Tiểu luận Sự ra đời và phát triển của xã hội học

Các sự kiện chính trị quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội Châu Âu thế kỷ 18 là các cuộc cách mạng, nhất là đại cách mạng Pháp năm 1789. Cuộc cách mạng này đã mở đầu cho thời kỳ tam rã của chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ và thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới với dự thống trị về kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Sự biến chuyển chính trị sâu sắc này làm cho các mối quan hệ xã hội đã có từ lâu đời trong xã hội phong kiến thay đổi một cách căn cơ, kéo theo sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, niềm tin trong đời sống xã hội.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự ra đời và phát triển của xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bao gồm tất cả những gì của thế giới bên ngoài được đưa vào sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất nhằm duy trì cuộc sống của con người. Tuy nhiên trong lịch sử xã hội chỉ có một nhóm người hay một giai cấp nắm giữ trong tay TLSX. Chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở phân chia giai cấp, điều này quy định tính chất của quan hệ sản xuất (quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất). Quan hệ sản xuất có thể trở thành mối quan hệ cơ bản trong xã hội được hợp pháp hóa và thiết chế hóa thông qua hệ thống chính trị, luật pháp, tư tưởng, văn hóa. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó quy định và chi phối hệ thống các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ sản xuất luôn luôn là quan hệ bất bình đẳng, luôn có mâu thuẫn, đối kháng. Các quan hệ đó là nguồn nguồn gốc và là động lực thúc đẩy sự biến đổi xã hội. Kết luận: Khác với August Comte và Herbert Spencer, Karl Marx tập trung nghiên cứu vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Ông cho rằng các hình thái kinh tế – xã hội mới được hình thành từ mâu thuẫn và xung đột trong các hình thái kinh tế – xã hội cũ. Marx đã phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản và tiên đoán nó sẽ bị thay thế bởi CNXH. Không có một nhà XHH tiền phong nào có ảnh hưởng sâu rộng đối với bộ môn khoa học mới này như là Marx. Ông chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà XHH , ông tự nhận là đã có bàn đến những vấn đề XHH nhưng những công trình của ông còn bao trùm lên những lĩnh vực khác như triết học, kinh tế học, lý thuyết chính trị, ... Lý thuyết của ông về biến chuyển xã hội có tính chất khoa học vì nó dựa trên những xung đột giữa những giai cấp lớn trong xã hội. Ông cho rằng chính quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã đem lại bất bình đẳng về kinh tế và chính trị./. 3. Herbert Spencer (1820 – 1903): Vài nét về tiểu sử: Herbert Spencer là 1 nhà triết học, nhà Xã hội học người Anh. Ông là người theo chủ nghĩa tiến hóa, là người tìm cách vận dụng những quy luật tiến hóa sinh học vào lĩnh vực lịch sử và xã hội. Với ông, xã hội xuất hiện như một cơ thể sinh học, tiến hóa từ hình thức đơn giản sang hình thức phức tạp thông qua sự khác biệt hóa và chuyên môn hóa các chức năng, các bộ phận khác trong xã hội. Lý thuyết của Spencer có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử XHH Anh và trường phái XHH cơ cấu chức năng. Ông sinh năm 1820 tại Derby, Anh. Cha là giáo viên và gia đình ông theo đạo Tin Lành. Từ nhỏ đến năm 13 tuổi ông tự học ở nhà với cha và người cậu ruột làm mục sư đạo Tin Lành. Ông có những kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên và rất quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội. Từ năm 17 tuổi ông đã làm việc như một kỹ sư cho ngành đường sắt nhưng từ năm 20 tuổi ông quay qua làm báo và viết về chính trị. Thời gian đầu ông ủng hộ những quan điểm tiến bộ như quốc hữu hóa đất đai, chủ nghĩa tự do trong nền kinh tế, vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội, ... nhưng sau này ông đã từ bỏ những quan điểm trên. Năm 1851, ông viết cuốn “Tĩnh học xã hội”, thuật ngữ này ông chịu ảnh hưởng của August Comte. Trong cuốn sách này ông nghiên cứu trật tự xã hội. Năm 1853, người cậu làm mục sư của ông qua đời để lại cho ông một gia tài đủ để ông viết lách mà không phải tìm một công việc kiếm tiền. Tình hình chính trị xã hội ở Anh thế kỷ 19 có nhiều biến động gay gắt. Anh là nước đầu tiên công nghiệp hóa, xã hội nước Anh đã kế thừa tất cả những yếu tố tích cực của thời kỳ đầu phát triển công nghiệp và CNTB. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cùng với môi trường khoa học phát triển, nhất là môn kinh tế chính trị và sinh vật học đã có ảnh hưởng nhất định tới lý thuyết XHH của Spencer. Spencer tin tưởng vào vai trò quan trọng của “bàn tay vô hình” tức là cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh trong việc duy trì trật tự xã hội, trong đó các cá nhân luôn tìm cách theo đuổi lợi ích riêng của họ. Ông nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của CNTB như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do buôn bán đối với việc cải thiện đời sống con người. Kế thừa học thuyết tiến hóa của Darwin, ông đã đưa ra khái niệm về sự tiến hóa xã hội. Ông giải thích: chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như vật lý học và chủ nghĩa thực chứng, ông chủ trương rằng XHH phải hướng tới tìm ra các quy luật và nguyên lý chung, cơ bản để giải thích quá trình, hiện tượng xã hội. Các quan điểm Xã hội học của Herbert Spencer: Lý thuyết sinh học xã hội: Spencer cho rằng có một sự phân hóa dần dần trong sự vật, bắt đầu với những bộ phận sinh học, tiến dần đến trạng thái độc lập và cá thể hóa. Vì tính chất của con người thay đổi và hoàn thiện dần nên những quan điểm về đạo đức, chính trị dực trên một giả định về một bản chất ổn định của con người cần phải được bác bỏ. Bản chất con người đơn giản chỉ là tập hợp những bản năng, những tình cảm đã thích ứng qua thời gian với thực tại xã hội. Ông cũng công nhận tầm quan trọng của việc hiểu cá nhân thông qua cái tổng thể trong đó cá nhân là những bộ phận lệ thuộc lẫn nhau nhưng không lệ thuộc vào tổng thể. Cá nhân có bản thể và giá trị riêng mà tổng thể phải lệ thuộc. Theo Spencer, cuộc sống của con người không chỉ là một sự liên tục mà còn là đỉnh cao của quá trình tiến hóa lâu dài nhưng ông lại cho rằng có một sự phát triển song song của tinh thần và thể xác chứ không giản lược tinh thần vào thể xác. Quan niệm này của ông về tinh thần, về hoạt động của hệ thống thần kinh TW và não bộ là một quan niệm máy móc. Lý thuyết tiến hóa xã hội: Dựa trên lý luận về sự tiến hóa sinh vật, Spencer tin rằng xã hội loài người cũng tiến hóa từ hình thức đơn giản lên hình thức phức tạp nhằm đáp ứng những nhu cầu sống tự nhiên của xã hội: khi dân số trong các xã hội còn ít thì việc tổ chức lao động, việc quản lý hành chính cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống xã hội đang ở tình trạng đơn giản. Nhưng khi dân số tăng lên, xã hội trở nên đông đúc thì mọi sự trở nên phức tạp hơn. Các dịch vụ, các thiết chế trong xã hội sẽ được chuyên môn hóa. Trong lĩnh vực lao động, quá trình tiến hóa cũng đi từ hình thức lao động giản đơn như từ việc săn bắt hái lượm lên các hình thức lao động phức tạp hơn như công việc canh tác, lao động thủ công, lao động công nghiệp hiện đại. Rõ ràng phân chia lao động theo hướng chuyên môn hóa là điều không thể tránh khỏi nhằm thích nghi với tính chât và sự đòi hỏi của hình thức lao động công nghiệp hiện đại. Các thiết chế xã hội như tôn giáo, nhà nước, gia đình cũng theo một quy luật tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ đồng nhất đến đơn nhất trong quá trình phát triển của chúng. Tuy các bộ phận này ngày càng phân rẽ ra thành nhiều nhánh khác nhau nhưng chúng vẫn luôn cố kết và phụ thuộc lẫn nhau để đảm bảo cho sự tồn tại của tổng thể. Chính Spencer đã đặt nền móng cho trường phái XHH cơ cấu chức năng khi ông lý luận rằng xã hội vận hành và phát triển tốt khi mỗi bộ phận trong xã hội đảm bảo tốt chức năng của mình, thỏa mãn tốt nhu cầu của cuộc sống. Lý thuyết của Spencer sau này được E.Durkheim sử dũng khi Durkheim tìm cách miêu tả sự cố kết, tính liên đới của các bộ phận khác trong bộ máy xã hội. Spencer miêu tả xã hội là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều tiểu hệ thống khác. Chúng vừa vận hành một cách độc lập (vì mỗi bộ phận đều có cấu tạo, mục đích và chức năng khác nhau), vừa phụ thuộc lẫn nhau một cách khăng khít vì khi một bộ phận nào đó bị trục trặc sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hoạt động của cả hệ thống. Tuy nhiên phải chú ý rằng Spencer khẳng định quy luật tiến hóa xã hội chỉ tương tự như quy luật tiến hóa sinh học. Spencer khẳng định: trong sự tiến hóa của hai lĩnh vực này khác nhau ở cơ quan bộ phận trong cấu trúc của cơ thể con người, xã hội được cấu thành từ những bộ phận khác nhau mà hạt nhân là những cá thể có ý thức, có khả năng phán đoán, khả năng sáng tạo, có thể làm chuyển đổi môi trường mà họ đang sống. Điểm giống nhau của hai quá trình tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội là cả hai đều có khả năng sinh tồn và phát triển theo quy luật tiến hóa. Hay nói các khác xã hội liên túc trải qua các giai đoạn sinh trưởng, tiến trưởng, suy thoái kế tiếp nhau trong suốt quá trình thích nghi với môi trường xung quanh. Những khái niệm, các nguyên lý XHH của Spencer có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa học XHH hiện đại. Những phân tích về tác nhân của xã hội và các nguyên lý tiến hóa xã hội, nguyên lý về chức năng và cấu trúc xã hội đóng vai trò là nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận trong XHH. Hai hình thái xã hội: xã hội quân sự và xã hội công nghiệp: Spencer đã phân ra các hình thức xã hội khác nhau trong quá trình tiến hóa của xã hội laòi người. Ông cho rằng xã hội nào cũng phải trải qua hai “loại” gần như đối nghịch nhau, đó là hình thái xã hội quan sự và xã hội công nghiệp trong đó xã hội công nghiệp là biểu hiện của một xã hội đã phát triển đến tình trạng phức tạp trong lộ trình tiến hóa của xã hội. Xã hội quân sự: Tư tưởng, niềm tin, các chuẩn mực giá trị của các cá thể đang ở trong tình trạng đồng nhất, đóng khung trong một hệ ý thức nào đó có tính cách bắt buộc. Các quan hệ xã hội, lao động bị ép buộc, nhà cầm quyền sử dụng sức mạnh vũ lực để ép buộc các cá nhân theo khuôn khổ của họ. Quan hệ xã hội là quan hệ cai trị chức không phải là hiệp thương. Trong xã hội quân sự, quân đội là phương tiện của các quốc gia hùng mạnh chinh phục các nước yếu để làm giàu cho quốc gia mình. Xã hội quân sự diễn tả trạng thái thô sơ của xã hội. Xã hội công nghiệp: Trong nền văn minh công nghiệp, tự do tư tưởng, tự do cá nhân, tự do buôn bán đã được Spencer đề cao. Trong xã hội công nghiệp, các cá thể có quyền tự do lựa chọn và quyết định, các cá thể cũng như các bộ phận trong xã hội hiệp thương với nhau một cách tự nguyện. Các nược sẽ làm giàu thông qua lao động sản xuất. Trong thời đại công nghiệp, trí tuệ, chất xám sẽ là vốn quý có sức mạnh chinh phục, nước nào có vốn liếng chất xám nhiều, có nhiều phát minh sẽ là nước phát triển. Xã hội công nghiệp được Spencer đồng hóa với trạng thái phát triển “phức tạp” trong quá trình tiến hóa. Các thiết chế xã hội: Theo quan niệm của Spencer: thiết chế xã hội là kiểu tổ chức xã hội xuất hiện và hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội đồng thời kiểm soát các hoạt động của cá nhân và các nhóm trong xã hội. Trong số các thiết chế xã hội ông đặc biệt chú ý đến thiết chế gia đình và dòng họ, thiết chế nghi lễ, thiết chế chính trị và thiết chế kinh tế. Đây là những thiết chế cơ bản nhất của xã hội. Thiết chế gia đình và dòng họ: Thiết chế này không những phải đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội mà còn phải thỏa mãn nhu cầu kiểm soát hoạt động duy trì nòi giống, quan hệ giữa phụ nữ và nam giới, nhu cầu di truyền, nuôi dạy con cái và chăm sóc các thành viên trong gia đình Thiết chế nghi lễ: Thiết chế này cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết vá kiểm soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức, ... Nghi lễ có chức năng to lớn trong việc tạo ra sự gắn kết và phối hợp giữa các hoạt động của các bộ phận cấu thành xã hội. Ông chỉ ra mối tương quan giữa quyền lực và nghi lễ, mức độ tập trung quyền lực trong xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn. Thiết chế chính trị: Thiết chế này xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài xã hội. Sự tập trung quyền lực càng lớn thì càng bộc lộ rõ sự phân chia giai cấp trong xã hội, do đó lại càng đặt ra yêu cầu cao đối với việc củng cố và tăng cường cơ quan quyền lực. Thiết chế tôn giáo: Thiết chế này có yếu tố cơ bản là tạo dựng niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên, siêu nhân. Biểu hiện của thiết chế này là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin và cùng tham gia các hoạt động nghi lễ đặc thù của tôn giáo. Thiết chế tôn giáo có chức năng củng cố hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin, tinh thần để duy trì ổn định trật tự xã hội. Thiết chế kinh tế: Thiết chế này có shức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu của con người về các sản phẩm và các dịch vụ trong điều kiện môi trường luôn khan hiếm các nguồn lực và luôn biến đổi. Sự tiến hóa của các thiết chế kinh tế thể hiện ở việc nâng cao trình độ công nghệ và tri thức, ở việc mở rộng sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, ở mức độ tích lũy tư bản và tư liệu sản xuất và những thay đổi trong cách thức tổ chức lao động. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ quan điểm tiến hóa cho rằng xã hội luôn phát triển theo những quy luật nhất định, Spencer chủ trương rằng XHH có nhiệm vụ là phát hiện ra những quy luật đó của các cơ cấu xã hội trong quá trình tiến hóa và nghiên cứu mối liên hệ giữa các bộ phận trong xã hội. Theo ông XHH không nên đi quá sâu vào việc phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội nhưng nên tập trung tìm kiếm những thuộc tính, những nguyên lý có tính phổ quát và các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng xã hội. Phương pháp của Spencer là phương pháp khoa học thực nghiệm, đặc biệt chịu ảnh hưởng thuyết duy nghiệm của August Comte. Phương pháp của ông có tính tổng hợp. Theo ông, nghiên cứu XHH phải sử dụng nhiều số liệu, phải thu thập số liệu vào nhiều thời điểm và ở nhiều địa điểm khác nhau. Kết luận: Spencer đã giải thích xã hội bằng cách dựa trên mô hình những khuôn mẫu tự nhiên và sinh học. Theo ông những khái niệm trong sinh học có thể giúp nhà XHH làm nghiên cứu một cách hiệu quả. Cũng chính điều này mà ông đã bị phê bình khi đã suy diễn, quy đồng một cách máy móc từ lĩnh vực sinh học sang lĩnh vực xã hội. Spencer cũng thường bị phê bình là không nhất quán. Quan điểm của ông thay đổi đối với các vấn đề như: quốc hữu hóa đất đai, vấn đề quyền trẻ em, về việc phát triển chế độ phổ thông đầu phiếu ở phụ nữ, về vai trò của chính. Tóm lại, mặc dù lý thuyết XHH của Spencer không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ nghĩa duy lý trong khoa học nhưng các quan niệm tiến hóa xã hội của ông đã gợi ra nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các trường phái XHH hiện đại. Cách tiếp cận cấu trúc, hệ thống xã hội của Spencer đã được E.Durkheim, Talcott Parsons, Robert Merton và những người khác kế thừa, phát triển thành trường phái cấu trúc chức năng. Cách phân tích của Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học như quy mô và mật độ dân số với các đặc điểm của thiết chế xã hội và tổ chức xã hội đã mở đầu cho trường phái sinh thái học người và trường phái Chicago phát triển mạnh trong thế kỷ XX./. Emile Durkheim (1858 – 1917): Vài nét về tiểu sử: Emile Durkheim là một nhà xã hội học người Pháp. Ông là người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cấu trúc trong xã hội học hiện đại. Ông sinh năm 1858 ở Epinal, Pháp trong một gia đình Do Thái, ông mất năm 1917. Năm 1893 ông hoàn thành cuốn sách: “Phân công lao động trong xã hội”. Ông bắt đầu giảng dạy tại trường đại học tổng hợp Bordeaux lúc 29 tuổi. Trong thời gian làm việc ở đây, ông đã hoàn thành những công trình đồ sộ. Đến năm 1903, ông chuyển sang giảng dạy tại trường đại học tổng hợp Sorbsne. Tại đây ông viết một trong những tác phẩm xHH độc đáo và quan trọng nhất của đời mình là “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo” xuất bản năm 1912. Năm 1913, học hàm “Giáo sư khoa học giáo dục” cuả E.Durkheim chính thức được đổi thành “Giáo sư khoa học giáo dục và xã hội học” và ông trở thành nhà xã hội học chính thức đầu tiên tại Pháp. Sự kiện này cùng với việc E.Durkheim đưa vào giảng dạy môn XHH trong trường đại học đã mở đấu cho bước tiến quan trông của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập ở Pháp. Xã hội Pháp thế kỷ XIX đã trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật. XHH của E.Durkheim đã ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và biến đổi to lớn đã phần nào giải thích tại sao, theo sau August Comte, E.Durkheim luôn cho rằng XHH có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại. Điều này rất giống với quan niệm của August Comte về vị trí, vai trò của lý thuyết XHH trong đời sống con người. Tư tưởng xã hội học của E.Durkheim: Quan niệm về khoa học xã hội học: Quan niệm về đối tượng nghiên cứu: Theo E.Durkheim, xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân dược sinh ra trong xã hội và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội đã có sẵn trước khi cá nhân đó được sinh ra. Vì vậy XHH cần phải xem xét hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện đang tác động tới đời sống của các cá nhân. Thực chất XHH của E.Durkheim chủ yếu xoay xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội. Ông đã tìm cách trả lời câu hỏi: làm thế nào có thể bảo đảm tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra được trật tự xã hội qua việc nghiên cứu các sự kiện xã hội như lao động, tự tử và nhiều sự kiện khác? Để trả lời câu hỏi này lúc đầu ông vận dụng cách tiếp cận vĩ mô trong nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể hệ thống, ví dụ như là ông đã chỉ ra vai trò quan trọng của đoàn kết xã hội, của phân công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung. Sau đó ông phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội, ví dụ như là ông nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân, các nghi thức xã hội và các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo để giải thích cách tổ chức và phát triển cộng đồng xã hội. Như vậy, theo E.Durkheim để biến XHH thành khoa học thì cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu và phương pháp khoa học của nó, cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thực chứng như: quan sát, so sánh, thực nghiệm để nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật của các sự vật, sự kiện xã hội. Theo quan niệm của E.D, có thể định nghĩa khái quát XHH là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội. Sự kiện xã hội là sản phẩm của lịch sử, là kết quả của hoạt động tập thể. Có thể coi quan niệm XHH của E.D thuộc về “chủ nghĩa tập thể” bởi ông luôn lấy cuộc sống cộng đồng làm xuất phát điểm của sự kiện xã hội, của các phương pháp tiếp cận các sự kiện xã hội. Quan niệm về cơ cấu xã hội: Hình thái học xã hội là một bộ phận của XHH có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần, cấu tạo, số lượng, kích cỡ, cách sắp xếp và các mối liên hệ giữa những thành phần cụ thể và phân loại chúng để chỉ ra các kiểu xã hội, các hình thức xã hội. Một số bộ phận khác của XHH chuyên nghiên cứu sự biến đổi xã hội với các nguyên nhân, cơ chế, điều kiện và hệ quả của sự biến đổi xã hội. Theo quan niệm của chủ nghĩa chức năng, XHH hướng tới phân tích các nguyên nhân và đưa ra cách giải thích về chức năng của các sự kiện xã hội. Ông chủ trương áp dụng quy tắc giải thích các chức năng luận vào xã hội học. Chức năng được hiểu là sự phù hợp giữa sự kiện được nghiên cứu với các nhu cầu chung của cơ thể xã hội. Theo E.Durkheim, sự kiện xã hội xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu của tổng thể hệ thống xã hội, cần tìm hiểu và chỉ ra chức năng của một sự kiện xã hội trong mối quan hệ của nó với cả hệ thống xã hội đang theo đuổi những mục đích nhất định nào đó. Vị trí độc lập của xã hội học trong khoa học: Theo E.D, XHH coi các hiện tượng xã hội là sự vật và phải được xử l1y với tư cách là những dữ liệu. Sự kiện xã hội xuất hiện, vận động và biến đổi không phải vì chức năng kinh tế cũng không phải vì hiệu quả kinh tế mà nó có nguyên nhân xã hội, có các tác nhân xã hội và có hệ quả đối với đời sống xã hội của con người. Ngoài sự khác biệt với triết học và kinh tế học, E.D còn nhấn mạnh sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu giữa XHH và tâm lý học Xã hội học XHH nghiên cứu các sự kiện xã hội từ bên ngoài như các sự vật bên ngoài. XHH có hệ thống phương pháp luận với các quan niệm, với các quy tắc và các thao tác nghiên cứu cụ thể. XHH xuất phát từ cấu trúc, chức năng XH, từ thế giới XH bên ngoài cá nhân để hiểu hành vi xã hội của nhóm người và cuộc sống xã hội của con người. Tâm lý học Tâm lý học có đối tượng tác động là sự trải nghiệm và nhu cầu, động cơ của thế giới bên trong cá nhân. Phương pháp tâm lý học xuất phát từ cá nhân, từ thế giới bên trong con người để hiểu các đặc điểm, tính chất hành vi cá nhân hay hành vi của nhóm người. Tâm lý học xuất phát từ thế giới bên trong của cá nhân mỗi người. Như vậy, quan niệm của E.D về XHH cho thấy nó nghiên cứu cái gì, nghiên cứu như thế nào và vị trí tương đối độc lập của nó trong hệ thống các khoa học, đặc biệt là ranh giới giữa XHH với tiết học, kinh tế học và tâm lý học. Các quy tắc phương pháp luận: Nguyên lý xuyên suốt trong phương pháp nghiên cứu của E.D là quan niệm coi các sự kiện xã hội như những sự vật. Vì vậy, thành kiến coi con người là trung tâm của vũ trụ, là thước đo của thế giới phải bị xóa bỏ ra khỏi tất cả các khoa học, nhất là trong XHH. Theo ngôn ngữ triết học, ta có thể nói: E.D cho rằng phải thay thế CNDT bằng CNDV trong phương pháp luận XHH. Để hiểu rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu của XHH E.D ta cần tìm hiểu một số quy tắc mà ông đưa ra cách đây hơn một thế kỷ. Các quy tắc đó được phân thành một số nhóm chính sau đây: Nhóm quy tắc quan sát hiện tượng xã hội: Quy tắc này đòi hỏi coi các sự kiện xã hội như các sự vật. Khi quan sát sự kiện xã hội, nhà XHH phải gạt bỏ một cách hệ thống tất cả các khái niệm thường ngày, phải loại bỏ các tình cảm và thành kiến của cá nhân, phải định nghĩa rõ hiện tượng nghiên cứu, phải tìm ra các chỉ báo thực nghiệm của hiện tượng nghiên cứu. Ông cho rằng khi nào sự kiện xã hội được coi là sự vật thì mới có thể sử dụng các phương pháp thực chứng để nghiên cứu các đặc điểm, tính chất và quy luật của sự kiện xã hội, kể cả các hiện tượng xã hội như: niềm tin, chuẩn mực, đạo đức cũng phải được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học với tư cách là các sự vật đặc biệt trong hiện thực khách quan. Nhóm quy tắc phân biêt cái bình thường với cái sai lệch: Quy tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu XHH phải phân biệt được cái chuẩn mực với cái dị biệt vì mục tiêu sâu xa của XHH là chỉ ra những gì là chuẩn mực tốt lành cho cuộc sống của con người. Theo E.D cách tốt nhất để xác định chuẩn mực là phát hiện ra cái thường gặp, cái chung, cái của số đông, cái điển hình của xã hội cụ thể trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.. căn cứ vào đó có thể coi tất cả những gì lệch lạc so với chuẩn mực là dị biệt, là không bình thường, thậm chí là các tệ nạn, các bệnh tật xã hội. Nhóm quy tắc phân loại xã hội: E.D cho rằng cần phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành phần đó. Nhóm quy tắc chức năng luận: Quy tắc này đòi hỏi: khi giải thích các hiện tượng xã hội ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng đó thực hiện. Theo E.D nghiên cứu XHH có hai nhiệm vụ chính: một là chỉ ra điều kiện, yếu tố và nguyên nhân gây ra hiện tượng; hai là phân tích chức năng, hệ quả của hiện tượng đó đối với cả hệ thiông xã hội, bối cảnh xã hội mà hiện tượng đó diễn ra. Đây là những quy tắc phương pháp luận làm cơ sở phát triển trường phái chức năng luận trong XHH. Nhóm quy tắc chứng minh XHH: Để chứng minh một hiện tượng là nguyên nhân của hiện tượng khác cần phải sử dụng các quy tắc của phương pháp thí nghiệm, so sánh, kết lắng, và nhất là phương pháp xem xét sự biến đổi cùng nhau (cùng biến đổi). Quy tắc này đòi hỏi phải so sánh hai hay nhiều các xã hội để xem liệu một sự kiện đã cho trong một xã hội mà không hiện diện trong xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong xã hội đó hay không? Có thể áp dụng quy tắc chứng minh “biến thiên tương quan” trong nghiên cứu xã hội như sau: nếu hai sự kiện tương quan với nhau và một trong hai sự kiện đó được coi là nguyên nhân gây ra sự kiện kia, và trong khi các sự kiện khác cũng có thề là nguyên nhân nhưng không thể loại trừ được mối tương quan giữa hai sự kiện này thì cách giải thích nhân quả như vậy có thể được coi là đúng, là có thể chấp nhận được. Trong XHH thực nghiệm hiện đại, phương pháp biến thiên tương quan này là cách phân tích hồi quy đa biến. Với ý nghĩa thực nghiệm quan trọng như vậy nên phương pháp hồi quy (đơn biến và đa biến) được sử dụng triệt để trong các nghiên cứu XHH hiện nay. Sự kiện xã hội: Khái niệm: Theo E.Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xHH là các sự kiện xã hội. Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu với hai nghĩa cơ bản như sau: Các sự kiện xã hội có tính “vật chất”: ví dụ: nhóm người, dân cư, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội với tất cả các đặc điểm về chất và lượng của nó. Các sự kiện xã hội có tính “phi vật chất”: ví dụ: hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội. Sự kiện phi vật chất bao gồn cả các sự kiện đạo đức, tức là các cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm mà các cá nhân nhập tâm được khi cùng chung sống trong xã hội. Các đặc trưng cơ bản của sự kiện xã hội: Tính khách quan: Sự kiện xã hội phải là những gì bên ngoài cá nhân, độc lập với ý muốn chủ quan của cá nhân. Tính phổ biến: Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là sự kiện chung, phổ biến đối với nhiều cá nhân. Nghĩa là sự kiện xã hội là cái được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận, coi chúng là của mình; sự kiện xã hội là phổ biến đối với moi thành viên trong xã hội. Tính cưỡng chế: Sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát. Thậm chí là hạn chế, gây áp lực đối với hành động và hành vi của cá nhân. Các điều khoản luật là ví dụ rất rõ về đặc trưng này của sự kiện xã hội. Qua đó thấy rằng E.D coi XH có vai trò nhất định đối với đời sống con người. Đoàn kết xã hội: Khái niệm: Khái niệm đoàn kết xã hội của E.D có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập XH đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ông dùng khái niệm này để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm XH. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành XH với tư cách là một chỉnh thể hệ thống xã hội. E.D đã phân biệt hai hình thức cơ bản của sự đoàn kết xã hội là đòan kết cơ học và đoàn kết hữu cơ, tương ứng với nó là hai loại xã hội: xã hội cơ học và xã hội hữu cơ. Ông đã vận dụng khái niệm đoàn kết xã hội để giải thích các hiện tượng xã hội như sự phân công lao động, tự tử, tôn giáo và nhiều sự kiện xã hội khác. Ông không những phát hiện ra nguyên nhân mà còn phân tích chức năng, hệ quả và mối quan hệ của các hiện tượng đó với việc duy trì, củng cố đoàn kết xã hội tức là trật tự xã hội và biến đổi xã hội. Đoàn kết xã hội và phân loại xã hội: Đoàn kết xã hội cơ học: Đây là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự giống nhau, sự thuần nhất, sự đơn điệu, sự thống nhất của các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Các cá nhân gắn bó với nhau trên cơ sở cùng chia sẻ những giá trị tinh thần, trên cơ sở lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình. Trong xã hội này, quyền tự do cá nhân, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp. Xã hội cơ học thường có quy mô nhỏ nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩnmực chặt chẽ, luật pháp mang tính chất cưỡng chế. Đoàn kết xã hội hữu cơ: Đây là kiểu đoàn kết XH dựa trên sự phong phú, sự đa dạng của các chức năng, các mối liên hệ, các tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Trong xã hội này, mức độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, càng gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. XH hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng có thể yếu nhưng tính độc lập, tự chủ của cá nhân được đề cao, được tôn trọng. Các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất chức năng, tính chất trao đổi và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thề hiện qua các sự kiện xã hội có tính vật chất và phi vật chất. Đoàn kết xã hội và phân công lao động: Theo E.D, phân công lao động thực hiện chức năng vô cùng to lớn và quan trọng đối với cuộc sống con người, đó là tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội. Cùng với sự biến đổi hình thức phân công lao động là sự xuất hện kiểu xã hội mới. Với trình độ phân công lao động ngày càng cao thì vai trò và nhiệm vụ lao động càng bị phân hóa và chuyên môn hóa sâu sắc. Kết quả là các cá nhân ngày càng phải tương tác vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau, quan hệ với nhau một cách chặt chẽ và đó chính là sự đoàn kết hữc cơ. Sự biến đổi xã hội phụ thuộc vào sự biến đổi kiểu đoàn kết xã hội. Đến lượt mình sự đoàn kết XH phụ thuộc vào sự phân công lao động. Ông cho rằng sự di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội. Trong bối cảnh đó buộc cá nhân muốn tồn tại phải “đấu tranh”, cạnh tranh với nhau thông qua sự phân công lao động, thông qua sự chuyên môn hóa chức năng và nhiệm vụ. Ông chỉ ra rằng sự phân công lao động càng tinh vi, chuyên môn hóa chức năng xã hội càng cao thì các cá nhân, các nhóm xã hội càng tương tác chặt chẽ với nhau và càng phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả là tạo ra sự đoàn kết XH và củng cố tinh thần đoàn kết XH. Đoàn kết xã hội và tự tử: E.D chỉ ra rằng nạn tự tử là hiện tượng XH có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập XH. Ông cho rằng tự tử là cái chết do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành động tích cực hay tiêu cực của cá nhân chống lại chính bản thân mình mà cá nhâm biết là hành động đó nhất định tạo ra kết cục như vậy. Ông cũng chỉ ra rằng tự tử phụ thuộc vào các yếu tố xã hội cụ thể. Ví dụ như: những người theo đạo Tin lành tự sát nhiều hơn những người theo đạo Công giáo, tỷ lệ tự tử ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Dựa vào đặc điểm và tính chất của sự đòan kết xã hội, ông phân biệt một số kiểu tự tử như sau: Tự tử ích kỷ: xảy ra khi cá nhân bị bỏ rơi, không được quan tâm đến và cá nhân chỉ sống vì bản thân mình. Đây là kiểu tự tử do chủ nghĩa cá nhân quá lớn, quá mạnh gây ra. Tự tử vị tha: cá nhân tự sát, xả thân vì mục tiêu của nhóm. Tự tử vị tha có thể diễn ra dưới hình thức bắt buộc không thể làm khác trong một tình huống nhất định. Hành động tự sát này có thể là do quy ước có tính truyền thống của nhóm (ví dụ: kiểu tự sát võ sĩ đạo), có thể đơn giản chỉ là do quan niệm đó là sự hy sinh. Dù dưới hình thức nào thì kiểu tự tử vị tha chủ yếu là do sự gắn kết quá mạnh của cá nhân với nhóm, với cộng đồng xã hội. Tự tử phi chuẩn mực: đó là sự tự sát trong tình huống nhiễu loạn, hỗn độn, khủng hoảng. Trong tình huống xã hội như vậy các chuẩn mực cũ không còn tác dụng kiểm soát, điều tiết hành vi cá nhân nhưng các chuẩn mực mới chưa xuất hiện, cá nhân rơi vào trạng thái mất phương hướng, chơi vơi. Tự tử cuồng tín: đó là sự tự sát do niềm tin mù quáng chi phối, do bị kiểm soát, điều tiết quá gắt gao, trừng phạt quá nặng nề về mặt giá trị, chuẩn mực. Các kiểu tự tử khác nhau về mức độ, tính chất đoàn kết xã hội chứ không phải tách biệt hoàn toàn, tuyệt đối. Về mặt phương pháp luận XHH, ông đã chứng minh rằng có thể giải thích hiện tượng tự tử từ góc độ XHH chứ không phải là tâm lý học. Là một hiện tượng xã hội, tự tử liên quan tới đoàn kết xã hội, phụ thuộc vào mối liên kết của cá nhân với nhóm, sự điều tiết kiểm soát từ phía các hệ giá trị, chuẩn mực Xh đối với hành vi của các cá nhân chức không phải là phụ thuộc vào tâm lý cá nhân. Đoàn kết xã hội và tôn giáo: Theo E.D, tôn giáo có nguyên nhân xã hội và có chức năng xã hội. Chức năng đích thực của tôn giáo là gắn kết cá nhân và nhóm xã hội – đoàn kết cộng đồng, làm cho họ hoạt động một cách tự tin và giúp cho họ sống theo quan niệm của họ. Nhờ có tôn giáo với tư cách là một thể thống nhất bao gồm các niềm tin và các hành động nghi lễ tạo thành một cộng đồng đạo đức riêng gọi là “nhà thờ”. Các cá nhân theo tôn giáo đó cảm thấy có sức mạnh và tìm cách vượt qua những khó khăn của cuộc sống, cho dù nhiều khi cách thức hành động của họ chỉ giới hạn trong phạm vi tinh thần, ý thức. Nhờ tôn giáo mà họ có đức tin, có niềm tin vào một sức mạnh vô hình, siêu tự nhiên. Về mặt lý luận XHH, đối với E.D tôn giáo nảy sinh dưới tác động của các yếu XH, các điều kiện XH. Chức năng XH cơ bản của tôn giáo là tạo ra sự đoàn kết xã hội giữa cá nhân, củng cố niềm tin và tăng cường gắn bó, quyết tâm của các cá nhân trong xã hội. Mọi tôn giáo xét cho đến cùng cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội, của mối tương tác và hoạt động cộng đồng. Kết luận: Với lý luận và phương pháp luận khoa học, khách quan, E.Durkheim đã xây dựng và phát triển những quy tắc phương pháp xã hội và khái niệm cơ bản của XHH như sự kiện XH, đoàn kết xã hội. Lý thuyết XHH của E.D làm sáng tỏ nhiều chủ đề quan trọng như chức năng Xh, cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bình thường và sai lệch xã hội, trật tự xã hội và biến đổi xã hội. Emeli Durkheim đã có công lớn trong việc làm cho XHH trở thành một bộ môn khoa học độc lập, đồng thời cũng mở đường cho một trào lưu tư tưởng mới. Ông đã khởi dầu một phương pháp nghiên cứu mà người ta gọi là định lượng vì nó dựa trên những điều tra thống kê. Các kỹ thuật này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, chúng thường đi đôi và bổ sung cho phương pháp định tính./. Max Weber (1864 – 1920): Câu hỏi: Phân tích các tiền đề cho sự ra đời của xã hội học Tại sao nói: “Xã hội học là con đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp”? Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là gì? Phân tích và cho ví dụ minh họa. VẤN ĐỀ 2 XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI: Định nghĩa: Khái niệm xã hội, trong nghĩa rộng, không chỉ dành riêng cho con người mà nó còn chỉ mọi tổ chức của các tổ chức sinh vật có tương quan lệ thuộc lẫn nhau. Cụ thể: “ Một xã hội là một tập hợp những sinh vật được tổ chức, có phân công lao động, tồn tại qua thời gian, sống trên một lãnh thổ, một địa bàn nhất định và cùnh chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu chủ yếu của đời sống như: nhu cầu tái sản xuất, nhu cầu sản xuất của cải vật chất, nhu cầu an ninh, các nhu cầu tinh thần, ….” Định nghĩa này phân biệt khái niệm xã hội và khái niệm dân số. Khái niệm dân số không hàm ý một tổ chức xã hội, trong khi khái niệm xã hội nhấn mạnh những mối quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong xã hội. Định nghĩa này cũng không đồng nhất xã hội với quốc gia, mặc dù trong thế giới hiện nay, khái niệm xã hội thường ám chỉ một quốc gia, một nhà nước nhưng không phải luôn luôn là như vậy và trong nhiều trường hợp không có một sự đồng nhất giữa xã hội và nhà nước. Các yếu tố cấu thành xã hội: Những thành tố cấu tạo xã hội tổng thể là những cơ cấu xã hội (social structure). Chúng là những khuôn mẫu hành vi lập đi lập lại và tạo ra tương quan giữa những cá nhân, đoàn thể, nhóm trong xã hội. Đơn vị cơ bản nhất trong cơ cấu xã hội là vị trí xã hội (social status), đây là những thế đứng của một cá nhân được xã hội thiết lập ra trong một nhóm xã hội nhất định. Cách một cá nhân phải ứng xử như thế nào trong một vị trí xã hội nhất định được gọi là vai trò (role). Tuy nhiên, trong cùng một vị trí xã hội, con người ứng xử rất khác nhau, tùy theo sự chờ đợi của xã hộik ở vai trò cũng như tùy thuộc vào sự nhận thức của cá nhân. Sự tập hợp một số vị trí và vai trò làm thành các nhóm. Nhóm (group) là những đơn vị cơ bản của xã hội. Chúng là những tập hợp con người có hành động tương hỗ trên cở sở cùng thực hiện những mục tiêu chung. Định chế (institution) trong xã hội học được hiểu: đó là một kết cấu các vị trí và các vai trò có ít nhiều tính cách ổn định nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người trong xã hội. Ví dụ: Nhà nước là một định chế có chức năng bảo đảm an ninh, đem lại sự ổn định trong xã hội; gia đình có chức năng tái sản xuất và huấn luyện các thành viên cho xã hội, … Đặc trưng của xã hội loài người là sự phát triển không ngừng của các định chế nhằm đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh của con người. Đây là quá trình phân biệt hóa các định chế – là một quá trình trong đó những hoạt động trước đây được thực hiện bởi một định chế thì nay được phân ra cho các định chế khác. VĂN HÓA: Định nghĩa: Trong ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ văn hóa mang nhiều ý nghĩa, nó có thể ám chỉ trình độ giáo dục (tại Việt Nam hay quan niệm điều này), di sản tinh thần, một lối sống, phong tục tập quán, … Dưới góc độ Xã hội học, văn hóa là toàn bộ hữu cơ những hình thái tư tưởng, ứng xử và sản xuất của một tổ chức, một xã hội, được truyền từ thế hệ này qua thể hệ khác bằng những phương tiện tương tác truyền thông chứ không thông qua con đường di truyền sinh học. Văn hóa bao gồm toàn thể những thành tựu của con người trong lĩng vực sản xuất, xã hội và tinh thần. Các nhà xã hội học chú trọng đến những khía cạnh của văn hóa có thể giúp giải thích được các lối ứng xử của con người và các tổ chức xã hội. Phân loại: Một số nhà XHH phân ra trong nền văn hóa có hai bộ phận: Văn hóa vật thể (văn hóa vật chất) và văn hóa phi vật thể (văn hóa tinh thần). Văn hóa vật thể bao gồm: đồ đạc, dụng cụ, sản phẩm nghệ thuật, trang thiết bị, khí giới, xe cộ, nhà cửa, quần áo, dụng cụ sản xuất, … Văn hóa phi vật thể thì khó định nghĩa hơn, nó bao gồm những lĩnh vực văn hóa mà ta không sờ mó được như: các khuôn mẫu hành vi, các quy tắc, giá trị, tập quán, … Văn hóa vật thể thường gắn chặt với giá trị tinh thần và là biểu hiện của giá trị tinh thần. (Ví dụ: Trong xã hội Mỹ chiếc xe hơi là biểu hiện cho sự thành đạt của cá nhân, trong lĩnh vực đi lại thì xe hơi cá nhân phát triển hơn các phương tiện giao thông công cộng – đó là vì trong xã hội Mỹ đánh giá cao tinh thần tự lập và chủ nghĩa cá nhân.) Các thành tố của văn hóa: Biểu tượng: Biểu tượnhg ;à bất cứ vật gì mang một ý nghĩa riêng biệt mà các thành viên trong cùng một xã hội đều nhận biết. Các yếu tố trong thế giới tự nhiên, âm thanh, hình ảnh, cử chỉ của con người đều có thể dùng như là biểu tượng. Biểu tượng thường gắn liền với cuộc sống nên thường chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nó, chỉ khi nào tiếp xúc với một nền văn hóa khác, hay khi các biểu tượng được phối hợp một cách không nhất quán thì chúng ta mới thấy tầm quan trọng, ý nghĩa thật sự của các biểu tượng trong nền văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được chuẩn hóa, nhờ đó mà mọi người trong một xã hội nhất định có thể truyền thông cho nhau. Xã hội nào cũng có ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, chỉ trừ một số ít xã hội là chỉ có ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu để truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ là đặc trưng của văn hóa nhưng đồng thời cũng tác động trở lại đối với văn hóa, mặt khác biến chuyển xã hội và văn hóa cũng tác động lên ngôn ngữ. Chuẩn mực:(Quy tắc đạo đức, tập tục) Chuẩn mực là những quy tắc của ứng xử, nó quy định hành vi của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp. Mỗi nền văn hóa đều có các hệ thống chuẩn mực, chúng tạo thành hệ thống kiểm soát của xã hội và điều tiết các hành vi, các ứng xử của cá nhân trong nền văn hóa. Các chuẩn mực không bao giờ có tính tuyệt đối, chúng thay đổi tùy nền văn hóa, tùy hoàn cảnh và cũng thay đổi theo thời gian. Để thúc đẩy cá nhân và đoàn thể làm theo chuẩn mực đã đề ra, mọi nền văn hóa đều quy định những chế tài. Đó là những hành vi thưởng phạt tùy theo việc tuân thủ hay vi phạm các chuẩn mực. Quy tắc đạo lý là những chuẩn mực có mức độ chề tài mạnh nhất, bởi lẽ chúng được đánh giá trongn mối liên quan sống còn của xã hội và mang ý nghĩa đạo đức cao nhất. Tập quán có mức độ chế tài nhẹ hơn. Luật pháp thường chính thức hóa các nguyên tắc đạo lý của một xã hội. Nhưng sự chế tài và quan niệm về quy tắc đạo lý cũng thay đổi theo thời gian. Giá trị: Giá trị là những tiêu chuẩn, những tư tưởng đề cao và biện minh cho các chuẩn mực, trên cơ sở đó các thành viên của một nền văn hóa xác định cái gì là đúng, là tốt đẹp, cái gì là cần thiết hay không cần thiết. Các giá trị sẽ chi phối các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của cá nhân. Chúng ta học được các giá trị thông qua quá trình xã hội hóa trong gia đình, học đường, tôn giáo. Tuy nhiên giá trị cũng có thể thay đổi theo thời gian. Thái độ đối với các nền văn hóa: Thông thường vì hầu hết mọi người chỉ sống trong một nền văn hóa nên có xu hướng đánh giá những lối ứng xử của các dân tộc, các xã hội khác theo quan điểm văn hóa của riêng mình. Thái độ vị chủng: Đây là xu hướng phán đoán các nền văn hóa khác là thấp kém theo những chuẩn mực, những giá trị của nền văn hóa của riêng mình. Khái niệm này cũng nhaắc nhở chúng ta rằng có nhiều lúc chúng ta phê phán cái hay cái dở, cái đúng cái sai trên cơ sở quen lạ hơn là trên giá trị khách quan của sự kiện. Thái độ này còn thường thấy xuất hiện trong rất nhiều hiện tượng khác nhau trong cuộc sống hằng ngày, phản ứng thông thường đầu tiên là không chấp nhận cái gì khác lạ với ta. Thái độ tương đối văn hóa: Đây là xu hướng chấp nhận rằng mọi nền văn hóa phát triển theo phương cách riêng của chúng, bằng cách thích ứng với các đòi hỏi đặc biệt của môi trường trong đo chúng hình thành. Tiếp xúc văn hóa và chuyển biến văn hóa: Có ba khả năng có thể xảy ra khi các nền văn hóa tiếp xúc, va chạm nhau. Giao lưu văn hóa: Quá trình giao lưu văn hóa là quá trình dân cư của một nền văn hóa chấp nhận và hội nhập những chuẩn mực, giá trị, những nét văn hóa vật chất của những nền văn hóa khác vào nền văn hóa của chính mình. Quá trình này có được thông qua sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa, thông qua sự vay mượn hay bắt chước những nét văn hóa. Quá trình giao lưu không phải là một chiều mà có sự trao đổi qua lại (Ví dụ: Văn hóa của người Chăm và người Việt) Đồng hóa văn hóa, phân lớp văn hóa và văn hóa phản kháng: Thích nghi văn hóa và kháng cự văn hóa VẤN ĐỀ 3 QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA Mở bài: K. Marx đã nói: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của tất cả những quan hệ xã hội” Nội dung chính: Quá trình xã hội hóa: Khái niệm: - Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Xã hội hóa là một quá trình kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình” Nói một cách khác đó chính là quá trình con người tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên. à Đây không phải là khái niệm xã hội hóa mà những năm gần đây ở Việt Nam thường được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội như: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, … - Khái niệm xã hội hóa (socialization) đã được các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi tuân thủ theo các chuẩn mực, các giá trị, các vai trò mà xã hội đã đề ra. Vai trò của xã hội hóa à Chính quá trình này tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách của con người Nhân cách là một hệ thống có tổ chức, là toàn bộ suy nghĩ, cảm nghĩ, ứng xử của con người, được hình thành trên nền tảng những giá trị và những chuẩn mực nhất định. à Nhân cách bao gồm những suy nghĩ về thế giới xung quanh ta, về chính chúng ta, những điều chúng ta cảm nhận, phản ứng trước các tình huống, phản ứng đối với người khác, và những hành vi ứng xử của chúng ta trong đời sống hàng ngày. à Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống cá nhân mà nó còn giúp cho xã hội phát triển được liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tương lai. Kinh nghiệm xã hội luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó và quá trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua đời sống của một cá nhân. Các giai đoạn và môi trường của quá trình xã hội hóa: Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa: Quá trình xã hội hóa trong suốt cuộc đời của con người, nhưng chúng ta có thể phân ra thành ba giai đoạn: - Xã hội hóa lần thứ nhất: diễn ra trong gia đình từ đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành một con người xã hội. - Xã hội hóa lần thứ hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học, chịu sự tác động của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi. - Xã hội hóa lần thứ ba khi thành niên, là quá trình qua đó cá nhân học hỏi những chuẩn mực liên quan đến những vị trí xã hội mới, như vị trí của người chồng, người vợ, của nhà chính trị, nhà báo, … à Trong các xã hội truyền thống, quá trình xã hội hóa chủ yếu xảy ra trong gia đình, do đó tạo nên những nhân cách thuần nhất, nhưng trong xã hội hiện đại nhiều nhân tố đóng góp vào quá trình xã hội hóa của cá nhân. Các môi trường của quá trình xã hội hóa: Gia đình: - Giai đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất, qua đó diễn ra quá trình xã hội hóa của cá nhân. - Gia đình chính là cái xã hội thu nhỏ mà lần đầu tiên cá nhân được tiếp xúc, là nhóm sơ cấp đầu tiên góp phần hình thành nhân cách của cá nhân. Thông qua gia đình, cá nhân học hỏi các chuẩn mực, các giá trị mà xã hội đề cao. - Gia đình giúp cá nhân hình thành: + Nhận thức về chính mình + Thái độ, sở thích + Niềm tin, mục đích của cuộc sống + Tôn giáo, tín niệm + Học hỏi vai trò về giới tính + Sở đắc những vị trí, vai trò xã hội do gia đình để lại: giai cấp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, tôn giáo, … - Gia đình là nơi đầu tiên truyền cho cá nhân những ý niệm về giới tính, trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân của cá nhân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cảm, …, con gái cần phải dịu dàng, … Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình. - Không phải tất cả những gì trẻ nhận được từ gia đình cũng do sự truyền thụ có chủ ý của cha mẹ mà chính bầu không khí trong gia đình, chính môi trường sống của gia đình đã để lại những dấu ấn sâu sắc lên nhân cách của trẻ, tác động đến cái nhìn về chính mình, về thế giới xung quanh của trẻ em. Giáo dục ở nhà trường: - Nhà trường là nơi cá nhân được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong gia đình, được dạy dỗ nhiều điều mới lạ. - Nhà trường không chỉ dạy cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để sau này đảm trách các vai trò trong xã hội mà còn truyền đạt những giá trị của xã hội, đề cao lối sống chủ đạo của xã hội. (Không chỉ là đạo đức lối sống mà còn phải dạy cả đạo đức nghề nghiệp) - Tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình. - Thông qua việc dạy học và giáo dục nhân cách, nhà trường củng cố những quan niệm về giới tính. (Ví dụ: những hình ảnh thường thấy trong sách giáo khoa: nam làm bác sĩ, kỹ sư, bộ đội, công an; nữ thường làm y tá, giáo viên, …) Bạn bè: - Trong môi trường xã hội hiện nay, nhóm bạn bè của trẻ rất đa dạng, phong phú: bạn cùng xóm, bạn học (ở trường, ở các lớp học thêm, ở trung tâm ngoại ngữ tin học, …), bạn qua internet, bạn qua các phương tiện khác. - Nhóm bạn thân cùng tuổi là một môi trường xã hội đặc biệt của trẻ vì chỉ ở môi trường này trẻ mới được độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát và áp đặt của người lớn, do đó trẻ thường chia sẻ những điều mà các em không muốn chia sẻ với người lớn như: model quần áo, sở thích về âm nhạc, giải trí, những tò mò về giới tính, về tình dục, … - Do sự biến đổi nhanh của xã hội nên những mối quan tâm của cha mẹ và con cái rất khác nhau, người ta đã nói đến khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa khiến trẻ và cha mẹ khó gặp nhau. - Ngày nay, áp lực của nhóm bạn thân cùng tuổi rất mạnh, trẻ thường phải tuân thủ theo các chuẩn mực của nhóm để được chấp nhận. - Tuy nhiên, nhóm bạn thân cùng tuổi thường chỉ có ảnh hưởng lên những nguyện vọng trước mắt và ngắn hạn của thanh thiếu niên, trong khi gia đình vẫn còn có ảnh hưởng lên các nguyện vọng, ước mơ về lâu dài của lớp trẻ. Phương tiện truyền thông đại chúng: - Các phương tiện truyền thông đại chúng như: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, Internet, báo chí, … Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của thanh thiếu niên, nhất là vô tuyến truyền hình. - Các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại rất nhiều lợi ích trong việc giải trí, giáo dục, nó đem đến nhiều kiến thức về các nền văn hóa, về các dân tộc, gia tăng sự quan tâm của con người đến những vấn đề xã hội trên thế giới. (Ví dụ: chương trình Dư địa chí, Việt Nam đất nước con người, phim tài liệu, ký sự, phim ảnh, …) - Ngược lại, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có những hạn chế như: có quá nhiều hình ảnh bạo lực, chiến tranh, tình dục, … (Ví dụ: những cảnh bạo lực, chiến tranh, những cảnh nóng bỏng trong quan hệ nam nữ, … xuất hiện với tần suất rất cao, những trang web đồi trụy, game online, …) Những tác nhân khác: - Chỗ làm việc là một tác nhân quan trọng vì nếu đang trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được, ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hóa thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong xã hội hóa có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. - Những đoàn thể chính trị – xã hội khác mà cá nhân tham gia cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa Kết luận: Xã hội hóa là một quá trình phức tạp, nó là quá trình tương tác giữa các yếu tố xã hội và cá nhân. Càng hiểu rõ cơ chế vận hành của xã hội hóa, con người càng có nhiều tự do hơn trong ứng xử của mình. Câu hỏi 1. Sự phát triển nhân cách trong xã hội truyền thống và trong xã hội hiện đại có khác nhau không? Tại sao? 2. Nếu nền văn hóa đều tác động lên nhân cách của các cá nhân trong cùng một xã hội, làm thế nào để giải thích sự khác biệt giữa các nhân cách? 3. Phân tích của trò chơi trong quá trình xã hội hóa đối với trẻ em? 4. Thế nào là quá trình xã hội hóa? Quá trình xã hội hóa đã hình thành như thế nào và ảnh hưởng ra sao trong việcc hình thành nhân cách của cá nhân? Theo các anh (chị) quá trình xã hội hóa hình thành nhân cách của người Việt Nam có những điểm tíc cực và tiêu cực gì? 5. Bình luận câu nói: “ Cái tôi là sản phẩm của xã hội” VẤN ĐỀ 4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhh_dai_cuong_9686.doc
Tài liệu liên quan