Tiểu luận Sự ra đời của đồng EURO của Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu là một bước ngoặt lịch sử trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị. Nó phá vớ thế bá quyền của đồng dolla Mỹ ( USD ). Mặc dù ngay từ khi ra mắt, đồng Euro không được đánh giá cao, có ý kiến cho rằng nó sẽ không “ thọ” lâu. Nhưng sau một thập kỷ đưa vào hoạt động, ta có thể thấy đồng Euro đã trở thành một đồng tiền mạnh của Hệ Thống Tiền Tệ Thế Giới. Nó có tính ổn định, an toàn cao và nó cũng đem lại một kênh đầu tư dự trữ ngoại hối an toàn mặc dù chưa đạt được như sự mong mỏi của những người tạo ra nó. Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương của các nước thành viên, với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định đã tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Có thể nói, ít nhất tới lúc này, ECB đã hoàn thành được sứ mệnh hàng đầu của mình là duy trì lạm phát của khu vực trong tầm kiểm soát. Mười năm sau ngày ngân hàng này ra đời, giá cả ở Châu Âu tăng với tốc độ bình quân 2,1% mỗi năm, bất chấp việc giá lương thực và nhiên liệu leo thang mạnh mẽ trong thời gian gần đây. ECB là hiện thân của một giấc mơ mà những người đầu tiên sáng lập Liên minh Châu Âu trước đây không bao giờ dám mơ ước tới. Việc nghiên cứu sự ra đời của Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu và đồng Euro giúp chúng ta có thể đúc kết đuợc những kinh nghiệm quý báu, để đề ra kế hoạch phát triển hướng đến thành lập một Liên Minh Tiền Tệ Đông Nam Á trong tương lai. Việc đó sẽ giúp các quốc gia trong khối Asean xích lại gần nhau hơn, hợp tác cùng nhau xây dựng một Asean lớn mạnh phát triển bền vững

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự ra đời của đồng EURO của Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiền tệ mới này, ngoài ra một vài thành viên cũng có thể tiếp tục giữ được tên tiền tệ của nước mình. Pháp thích "Ecu", tên của loại tiền tệ thanh toán cũ. Thế nhưng tất cả các đề nghị này đều thất bại vì một vài nước dè dặt. Để đối phó với tình thế này, tên "Euro" được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Theodor Waigel, đề nghị. Ngày 13 tháng 12 năm 1996 các bộ trưởng Bộ Tài chính của EU đi đến thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm bảo đảm các nước thành viên giữ kỷ luật về ngân sách và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung. Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 3 tháng 5 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19 tháng 6 năm 2000 Hội đồng châu Âu đi đến "nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng". Vì thế vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngay ngày hôm sau, ngày 2 tháng 1, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Một thay đổi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo giá (1 USD = xxx DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo lượng (1 EUR = xxx USD). Thêm vào đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ ngày 1 tháng 1 năm 2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Trong một thời gian chuyển tiếp nhất định tùy thuộc vào từng quốc gia, kéo dài hoặc là đến hết tháng 2 năm 2002 hay đến hết tháng 6 năm 2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như là tiền tệ chính thức. Thời gian sau này các tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng Liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.   Khu vực Euro (16)   Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(9)   Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1)   Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1)   Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5)   Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4) Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh. Ngoài 13 nước trong Khu vực đồng Euro đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức. Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô la Mỹ. Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp cam kết giữ tỉ giá tiền tệ của mình đối với đồng Euro trong khoảng giao động cho phép của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II). Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã quyết định không dùng đồng Euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Slovakia, và Síp gia nhập EU năm 2004 chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác).Các nước mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Bulgaria, Romania có kế hoạch gia nhập Khu vực đồng Euro lần lượt vào các năm 2010 và 2011. III. Ký hiệu tiền tệ, tiền đồng và tiền giấy 1. Mã tiền tệ ISO Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chử X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu tiên là mã quốc gia theo ISO 3166. Ký hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent của Euro. 2. Ký hiệu tiền tệ Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này dựa trên cơ sở của phát thảo nghiên cứu năm 1974 của người trưởng đồ họa của Cộng đồng châu Âu, Arthur Eisenmenger. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm ngang. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro và của vùng kinh tế châu Âu. a. Tiền kim loại Euro : Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp. b. Tiền giấy Euro : Euro (ký hiệu tiền tệ quốc tế: "EUR") là tiền tệ chung của 12 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 tuy rằng loại tiền tệ này đã được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Các tờ tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật. Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào và mặt sau là một chiếc cầu. Đó không phải là công trình kiến trúc có thật mà chỉ là tập hợp của những đặc điểm phong cách của từng thời kỳ kiến trúc một. Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên "Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg đã trao lại chức giám đốc cho Jean-Claude Trichet trong mùa thu 2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ ký cũng đã thay đổi. 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro. Các tờ tiền giấy là do người Áo Robert Kalina thiết kế sau một cuộc thi trong toàn EU. Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt đặc trưng cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua hình ảnh là tờ tiền giấy là của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu tự đầu tiên của số xê ri có 12 chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia chịu trách nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia này hoặc là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc gia khác để ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng đó. Các mẫu tự W, K và J được dành riêng cho các quốc gia EU không tham gia vào Euro trong thời gian này. Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm 10 con số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang (cộng tất cả các con số của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một con số) của 11 con số này là một tổng số kiểm định trong bảng phía dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra bằng cách thay thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái (A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ cái phải là 8. Một con số kiểm định đúng tất nhiên không phải là một sự bảo đảm là tờ tiền giấy này là tờ tiền thật. Chỉ có con số kiểm định đúng thôi thì tờ tiền giả không trở thành tờ tiền thật nhưng kinh nghiệm cho thấy nhiều người giả mạo đã in số kiểm định sai trên tờ tiền giả. Để kiểm tra tiền giả hay thật nên dùng những phương pháp khác. Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm để ngăn cản hay làm cho việc giả mạo khó khăn hơn. IV. Các Đặc Điểm Chống Giả Mạo Của Tiền Giấy 1. Các đặc điểm chung : Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể được xác minh bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì dùng loại bút thử này không để lại dấu vết. Hình chìm trên giấy. Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn thấy. Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên. Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một phần ở mặt sau, khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy toàn phần (Hai mặt bổ sung chính xác cho nhau). Chữ siêu nhỏ. Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi có nhiều màu. 2. Các đặc điểm của từng mệnh giá : Vạch bằng lá kim loại đặc biệt có ảnh ba chiều (tiếng Anh: Hologram), khi nhìn nghiêng ảnh sẽ thay đổi giữa ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro). Vạch đặc biệt khi nhìn nghiên tờ tiền giấy sẽ có màu vàng với ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro). Ảnh ba chiều với hình của kiểu kiến trúc hay mệnh giá (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro). Đổi màu: Khi nhìn nghiên tờ tiền giấy màu sẽ thay đổi ở các mệnh giá lớn (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro). 3. Các đặc điểm bí mật: Trên các tờ tiền giấy Euro còn có những đặc điểm an toàn bí mật (được gọi là "M-Features"). Những đặc điểm này được kiểm tra một cách tự động trong các chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Cho đến nay các phương pháp kiểm tra này đã có thể nhận biết được tiền giả một cách chắc chắn. Mỗi một tờ tiền giấy trung bình được kiểm tra 3 tháng một lần trong một chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm khám phá và ngăn chặn tiền giả trong lưu hành 4. Các đặc điểm an toàn của loạt thứ hai : Loạt tiền giấy Euro thứ hai sẽ từng bước thay thế các loại tiền giấy hiện nay vào năm 2008. Các tờ tiền giấy mới này có các đặc điểm an toàn mới hay được tiếp tục cải tiến. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết chính thức về các đặc điểm an toàn này. Chương II: NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU I. Tác động kinh tế EU Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: currency hedging) của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ. Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng. 1. Tác động về lạm phát của đồng Euro Nhiều người tiêu dùng nhận định là hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi đồng Euro được đưa vào sử dụng. Tại Đức, một nguyên nhân là do một số nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã cố tình không dùng tỷ giá chính xác giữa đồng Mark Đức và Euro khi tính toán chuyển đổi và một phần khác, giá được nâng lên một ít trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng để sau đó là thông qua tính toán tỷ giá chuyển đổi có thể "làm tròn số" giá bán. Tuy nhiên, theo như các thống kê chính thức thì giá tăng không đáng kể: Theo Statistik Austria (Tổng cục Thống kê Liên bang Áo), dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo là 2,45% trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung bình giảm xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại Đức, lạm phát trung bình đã giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó. Có nhiều lý thuyết giải thích sự khác nhau giữa lạm phát đã giảm theo tính toán thống kê và cảm nhận tăng lạm phát chủ quan. Thí dụ như người ta đã chỉ ra rằng các mặt hàng được mua hằng ngày như thực phẩm thật sự là đã tăng giá quá mức trung bình trong khi các mặt hàng khác trong giỏ hàng hóa thí dụ như các mặt hàng điện dân dụng tuy là được giảm giá nhưng sự giảm giá này không được cảm nhận vì các mặt hàng này hiếm được mua hơn. 2. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu : Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. 3. Tỷ giá hối đoái của đồng Euro Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ cũ so với Euro Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ chính thức của các quốc gia là thành viên của liên minh tiền tệ được quy định vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 dựa trên cơ sở giá trị tính chuyển đổi của đồng ECU (European Currency Unit). Vì thế mà đồng Euro bắt đầu tồn tại như là tiền để thanh toán trong kế toán (chưa có tiền mặt): đồng Euro về mặt hình thức trở thành tiền tệ của các nước thành viên, các tiền tệ quốc gia có địa vị là một đơn vị dưới Euro và có tỷ giá cố định không đổi. Tỷ giá này được quy định bao gồm có 6 con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đi. Một đồng Euro tương ứng với: 1,95583 Mark Đức 13,7603 Schilling Áo 40,3399 Franc Bỉ 166,386 Peseta Tây Ban Nha 5,94573 Markkaa Phần Lan 6,55957 Franc Pháp 0,787564 Pound Ireland 1936,27 Lira Ý 40,3399 Franc Luxembourg 2,20371 Gulden Hà Lan 200,482 Escudo Bồ Đào Nha 340,750 Drachma Hy Lạp Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các tiền tệ là thành viên chỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ khởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang tiền tệ muốn chuyển đổi. Cho phép làm tròn số bắt đầu từ ba số sau dấu phẩy ở tiến Euro và tiền muốn chuyển đổi. Phương pháp này là quy định bắt buộc của Ủy ban châu Âu nhằm tránh các sai sót trong lúc làm tròn số có thể xuất hiện khi tính toán chuyển đổi trực tiếp. Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa. Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản. Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưa vào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu được đánh giá cao hơn. Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này: Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ. Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác. Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ II. Tác động của sự biến động đồng EURO đến các quan hệ kinh tế quốc tế của EU Nhìn chung đồng EURO từ khi ra đời đến nay được hơn hai năm và sự giảm mạnh đã gây tác động lớn tới các quan hệ kinh tế quốc tế của các quốc gia thành viên EU, đặc biệt đối với các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Với lợi thế của một đồng tiền yếu, hoạt động ngoại thương của khu vực đồng EURO đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Kể từ khi ra đời tới nay, đồng EURO đã mất giá gần 30% so với USD, điều này tuy có làm tổn hại đến uy tín của đồng tiền chung EU, song lại có tác dụng kích thích xuất khẩu của EU (Kim ngạch xuất khẩu của EU chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của thế giới). Theo đánh giá của WB tháng 12 năm 200, thương mại của EU tăng 6,5% trong năm 2000, lòng tin của người tiêu dùng và giới công nghiệp đang ở mức kỷ lục. Trong đó xuất khẩu hàng hoá của EU đạt mức tăng trưởng cao nhất (8,7%) kể từ năm 1947 đến năm 2000, EU vươn lên thành một thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới. Đồng EURO mất giá, hàng hoá xuất khẩu của Châu Âu tính bằng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài trở lên rẻ hơn tương đối, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả làm hàng hoá Châu Âu trở lên có sức hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Trên thực tế, hầu hết các mặt hàng hoá xuất khẩu của các ngành đều tăng trong những năm 1999, 2000. Máy bay, ô tô, thực phẩm... ào ạt xuất ra thị trường thế giới. Trong năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu của EU tăng 2,8% và 5,4% trong năm 2000 có thể giải thích tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2000 lớn hơn nhiều so với năm 1999 bằng lý thuyết đường cong J (do xuất nhập khẩu phải có thời gian để co giãn hoàn toàn). Sự giảm giá của đồng EURO cộng với hàng hoá của châu Âu có chất lượng tương đối cao (thoả mãn điều kiện Mar Saller) nên đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương của EU gia tăng. Song EU thực chất là một khối kinh tế tương đối đóng quan hệ ngoại thương giữa các nước thành viên là chính với 60% thương mại được thực hiện giữa các nước trong khu vực, trao đổi thương mại, với thế giới bên ngoài chỉ chiếm 10% GDP của EU. Do vậy việc giảm giá đồng EURO, làm tăng mạnh xuất khẩu của EU (8,7% năm 2000). Song chỉ góp một phần nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế khu vực chính vì EU có tỉ lệ xuất khẩu ra bên ngoài nhỏ. Tuy nhiên đối với một số thành viên (như Đức, Pháp) do đồng bản tệ có ảnh hưởng lớn tác động EURO (tỷ phần lớn trong đồng EURO) nên ngược lại khi đồng EURO giảm giá đã thúc đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của các nước này sang khu vực không dùng đồng EURO. Chẳng hạn như Đức có giá trị xuất khẩu sang các thị trường không dùng đồng EURO tăng vọt, cụ thể: Sang Mỹ tăng 40%, sang Anh tăng 26%. Trong năm 2000, cân đối cán cân thương mại của Đức hai năm gần đây, 1999 đạt 4,34% tăng 0,19% so với 1998, năm 2000 đạt 5,63% tăng 1,29%. Hoạt động ngoại thương của Pháp cũng trở nên nhộn nhịp hơn, tốc độ gia tăng xuất khẩu của năm 1999- 2000 đều tăng cao so với các năm trước đây. Ở khía cạnh khác, khi đồng EURO giảm giá đã làm tăng giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ (dù tính bằng ngoại tệ không đổi), hàng hoá sản xuất trong nước trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng nhập khẩu. Vì vậy, cầu nhập khẩu của EU giảm thay vào đó là khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước, từ đó khuyến khích sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, mặt khác đối với nguyên liệu nhập khẩu tăng làm tăng chi phí sản xuất nhưng phần này sẽ được bù lại bằng việc tăng mạnh xuất khẩu. Sau hơn hai năm ra đời, sự biến động của đồng EURO đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên EU do sự tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của EU còn gia tăng vì nhu cầu đối với hàng hoá của Châu Âu tại Mỹ, Châu á, Trung và Đông Âu tiếp tục tăng. Ngoài ra, số lượng hợp đồng thương mại giữa các nước trong khu vực tăng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân mậu dịch của toàn khối. Theo thống kê mới nhất của Uỷ ban Châu Âu kết quả số cán cân thanh toán của các nước trong khu vực đồng EURO đã tăng lên đáng kể trong năm 1999 và nửa đầu năm 2000. Nếu như năm 1998, cán cân thanh toán toàn EU đạt 78,746 tỷ EURO, thì sang năm 1999 con số này đạt 125,8 tỷ tăng 38% so với năm 1998. Đồng EURO giảm giá đã góp phần làm thay đổi quan hệ thương mại giữa các nước thành viên với các nước ngoài khu vực. Đặc biệt trong số đó là Mỹ, một bạn hàng lớn nhất của EU. Trong năm 1999, chỉ tính riêng Đức, Mỹ đã thâm hụt khoảng 17,9 tỷ USD (so với năm 1998 là 13,1 tỷ USD) một con số không nhỏ trong thương mại quốc tế. Đối với các khu vực khác, hoạt động xuất khẩu của EU cũng gia tăng. Châu á - một thị trường rộng lớn của EU. Theo thống kê, tính đến cuối năm 1999 xuất khẩu của EU sang Châu á tăng gần 23% so với năm 1998 và tăng khoảng 27% trong năm 2000. Qua xem xét trên ta thấy sự giảm giá của đồng EURO từ khi ra đời đến nay đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế với các nước, làm dịch chuyển cán cân thương mại của EU theo hướng thặng dư. Đây là một cơ hội quan trọng để EU thoát khỏi tình trạng là một khối kinh tế đóng (xuất nhập khẩu nhỏ hơn 10% tổng GDP) 1. Tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế Nếu xét theo hoạt động thương mại quốc tế thì EU là một khu vực kinh tế đóng ở mức cao (60% là thương mại giữa các nước, thương mại quốc tế với ngoài khối chỉ hạn chế ở con số khiêm tốn khoảng 10% tổng GDP). Nhưng EU lại là khu vực tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư quốc tế, là khu vực tiếp nhận đầu tư lớn nhất thế giới, song cũng là khu vực đi đầu tư nhiều nhất thế giới vượt xa Mỹ. Trong mấy năm gần đây đầu tư quốc tế của EU tăng mạnh. Từ bảng trên ta thấy nếu năm 1998 FDI là 230 triệu USD thì năm 1999 đã tăng lên 280 triệu USD tăng 21,7% đây là một tốc độ gia tăng cao, năm 2000 tốc độ này là 29,70% điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư EU cũng trở lên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Có nhiều yếu tố làm tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, tổng FDI tăng lên có thể do nhiều yếu tố như: mức độ tăng trưởng khá cao trong toàn EU, đặc biệt là xu hướng gia tăng của hoạt động xuất khẩu, sự ổn định kinh tế chính trị... Song một yếu tố có tác động không nhỏ đó là tận dụng ưu thế từ đồng tiền giảm giá. Khi đồng EURO giảm giá các nhà đầu tư nước ngoài dùng đồng ngoại tệ đổi ra đồng EURO sẽ có lợi hơn. Vì lúc đó họ sẽ đổi được nhiều EURO hơn trong khi đó lạm phát của EU thấp cho nên họ sẽ mua được nhiều nguyên vật liệu máy móc thiết bị, thuê được nhiều nhân công hơn. Theo một số tính toán lượng công nhân Châu Âu giảm khoảng 10% (nếu tính bằng đồng USD). Cùng với sự giảm giá của đồng EURO, một thuận lợi nữa là lạm phát thấp dẫn tới lợi nhuận của các nhà đầu tư thu được trong tương lai có giá trị ổn định. Do vậy đã góp phần giảm tính phiêu lưu của các dự án đầu tư, thu nhập từ các dự án là ổn định vì vậy khuyến khích các dự án đầu tư dài hạn, tái đầu tư từ lợi nhuận của đầu tư nước ngoài tại EU. Cùng với sự giảm giá của đồng EURO một nhân tố nữa sẽ góp phần thúc đẩy thu hút FDI của EU trong những năm tới đó là sự trở lại của dòng FDI từ EU sang các nước khác trước đây như Mỹ. EU không chỉ là nơi tiếp nhận đầu tư lớn mà còn là khu vực đi đầu tư lớn nhất thế giới, năm 1998 EU có tổng vốn đầu tư là 386 tỷ USD, năm 1999 là 588,8 tỷ và năm 2000 là 613,4 tỷ. Với tốc độ tăng vốn đầu tư ở nước ngoài là 52%, điều đó cũng chính là tiềm lực của EU, là nơi có lượng vốn đầu tư khá lớn. 2. Tác động đến các hoạt động kinh tế quốc tế khác Ngoài hai hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Sự giảm giá của đồng EURO còn có tác động tới nhiều lĩnh vực khác như: du lịch quốc tế, nợ nước ngoài. Khi EURO giảm giá sẽ tạo thuận lợi cho khách du lịch họ sẽ có nhiều cơ hội tiêu dùng hơn trên thị trường EU bằng túi tiền ngoại tệ không đổi của mình mang tới. Chính vì vậy EURO giảm giá đã thu hút khách du lịch, đẩy mạnh hoạt động du lịch của mình phát triển. Một ngành kinh tế quan trọng, trong điều kiện hiện nay và là một ngành có nhiều triển vọng trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu du lịch sẽ gia tăng. Như vậy, sự giảm giá của đồng EURO trong thời gian cùng với việc làm tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế... đã góp phần quan trọng trong việc EU đạt được một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng như tỷ lệ thất nghiệp giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tỷ lệ lạm phát thấp, tình hình dịch chuyển cán cân thương mại theo hướng thặng dư... đã góp phần tạo điều kiện cho EU phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Sơ đồ sau sẽ tóm tắt sự tác động tổng hợp của sự giảm giá đồng EURO đối với EU. Chương III: VỊ TRÍ QUỐC TẾ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU I. Vị Trí Quốc Tế Của Đồng Euro Đối với các nước thành viên EU. 1. Thị trường Châu Âu sẽ trở nên thực sự đồng nhất và có hiệu quả hơn Từ ngày 1/1/1999 trong toàn cõi khối EURO, giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ sẽ được tính toán và biểu thị bằng một đồng tiền duy nhất đồng EURO. Đồng EURO thay thế các đồng bản tệ trong thị trường vốn thị trường chứng khoán Châu Âu. Do vậy, cạnh tranh trên thị trường thương mại, thị trường vốn và thị trường chứng khoán sẽ quyết liệt hơn. Đồng thời do thống nhất giá, phạm vi thị trường cũng được mở rộng hơn. Người tiêu dùng trong khu vực, các nhà đầu tư trong và ngoài khối sẽ dễ dàng so sánh hiệu quả đầu tư của các phương án đầu tư giữa các nước trong khu vực EURO. Vì vậy, họ sẽ có những quyết định tiêu dùng ở thị trường nào có lợi nhất cũng như đầu tư ở đâu sẽ có hiệu quả nhất vì sẽ không còn bất kỳ ràng buộc địa lý hoặc tiền tệ nào cản trở họ. Do vậy, tổng nhu cầu nội bộ trong khối sẽ tăng, sẽ kích thích sản xuất và đầu tư, đẩy mạnh lưu thông vốn và hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo dự tính. Nhờ có EURO, tăng trưởng kinh tế EU tăng thêm từ 0,5 đến 1% năm. Song cũng nhờ có sự tác động của đồng EURO, thị trường Châu Âu thống nhất hơn, điều kiện cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, các công ty EU muốn tồn tại và phát triển sẽ phải cơ cấu lại, trong đó xu hướng sáp nhập quy mô lớn sẽ diễn ra mạnh hơn. Đây sẽ là bước khởi đầu cho cuộc cách mạng về năng suất lao động, tiền đề quan trọng cho việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới. 2. Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối EURO sẽ làm biến mất các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối trực tiếp giữa các đồng tiền nội bộ khối với nhau hoặc các giao dịch gián tiếp qua USD. Đối với các cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đầu tư trong khối EU sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển đổi giữa các đồng NCU khi họ có hoặc lúc họ cần. Về mặt tài chính khoản chi phí này là chênh lệch giữa giá mua ngoại tệ khi họ cần, trừ đi giá bán ngoại tệ khi họ có. Vì các ngân hàng, các tổ chức tài chính thu mua và cung cấp ngoại tệ theo nguyên tắc: Trong đó: M: là tỷ giá mua của ngân hàng B: là tỷ giá bán của ngân hàng M = , B = M = M x M, B = B x B hay mua rẻ, bán đắt, do vậy các nhà đầu tư, các thương gia phải mua đắt bán rẻ trong các giao dịch hoán đổi ngoại tệ. Ước tính khoản chi phí này trong toàn khối hàng năm nên tới 20 – 25 tỷ EU ( khoảng 0,4% GDP toàn liên minh). Ngoài tiết kiệm chi phí về mặt tài chính có thể tính được còn các chi phí khác không kém phần quan trọng như thời gian, chi phí cơ hội... 3. Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro : Đối với các nhà đầu tư, các thương nhân hay bất kỳ ai có thu nhập tương lai bằng đồng ngoại tệ luôn luôn tồn tại rủi ro ngoại hối. Để tránh các rủi ro này, họ phải tiến hành các hoạt động bảo hiểm rủi ro ngoại hối và thay vào đó phải chịu chi phí bảo hiểm đó. Khi các đồng tiền bản tệ vĩnh viễn rút khỏi lưu thông nhường chỗ cho một đồng tiền duy nhất tại các nước trong khối thì các rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền bản tệ cũ theo đó cũng tự động mất đi. 4. Khuyến khích đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế Do các nước tham gia EMU phải tôn trọng tiêu chuẩn hội tụ về lãi suất: Lãi suất dài hạn không được cao hơn 2% so với mức bình quân của ba nước có mức lãi suất thấp nhất. Nên lãi suất các nước sau khi tham gia khu vực đồng EURO có xu hướng giảm so với trước. Đồng thời độ chênh lệch lãi suất so với trước giữa các nước cũng đang thu hẹp, từ 500 điểm xuống 200 điểm là mức cao nhất được phép (theo qui định của ECB). Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích những tác động tích cực các nước thành viên tham gia khu vực đồng EURO cũng phải chịu các chi phí mất mát như đầu tư thiết bị, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thông tin... và hy sinh quyền tối cao về đồng tiền quốc gia và chính sách tiền tệ quốc gia. Để hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực, các quốc gia thành viên cần tích cực tìm các biện pháp khắc phục như dùng các chính sách lương, trợ cấp, tài khoá để thay thế chính sách tiền tệ trước đây... để đạt được kỳ vọng của Châu Âu vào việc cho ra đời và lưu hành đồng tiền chung duy nhất, để tăng cường sự ổn định tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế cao, hạn chế thất nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới... để Châu Âu trở nên hùng mạnh tiến bước cùng thế giới trong tương lai với xu thế phát triển hợp tác quốc tế hoá và toàn cầu hoá. 5. Tăng cường hoạt động thương mại giữa các nước thành viên Khi có đồng tiền chung lưu hành trong toàn khối sẽ có lợi đối với cả người xuất khẩu (sản xuất) và người nhập khẩu: Mô hình sau sẽ minh chứng điều đó. Các giả thiết của mô hình: 1. Hàng hoá x đang xét là co giãn với giá. 2. D, D' lần lượt là cầu nhập khẩu của hàng hoá x trước và sau khi có đồng tiền chung. 3. S, S' lần lượt là cung xuất khẩu của hàng hoá x trước và sau khi có đồng tiền chung. 4. Các yếu tố khác ngoài sự ra đời đồng tiền chung không thay đổi. Giải thích mô hình: - Trước khi có đồng tiền chung: Cân bằng tại E bằng S giao D tại đó lượng xuất nhập khẩu hàng hoá x trong khối là q1 , giá xuất nhập khẩu là p1. - Sau khi có đồng tiền chung: S dịch chuyển đến S' do nước xuất khẩu tiết kiệm được các chi phí có được đồng tiền chung như: Chi phí chuyển đổi tiền tệ, chi phí cho Marketing xuất khẩu, giá đầu vào rẻ từ thị trường chung ... (hay khả năng xuất khẩu tăng) D dịch chuyển đến D': Cầu nhập khẩu tăng do tiết kiệm các chi phí nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu do ngoại tệ bị phá bỏ ... Vậy sau khi có đồng tiền chung cân bằng sẽ dịch chuyển từ E đến E' (E' bằng S' giao với D') Tại điểm cân bằng mới E' = (P'q') thể hiện mức xuất nhập khẩu tăng lên với giá thấp hơn (do S và D cùng dịch chuyển sang phải). Xuất khẩu tăng cùng nhập khẩu tăng nhằm tăng hoạt động thương mại trong khối. Nhìn từ góc độ khác mô hình trên cũng nói lên sản xuất tăng tiêu dùng tăng, tiêu dùng nhiều hơn nhưng với giá rẻ hơn. Đây cũng là mong đợi của mọi nền kinh tế. Ngoài ra, sự ra đời của đồng tiền chung, sự thống nhất tiền tệ Châu Âu sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của EU với bên ngoài và trở lên hiệu quả hơn. Có thể giải thích điều này như sau: - Chính sách tiền tệ (chính sách hối đoái) một công cụ quan trọng của nhà nước để can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ trở lên thành công hơn khi có sự đồng bộ của các quốc gia thành viên. - Nhờ vào đồng tiền chung, chính sách tiền tệ thống nhất EU có thể đưa ra mức lãi suất, tỷ giá ngoại tệ nhằm điều chỉnh có lợi hơn trong xuất nhập khẩu với bên ngoài khối. - Chính sách tiền tệ thống nhất, lưu hành đồng tiền chung cũng đạt một thế mạnh cho EU tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu với các nước ngoài khối hiệu quả hơn, so với từng nước tham gia đàm phán xuất nhập khẩu với các nước ngoài khối khi chưa có đồng tiền chung mà chính sách tiền tệ thống nhất. Có thể nhận xét rằng, sự ra đời đồng tiền chung châu Âu sẽ thúc đẩy thương mại của các nước thành viên đặc biệt là hoạt động thương mại giữa các thành viên trong khối. II. Đối với hoạt động đầu tư và du lịch quốc tế Đồng tiền chung ra đời chắc chắn sẽ kích thích hoạt động đầu tư quốc tế do các nhà đầu tư dễ dàng di chuyển vốn trong nội bộ khối, giảm các chi phí về ngoại hối khi đồng EURO thay thế các đồng NCU, thị trường đồng nhất, giá cả ổn định hơn. Mặt khác nhờ sự ổn định vĩ mô từ việc ổn định kinh tế tiền tệ của các nước thành viên do có chính sách tiền tệ chung và có đồng tiền chung cùng với các biện pháp can thiệp tập thể, môi trường đầu tư EU sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong khối. Các hoạt động du lịch sẽ được tăng cường có điều kiện phát triển do các khách du lịch sẽ có nhiều cơ hội tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ hơn từ sự đồng nhất của thị trường chung, từ việc loại bỏ chi phí về chuyển đổi giữa các đồng NCU. Ngoài ra, cùng với việc thành lập liên minh tiền tệ các thủ tục đi lại giữa các nước cũng đơn giản hơn bằng việc phát hành hộ chiếu châu Âu màu tím sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch giữa các khối. Có thể nhận xét rằng, đồng EURO có một vị trí quan trọng với liên minh châu Âu. Sự ra đời của đồng EURO sẽ có tác động lớn đến các nước thành viên cũng như toàn khu vực, đã tạo ra sự ổn đinh vĩ mô, thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, kích thích đầu tư, tạo điều kiện phát triển ổn định. Từ đó đưa châu Âu lên một tầm cao mới, tạo ra sức cạnh tranh cho châu Âu so với các khu vực kinh tế khác. III. Đối với nền kinh tế thế giới Sự ra đời của đồng EURO một đồng tiền thống nhất Châu Âu là một sự kiện có tầm quan trọng trong lịch sử đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Sự ra đời của hệ thống tiền tệ Châu Âu 1/1/1999 đã làm thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và tài chính thế giới. Tuy nhiên EURO mới chỉ tồn tại dưới hình thức là đồng tiền của các quốc gia hoạt động thông qua tỷ giá chuyển đổi được quy định và từ ngày 1/7/2002 đồng EURO chính thức là đồng tiền duy nhất lưu hành trên Châu Âu. Điều này sẽ tạo cho nó một sức mạnh trên thị trường tài chính tiền tệ, thương mại thế giới. Sau đây chúng ta xem xét trên một vài lĩnh vực cụ thể. 1. Trên thị trường tài chính : EURO tham gia vào lưu thông tiền tệ sẽ tác động đến những nước có sử dụng EURO nói riêng và đối với cả thế giới nói chung, trước hết là trên thị trường tài chính. Việc sử dụng EURO cũng sẽ sớm được mở rộng ra ngoài biên giới EU. Các nước trong khu vực đồng Franc Châu Phi (CFA) quy định tỉ giá đồng tiền trên cơ sở đồng Franc của Pháp sẽ sử dụng đồng EURO trước nhất, sau đó sẽ đến các nước Trung và Đông Âu, vì phần lớn các nước này định giá đồng tiền nước mình theo đồng DM. Sau nữa là các nước Địa Trung Hải sẽ sử dụng EURO, vì các nước này có quan hệ kinh tế gắn bó với EU, nhất là trong bối cảnh tiến tới khu vực mậu dịch năm 2011. Đồng EURO cũng sẽ được sử dụng ở Châu á vì quan hệ kinh tế giữa EU và Châu lục này đang ngày càng được phát triển . Vai trò của EURO trong dự trữ cũng rất quan trọng. Theo khảo sát của IMF, cho tới hết năm 1996 tổng dự trữ của toàn thế giới vào khoảng 1600 tỷ USD trong đó 58,6% là bằng USD, 25,8% bằng ECU, 7,1% bằng JPY. Dự trữ của EU chiếm 30% tổng dự trữ thế giới cao cấp gấp 6 lần của Mỹ và 2 lần Nhật Bản. Khối lượng tiền này hiện đang là đồng tiền của các nước thành viên EU và sẽ được chuyển sang đồng EURO. EU cũng sẽ tăng dự trữ bằng đồng EURO để can thiệp trên thị trường ngoại hối. Ngoài EU, nhiều nước khác cũng sẽ chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình từ USD sang EURO để bớt lệ thuộc vào đồng USD.Sự ra đời của EURO còn làm đa dạng hoá các thị trường chứng khoán. Tỷ lệ chứng khoán tư nhân được phát hành bằng các đồng tiền Châu Âu năm 1981 là 13% đã tăng lên 37%. Các đồng tiền Châu Âu trong trái phiếu quốc tế đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đạt tới 37%. Ngay sau khi đồng EURO ra đời các nước trong liên minh tiền tệ Châu Âu sẽ phát hành trái phiếu nợ nhà nước bằng đồng EURO, nhiều nước thành viên EMU trong đó có Pháp đã có ý định chuyển đổi toàn bộ số nợ nhà nước sang đồng EURO ngay từ 1/1/1999. Đến năm 2002, toàn bộ số nợ nhà nước của các nước thành viên EMU sẽ được chuyển sang EURO. Kết quả là ở Châu Âu sẽ hình thành một tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán khổng lồ. Trên thực tế, ngay sau khi đồng EURO ra đời, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã tiến hành buôn bán bắng EURO, và có lẽ thị trường hối phiếu sử dụng EURO sẽ là thị trường lớn nhất thế giới. 2. Tác động của EURO đến hệ thống tiền tệ quốc tế : Với tiềm lực kinh tế mà nó đại diện, đồng EURO có thể trở thành một đồng tiền mạnh, ngang với đồng tiền USD. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước EU 11 như đồng USD đã mang lại cho Mỹ những lợi ích từ trước tới nay. Sự ra đời của đồng EURO sẽ thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng đa cực, trong đó các phương thức hợp tác giữa các cực tiền tệ quan trọng là yếu tố bảo đảm cho sự ổn định toàn cầu. EURO ra đời sẽ làm cho vai trò độc tôn của USD giảm đi đáng kể. Thế giới sẽ bớt lệ thuộc hơn vào đồng USD, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ được phân tán, hệ thống tiền tệ thế giới do vậy sẽ có cơ sở ổn định hơn. Đến cuối năm 1995, có 56,4% dự trữ ngoại tệ quốc tế USD, 25,8% bằng ECU và 7,1% bằng JPY. Tỷ trọng sử dụng USD, ECU, JPY trong tổng các giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới tháng 4 năm 1995 tương ứng 41,5%, 35% và 12%; trong tổng kim ngạch buôn bán quốc tế năm 1992 là 48%, 31% và 5%. Trong thời gian tới tỷ trọng sử dụng đồng USD, ECU là JPY trên thị trường ngoại hối thế giới sẽ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng đồng EURO. EURO ra đời còn được coi như một nhân tố mới góp phần chuyển dịch sự cân bằng của hệ thống tiền tệ toàn cầu hướng về một thế giới tiền tệ 3 cực EURO, USD và JPY. Sự thống trị riêng “hoàng đế USD” trong thế giới tiền tệ sẽ sớm chấm dứt. EURO đã ra đời, yên Nhật đã được kích hoạt và sẽ trở nên tích cực hơn. Ba đồng tiền này sẽ cùng vươn tới hoàn thiện chức năng tiền tệ quốc tế của mình và nhờ đó, thế giới sẽ cùng hưởng lợi. Không ai có thể dự báo một cách chính xác mức độ sử dụng EURO trên các thị trường. Nhưng EURO có đủ điều kiện để trở thành đồng tiền có độ tin cậy cao, có cơ sở của những chính sách kinh tế lành mạnh, đảm bảo sự tồn tại lâu bền của Công ước ổn định và tăng trưởng, nhất là EURO lại được quản lý bởi NHTW Châu Âu độc lập chỉ có một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả và nắm bắt giữ một số lượng dự trữ khổng lồ. Vào ngày 1/1/1999, theo công bố của NHTW Châu Âu, tổng dự trữ EURO do hệ thống các NHTW các nước thành viên EMU nắm giữ, có toàn quyền sử dụng hoặc can thiệp khi cần thiết để thực hiện mục tiêu được giao đã lên tới 327 tỷ EURO, trong khi đó có gần 100 tỷ EURO bằng vàng. Một đồng tiền như vậy sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của thị trường, của thế giới và nhất định sẽ được cộng đồng quốc tế, nhất là các thương gia sử dụng rộng rãi. Khi đó, EURO sẽ góp phần lập lại cân bằng cho hệ thống tiền tệ quốc tế vốn đang bị mất cân đối nghiêm trọng do sự lệ thuộc quá mức vào USD. Đương nhiêm, đồng EURO ra đời không với mục đích “Lật đổ” ngai vàng của đồng đô la Mỹ, nhưng hy vọng cùng với sự xuất hiện của nhân tố tích cực này, thế giới sẽ tránh được “vấn đề đô la” theo cách nói giàu hình tượng của cựu Bộ trưởng ngân khố Mỹ, James Connlly “đô la là đồng tiền của chúng tôi nhưng vấn đề thuộc về các bạn". 3. Tác động tới dự trữ quốc tế : Trong nhiều năm, đồng USD luôn là đồng tiền chính mà các quốc gia trên thế giới sử dụng để làm dự trữ ngoại tệ tính bằng USD, Đồng DM chiếm 12,8% và fance Pháp chiếm 1,2% trong khi đồng yên Nhật chiếm 4,9% trong tổng dự trữ quốc tế. Thật khó có thể dự đoán chính xác các nước sẽ chuyển sang dự trữ quốc gia bằng đồng EURO như thế nào? Phải mất thời gian bao lâu để chuyển đổi? Các nước sẽ duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái gắn chặt với đồng USD hoặc giỏ tiền tệ trong đó USD là chủ đạo? Sự dịch chuyển này sẽ không diễn ra trên một diện rộng, các nước có quan hệ mật thiết với Mỹ vẫn gắn với đồng USD. Tuy nhiên, các nước này sẽ dần dần đa dạng hoá quan hệ dự trữ ngoại tệ để tránh sự lệ thuộc lớn vào đồng đô la Mỹ. Mức độ chuyển dịch dự trữ sang đồng EURO của mỗi nước là khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ kinh tế của họ với EU. Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế của EU và biến động của đồng EURO trên thực tệ. Có thể khẳng định rằng, nếu diễn ra sự dịch chuyển dự trữ ngoại tệ USD sang EURO thì quá trình này cũng chỉ diễn ra từ từ mà thôi, ngân hàng Nhà nước sẽ tránh bán số lượng lớn USD để mua EURO trong một thời gian ngắn vì nó sẽ làm giảm giá trị của khoản dự trữ bằng USD còn lại do USD giảm giá và gây các xáo trộn lớn. Dự trữ ngoại tệ bằng đồng EURO có tăng lên hay không? Một nguyên tắc cơ bản là một đồng tiền muốn có vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại tệ thì quốc gia phát hành nó phải trong tình trạng thiếu hụt tài khoản vãng lai. Nói cách khác, nếu các khoản dự trữ bằng đồng tiền tăng lên thì khả năng cung cấp ngoại tệ đó cũng tăng lên. Mỹ đã đảm bảo tuân thủ nguyên tắc này trong nhiều năm qua với những khoản thâm hụt tài khoản vãng lai. IV. Đối với các nước ngoài khối Đồng tiền chung châu Âu sẽ có tác động không chỉ đối với các nước thành viên mà còn tác động tới các nước ngoài khu vực đồng tiền chung. Hiện nay hầu hết các nước đầu tư phát triển nền kinh tế mở thiết lập quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương đầu tư, quốc tế... do vậy đều bị phụ thuộc nhất định vào các đồng ngoại tệ chủ yếu là đồng đôla Mỹ dùng trong dự trữ quốc gia, dùng để phục vụ nhập khẩu hoặc đáp ứng các quan hệ ngoại giao... Khi đồng EURO ra đời với chức năng tiền tệ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia đa dạng hoá dự trữ, có thêm một ngoại tệ mạnh dùng để phát triển các hoạt động đối ngoại do vậy sẽ phân tán được rủi ro ngoại tệ tránh sự lệ thuộc quá mức vào đồng đôla Mỹ cũng như sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ. Khi toàn cõi châu Âu chỉ tồn tại và lưu hành một đồng tiền sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia ngoài khu vực thiết lập và củng cố quan hệ kinh tế quốc tế với EURO -11, EURO - 11 sẽ trở thành mảnh đất mầu mỡ hơn đối với các nhà kinh doanh từ bên ngoài nhờ sự thống nhất tiền tệ đã giảm các chi phí và phiền toái tiền tệ đối với họ. V. Đối với Việt Nam Là một nước nhỏ quan hệ kinh tế Việt Nam - EU chưa lớn song đây là một quan hệ truyền thống đã sớm được thiết lập. Thị trường châu Âu quen thuộc đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như: mặt hàng giầy dép, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đặc biệt đây là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam trong những năm trước. Mặt khác EU cũng là một trong những đối tác đầu tư lớn của Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra Việt Nam còn có quan hệ vay nợ và viện trợ với EU. Hơn nữa Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam á nơi mà EU cũng như Nga có chiến lược vươn tới trong những năm sắp tới. Và nước ta là một nước được ưu đãi trong quan hệ với EU như một quan chức cấp cao EU đã khẳng định: " EU sẽ không có mặt ở tất cả mọi nơi nhưng không thể không có ở Việt Nam". Như vậy khi đồng EURO ra đời và vận hành chắc chắn sẽ có những tác động đối với Việt Nam, sẽ tạo ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức, yêu cầu đặt ra cho nhà nước cũng như các cá nhân doanh nghiệp cần có các chính sách kế hoạch để đáp ứng các yêu cầu mới và tận dụng tốt nhất các thời cơ có được từ sự ra đời vận hành của đồng EURO cũng như chính sách tiền tệ thống nhất của EMU. Sau ngày 1 - 1 - 1999 các hiệp định vay nợ giữa chính phủ Việt Nam với các nước EU đã buộc phải tính bằng đồng EURO. Đối với các hiệp định đã ký trước ngày 1 - 1 - 1999 (tính bằng đồng NCU), việc chuyển đổi dư nợ đã tính trước đây theo các đơn vị tiền tệ quốc gia của 11 nước thành viên EU đã được thực hiện, việc chuyển đổi không ảnh hưởng tới các cam kết lãi suất và thời hạn vay của các hiệp định đã ký. Do đó việc chuyển đổi này sẽ mang lại lợi hay thiệt cho Việt Nam là phụ thuộc vào tỷ giá của đồng EURO cao hay thấp. Nếu ngay sau khi chuyển đổi sang đồng EURO, tỷ giá của đồng EURO tăng lên thì nước đi vay sẽ chịu thiệt, nhưng Việt Nam lại hoàn toàn có lợi ít nhất là từ ngay sau khi chuyển đổi tới nay vì tỷ giá của đồng EURO hiện nay đã giảm rất nhiều so với dự báo. Các khoản vay nợ của Việt Nam đối với EU được xử lý như sau: - Đối với các khoản nợ tính bằng đồng ECU thì chuyển đổi tương đương với tỷ giá 1EURO = 1 ECU. - Đối với các khoản nợ hiện đang tính bằng đồng tiền của 11 quốc gia thành viên được chia thành hai nhóm: + Nhóm các đồng tiền mạnh như DM, FF, đây là hai đồng tiền của hai quốc gia hạt nhân của EU, là cột trụ của Liên minh do đó không có lý do gì để hai quốc gia này không bảo vệ sự ổn định đồng tiền của mình cho tới khi chuyển đổi sang đồng EURO, lúc này tất cả các khoản vay nợ của Việt Nam được tính bằng đồng DM và FF đều được quy đổi sang đồng EURO theo tỷ giá quy định hiện tại lúc chuyển đổi nhằm đảm bảo sự thành công của dự án EURO mà họ là những nhà đạo diện chính. Thực tế trong thời gian vừa qua về cơ bản không có gì ảnh hưởng nhiều tới quan hệ vay nợ. Hầu hết các khoản vay nợ của Việt Nam vẫn được tính theo đồng tiền của quốc gia EU cũ mặc dù theo tỷ giá của đồng EURO. Thời gian qua nếu Việt Nam chuyển nợ từ NCU sang đồng EURO sẽ có lợi. + Đối với nhóm thứ hai là nhóm các đồng tiền còn lại do số dư nợ loại này không lớn lắm nên số nợ các đồng tiền của nước này đã được chuyển dần dần sang đồng EURO trong năm 1999. Đối với các đồng tiền của các nước chưa tham gia vào EURO thì không tác động gì tới cơ cấu nợ cũng như trách nhiệm trả nợ giữa Việt Nam với các quốc gia này như Anh, Thụy điển, Đan Mạch, Hy Lạp. KẾT LUẬN Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu là một bước ngoặt lịch sử trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị. Nó phá vớ thế bá quyền của đồng dolla Mỹ ( USD ). Mặc dù ngay từ khi ra mắt, đồng Euro không được đánh giá cao, có ý kiến cho rằng nó sẽ không “ thọ” lâu. Nhưng sau một thập kỷ đưa vào hoạt động, ta có thể thấy đồng Euro đã trở thành một đồng tiền mạnh của Hệ Thống Tiền Tệ Thế Giới. Nó có tính ổn định, an toàn cao và nó cũng đem lại một kênh đầu tư dự trữ ngoại hối an toàn mặc dù chưa đạt được như sự mong mỏi của những người tạo ra nó. Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương của các nước thành viên, với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định đã tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Có thể nói, ít nhất tới lúc này, ECB đã hoàn thành được sứ mệnh hàng đầu của mình là duy trì lạm phát của khu vực trong tầm kiểm soát. Mười năm sau ngày ngân hàng này ra đời, giá cả ở Châu Âu tăng với tốc độ bình quân 2,1% mỗi năm, bất chấp việc giá lương thực và nhiên liệu leo thang mạnh mẽ trong thời gian gần đây. ECB là hiện thân của một giấc mơ mà những người đầu tiên sáng lập Liên minh Châu Âu trước đây không bao giờ dám mơ ước tới. Việc nghiên cứu sự ra đời của Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu và đồng Euro giúp chúng ta có thể đúc kết đuợc những kinh nghiệm quý báu, để đề ra kế hoạch phát triển hướng đến thành lập một Liên Minh Tiền Tệ Đông Nam Á trong tương lai. Việc đó sẽ giúp các quốc gia trong khối Asean xích lại gần nhau hơn, hợp tác cùng nhau xây dựng một Asean lớn mạnh phát triển bền vững Tài Liệu Tham Khảo :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde tai tong quan ve lien minh tien te chau au va dong tien chung chau au.doc
Tài liệu liên quan