Tiểu luận So sách chuyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu với Làng gần nhất của Kafka
LỜI MỞ ĐẦU
I. Văn học so sánh những vấn đề khái quát 2
1. Vấn đề thuật ngữ 2
2. Đối tượng, đặc trưng và vị trí riêng của văn học so sánh 2
II. So sánh truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu với Làng bên (hay Làng gần nhất) của Franz Kafka 2
1.Sự tương đồng về ý tưởng 2
2. Những sáng tạo của Nguyễn Minh Châu 4
3.Tìm kiếm nguyên nhân điều phi lí 4
4. Sự tương đồng với “Vị sứ giả của hoàng đế”- Kafka 4
KẾT LUẬN
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sách chuyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu với Làng gần nhất của Kafka, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC SO SÁNH
SO SÁNH CHUYỆN BẾN QUÊ
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỚI LÀNG GẦN NHẤT CỦA KAFKA
So sách chuyện bến quê của nguyễn Minh châu với làng gần nhất của Kafka
Học viên thực hiện : Hà Thị Hạnh
Lớp : K51-Cao học Văn
Hà Nội -2007
I. Văn học so sánh những vấn đề khái quát
1. Vấn đề thuật ngữ
So sánh vốn kà một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống thường ngày. Riêng trong lĩnh vực nghiên cưú văn học đó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ta không nên hiểu đây là một nền văn học được so sánh mà thực chất là một môn khoa học có chức năng so sánh nền văn học này với nền văn học khác hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác nhau. Trải qua nhiều thăng trầm, đấu tranh để tự khẳng định mình, văn học so sánh cuối cùng, có thể được định nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc.
2. Đối tượng, đặc trưng và vị trí riêng của văn học so sánh
2.1: Đối tượng của văn học so sánh
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của bộ môn, văn học so sánh cũng mở rộng đối tượng nghiên cứu, bao gồm 3 bộ phận chính:
- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự ảnh hưởng vay mượn lẫn nhau giữu các nền văn học dân tộc, xác địng các hiện tượng giao lưu văn học một cách thuần tuý sự kiện. Do chỉ bó hẹp đối tượng như vậy mà thời gian đầu văn học so sánh đã rơi vào khủng hoảng, đơn giản hoá văn học thế giới thành những kẻ đi vay và những kẻ bất đắc dĩ cho vay.
- Nghiên cứu các hiện tượng tương đồng, chỉ ra 2 loại hiện tượng tương đồng là: tương đồng lịch sử và tương đồng phi lịch sử. Tương đồng lịch sử là của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục hưng, Cổ điển…Loại tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về thời gian và không gian.
- Nghiên cứu các điểm khác biệt độc lập: về cơ bản đối tượng thứ 3 này nằm trong 2 đối tượng kể trên. Trong thực tiễn nghiên cứu đôi khi các nhà nghiên cứu phải so sánh 2 hiện tượng văn học khác nhau để chứng minh mức độ kháchau, qua đó khẳng định thêm một yêu cầu nào đó của mình.
2.2. Vị trí và ích lợi của văn học so sánh
Qua hơn một trăm năm tồn tại, văn học so sánh đã xác lập cho mình một vị trí vững vàng trong khoa nghiên cứu văn học cả trên phương diện lí thuyết và thực tiễn.
Về mặt lí thuyết, nó đã cung cấp tư liệu tham khảo cho người viết sử văn học dân tộc và văn học thế giới, góp phần nhận thức sâu sắc các hiện tượng văn học nói chung và hiểu được quá trình tiến hoá cảu chúng.
Về mặt thực tiễn, nó góp phần giao tiếp về mặt tinh thần giữa cá dân tộc, làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau.
II. So sánh truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu với Làng bên (hay Làng gần nhất) của Franz Kafka
1.Sự tương đồng về ý tưởng
1.1: Từ sự phi lí và bi kịch cuộc hiện sinh
Kafka là nhà văn nổi tiếng người Tiệp Khắc, ngoài 2 tiểu thuyết nổi tiếng Lâu đài và Vụ án, độc giả Việt Nam còn được biết tới ông qua những truyện ngắn và cực ngắn. Trong số đó, Làng gần nhất được coi là truyện có dung lượng nhỏ nhất của ông. Nội dung chủ yếu của truyện nằm ở sự băn khoăn về điều phi lí:
(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)
Ông nội tôi thường nói: "Đời người ngắn đến sửng sốt. Nhỡn lại, tụi thấy đời người dường như bị rút ngắn đến mức khó hiểu nổi, thử lấy ví dụ, làm thế nào một chàng trai trẻ có thể quyết định cưỡi ngựa qua làng bên mà không sợ rằng -- chưa kể đến những tai nạn -- ngay cả một đời người may mắn bỡnh thường có lẽ cũng quá thiếu thời gian cho cuộc đi đó."
Dịch từ bản Anh ngữ: "The Next Village" (do Willa và Edwin Muir chuyển ngữ),
trong Franz Kafka, The Complete Short Stories of Franz Kafka, ed. Nahum N. Glatzer
(London: Vintage
Câu chữ của truyện chỉ có chừng ấy nên những băn khoăn của nhân vậtchính lại chuyển thành sự mơ hồ khó hiểu đối với độc giả. Mỗi truyện ngắn của ông vốn được coi như một ngụ ngôn thời hiện đại, một ẩn dụ trong kinh thánh, một khám phá về những chân trời vô định. Tác phẩm của Kafka vì thế tong được nhiều trường phía tranh cãi nhận ông về họ, nhưng kích cỡ của Kafka tự nó không chịu khuôn mình trong một trường pháI nào, nó tháo tung mọi kích cỡ, nhà văn là người tự tạo ra một chủ nghĩa mới, nơI tất cả mọi chủ nghĩa đều thấy mình trong đó. Nếu bản chất của tác phẩm văn học đích thực là tính đa trị thì mỗi truyện cực ngắn của Kafka là hiện thân cho tính đa trị đó, nó mở ra nhiều khả thể bất ngờ.
Với truyện ngắn trên đây, ta tập trung chú ý vào 2 đối tượng: ông tôi, người băn khoăn chiêm nghiệm và chàng trai trẻ- đối tượng chính trong mối băn khoăn. Tứ của truyện ngắn này nằm ở sự vô lí của một hành trình tưởng như hiển nhiên khả dĩ mà hoá thành bất khả, ở những ảo tưởng trong quyết định vì chưa am hiểu sự tồn tại của cái phi lí. Mối quan hệ hay sợi dây thẩm mĩ dựa trên những ý nghĩa làng bên và cuộc hành trình khó hiểu. Đời người thường rơi vào sự luẩn quẩn vòng vo trên hành trình đi tới những gì gần giũ nhất, quen thuộc nhất. Càng đi, họ càng rời xa mục đích. Đó là điều phi lí của cuộc hiện sinh, cũng chính là bi kịch của cuộc hiện sinh.
1.2.Đến một tác phẩm thuần Việt giàu ẩn dụ
Tuy chúng tôI chưa xác lập được sự ảnh hưởng cơ chế ảnh hưởng của truyện ngắn Kafka lên tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những nét tương đồng về mặt ý tưởng trong 2 tác phẩm, nêu bật nét sáng tạo của cả hai tác giả.
a. Sự tương đồng về nhan đề truyện.
Làng gần nhất hay Làng bên – tên truyện của Kafka đều có sự tương đồng về nghĩa với tên truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Thứ nhất, đó là sự tương đồng về miền không gian nhỏ hẹp, thường là nơi khởi đầu và khép lại cuộc hành trình. Nơi ra đi và trở về, ra đi để tới những chân trời rộng mở, trở về nghỉ ngơi sau những cuộc phiêu lưu. Thứ hai là sự tương đồng về đặc tính của miền không gian: Bến quê , làng bên những từ này đều ám chỉ khoảng cách địa lí giữavị trí xuất phát của chủ thể cuộc hành trình với đích cần đến là rất gần, nằm trong tầm với. Nhưng thiết nghĩ đặt nhan đề Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã chấp nhận tước đi một tầng nghĩa khái quát để thêm vào đó sự cụ thể, cảm giác nguồn cội. Đây chính là điểm bộc lộ sự thuần Việt của nhà văn.
b. Sự tương đồng về cấu tứ
Nếu chỉ xét riêng về mặt dung lượng, truyện của Kafka là sự tối giản cực độ, trơ trọi một câu kể rất trung tính, một lời nói của nhân vật, tuyệt nhiên không có vọng âm. Truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu dung lượng lớn hơn, điều đó không có nghĩa tác phẩm sẽ là sự cụ thể hay diễn giải hoá ý đồ nghệ thuật của Kafka. Chúng tôi có thể khẳng định, Nguyễn Minh Châu chỉ học lối tư duy triết lí của Kafka, còn sứ mệnh của ông khi tạo dung Bến quê, phải chăng là làm cho tư tưởng sâu xa kia đến được với độc giả Việt Nam, qua những trang viết về con người, phong cảnh, tình huống Việt, nhưng in dấu sáng tạo của Nguyễn Minh Châu. Theo cách đó, ông đã xử lí hệ thống nhân vật theo cách riêng của mình, trong khi vẫn đảm bảo cấu tứ độc đáo của tác phẩm.
Truyện được kể bằng ngôi thứ 3, không tước bỏ tên nhân vật, tạo dung một cảnh ngộ tương đồng có phần khắc nghiệt hơn( nhân vật không chỉ già mà còn lâm bệnh sắp từ giã cõi đời). Điểm tương đồng dễ nhận thấy là hai nhân vật chính ông tôi và Nhĩ đều là nhân vật của sự trải nghiệm, nhưng đã bất lực trên con đường đi tới làng gần nhất. Nguyễn Minh Châu đã triển khai cụ thể hơn sự trớ trêu này: Nhĩ cả đời đặt chân lên nhiều vùng đất, nhưng tới lúc sắp lìa xa cuộc sống mới nhận ra mình chưa hề đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Lập tức, cái đẹp từng bị lãng quên trở thành cái đẹp gần gũi chưa kịp chiếm lĩnh; sự vô tâm hờ hững bị lấn át bởi nỗi day dứt khát khao. Nhân vật tìm mọi cách để gượng dậy, ngóng vọng bãi bồi, nhưng bất lực. Bàn chân từng đi khắp nơi giờ không thể bước qua bậu cửa nhà mình. Hình ảnh nhân vật chới với cuối tác phẩm là biểu hiện nỗ lực kiếm tìm và đánh thức. Như vậy, cấu tứ chung của hai tác phẩm này là: nhân vật trải nghiệm, nhận ra sự phi lí và bất lực trước sự phi lí của đời người.
2. Những sáng tạo của Nguyễn Minh Châu
2.1: Một biến thể khác của biểu tượng làng gần nhất
Có 2 vẻ đẹp mà đến cuối đời Nhĩ mới xót xa nhận ra, ngoài vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, là hình ảnh người vợ với chiếc áo cũ sờn, đôi mắt quầng thâm. Nguyễn Minh Châu đã đời thường hoá biểu tượng làng gần nhất mà biến thể của nó là một con người trần tục, một người nữ. Trong những truyện của Nguyễn Minh Châu, người nữ bao giờ cũng là hiện thân của lòng trắc ẩn, sự hi sinh lặng lẽ, vẻ đẹp thánh thiện. Liên tuy chỉ là một nhánh bên lề truyện, nhưng cũng là điểm cần thiết dẫn người đọc hình dung rõ hơn về các tầng nghĩa ẩn phía sau.
3.Tìm kiếm nguyên nhân điều phi lí
Độ nén trong tác phẩm của Kafka mạnh tới mức, ông cho người đọc thấy sự lưng chừng, từ bỏ vai trò là người thống chế với chiếc gậy trong tay định hướng cho độc giả. Kafka chỉ phơi bày sự phi lí, còn việc của độc giả là thể nghiệm sự phi lí đó và tìm kiếm nguyên nhân. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận khả năng tạo liên tưởng cho độc giả trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, mà chúng tôi muốn nhấn mạnh tới bản sắc Việt mà ông đã đem vào trong Bến quê. Truyện của ông không thách đố độc giả mà chính là khơi đường cho độc giả tìm hiểu những mối dây tưởng như mờ nhạt trong tác phẩm, xâu chuỗi lại để tìm được lời giải cho những băn khoăn. Ngay cả khi triển khai điều này, Làng bên của Kafka tỏ ra vẫn có những ảnh hưởng không ngừng lên nhân vật của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật chàng trai trẻ chỉ thoáng được nhắc tới trong truyện của Kafka( làm sao khác được khi trong truyện cực ngắn của Kafka tất cả chỉ là thoáng chốc), ở Bến quê, dường được cụ thể hoá thành người con trai của Nhĩ. Người con trai được bố nhờ một việc mà theo anh ta là rất lẩm cẩm: đi sang bãi bồi bên kia sông chỉ để bố nhìn thấy. Chính lối suy nghĩ và cách đi của người con trai này là lời giải cho sự phi lí mà ta đã nhắc tới ở trên. Con đường quê mùa hè rợp bằng lăng, nhưng dưới những tán bằng lăng còn những bàn cờ bày dang dở anh sà vào đám cờ đó và quên ngay chuyến đò cuối cùng của ngày sang bên kia sông đã rời bến. Phía trong cửa sổ, người cha lấy hết sức bình sinh ra hiệu cho con, nhưng vô ích. Vậy ra, câu trả lời của sự không tới được làng gần nhất không phải do đời người ngắn ngủi hay sức khoẻ, phương tiện có vấn đề, mà do con người trên hành trình của mình không tránh được những sự cám dỗ dẫn đến vòng vo, chùng chình, xa mục đích.
4. Sự tương đồng với “Vị sứ giả của hoàng đế”- Kafka
Bến quê của Nguyễn Minh Châu không chỉ có sự gặp gỡ về mặt cấu tứ với một truyện ngắn của Kafka, mà ngay trong khi lí giải sự phi lí của hành trình kia, ông đã chạm vào một truyện ngắn khác, Vị sứ giả của hoàng đế. Khi hoàng đế chuẩn bị lâm chung, có giao bức thông điệp khẩn cho sứ giả, cấp cho con ngựa khoẻ, đặc biệt, đường từ đó ra cổng thành chẳng bao xa. Nhưng vị sứ giả, từ cung vua đi, còn phải qua hậu cung, và cứ như vậy, anh ta đắm chìm trong đó không thể nào ra cổng thành cho được, bức thông điêp của hoàng đế, vì thế, vẫn là một bí mật cho tới nay. Rõ ràng dù vô tình hay hữu ý, Nguyễn Minh Châu đã có sự lí giải rất gần gũi với Kafka. Nhưng ông đã đẩy vấn đề đi xa hơn khi xây dựng chàng trai trẻ, người thực hiện cuộc hành trình, với người suy ngẫm về cuộc hành trình có quan hệ cha con. Thực ra, anh con trai chính là hình ảnh của Nhĩ thời con trẻ, điều anh muốn thực hiện mà không được, anh đã gửi gắm vào cậu con trai. Nhưng bi kịch của cuộc đời là ở chỗ: sự quẩn quanh dường như trở thành cố hữu, không tránh được sự vòng vo trong đời sống con người, kẻ có kinh nghiệm có muốn nhắc nhở người đi sau cũng khó tránh khỏi bi kịch ấy. Phát hiện và đào sâu sự tái lặp này là một đóng góp của Nguyễn Minh Châu.
Thiết nghĩ, văn học so sánh trước sau không bao giờ nhằm tới việc thẩm định để xếp thứ hạng cao thấp trong nền văn học thế giới. Công việc của chúng tôi tuyệt nhiên không nhằm tôn vinh tuyệt đối sự xuất sắc của Kafka và coi thường sự vay mượn ý tưởng của Nguyễn Minh Châu. Mà thực chất, nền văn học Việt Nam, nhờ có những nhà văn dám học hỏi và biết học hỏi cách tân táo bạo như Nguyễn Minh Châu, mới có những truyện ngắn đi vào lòng độc giả như Bến quê.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 7.doc