội giữa hai miền để cả nước có điều kiện thống nhất và cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới (ở phía Bắc và Tây nam) cùng với sụ cấm vận, bao vây kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Phương hướng, nhiệm vụ của tài chính quốc gia phải gắn liền với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980).
Nhiệm vụ tài chính trong thời kỳ này là từng bước thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu chi tài chính theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước, bảo đảm trách nhiệm và tính chủ động của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, cải tiến quan hệ giữa tài chính Nhà nước, tài chính xí nghiệp và tín dụng ngân hàng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976) đã khẳng định: "Trước mắt, tài chính phải xây dựng được một ngân sách tích cực nhằm bảo đảm tốt kế hoạch phát triển kinh tế và mở rộng các hoạt động văn hoá, xã hội. ở miền Nam, cần có chính sách thuế đúng đắn, công bằng, hợp lý, góp phần điều tiết các nguồn thu nhập. Cùng với việc thống nhất thị trường, giá cả, phải thống nhất chế độ tài chính trong cả nước"
Sau thống nhất đất nước, tình hình kinh tế-xã hội và các chính sách về thị trường, tiền tệ, giá cả còn nhiều khác biệt giữa hai miền. ở miền Bắc về cơ bản nền kinh tế đã được cải tạo theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở miền Nam, hoạt động công thương nghiệp tư bản tư nhân còn trong phạm vi rộng lớn. Tư bản tư nhân trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp đang giữ vai trò quan trọng. Do đó, việc thống nhất chính sách thuế trong cả nước phải được tiến hành dần từng bước, gắn với công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH với quá trình thống nhất các chính sách về giá cả, tiền tệ, thị trường.
Giai đoạn 1986 - 2000: Thời gian thành lập ngành Thuế nhà nước thống nhất
Sự cần thiết - Mục tiêu - Yêu cầu đổi mới hệ thống chính sách thuế
1. Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính sách thuế
Trải qua những năm tháng lịch sử, từ sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, hệ thống thuế và thu tài chính đã bảo đảm nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước. Mặt khác, các chính sách thuế cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, góp phần xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể.
Nhưng trước nhu cầu đổi mới của đất nước, hệ thống chính sách thuế và thu trong khu vực quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chủ yếu là:
- Chưa thể hiện được sự bình đẳng về động viên đóng góp giữa các thành phần kinh tế, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân bỏ vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng kinh tế hàng hoá. Việc áp dụng chính sách thu riêng biệt đối với kinh tế quốc doanh, tách ra khỏi hệ thống chính sách thuế, về thực chất đã làm yếu đòn bẩy kinh tế của công tác quản lý tài chính, nhất là trong giai đoạn thương mại hoá vật tư, tiền tệ hóa tiền lương...
- Chưa bao quát hết các nguồn thu có thể động viên cho Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các nguồn thu phát sinh qua cơ chế thị trường (chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, cho vay, nhượng bán tài sản, nhà đất...), có nhiều mặt trùng lắp, gây thắc mắc, suy bì không cần thiết giữa các đơn vị, giữa những người nộp thuế;
- Chính sách mang tính chắp vá. Các văn bản pháp quy về các chính sách thuế và thu chỉ được ban hành bằng hình thức dưới luật, chưa bảo đảm đầy đủ tính pháp lý theo đúng Hiến pháp quy định, chưa ngang tầm quan trọng của công tác động viên về thuế; hiệu lực thi hành còn bị hạn chế.
- Tổ chức quản lý thuế từ Trung ương đến địa phương (cả bộ máy và con người) chưa thành một hệ thống tập trung, chặt chẽ; có phần việc dẫm chân lên nhau, có trận địa lại bị buông lỏng quản lý. Trình độ nghiệp vụ, quản lý thu thuế của cán bộ thuế còn yếu kém, chưa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao theo yêu cầu phát triển đa dạng, phức tạp của tình hình mới trong cơ chế thị trường.
Sở dĩ có tình trạng như trên chủ yếu là do nhận thức tư tưởng chưa coi thuế thực sự là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng mà Nhà nước XHCN nhất thiết phải nắm và sử dụng tốt trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan điểm chung là muốn thay thế các hình thức thuế thu vào NSNN bằng các chế độ thu đối với kinh tế quốc doanh được xây dựng trên cơ chế tập trung bao cấp và tư tưởng nóng vội , muốn nhanh chóng thủ tiêu kinh tế tư bản tư nhân.
Trong cán bộ và nhân dân, còn nhiều người chưa hiểu rõ sự cần thiết phải có thuế để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Do đó, chưa hăng hái tự giác làm đầy đủ nghĩa vụ công dân về kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo pháp luật về thuế hoặc chưa tích cực đấu tranh chống các hành vi trốn lậu thuế. Công tác tuyên truyền, giải thích về vai trò của thuế , nghĩa vụ đóng góp thuế của công dân cũng chưa được quan tâm thực hiện sâu rộng, thường xuyên để từng bước nâng dần trình độ dân trí về thuế, gắn với việc xử lý nghiêm minh, từng bước đưa việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ về thuế vào nề nếp, kỷ cương.
Chế độ quản lý, thu thuế còn bị buông lỏng, dẫn đến phát triển tình trạng, tuỳ tiện trong hiệp thương mức doanh thu, thuế khoán; gây thất thu thuế và nợ đọng, dây dưa tiền thuế phổ biến, nghiêm trọng trong mọi thứ thuế, mọi thành phần kinh tế, ở tất cả các địa phương mà không bị xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Trong phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm 1991-1995, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã đề ra yêu cầu :"Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phải phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác " (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật.1991-trang 66). Nghị quyết cũng đã đề ra yêu cầu "tiếp tục đổi mới và bổ sung các luậtt huế. Kiện toàn hệ thống thu thuế, chống thất thu và lạm thu, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác thuế. Tăng cường thanh tra tài chính, kiểm soát việc chấp hành Pháp lệnh kế toán, thống kê (Văn kiện Đại hội VII – trang 72).
Từ đầu thập kỷ 90, Liên xô sụp đổ và phe XHCN tan rã. Nguồn thu từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là viện trợ cho không giảm mạnh. Quan hệ kinh tế đối ngoại chuyển sang có vay, có trả thì NSNN phải dựa chủ yếu vào thu thuế và vay trong nước. Khi thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, từng bước xoá bỏ bao cấp qua kế hoạch, qua giá, qua tín dụng thì đồng thời giảm hẳn chức năng điều tiết vào NSNN qua các đòn bẩy này. Khi áp dụng thu thuế đối với kinh tế quốc doanh thì cơ cấu thu của NSNN cơ bản cũng thay đổi, phần thuế thu vào quốc doanh và các thành phần kinh tế khác phải tương ứng với thu nhập quốc dân được tạo ra qua từng thành phần kinh tế khác nhau. Tình hình trên đây sẽ có tác động đến các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đòi hỏi đổi mới các chính sách động viên và thuế cho NSNN.
2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế
2.1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước.
Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v... Phấn đấu để thuế chiếm tỷ trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.
Mức động viên về thuế bao giờ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Đổi mới hệ thống thuế còn phải được giải quyết đồng bộ với chính sách tài chính quốc gia. Chính sách động viên về thuế phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với sự sắp xếp lại cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước theo hướng xoá bỏ các khoản chi mang tính bao cấp, phô trương, hình thức, lãng phí, đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương giảm nhẹ biên chế trong bộ máy hành chính sự nghiệp. Các Mác đã nhận định: "bộ máy Nhà nước cồng kềnh và thuế khoá nặng nề là hai khái niệm đồng nghĩa". Nếu không tinh giản được bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thì thuế động viên bao nhiêu cũng chỉ là "gió vào nhà trống"; khó có một hệ thống chính sách thuế phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước, góp phần giảm bội cho ngân sách, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả.
2.2- Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập, tiền và hàng, cung và cầu... , thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, các tầng lớp dân cư.
ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thuế và các chính sách thuế mới phải khuyến khích mạnh mẽ việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ ba chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp về thuế; khuyến khích khai thác nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu và tranh thủ vốn hợp tác với nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, không ngừng nâng cao khả năng tích luỹ.
Việc đổi mới hệ thống chính sách thuế phải phát huy được tác dụng thúc đẩy tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh; vừa khuyến khích mở rộng giao lưu hàng hoá, vừa đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng, chống đầu cơ, tích trữ, lũng đoạn thị trường, hướng dẫn và khuyến khích mở cửa, nhưng phải góp phần bảo vệ sản xuất nội địa.
Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch Nhà nước và theo chính sách quản lý tài chính - kinh tế chung của cả nước và riêng trên từng địa bàn lãnh thổ.
2.3- Về xã hội: Thuế phải tích cực góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều thành phần, sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện trên chính sách động viên bằng nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị, cá nhân, có điều kiện sản xuất, kinh doanh và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về năng suất, chất lượng, hiệu quả, uy tín.
Công bằng xã hội không có nghĩa là cào bằng, là đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải có thu nhập ngang nhau theo lối bình quần chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng góp nhiều thuế hơn người có thu nhập thấp, người có thu nhập quá thấp thì được miễn đóng góp. Tuy nhiên chính sách thuế vẫn để cho người làm ăn giỏi, sau khi nộp thuế, còn lại thu nhập được hưởng cao, thậm chí rất cao so với người làm việc lười biếng, hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, khuyến khích nhà doanh nghiệp quan tâm đầu tư chất xám, bỏ vốn cải tiến trang thiết bị kỹ thuật để tái sản xuất mở rộng, tăng tích luỹ cho cơ sở và có điều kiện nộp thuế cao một cách thuận lợi. Công bằng xã hội còn có ý nghĩa là không thể chỉ nhấn mạnh một chiều đến phát triển kinh doanh, tăng thu nhập cho nhà doanh nghiệp, nhưng lại muốn miễn giảm tràn lan, không muốn thực hiện chính sách động viên đóng góp công bằng, hợp lý cho NSNN, chỉ biết nghĩ đến mục tiêu làm cho "dân giàu" nhưng lại không quan tâm đến yêu cầu làm cho "nước mạnh", thiếu nguồn thu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng vì công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Không thể chấp nhận tình trạng nhiều người có thu nhập cao, thậm chí rất cao mà không đóng góp gì cho Nhà nước; càng không thể để kéo dài tình trạng trốn, lậu thuế để làm giàu một cách phi pháp đang xẩy ra phổ biến như là một "quốc nạn".
Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác nộp thuế đúng pháp luật của nhân dân, cũng là một yếu tố quan trọng để chính sách thuế bảo đảm được mục tiêu công bằng, hợp lý. Công bằng và bình đẳng xã hội còn được biểu hiện trên nguyên tắc xử lý đúng luật đối với mọi vi phạm, không thể duy trì lối xử lý "nhẹ với trên, nặng với dưới", càng không thể để tình trạng có "ô dù che chắn", tội nặng lại được "nằm ngoài pháp luật" để tình cảm lấn át lý trí trong việc xử lý các tội buôn bán trốn lậu thuế.
2.4- Về pháp lý: Hệ thống chính sách thuế mới phải bảo đảm tính pháp lý cao:
Thuế là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó, theo quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và xoá bỏ các Luật thuế. Như vậy, về nguyên tắc các chính sách thuế phải được Quốc hội xem xét, phê duyệt và ban hành thành luật.
Trước đây (từ 1990 trở về trước), chính sách thuế chỉ được ban hành chủ yếu thông qua pháp lệnh hoặc Nghị định chưa phù hợp với tính chất pháp lý theo quy định trong Hiến pháp về thuế . Yêu cầu đổi mới hệ thống thuế lần này là phải lần lượt xây dựng và được ban hành thành một hệ thống các luật thuế, áp dụng thống nhất trong cả nước. Nghiêm cấm bất cứ cấp nào, ngành nào, tổ chức nào tự đặt ra hình thức thuế riêng hoặc sửa đổi, xoá bỏ các luật thuế do Quốc hội thông qua.
2.5- Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi.
Đối tượng thực hiện chính sách thuế là mọi tầng lớp dân cư và mọi cán bộ quản lý, thu thuế và một số cán bộ thuộc ngành khác (như kho bạc, ngân hàng...). Do đó việc ban hành các nguyên tắc, chế độ, biện pháp để thực hiện các luật thuế phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi thông qua việc thể chế hoá bằng những quy định cụ thể trong từng văn bản pháp quy. Qua đó, mọi người đều được biết, hiểu và làm thống nhất, khắc phục được cách hiểu thế nào cũng được, làm thế nào cũng đúng, dễ tạo tuỳ tiện, tiêu cực trong cách vận dụng.
Để việc hiểu và thực hiện các luật thuế được thống nhất giữa người nộp thuế và người thu thuế, giữa các địa phương, mỗi sắc thuế đều phải có những quy định thật rõ ràng, cụ thể, đẩy đủ về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, thuế biểu, phương pháp thu, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế, của cơ sở kinh doanh; điểm nào có thể phát sinh hiểu lầm, cần phải giải thích đầy đủ. Với nội dung như trên, mỗi công dân hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có thể biết được chắc chắn mình phải nộp thuế gì, nộp thuế thế nào, phải làm gì theo đúng quy định trong từng luật thuế, cách tính thuế ra sao,... nộp bao nhiêu và từng người, từng đơn vị có thể tự mình thực hiện được việc kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn, quy định của cơ quan thuế.
Quan điểm công khai, dân chủ được quán triệt ngay từ quá trình soạn thảo các dự luật thuế, thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo, thông báo công khai để tranh thủ được ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các cơ sở kinh doanh và mọi người dân, đối với chính sách thuế dự kiến đổi mới. Các luật thuế phải thể hiện đầy đủ nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của mọi tầng lớp dân cư, kết hợp được hài hoà với lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Các văn bản pháp quy đã được chính thức ban hành đều được công khai hoá, thông báo rộng rãi để tạo điều kiện cho mọi người nắm được nội dung và làm đúng, đồng thời tham gia kiểm tra, kiểm soát, phát hiện với cơ quan thuế những hiện tượng làm sai luật thuế, cả đối với người nộp thuế và cán bộ quản lý, thu thuế. Yêu cầu dân chủ trong việc thực hiện các Luật thuế còn được biểu hiện ở chế độ khoán doanh thu, mức thuế của từng cơ sở kinh doanh cần có ý kiến của bản thân người kinh doanh đó và sự tham gia của những người trong tổ kinh doanh, trong các hội đồng tư vấn về thuế ở các phường, xã.
Tính khả thi của luật thuế được thể hiện chủ yếu qua các mức thuế suất được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình hoạt động một cách cụ thể, có sự phân tích khoa học, toàn diện, thận trọng, phù hợp với khả năng đóng góp của từng đối tượng nộp thuế. Các biện pháp về tổ chức thực hiện phù hợp trình độ quản lý của Nhà nước, khả năng quản lý của cán bộ thuế trong hoàn cảnh sản xuất, kinh doanh ở ta phổ biến là phân tán, chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, chế độ và kỷ luật về kế toán, chứng từ, hoá đơn chưa được củng cố. Những đặc điểm đó đòi hỏi hệ thống thuế mới phải đơn giản; biểu thuế, cách tính thuế không quá phức tạp, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra
2.6- Về bước đi : Phải phù hợp với đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính sách thuế.
Việc đổi mới hệ thống thuế lần này được triển khai xuất phát từ đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính sách thuế của ta chưa được thực hiện đồng bộ. Có một số loại thuế được áp dụng từ nhiều năm nay nhưng có loại thuế mới được ban hành không lâu, thậm chí có loại thuế hoàn toàn rất mới. Vì vậy, có những loại thuế đã có thể xem xét ban hành ngay bằng hình thức văn bản là luật. Có một số loại thuế mới cần qua giai đoạn thực nghiệm bằng hình thức pháp lệnh; sau một thời gian, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh để ban hành thành luật. Qua đó, bảo đảm được việc cải cách hệ thống chính sách thuế mới phù hợp với tính cấp bách về sự đồng bộ hoá các loại thuế trong cơ chế mới.
Điểm thay đổi cơ bản trong cải cách chính sách thuế là các luật và pháp lệnh thuế được áp dụng thống nhất với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy vậy, trong bước đầu chuyển tiếp từ chế độ thu quốc doanh sang chế độ thuế, không ít xí nghiệp quốc doanh còn bỡ ngỡ, chưa kịp sắp xếp lại tổ chức, sản xuất, kinh doanh thích nghi với các luật thuế mới ngay và sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó trong chính sách thuế vẫn còn những biện pháp giảm thuế, mang tính chất quá độ để giúp đỡ khu vực quốc doanh quen dần với cơ chế thuế mới.
Các mức thuế suất trong các luật thuế mới phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu động viên mới. Tuy vậy, trong bước đầu triển khai, hệ thống thuế suất mới cần có kế thừa các mức thu quốc doanh, các thuế suất trong từng loại thuế cũ, về cơ bản đã được xã hội chấp nhận, tránh gây những ảnh hưởng làm giá cả tăng hoặc giảm một cách đột ngột (đặc biệt là các loại thuế gián thu) và không gây xáo trộn lớn trong đời sống nhân dân và khả năng đóng góp của người nộp thuế cho NSNN.
2.7- Về tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách thuế
Từ tầm quan trọng đặc biệt của đợt cải cách hệ thống thuế lần này, Chủ tịch HĐBT đã có Quyết định số 05-CT ngày 12/1/1989 thành lập "Tổ chỉ đạo soạn thảo dự án luật mới về các loại thuế" gồm có các đồng chí:
Hoàng Quy, Bộ trưởng Bộ Tài chính, tổ trưởng
Phan Hiền, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Nguyễn Hà Phan, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước
Phan Văn Tiệm, CHủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước
Nguyễn Đình ẩn, Trưởng ban kinh tế Thành uỷ TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Mại, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà nội
Chu Mạnh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
Đồng chí Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch HĐBT được cử phụ trách trực tiếp tổ chỉ đạo này.
Tổ chỉ đạo được lựa chọn ngay một số chuyên gia (đương chức hoặc đã nghỉ hưu) có trình độ cao về nghiên cứu chính sách kinh tế, tài chính, nhất là về vấn đề thuế ở các cơ quan Trung ương, ở một số trường, viện và ở một số tỉnh, thành phố lập danh sách để Chủ tịch HĐBT xem xét, điều động làm việc này tập trung trong 5 tháng, kể từ trung tuần tháng 1/1989.
Căn cứ tinh thần Quyết định của HĐBT nói trên, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 10 TC/.QĐ/TCCB ngày 21/1/1989 trưng dụng 38 cán bộ trong Bộ chuyên trách nghiên cứu, soạn thảo các dự luậtt huế mới và cử một số vị lãnh đạo Cục, Vụ, Viện phụ trách các tổ nghiên cứu từng thứ thuế, gồm có các đồng chí:
Trần Xuân Thắng, Cục trưởng Cục thuế CTN: về thuế doanh thu, thuế hàng hoá;
Lê Đức Long, Cục trưởng Cục thu quốc doanh về thuế lợi thức
Phạm đức Phong, Cục trưởng Cục thuế nông nghiệp: về thuế nông nghiệp
Phạm Đình Soạn, Vụ trưởng Vụ Tài chính CN-XD: về thuế tài nguyên
Thái Phương, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngoại thương: về thuế xuất khẩu,t huế nhập khẩu
Hoàng Công Thi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu tài chính: về thuế thu nhập dân cư
Phan Văn Dĩnh, Vụ trưởng, phân tổ phía Nam
Trần Văn Tá, Phó chánh văn phòng Bộ, tổ tổng hợp
Công việc nghiên cứu được triển khai khẩn trương, thận trọng, nhiệt tình của nhiều chuyên gia các Bộ, ngành được cử trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích tình hình, tính toán số liệu, xây dựng các dự luậtt huế cùng các dự thảo văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành. Các dự án thuế đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận với nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và UBND tỉnh, thành phố. Các dự luật thuế cũng đã được thông báo công khai để tranh thủ ý kiến tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước khi được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án trình Chính phủ, Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.
B.Các luật hiện hành
Thuế Việt Nam được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các laọi thuế sau:
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT);
2. Thuế xuất nhập khẩu;
3. Thuế giá trị gia tăng (VAT);
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT);
5. Thuế thu nhập cá nhân (PIT).
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) ban hành năm 2008:
*. Đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
*. Thuế suất: Mức thuế suất thông thường là 25%. Mức thuế suất ưu đãi là 10% và 20% tùy vào doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao hoặc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn hưởng ưu đãi, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trở lại mức thuế suất thông thường.
TT
Thuế suất ưu đãi
Điều kiện
Thời hạn được hưởng ưu đãi
Thời hạn miễn giảm
Miễn thuế TNDN
Giảm thuế TNDN
1.
20%
DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
10 năm
2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế
Giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo
2.
10%
DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định, hoặc sản xuất sản phẩm phần mềm.
15 năm
4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế
50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo
3.
10%
DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Suốt đời dự án
Miễn thuế 4 năm
giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo
Thời hạn áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được tính từ năm đầu tiên kề từ khi doanh nghiệp có thu nhập.
Thời hạn miễn, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trong trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu tiên kề từ năm đầu tiên có thu nhập, thời hạn miễn giảm thuế sẽ được tính từ năm thứ tư.
Luật Thuế xuất nhập khẩu và Thuế xuất khẩu (ban hành năm 2005):
Hầu hết hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu được miễn thuế. Thuế xuất khẩu chỉ đánh ở một vài mặt hàng, chủ yếu là các tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, lâm sản và kim loại vụn. Mức thuế xuất dao động từ 0% - 45%. Giá tính thuế xuất khẩu được tính theo giá FOB.
Hàng hoá chịu thuế nhập khẩu
Nhìn chung, tất cả các hàng hóa nhập vào Việt Nam đều phải chịu thuế nhập khẩu.
Cụ thể như sau:
*. Hàng hoá được nhập qua biên giới Việt Nam theo đường bộ, đường song, cảng biển, đường sắt quốc tế, sân bay quốc tế và các địa điểm khác nơi có làm thủ tục hải quan;
*. Hàng hoá được vận chuyển từ thị trường nội địa đến khu vực phi thuế suất hoặc ngược lại; và
*. Các hàng hoá khác được cho phép mua bán và trao đổi.
Những hàng hoá sau đây không phải chịu thuế nhập khẩu:
*. Hàng hoá quá cảnh và được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển qua cửa khẩu biên giới qua các cửa khẩu hoặc biên giới của Việt Nam;
*. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng ở các khu đó;
*. Hàng hoá mang từ khu phi thuế quan đến nơi khác.
Thuế suất thuế nhập khẩu
Hàng tiêu dùng, đặc biệt là các xa xỉ phẩm, chịu thuế nhập khẩu cao, trong khi máy móc, thiết bị, nguyên liệu và các hàng hoá cần thiết cho sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng không được sản xuất trong nước, được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp hơn, hoặc thậm chí là 0%. Mức thuế suất nhập khẩu hàng hoá bao gồm: mức thuế suất thông thường, mức thuế suất ưu đãi phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hóa.
*. Mức thuế suất ưu đãi (MFN) được áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia hoặc nhóm quốc gia thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
*. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
*. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lónh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đói đặc biệt khác;
Miễn thuế nhập khẩu
*. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các đối tác nước ngoài đầu tư theo hình thức BCC trong lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và các bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
*. Ngoài ra, ưu đãi thuế có thể được áp dụng cho các trường hợp khác, cụ thể trong số đó là, (i) hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước chưa sản xuất được và (ii) nguyên liệu, vật tư và các linh kiện nhập khẩu phục vụ cho xây dựng dự án nằm trong danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc danh mục địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư.
*. Hàng nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu (nguyên liệu và hàng hóa, thành phầm phục vụ cho quá trình sản xuất) được giảm thuế nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài không phải trả thuế xuất nhập khẩu cho những hàng nhập khẩu này nếu doanh nghiệp đó nằm trong khu chế xuất.
*. Nếu doanh nghiệp nước ngoài nằm ở nơi khác, doanh nghiệp phải trả thuế xuất nhập khẩu trong vòng 275 ngày kể từ ngày nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.
Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) ban hành năm 2008
*. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
*. Khi cung cấp các hàng hoá và/hoặc dịch vụ chịu thuế VAT, doanh nghiệp phải trả thuế VAT dựa trên giá trị hàng hoá và dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, VAT áp dụng cho giá trị thuế được trả của hàng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả thuế VAT cho Hải quan đồng thời phải trả thuế nhập khẩu.
*. Thuế suất áp dụng gồm 3 mức: 0%, 5%, 10% trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Thuế VAT được tính bằng cách cộng giá tính thuế (giá thực) với thuế suất VAT được áp dụng. Với mặt hàng nhập khẩu, VAT được tính bằng cách cộng giá nhập khẩu với thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu áp dụng).
*. Hệ thống thuế VAT của Việt Nam cũng được chia thành 2 loại đối tượng nộp thuế VAT: đối tượng nộp thuế theo phương thức khấu trừ và đối tượng nộp thuế theo phương thức trực tiếp. Hầu hết các công ty và tổ chức kinh doanh là đối tượng nộp thuế theo phương thức khấu trừ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải trả thuế đầu ra sau khi khấu trừ thuế đầu vào. Doanh nghiệp phải chuyển thu nhập thuế VAT hằng tháng đến cơ quan thu thuế. Cơ quan thu thuế, ngược lại, sẽ kiểm tra khoản thu thuế VAT và cấp bảng định giá thuế cho đối tượng nộp thuế. Tiền thuế VAT thu được sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước vào tháng sau.
*. Phương thức trực tiếp thường đuợc áp dụng đối với các hộ kinh doanh nhỏ không có sổ sách kế toán thích hợp. Với những hộ này, thuế VAT được tính theo thuế suất được tính dựa trên tổng thu nhập.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành năm 2008
Các sản phẩm và dịch vụ sau đây chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
*. Thuốc lá điếu, xì gà;
*. Rượu; bia;
*. Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
*. Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
*. Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
*. Bài lá; *. Vàng mã, hàng mã;
*. Các dịch vụ đặc biệt bao gồm kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); kinh doanh giải trí có đặt cược; kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; kinh doanh xổ số.
Thuế suất:
Thuế tiêu thụ đặc biệt dao động từ 10% đến 75%. Hàng hoá và dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt cũng phải chịu thuế suất VAT 10%. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu được tính dựa trên giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu cộng với thuế VAT.
Luật Thuế thu nhập cá nhân ban hành năm 2008 Những cá nhân chịu thuế thu nhập cá nhân:
*. Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
*. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
*. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
*. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Thu nhập chịu thuế
bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ vốn đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận quà tặng;
Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần cụ thể như sau:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Chuyên gia hay cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cho phép chuyển thu nhập ra nước ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tamp224i li7879u mamp244n tamp224i champ237nh camp244ng.docx