Tiểu luận Sự khủng hoảng của tiểu thuyết đánh giá tiểu thuyết Việt Nam Đương Đại

Cuộc sống vẫn đêm ngày “đánh” vào văn chương “trăm nghìn lớp sóng”(chữ dùng của Chế Lan Viên) và những đợt sóng ấy đã tạo nên những bước thăng trầm của văn học mọi thời đại. Trong sự thai nghén và sinh nở của các thể loại văn học, cho đến nay, tiểu thuyết được coi là đứa con sinh sau đẻ muộn. Nhưng có lẽ vì thế mà nó nhận được sự “chăm chút đầy kinh nghiệm” từ các đấng sinh thành. Song hành cùng các thể loại khác vượt con đường “băng hoại của thời gian” (Sêđrin), liệu tiểu thuyết có đủ sinh lực và “sức đề kháng” để trường tồn? Bước sang thế kỷ XX, trên văn đàn thế giới diễn ra hàng loạt các cuộc tranh luận về “Số phận của tiểu thuyết” và gần đây tại Việt Nam, câu hỏi “tiểu thuyết đang ở đâu?” đã trở thành nỗi niềm khắc khoải của các nhà phê bình nói chung và các nhà tiểu thuyết nói riêng. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó là mục đích thôi thúc người viết cầm bút Tiểu thuyết là gì? nó có phải là sự kéo dài của truyện ngắn như một số người quan niệm? Cuộc du hành của tiểu thuyết trên mọi nẻo đường bắt đầu từ “đôi chân”. Trên hành trình ấy, tiểu thuyết cũng giống như các bộ môn nghệ thuật khác, nó phản ánh hiện thực, nói như nhà triết học cổ đại Arixtốt thì “nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực”. Tiểu thuyết ra đời “khi những đường nét cuộc sống tư bản bộc lộ rõ rệt” và được đánh dấu từ “Đôn-ki-hô-tê” - “tất cả có từ Cesvantes”. Tiểu thuyết được coi là sử thi của xã hội Tư bản. Tiểu thuyết đích thực cũng giống như sử thi, đòi hỏi một cảm giác toàn vẹn, một quan điểm toàn vẹn đối với cuộc sống, đối với chất liệu nhiều mặt mà nội dung biểu hiện trong các tình huống cá nhân vốn là cái tạo thành tiêu điểm của toàn bộ chỉnh thể. Stendhal cho rằng: “Tiểu thuyết là tấm gương đi rong trên đường cái, phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi trên đường. Vậy xin đừng kết tội tấm gương nếu nó phản ánh bùn lầy” (Đỏ và đen), Gôgôn cũng đồng tình với quan niệm trên khi ông lên tiếng: “chớ nên chê cái gương nếu thấy miệng anh méo mó”.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự khủng hoảng của tiểu thuyết đánh giá tiểu thuyết Việt Nam Đương Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TIỂU LUẬN SỰ KHỦNG KHOẢNG CỦA TIỂU THUYẾT ĐÁNH GIÁ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Sự khủng khoảng của tiểu thuyết đánh giá tiểu thuyết Việt Nam Đương Đại Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch Học viên thực hiện : Vũ Thị Vân Lớp : Cao học K51 Văn Hà Nội -2007 Cuộc sống vẫn đêm ngày “đánh” vào văn chương “trăm nghìn lớp sóng”(chữ dùng của Chế Lan Viên) và những đợt sóng ấy đã tạo nên những bước thăng trầm của văn học mọi thời đại. Trong sự thai nghén và sinh nở của các thể loại văn học, cho đến nay, tiểu thuyết được coi là đứa con sinh sau đẻ muộn. Nhưng có lẽ vì thế mà nó nhận được sự “chăm chút đầy kinh nghiệm” từ các đấng sinh thành. Song hành cùng các thể loại khác vượt con đường “băng hoại của thời gian” (Sêđrin), liệu tiểu thuyết có đủ sinh lực và “sức đề kháng” để trường tồn? Bước sang thế kỷ XX, trên văn đàn thế giới diễn ra hàng loạt các cuộc tranh luận về “Số phận của tiểu thuyết” và gần đây tại Việt Nam, câu hỏi “tiểu thuyết đang ở đâu?” đã trở thành nỗi niềm khắc khoải của các nhà phê bình nói chung và các nhà tiểu thuyết nói riêng. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó là mục đích thôi thúc người viết cầm bút… Tiểu thuyết là gì? nó có phải là sự kéo dài của truyện ngắn như một số người quan niệm? Cuộc du hành của tiểu thuyết trên mọi nẻo đường bắt đầu từ “đôi chân”. Trên hành trình ấy, tiểu thuyết cũng giống như các bộ môn nghệ thuật khác, nó phản ánh hiện thực, nói như nhà triết học cổ đại Arixtốt thì “nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực”. Tiểu thuyết ra đời “khi những đường nét cuộc sống tư bản bộc lộ rõ rệt” và được đánh dấu từ “Đôn-ki-hô-tê” - “tất cả có từ Cesvantes”. Tiểu thuyết được coi là sử thi của xã hội Tư bản. Tiểu thuyết đích thực cũng giống như sử thi, đòi hỏi một cảm giác toàn vẹn, một quan điểm toàn vẹn đối với cuộc sống, đối với chất liệu nhiều mặt mà nội dung biểu hiện trong các tình huống cá nhân vốn là cái tạo thành tiêu điểm của toàn bộ chỉnh thể. Stendhal cho rằng: “Tiểu thuyết là tấm gương đi rong trên đường cái, phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi trên đường. Vậy xin đừng kết tội tấm gương nếu nó phản ánh bùn lầy” (Đỏ và đen), Gôgôn cũng đồng tình với quan niệm trên khi ông lên tiếng: “chớ nên chê cái gương nếu thấy miệng anh méo mó”. Bàn về tiểu thuyết, Bêlinxki viết: “tiểu thuyết là sự phân tích nên thơ đời sống xã hội”, Balzăc nói: “tiểu thuyết là những tấn kịch tư sản, tiểu thuyết sẽ không là gì cả nếu trong lời nói tôn nghiêm ấy nó không chính xác trong những chi tiết”. Alfred de Vigny thì cho rằng: “Lịch sử là tiểu thuyết mà nhân dân là tác giả. Nhân vật được tạo ra bằng cách tập hợp những nét rảI rác trong cả ngàn cá nhân được khảo sát một cách toàn diện”. Theo G.de Maupassant: “Nếu nhà tiểu thuyết hôm qua chọn và kể về những khủng hoảng của cuộc sống, những trạng thái gay gắt của tâm hồn, của trái tim thì nhà tiểu thuyết ngày nay viết lịch sử của trái tim, của tâm hồn, của trí tuệ ” và “tiểu thuyết là nhà văn tạo ra cho người đọc một ảo tưởng về hiện thực”. Georges Sand lại tâm sự: “chúng tôi tin rằng sứ mệnh của nghệ thuật là sứ mệnh của tình cảm và tình yêu, rằng tiểu thuyết hôm nay cần phải thay thế cho những truyện ngụ ngôn thời kỳ ấu trĩ”. “Tiểu thuyết là công trình tưởng tượng một câu chuyện văn xuôi hay những chuyện tưởng tượng xảy ra, sáng tác và sắp đặt để người đọc ham thích” (Từ điển Larouse) hay “tiểu thuyết là nơi lưu giữ hình dáng cuộc đời” (Từ điển Compton’s). Mục đích của tiểu thuyết “là tả lại cái có thật một cách nên thơ” theo Francois Mauriac. Milan Kundera thì khẳng định: “tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống, cuộc sống không phải là những gì diễn ra, mà cuộc sống là vùng các khả năng của con người, tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì con người có thể”. Robert lại nói: “tiểu thuyết là những chuyện về những nhân vật có khát vọng. Viết trong vô thức.”* Theo những tư liệu từ PGS.TS Nguyễn Trường Lịch. … Còn rất nhiều những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết, nhưng với phạm vi hạn chế, bài viết chỉ xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu và gẫn gũi. Tiểu thuyết ra đời cùng với những biến động của xã hội, chính sự phức tạp của xã hội đã tạo nên những phức tạp trong tiểu thuyết. Vì thế, bước sang những năm cuối thế kỷ XX, hàng loạt các cuộc tranh luận về “số phận của tiểu thuyết” đã diễn ra trên khắp các địa hạt của tiểu thuyết. Tạp chí Anh Books and Bookmen (năm 1963) đã đăng tải cuộc tranh luận đó mà chúng ta có thể tổng luận ngắn gọn như dưới đây. Tiểu thuyết “khủng hoảng”? Tiểu thuyết đã chết? Hay tiểu thuyết đang phát triển? Engux Uylxơn nói: “Nếu chỉ nói đến sản phẩm sách thì tôi chưa thấy một hình thức nghệ thuật nào phổ cập hơn tiểu thuyết. Còn nếu đề cập đến những hình thức tác động nghệ thuật khác thì rõ ràng gần đây tiểu thuyết đã phải nhường bước cho điện ảnh và truyền hình, xét về tính phổ cập. Là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc, tiểu thuyết đã lớn lên từ chủ nghĩa cá nhân Tin Lành sau đó tiến tới chủ nghĩa nhân đạo. Cá nhân là trung tâm của toàn bộ siêu hình học; đén bây giờ một sức mạnh chưa từng thấy đang lấn át nó, song tôi vẫn cảm thấy quá sớm để buồn rầu vì sức mạnh đó đang ngự trị - mà ngược lại, rõ ràng tiểu thuyết giữ được vị trí của nó và, còn gì tốt đẹp hơn là nó vẫn toả sáng rực rỡ ánh vinh quang như ở thế kỷ thứ 19 và vẫn còn làm sống lại chủ nghĩa cá nhân”1 Các tác giả nước ngoài, Số phận của tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới, 1983, tr.11-12. . Giôn Brâyn thì hơi lưỡng lự: “văn học - đó là một thứ mà những dự đoán hơi xác định một chút thôi, cũng khó lòng làm được. Có thể tiên đoán những biến đổi xã hội hoặc kinh tế nhưng bao giờ cũng sẽ còn mở ngỏ một câu hỏi: những biến đổi đó ảnh hưởng ở mức độ nào đến sự phát triển của tiểu thuyết.”2 Sđd, tr.13 Nhưng cuối cùng ông cũng khẳng định: “Dù sao chăng nữa tôi cũng không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tiểu thuyết đang mất ý nghĩa là một thể loại văn học chủ chốt”3 Sđd, tr.13 . Kingxly Emix cũng cho rằng tiểu thuyết không khủng hoảng: “Không, tôi không cảm thấy tiểu thuyết đang lâm vào tình trạng bị đe doạ; vô luận thế nào đi nữa, giữa các thể loại văn học khác, tôi không thấy thể loại nào là địch thủ của nó, dù ta chưa rõ những biến đổi xã hội trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến nó ra sao. Ắt hẳn những biến đổi ấy phải lớn lao lắm mới tước đoạt được vị trí hàng đầu của tiểu thuyết.”4 Sđd tr.15 Philip Toinby còn e dè: “Tôi không dám nói tiểu thuyết đang hấp hối nhưng tôi tin rằng trong tương lai nó sẽ tách ra ít nhất cũng là hai biến thức về mặt thể loại”5 Sđd tr.17 , nhưng Natali Xarrôt thì khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết: “Tôi tuyệt nhiên không cho rằng tiểu thuyết đang trong cơn nguy biến. Ngược lại, tôi tin chắc rằng, sự phát triển của điện ảnh, của truyền hình sẽ bắt tiểu thuyết từ bỏ hoàn toàn cái việc mà nó hoàn toàn chẳng việc gì phải lai vãng đến, thì lại chỉ làm cho tiểu thuyết trở thành một hình thức nghệ thuật độc đáo hơn, gạn lọc, bổ sung thêm cho nó tính độc lập.”6 Sđd tr.16 Cuộc mạn đàm về “tiểu thuyết và tương lai” không chỉ dừng lại ở đó, nó kéo dài đến hàng chục năm tiếp theo trên báo chí văn học. Trên các nhật báo, tạp chí, sách… đâu đâu cũng thấy xuất hiện những cụm từ: “khủng hoảng của tiểu thuyết”, “suy thoái của tiểu thuyết”, “tiểu thuyết trong ngõ cụt”, “những giới hạn của tiểu thuyết”… Từ những năm 50 thế kỷ XX, đã có không ít những cuộc điều tra, những hội thảo và toạ đàm quốc tế, ở đó những người tham dự bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng hiện thời của tỉeu thuyết và triển vọng của thể loại này. Những cuộc gặp gỡ quốc tế của những người hoạt động văn học diễn ra ở Eđinbua (Scôtlen), ở Xtơraxbua và Pari (Pháp), ở Viên (Áo), ở Lêningrat (Nga)… Những bản điều tra và những cuộc toạ đàm bằng thư với sự tham gia của các nhà tiểu thuyết xuất chúng, các nhà phê bình văn học, các nhà xã hội học, triết học… đã tổ chức bởi tạp chí Books abroad (Mỹ), Books and bookmen (Anh), Cuadernos de cultura (Achentina), Lettres francaises và Nouvelles litteraires (Pháp), Paese sera (Ý)… Trong những cuộc tranh luận về tiểu thuyết và số phận của nó, có hai cách nhìn đối lập nhau. Một bộ phận cho rằng: “tiểu thuyết với tư cách một thể loại văn học đã kiệt quệ, trong sự phát triển của nó, nó đang đi vào ngõ cụt, đang tiêu vong”7 E.F.Tơrutsenkô, Thời đại hiện nay và số phận của tiẻu thuyết, Sđd, tr.355. . Một số khác có quan niệm lạc quan: “với tư cách là hình thức giàu sức chứa đựng nhất cả về tư tưởng lẫn về nghệ thuật, tiểu thuyết, trong những mẫu mực ưu tú của nó đã và sẽ không mất chỗ đứng xứng đáng của nó, sức tác động của nó đến ý thức và tình cảm con người”8 E.F.Tơrutsenkô, Thời đại hiện nay và số phận của tiẻu thuyết, Sđd, tr.355 . Làm quen với những bằng cứ về sự “khủng hoảng” của tiểu thuyết, các nhà lý thuyết và phê bình đã kết án từ hình dạng sáng tác văn học này từ những lập trường hết sức khác nhau. Các “chiến binh hung hăng” của chủ nghĩa môđen tư sản và đủ loại biến thức của “chủ nghĩa tiền phong” tuyên bố là đã lỗi thời loại tiểu thuyết xã hội của chủ nghĩa hiện thực từng đạt đến đỉnh cao nhất ở thế kỷ XIX trong sáng tác của Balzăc, Đichken, Đôxtôiepxki, Tônxtôi và các nhà cổ điển khác, đồng thời, theo nhìn nhận của họ, nó đã khô cạn các khả năng của nó với tư cách một thể loại văn học. Tiểu thuyết truyền thống bị đối lập bởi tiểu thuyết môđen. Được tuyên bố như các “cha đẻ” của tiểu thưyết thế kỷ XX, Proust, Joyce, Kafka - những bậc thầy đã trở thành “tiên khu” của các trào lưu môđen, hình thức chủ nghĩa và suy bại của văn học đương đại. Sự phản kháng chống tiểu thuyết truyền thống thể hiện rõ trong những vấn đề nhân vật, cốt truyện, thời gian … Nguyên nhân sự khủng hoảng tổng quát của tiểu thuyết như một thể loại sáng tác ngôn từ, các tác giả cho rằng là do những ý niệm bị biến đổi về thế giới, ở tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống tinh thần con người. Về người đọc, trong cuốn “Tiểu thuyết” của Giooc-giơ-Giăng, tác giả nghiên cứu khá kỹ vấn đề thụ cảm của người đọc đối với thể loại chủ đạo của văn học và tác động đến số phận của nó trong thế giới tư sản - thế giới “công nghiệp sách”, thế giới của thương mại, quảng cáo, đồng thời cùng với những thứ đó là ảnh hưởng đến tiểu thuyết từ phía khoa học, từ phía thông tin gia tăng, từ phía truyền thanh, truyền hình, điện ảnh và thời gian dành để đọc bị mất đi do ngồi trước máy thu hình. Jăng-Pie Mônie trong “Trạc tuổi giao thời của tiểu thuyết” đã đối chiếu nhiều phim và tiểu thuyết khi tiến hành khảo sát quan hệ qua lại của điện ảnh và văn học. Cùng với những biến động trong xã hội thì ngôn ngữ cũng thay đổi. Tuổi thọ của tiểu thuyết ngày càng ngắn lại và số lượng tiêu thụ cũng giảm nhanh chóng. Những cốt truyện hay, hấp dẫn thì dường như đã được khai thác hết từ thế kỷ XIX rồi. Gôlman giải thích sự khủng hoảng là do kinh tế thị trường biến thành kinh tế của các tơrơt và cacten. Vậy làm thế nào để tiểu thuyết bắt nhịp được với đời sống hiện đại? Sau hàng loạt những cuộc điều tra xã hội học, R.Burnơf và R.Kelle đã đi đến kết luận: nhà tiểu thuyết cần phải hiểu thời mình và biểu hiện hiểu biết đó, anh ta cần thâm nhập sâu vào ý nghĩa của cái được miêu tả… tiểu thuyết cần có sự cộng hưởng xã hội. Tương lai của tiểu thuyết là một vấn đề nổi cộm, yêu cầu phải đổi mới là tất yếu và tiểu thuyết mới ra đời. A.R.Grillet, một đại diện tiêu biểu cho tiểu thuyết mới cho rằng: tiểu thuyết truyền thống đã bước vào giai đoạn khủng hoảng, “nghệ thuật không bao giờ là sự minh hoạ một sự thực hoặc một câu hỏi đã biết trước mà là đặt ra những câu hỏi chưa hề được biết đến” và phải thay đổi hình thức của tiểu thuyết.9 Lê Phong Tuyết, Alain-Robbe-Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Nxb Khoa học xã hội, H.1995, tr.18-19. Ông chỉ rõ “phân tích tâm lý nhân vật” và “chiều sâu” của sự việc không còn sức hấp dẫn nữa. Từ đó, chủ trương miêu tả là chính và chỉ miêu tả trên bề mặt sự việc. Về nhân vật, ông muốn loại bỏ những nhân vật xưa với cả một tấm lý lịch cụ thể, với sự phát triển tâm lý trong những hoàn cảnh cụ thể, bởi “loại tiểu thuyết các nhân vật thuộc về quá khứ, nó thể hiện một thời đại: thời đại đánh dấu đỉnh cao của cá nhân.” Người kể chuyện cũng nên biến mất dưới hình thức tàng hình, nhưng anh ta vẫn bị phát hiện ra do những vết tích khá rõ ràng: những lo lắng, những ám ảnh và những cảnh anh ta tưởng tượng ra. Thời gian là ván đề lý thú hơn cả. Ngay từ Marcel Proust và Kafka, quá khứ và hiện tại đã xen kẽ, lẫn lộn tạo thành cơ sở tổ chức của cốt truyện. Viết về thời gian, các nhà tiểu thuyết mới dùng động từ thời hiện tại, thứ tự thời gian thì hoàn toàn bị phá vỡ, thời gian hoà lẫn ảo giác. Đặc biệt, không thể bỏ qua từ ngữ, bởi có nó mới có vinh quang của tác phẩm. A.R.Grillet quan niệm: “nghệ thuật không phải là một caíi phong bì có màu sắc sáng chói ít hoặc nhiều để trang trí “bức thông điệp” của tác giả, một chất sơn quét trên tường, một thứ nước xốt để rưới cá. Nghệ thuật không phục tùng bất cứ một công việc nào thuộc loại đó, cũng như không phục tùng bất cứ chức năng định trước nào”. Tên tuổi các nghệ sĩ bậc thầy của tiểu thuyết thế kỷ XX: M.Gorki, A.Tôlxtôi, M.Sôlôkhôp, R.Rôlăng, Gôlxuôrthy, Đraizơr, Maria Puimanôva… và sự tồn tại của các kiệt tác văn chương thế giới đã khẳng định: “tiểu thuyết chưa kiệt quệ… tôi không thấy có căn cứ để nói đến sự suy sụp của loại hình văn học rộng lớn này” (Yarôxlav Ivaskêvich). Và quả thật “khi tâm hồn một người có xu hướng nhận thức tâm hồn một người khác thì sự miêu tả nghệ thuật là cần thiết cho người ta” (Anna Zêgơrx). Tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trở lại với những năm đầu thế kỷ XX, sự tiếp xúc với phương Tây như một cơn gió mạnh khiến “cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay”, sự gặp gỡ ấy là “cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”10 Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, H.1999, tr.15. . Hàng loạt những biến đổi diễn ra trong khắp các mặt trận: kinh tế xã hội, tư tưởng, văn hoá, lối sống… Tiếp theo đó là sự thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “trấn động địa cầu” đưa hoà bình lập lại trên toàn lãnh thổ nước nhà (1975). Đất nước ta bắt đầu thay da đổi thịt để bước vào công cuộc đổi mới (1986). Cho đến ngày nay, đất nước ta vẫn không ngừng phát triển quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên toàn thế giới với mục tiêu: “hoà bình, hợp tác và phát triển”, các luồng tư tưởng cũng từ đó theo vào. Bêlinxki cho rằng: “Nếu như có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại”. Vậy hình thức của thời đại ngày nay là gì? Không phải ngẫu nhiên ở Trung Quốc người ta gắn liền hình thức thể loại với các thời đại như: Tống từ, Hán phú, Đường thi, tiểu thuyết Minh Thanh… Từ khi nước ta đổi mới (từ đại hội VI - 1986), văn học Việt Nam chuyển biến rõ rệt. Người ta cho rằng việc tìm một cách thức thể hiện văn chương hợp thời giống như việc ăn mặc hợp thời vậy. Nếu chỉ khăng khăng với một cách viết, một thể loại thì khác gì “bức sốt nhưng mình vẫn áo bông”? Có phải đã qua rồi thời của truyện ngắn, đã đến lúc các nhà văn phải bươn trải trên con đường của tiểu thuyết? Quả thật là sau những thành công của các tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường… thì tiểu thuyết thực sự khởi sắc. Nếu “tất cả có từ Cesvantes” thì ở Việt Nam tiểu thuyết bắt đầu từ “Phiên chợ Giát” của Nguyễn Minh Châu. GS. Đỗ Đức Hiểu coi đây là “một tâm trạng lớn, là những cảm xúc và những suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một tác phẩm nghệ thuật mở, và một bức tranh lạ lùng … có một tầm cỡ lớn”. Để có những bước đột phá ấy, Nguyễn Minh Châu từng mạnh dạn “ai điếu” một chặng đường trì trệ của nền văn nghệ lỗi thời và nhà văn dám nhìn thẳng vào thực trạng “cái hành lang vừa hẹp vừa thấp” làm tắc nghẽn bước tiến chung của văn chương nước nhà và bào mòn thị hiếu cảm xúc thẩm mỹ của công chúng. “Phiên chợ Giát” thực chất cái mới có được ở đối tượng và nội dung phản ánh. Tác phẩm có tầm khái quát rộng lớn về xã hội và con người trong một khoảng thời gian khá dài của lịch sử và một không gian rộng lớn của đất nước, tuy nhiên dung lượng tác phẩm lại rất súc tích. Truyện không dừng lại ở cuộc đời của lão Khúng mà được mở rộng trên khắp các bình diện khác, gắn thân phận nhân vật chính với bối cảnh chung của xã hội. Diện phản ánh của tác phẩm đã được mở rộng, khơi sâu. Từ một cái nhìn rộng hơn, những tiểu thuyết đề cập đến chủ đề lịch sử luôn nằm ở trung tâm mối quan tâm của đời sống văn học ở Việt Nam. Những năm đầu đổi mới, các tác phẩm cuối cùng có giá trị như những di chúc tinh thần của nhà văn Nguyễn Minh Châu là những sáng tác như những tiểu thuyết cô đọng trong tình thế chạy đua với thời gian để chiến thắng cái chết: Phiên chợ Giát và Cỏ lau. Tiếp theo đó là bài Hãy viết lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa là những tác phẩm đánh dấu lựa chọn dứt khoát của nhà văn về một thay đổi triệt để của đời sống văn học. Với nhu cầu nhận thức lại thực tại, nhà văn Lê Lựu viết Thời xa vắng, mạnh dạn bước vào đề tài số phận con người bình thường trong mối quan hệ giằng xé giữa tự do của trái tim mỗi con người. Thực tại ở đây là những vùng hiện thực mà trước đây do nhu cầu của lịch sử nên chưa được chú ý đúng mức. Những vùng hiện thực đó đến nay trở nên sôi động và cấp thiết đòi hỏi được nhận thức và phản ánh sâu sắc. Thời xa vắng có phải là thời mà con người bị kiềm toả, chính ở nơi sâu thẳm của trái tim, nơi mà lẽ ra con người phải được tự do nhất cho dù là thầm kín, thì thời ấy, con người cũng không có quyền đó. Lời bộc bạch muộn màng của Giang Minh Sài như lời oán thán của một kiếp người không có hạnh phúc: “Nửa đời người yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ mới biết mình là thế nào thì đã…” Đến Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “sống như thế nào trong mối tương quan giữa con người và hoàn cảnh”. Nhà văn tái hiện lại đời sống trong một gia đình Việt Nam hiện nay, đặt câu chuyện gia đình trước ánh sáng của những quan hệ xã hội. Mùa lá rụng trong vườn là sự đột phá vào mảng hiện thực này, là một khám phá mới trong đời sống văn học bấy giờ. Các thế hệ trong gia đình ông Bằng đã biến thiên theo dòng đời. Người sống tốt lên, người lại hèn kém đi, trong đó vợ chồng Đông-Lý nổi lên như một sự báo động khẩn cấp, với lối sống tầm thường: “đời có gì là phải có nấy”. Nội tâm, ngoại hình, tính cách, hành động và ngôn ngữ của Lý tiêu biểu cho lớp thị dân hãnh tiến. Từ một người con dâu đảm đang, tháo vát, Lý đã trượt dốc theo những cuốn hút của cuộc sống phương Tây. Lá vàng rụng, lá vàng rơi đó là sự rơi rớt của đạo lý không chỉ ở khu vườn nhà ông Bằng mà nó đang rơi ở khắp các gia đình trước bão táp kinh tế thị trường. Vài năm sau những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh đã gây nên một làn sóng dư luận dữ dội. Nhiều tờ báo đăng tảI các bài phê phán Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là “điên loạn rối bời”, và những ám ảnh về chiến tranh của nhân vật chính là “bôi nhọ quân đội”. Nhưng rồi người ta lại liên tục tái bản và tiểu thuyết đó được ghi vào danh sách những cuốn sách bán chạy bởi quan niệm về đổi mới tiểu thuyết đã được chấp nhận. Nét mới của tác phẩm là ở kết cấu đa tuyến, nhiều tầng nhiều lớp và dừng lại sâu ở tình trạng con người - chủ điểm của tiểu thuyết. Nhân vật cựu chiến binh Kiên là một hiện tượng đặc biệt có ý nghĩa tiêu biểu. Trên một phương diện, Kiên mang những đặc điểm của kiểu nhân vật - chủ thể của tiến trình lịch sử (người tình nguyện tham gia chiến tranh), ở khía cạnh khác, anh ta lại là nạn nhân của lịch sử (trong chiều kích của những mất mát không gì bù đắp được của người đã đi qua chiến tranh) và ở một bình diện khác, trong cái dáng vẻ dửng dưng, lãnh đạm của một kẻ xa lạ tham gia chiến tranh, là  kẻ hiếm hoi đi qua toàn bộ cuộc chiến với một số phận kỳ lạ được tự ý thức, anh ta là kẻ quan sát - chứng nhân của lịch sử, điều được anh ta lãnh nhận như một thiên mệnh thiêng liêng. Thế giới tinh thần của Kiên hoà trộn giữa những trạng thái tâm lý và những suy tưởng và chủ âm ‘‘nỗi buồn chiến tranh’’, vừa là hình chiếu của những vết thương tinh thần của con người trong chiến tranh vừa là tâm trạng bàng bạc trong những suy tư về chiến tranh. Ở đây, rõ ràng một mặt con người được soi sáng từ bên trong thông qua những kỹ thuật mô tả đời sống tâm lý, mặt khác được phản ánh từ nhiều góc độ để nêu bật được những khía cạnh phức tạp của con người trong những tình thế và hoàn cảnh lịch sử - một khuynh hướng tiêu biểu của tiểu thuyết đương đại ở Việt Nam. Cách hành xử với cốt truyện táo bạo nhất diễn ra khi tác giả phá vỡ tính liên tục về thời gian và nhân quả của các biến cố trong cốt truyện. Tính phức tạp của kỹ thuật tiểu thuyết đương đại còn được gia cố thêm bằng sự linh hoạt trong việc luân chuyển giữa trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba. Điều này kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật với sự đồng hiện của các loại lời của người trần thuật, nhân vật gián tiếp tự do - sự pha trộn giữa lời của người trần thuật và lời nhân vật. Những hiện tượng hình thức nói trên phản chiếu một sự thay đổi trong bản chất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Không phải vô lý khi một trong những môtip được sử dụng trong tự sự (từ Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh) là con người sống lại không gian quá khứ, tìm lại ‘‘thời gian đã mất’’ của cuộc đời mình và sự phân rã cốt truyện trở thành một hiện tượng phổ biến. Lịch sử tan vỡ thành những mảnh vụn ý thức cá nhân và nhà văn trở thành người đi gom nhặt những mảnh vụn đó từ bóng tối cuả các thân phận. Tiểu thuyết Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu phát triển lên một tầm mới về chất. Đó là một nhu cầu cấp bách và không ai có thể phủ nhận. Tất cả những người có thực tâm với tương lai của tiểu thuyết đều chia sẻ một mối ưu tư: Tiểu thuyết của chúng ta đang ở đâu? nó đang phát triển theo hướng nào? Chúng ta thiếu gì, cần gì ở thể loại này? Cho dù có nhiều biến động, song tiểu thuyết Việt Nam đã từng khởi sắc và không vì lẽ gì mà có sự trượt dốc. Những kiến thức lý luận tiểu thuyết tràn ngập khắp nơi, trong khi hiện thực đang vận mình biến đổi thì tương lai của tiểu thuyết không thể rẽ vào ngõ cụt. Chúng ta chờ đợi một sự khởi sắc mới và lâu bền của thể loại này trong nay mai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 18.doc