Mở đầu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dân tộc ta đã rửa được nỗi nhục mất nước, đòi lại được tên tuổi trên bản đồ thế giới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn độc lập" và long trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Tuyên ngôn độc lập vừa khẳng định quyền tự do của dân tộc, vừa nêu cao ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết giữ vững nền độc lập của dân tộc, kiên quyết chống mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch.
Đất nước giành được độc lập rạng rỡ non sông, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nền độc lập dân tộc vừa mới trở thành hiện thực đã phải đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt do những âm mưu thâm độc phá hoại của các tập đoàn đế quốc và bè lũ tay sai. Lúc này, trên đất nước ta có gần 30 vạn quân của nhiều nước, chiếm đóng hầu hết các vị trí chiến lược quan trọng và đều có âm mưu dùng vũ lực để lật đổ chính quyền cách mạng, thủ tiêu nền độc lập dân tộc, đưa dân tộc ta trở thành cuộc sống nô lệ.
Đứng trước sự mất còn của cách mạng, nền độc lập dân tộc và trong hoàn cảnh quốc tế nhiều mặt có lợi cho bọn xâm lược, chúng ta lại chưa có điều kiện để phát huy những điều kiện cơ bản, lâu dài và chưa thể cùng một lúc khắc phục được những khó khăn chồng chất, nhưng với bản lĩnh kiên định, vững vàng, phương pháp cách mạng khoa học, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những biện pháp quan trọng để giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Cuộc đấu tranh với kẻ thù trong và ngoài nước lúc này đều xoay quanh giữ vững quyền độc lập dân tộc khi mà kẻ thù rắp tâm quyết cướp lại nước ta một lần nữa bằng quân sự và so sánh về lực lượng giữa ta với địch là thế "châu chấu đá voi". Để tránh tình thế bất lợi cho ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời để có thêm thời gian xây dựng thực lực cách mạng về mọi mặt sẵn sàng đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng ta biết chắc rằng khó có thể ngăn chặn được, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một sách lược mềm dẻo với kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự lường được việc chúng ta phải chấp nhận một số yêu sách của kẻ thù, phải chịu thiệt thòi, mất mát nhất định; song, trong nhân nhượng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giữ vững nguyên tắc và không bao giờ hy sinh quyền lợi của dân tộc
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giữ vững độc lập dân tộc (1945 - 1946), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giữ vững độc lập dân tộc (1945 - 1946)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dân tộc ta đã rửa được nỗi nhục mất nước, đòi lại được tên tuổi trên bản đồ thế giới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn độc lập" và long trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Tuyên ngôn độc lập vừa khẳng định quyền tự do của dân tộc, vừa nêu cao ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết giữ vững nền độc lập của dân tộc, kiên quyết chống mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch. Đất nước giành được độc lập rạng rỡ non sông, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nền độc lập dân tộc vừa mới trở thành hiện thực đã phải đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt do những âm mưu thâm độc phá hoại của các tập đoàn đế quốc và bè lũ tay sai. Lúc này, trên đất nước ta có gần 30 vạn quân của nhiều nước, chiếm đóng hầu hết các vị trí chiến lược quan trọng và đều có âm mưu dùng vũ lực để lật đổ chính quyền cách mạng, thủ tiêu nền độc lập dân tộc, đưa dân tộc ta trở thành cuộc sống nô lệ. Đứng trước sự mất còn của cách mạng, nền độc lập dân tộc và trong hoàn cảnh quốc tế nhiều mặt có lợi cho bọn xâm lược, chúng ta lại chưa có điều kiện để phát huy những điều kiện cơ bản, lâu dài và chưa thể cùng một lúc khắc phục được những khó khăn chồng chất, nhưng với bản lĩnh kiên định, vững vàng, phương pháp cách mạng khoa học, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những biện pháp quan trọng để giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Cuộc đấu tranh với kẻ thù trong và ngoài nước lúc này đều xoay quanh giữ vững quyền độc lập dân tộc khi mà kẻ thù rắp tâm quyết cướp lại nước ta một lần nữa bằng quân sự và so sánh về lực lượng giữa ta với địch là thế "châu chấu đá voi". Để tránh tình thế bất lợi cho ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời để có thêm thời gian xây dựng thực lực cách mạng về mọi mặt sẵn sàng đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng ta biết chắc rằng khó có thể ngăn chặn được, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một sách lược mềm dẻo với kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự lường được việc chúng ta phải chấp nhận một số yêu sách của kẻ thù, phải chịu thiệt thòi, mất mát nhất định; song, trong nhân nhượng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giữ vững nguyên tắc và không bao giờ hy sinh quyền lợi của dân tộc. Chủ trương nhân nhượng với kẻ thù của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. V.I.Lê-nin cho rằng: "Do hoàn cảnh bắt buộc, nên có lúc ngay cả chính đảng cách mạng nhất của một giai cấp cách mạng nhất cũng cần phải thực hành thoả hiệp; vấn đề là ở chỗ phải biết cách thông qua tất cả những sự thoả hiệp đó mà giữ gìn, củng cố, tôi luyện và phát triển sách lược cách mạng, tổ chức cách mạng, ý thức cách mạng, sự quyết tâm, sự chuẩn bị của giai cấp công nhân và của đội tiền phong có tổ chức của nó, tức đảng cộng sản". Nhận thức sâu sắc quan điểm ấy và xuất phát từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 - 1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược mềm dẻo, hoà hoãn. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn và hành động phá hoại của các loại kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. Về phía quân Tưởng, chúng ra sức thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt minh và lật đổ chính quyền cách mạng. Song, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, muốn tập trung lực lượng, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là thực dân Pháp, chúng ta cần phải nhân nhượng, hoà hoãn quân Tưởng với khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện". Chúng ta chấp nhận tiêu tiền quan kim; cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân đội Tưởng; để bọn Việt quốc, Việt cách - tay sai của Tưởng - tham gia Quốc hội, Chính phủ liên hiệp lâm thời nhằm hạn chế sự chống phá điên cuồng của quân Tưởng ở phía Bắc và giữ vững nền độc lập dân tộc. Đồng thời, thực hiện điều đó giúp chúng ta có thêm thời gian hoà bình để củng cố hệ thống chính trị, triển khai thực hiện các chủ trương diệt giặc đói, diệt giặc dốt, xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược do kẻ thù gây ra. Thành công nổi bật của sách lược này chính là Đảng ta vẫn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, chính quyền cách mạng được củng cố, mục tiêu độc lập dân tộc vẫn được giữ vững; đồng thời, chúng ta đã đẩy nhanh quân Tưởng ở phía Bắc và quân Anh ở phía Nam ra khỏi đất nước để tập trung đối phó với kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. Phân tích rõ ý đồ của Pháp, trước tình hình Pháp - Tưởng đã thoả hiệp, mua bán với nhau và ký hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh ngày 28 - 2 - 1946, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết đấu tranh, tranh thủ mọi khả năng và chọn con đường tạm hoà hoãn với Pháp. Sau những cuộc tiếp xúc, đấu tranh, đàm phán giữa ta với Pháp, ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ đã được ký kết ở Hà Nội. Hiệp định quy định Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có Nghị viện, Chính phủ, quân đội và tài chính riêng, song nằm trong liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp; Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau hai năm phải rút về nước; hai bên đình chỉ xung đột. Sau đó, ngày 9 - 3 - 1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Hoà để tiến". Chỉ thị phân tích làm rõ chủ trương hoà với Pháp là hoà với kẻ thù chính để loại bớt quân Tưởng, tránh tình thế bất lợi phải cùng một lúc tác chiến với nhiều kẻ thù; đồng thời để bảo toàn lực lượng, bổ sung thêm cán bộ, bồi dưỡng củng cố phong trào, tạo thực lực cho cách mạng sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù. Thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng và quân Pháp trong năm 1945 - 1946 là sự nhân nhượng có nguyên tắc, thể hiện sự tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một mặt, chúng ta kiên trì đấu tranh bằng phương pháp hoà bình đòi Tưởng - Pháp phải thi hành Hiệp định, mặt khác kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và những hành động phá hoại vi phạm chủ quyền, vi phạm độc lập dân tộc của Việt Nam. Tuy nhiên, với Hiệp định sơ bộ, do hoàn cảnh lịch sử và tương quan so sánh lực lượng chưa cho phép, chúng ta phải chấp nhận một nền độc lập, thống nhất bị hạn chế và có điều kiện. Song, tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, ngày 14 - 9 - 1946, với thái độ kiên quyết, lập trường kiên định, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đòi phía Pháp phải ghi vào Hiệp ước vấn đề đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ, thả tù chính trị, thực hiện các quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ. Điều đó chứng tỏ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam. Theo quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền độc lập dân tộc bao gồm nhiều nội dung rộng lớn gắn liền với chủ quyền quốc gia cả về nội trị và ngoại giao. Đó là quyền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, bao gồm tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đấu tranh đòi thực dân Pháp cũng như các thế lực khác phải tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Quyền độc lập tự do của dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vì thế, bất cứ thế lực nào kéo tới xâm lược thôn tính đều bị giáng trả, bất cứ kẻ nào phá hoại từ bên trong đều bị trừng trị nghiêm khắc. Trong cuộc đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc thời kỳ 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chủ quyền quốc gia gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy, khi thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ tách Nam Kỳ ra khỏi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tại cuộc họp báo ngày 12 - 7 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Nam Kỳ cùng một tổ tiên với chúng tôi…, tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam". Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kiên quyết đấu tranh phản đối âm mưu của Pháp hòng chia đất nước ta trở thành 3 xứ như thời còn thuộc địa của Pháp. Giữa năm 1946, diễn biến nước Pháp ngày càng phức tạp. Khả năng hoà hoãn ngày càng khó khăn. Những cuộc đàm phán đấu tranh không mang lại kết quả gì, vì Pháp trước sau chỉ muốn tái lập ách thống trị và chia rẽ đất nước ta. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh giữ vững nền độc lập dân tộc, ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược vi phạm quyền độc lập của dân tộc. Theo Người, "nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Người khẳng định: Không có gì quý hơn độc lập tự do, vì không có độc lập tự do cho dân tộc thì không thể nói đến sự giải phóng con người về mặt xã hội, không thể nói đến mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Một nền độc lập dân tộc chỉ thực sự có giá trị khi mang lại lợi ích cho nhân dân, mà trước hết là những quyền lợi cụ thể, thiết yếu nhất. Do đó, Người không thể chấp nhận thứ độc lập hình thức, giả hiệu, mị dân. Xuất phát từ quan điểm đó, ngay từ đầu và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là thời kỳ 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm và hành động phá hoại của kẻ thù vi phạm độc lập dân tộc của Việt Nam. Cuối năm 1946, thực dân Pháp quyết định đặt ách thống trị lên đất nước ta bằng quân sự. Trước hành động điên cuồng của chúng, không thể khoanh tay cúi đầu làm nô lệ, cam chịu mất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đứng lên chiến đấu tiến hành cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày nay, sau khi đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế và lực mới do những thành tựu của công cuộc đổi mới mang lại đã tạo ra thuận lợi mới cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khả năng giữ vững độc lập và hợp tác với cộng đồng quốc tế không ngừng tăng thêm. Song, bốn nguy cơ mà Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng ta (1-1994) nêu lên đến nay vẫn tồn tại, diễn biến phức tạp và đó chính là những thách thức to lớn. Độc lập dân tộc tuy đã được củng cố, nhưng vẫn bị đe doạ do sự phá hoại của các thế lực thù địch. Do đó, để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên định nguyên tắc chiến lược cách mạng, nhưng linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy bén nắm bắt cái mới, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trên lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, tỉnh táo, nỗ lực xây dựng thực lực về mọi mặt, kiên quyết khắc phục đẩy lùi các nguy cơ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện quan hệ, hợp tác song phương, đa phương, chủ động hội nhập quốc tế cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đại tá, TS Đặng Bá MinhChủ nhiệm bộ môn - Khoa Lịch sử ĐảngTạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1-2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_lieu_1945_1946_6798.doc