Sự phát triển mạnh mẽ các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) của rất nhiều cơ quan, tổ chức, tập đoàn đã từng giờ, từng ngày tạo nên nguồn tin khổng lồ cho báo chí, trên mạng internet cũng như trong hồ sơ, trong đó có cả hồ sơ điều tra nghiêm chỉnh, do các điều tra viên chuyên nghiệp thực hiện. Nhà báo không còn giữ vai trò chính trong chặng đường phát hiện thông tin mà chỉ cần ngồi ở phòng tin có máy điều hòa để “xử lý thông tin” được cung cấp. Nói xử lý vì những nguồn tin khi cung cấp miễn phí thông tin cho các tòa báo đều nhằm mục đích riêng.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự thật trong phóng sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền cũng muốn nắm lấy báo chí phương tiện tác động đến tư tưởng tình cảm của công chúng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Một số nước phương Tây coi báo chí là quyền lực thứ 4, và phóng sự cũng là một thể loại của báo chí. Chính vì vậy, thông tin trong thể loại này phải đạt được mức chân thực cao nhất, để phán ánh bản chất sự thật đúng nhất đến với bạn đọc. Một bài phóng sự thành công là bài phóng sự mà trong đó không có chút xuyên tác bịa đặt nào hoặc đưa một cách bừa bãi quan điểm khách quan của chủ thể vào bài viết. Trình độ học vấn của mọi người đã tăng lên rất nhiều, họ không thể chấp nhận những bài phóng sự mà phóng viên ngồi ở nhà tự nghĩ ra đề tài, tìm thông tin, nhân vật nhằm tạo ra sản phẩm. Bài phóng sự dù ngôn từ mượt mà gọt rũa tốt đến mức nào mà không có một chút sự thật trong đó thì bài báo đó cũng bị xã hội lên án, phóng viên đó sớm muộn cũng bị đào thải.
NỘI DUNG
I. Sự thật - yếu tố quan trọng hàng đầu trong báo chí.
Khách quan và chân thật là những khái niệm tương đối, không thể định lượng kiểm tra một cách tuyệt đối. Trong nhiều trường hợp cụ thể, khách quan hay không khách quan phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị của nhà báo của cơ quan báo chí. Nguyên tắc đó không tách khỏi sự chi phối bởi nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí.
Vậy, trung thực thực nghĩa của nó là gì? Tại Từ điển tiếng Việt, xác định rõ: “1. Ngay thẳng, thật thà - con người trung thực. 2. Đúng với sự thực, không làm sai lạc đi. Báo cáo trung thực sự việc xảy ra. Tác phẩm phản ánh trung thực cuộc sống”. Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã xây dựng bản: “Quy định về đạo đức nghề nghiệp” bao gồm 9 điểm. Bao quát 9 điểm của bản Quy định với tính tư tưởng chủ đạo vẫn là yếu tố trung thực. Tuy vậy, tính trung thực vẫn được nêu rõ ở điểm 3: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”. Rõ vậy, cũng chẳng cần phải bàn luận thêm nữa.
Tính Đảng của với tư cách là khuynh hướng phát triển ở trình độ cao của báo chí cách mạng không hề đối lập và mâu thuẫn với tính chân thật. Với tính nhìn váo sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời báo chí cũng phát hiện và tích cực tuyên truyền cổ động cho các nhân tố mới, các mô hình và các điển hình tiên tiến. Báo chí không chỉ có nhiệm vụ truyền bá, phổ biến những quan điểm, tư tưởng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn có nhiệm vụ phản ánh những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phản ánh những cách làm hay diến ra hàng ngày trên mọi miền đất nước. Báo chí chân thực không chỉ phản ánh đúng từng sự việc cụ thể, từng góc độ và thời điểm của cuộc đấu tranh xã hội mà còn vạch ra toàn bộ xu thế là bản chất của cuộc đấu tranh đó. Trong quá trình thâm nhập cuộc sống, nhà báo bộc lộ thái độ của mình, báo chí bộc lộ khuynh hướng và đỉnh cao của nó là nguyên tắc tính Đảng. Tính Đảng đòi hỏi nhà báo, cơ quan báo chí phản ánh trung thực khách quan chân thật trong khi tiếp cận sự kiện, vấn đề với một thái độ xây dựng. cầu thị cùng với toàn bộ xu thế phát triển của xã hội, với sự nghiệp đổi mới đang diễn ra vừa khó khăn vừa thuận lợi, vừa có thành tựu vừa có vấp váp sai lầm. Sự thật là đặc điểm đặc trưng là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Nó đạt đến mức độ nào, trình độ nào, bị bóp méo, xuyên tạc hay bị lợi dụng, cắt xén là tùy thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong thư Bác gửi Hội nghị thông tin, tuyên truyền và báo chí toàn quốc tháng 2 năm 1948, có đoạn: “…Đôi khi sơ suất, cẩu thả làm giảm giá trị tờ báo hoặc làm mất lòng người xem. Thí dụ: Tờ báo nọ đăng bài có đầu không đuôi. Tờ báo kia quên cả lịch sử trận Đống Đa ngày 5 tháng Giêng âm lịch thì viết là 10 tháng 11. Tờ báo khác đăng tin vị linh mục X. hàng địch, kỳ thực, vị ấy là người tốt”. Bác chỉ nêu khái quát một số trường hợp để làm ví dụ cho bổn phận và trách nhiệm của người làm báo mà tính thiết yếu là sự trung thực; Phải trung thực với lịch sử khi viện dẫn; phải trung thực khi thông tin sự việc; phải trung thực khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực; phải rõ ràng, minh bạch, không lấp lửng, không đầu không đuôi, dễ phản tác dụng… Bác Hồ của chúng ta quả tâm huyết và thấu đáo biết chừng nào với vai trò của báo chí và phẩm chất của người làm báo. Và, Người dạy chúng ta bằng chính việc làm của mình là viết những bài báo chân thực có sức truyền cảm.
Rõ ràng rằng, lịch sử là lịch sử, không ai có thể “bẻ cong” nó theo ý đồ của mình được. Nếu làm điều đó với lịch sử, tất yếu sẽ nhận được sự phỉ báng của nhân dân, những người đã đổ máu và công sức để giành độc lập dân tộc. Trung thực với sự kiện lịch sử chính là thước đo nhân cách và nhãn quan chính trị của người làm báo vậy.
Để làm được điều đó khi đưa tin hoặc bình luận mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí cần phản ánh đúng sự thật, tránh hư cấu, tránh điển hình hóa nhân vật, khái quát hóa bối cảnh tình hình cụ thể, tránh bịa đặt những chi tiết khi chưa kiểm tra, xác minh. Ngay cả khi lấy tin, trích dẫn các nguồn tin của các báo, đài nước ngoài cũng cần phải thận trọng, chắt lọc kỹ không nên dưa một cách vô thưởng vô phạt. Giữ vững lòng tin với nhân dân, với Đảng trong mỗi bài viết, trên mỗi tấm ảnh của chính mình cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan, chân thật của báo chí.
II. Sự thật yếu tố làm nên giá trị của phóng sự
1. Khái niệm :
Từ trước đến nay đã từng tồn tại nhiều quan niệm khác về thể loại phóng sự. Giáo sư Pơ-rô-nin khoa Báo chí trường Đại học Lômônôxốp của Liên Xô trước đây trước đây thì lại cho rằng : “ Phóng sự là một cách đặc biệt để thông tin về một sự việc, như sự việc đó diễn ra trước mắt người viết… Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con người, nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người…”
Theo hai Giáo sư khoa Báo chí, trường Đại học Ten- nét-xi – tác giả cuốn sách “ Người phóng viên toàn năng”- một cuốn sách khá nổi tiếng đã cho rằng : “ Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có văn học”. Điểm nhấn mạnh của quan điểm này là mặt thông tin trong thể loại phóng sự, và quan điểm này cũng thừa nhận trong phóng sự có thể sử dụng những yếu tố văn học mà chất lượng tuỳ thuộc vào cá tính và khả năng của mỗi tác giả.
Tác giả Đức Dũng trong cuốn “ Các thể ký báo chí” đã đi tới một khái niệm về thể loại phóng sự như sau : “ Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học.”
2. Phóng sự sự kết hợp hài hòa giữa báo chí và văn học. Phóng sự - một thể văn xung kích
Phóng sự là một trong những thể loại nằm trong thể ký báo chí bao gồm ( theo sự phân nhóm của nhà báo Đức Dũng ) : phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên, sổ tay phóng viên, thư phóng viên. Khi so sánh các thể loại phóng sự với những thể loại khác, các nhà nghiên cứu cho rằng : “ Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi”. Về phương diện luận cứ, nó phải trả lời đầy đủ 6 câu hỏi ( 5 W- 1H) và chỉ có trên cơ sở đó mới có thể phát triển luận chứng. Trong khi đó, thể bút ký tuy cũng tái hiện con người và sự việc khá dồi dào nhưng thông qua đó biểu hiện cảm nghĩ của tác giả. Bởi vậy, nó nghiêng về hướng trữ tình và những yếu tố trữ tình luôn luôn được xen kẽ với sự việc, chính vì thế rất dễ phát triển thành tuỳ bút. Khác với hai thể trên, ký sự và truyện ký được coi như những thể có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, ngoài những yếu tố trữ tình và chính luận thì khuynh hướng của tác giả lại toát ra từ tình thế và hành động. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo với nhau, nhưng gương mặt của nhân vật không mấy rõ nét. Ngược lại, truyện ký lại xoay quanh những sự kiện và con người có thật để khai thác tình tiết điển hình nhằm vươn tới một cốt truyện hoàn chỉnh và bởi vậy nó được coi là thể trung gian giữa truyện và ký. Riêng với hồi ký cái tôi trần thuật phải là người trong cuộc khi kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Trong quá trình tìm hiểu về yếu tố sự thật trong thể loại phóng sự, người làm báo và học báo cần có sự hiểu biết để đủ khả năng nhận ra ranh giới giữa văn học và báo chí vốn đã rất mong manh và dễ nhầm lẫn. Báo chí và văn học luôn có một miền giao thoa không dễ nhận biết, giữa chúng thường xuyên xảy ra quá trình giao lưu, chuyển hoá và điều đó được voi như một động lực của sự phát triển. Có nhiều ý kiến cho rằng : Cái miền giao thoa giữa văn học và báo chí chính là phóng sự. Hay nói cách khác, phóng sự chính là ranh giới của báo chí và văn học.
Trên cơ sở của sự so sánh như vậy, lý luận văn học rút ra kết luận : “Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính của một thiên ký sự : chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm…”.
3. Giá trị của phóng sự: sự thật nóng hổi, chân thật và hấp dẫn.
Trong thiên phóng sự “ Mười ngày rung chuyển thế giới” – Giôn Rit đã vẽ lại trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thông qua “ hàng loạt những hình ảnh sống, những hình ảnh điển hình đến nỗi bất cứ người nào đã được chứng kiến cuộc sống cách mạng cũng hình dung ra ngay những cảnh tượng mà chính mình đã sống” ( Lời tựa của N.Cơrupxcaia cho lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Nga).
Đây là đoạn mô tả của Giôn Rit trong tác phẩm nổi tiếng đó: “ Tôi trở về Pêtơrôgrat, ngồi trên ghế đằng trước của một chiếc xe vận tải do một công nhân lái và chở đầy xích vệ. Vì chúng tôi không có dầu hoả nên đèn không thắp. Đường xá chật ních quân đội vô sản về nghỉ và quân đội dự bị kéo nhau đi thay thế họ. Trong đêm tối xuất hiện nào là xe vận tải, nào là hàng đoàn pháo binh, nào là xe ngựa, tất cả cũng đều không đèn đóm như chúng tôi”. Chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng đầy ắp sự thật như vậy, tác giả đã dựng nên được một bức tranh đầy âm thanh, phản ánh chính xác cái không khí xô bồ, khoẻ khoắn trong những ngày nóng bỏng của cuộc cách mạng vĩ đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “ Giá trị của một phóng sự trước hết là ở vấn đề nó nêu ra là cấp thiết, có bằng chứng cụ thể, xác thực ( số liệu, biểu đồ, bản thống kê, tư liệu khoa học…) và kết luận gợi lên là đúng đắn. Điều đó có nghĩa là một phóng sự có giá trị khi nó phải đề cao tính xác thực của thông tin, sự thật phải được khơi sáng bằng những luận cứ, luận chứng trong phóng sự. Với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và kể lại, tác giả phóng sự vừa cố gắng đảm bảo tính xác thực của nội dung phản ánh, đồng thời luôn có xu hướng vượt lên hiện thực để bình giá nó, nêu lên những ý kiến của mình. Sự thẩm định này có thể là trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp thông qua nhân vật hoặc qua cách lựa chọn, cách nhấn mạnh chi tiết.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng và sự tha hoá về phẩm cách của con người, tôi nghĩ, sức mạnh của mỗi bài báo là tính nhanh nhạy của sự phản ánh kịp thời, sốt dẻo, là tính sắc bén của những khía cạnh vấn đề mà tác giả khai thác, khám phá, điều tra. Nhưng, giá trị đó có được thì trước hết là tính chân thực của bài báo và độ chuẩn xác của thông tin, của những chi tiết mà bài báo đưa ra. Giá trị bài báo sẽ mất hết, có khi còn phản tác dụng nếu tác giả làm ngược lại điều đó.
Tôi xin dẫn chứng một vài trường hợp đã xảy ra và có thể còn xảy ra nếu nhà báo thiếu tỉnh táo và còn tiếp tục “lao” theo kiểu “chụp giật” thông tin, chưa có sự kiểm chứng, hoặc không cần kiểm chứng, miễn rằng mình có được thông tin sớm, báo có được sự kiện “tươi rói” để thu hút người đọc và thể hiện tính “vượt trội” của bản báo mình. Kiểu đó không ít nhiều đã gây tai hại cho nhiều phía: phía người đọc, vì đã nhận nhầm thông tin; phía toà báo vì cung cấp thông tin thiếu chính xác; phía cơ quan điều tra mất công thẩm định, kiểm chứng làm rõ; phía người được báo đề cập thì chịu thất thiệt về uy tín và dĩ nhiên là phản ứng, kêu kiện. Chung quy là nhà báo và toà báo bị suy giảm lòng tin và sự mến mộ của nhân dân và người đọc. Đó là, những trường hợp đã “xảy ra” tại “vụ án PMU 18” sôi động và đang trong quá trình điều tra phá án. Như trường hợp Bộ Công an phải ra thông báo để khẳng định thông tin mà báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, trong các số báo ra ngày 12 và 13/4/2006 đưa tin có 3 chiếc xe ô tô nghi vấn do Bùi Tiến Dũng mua tặng, trong đó có một chiếc cho con trai một đồng chí lãnh đạo Bộ Công an sử dụng là không chính xác, không có trường hợp nào như vậy và yêu cầu 2 toà báo phải cải chính kịp thời. Lại nữa, cũng có một vài tờ báo ra ngày 16/4/2006 đưa tin: “Cơ quan điều tra đang làm rõ một tin nhắn cho “Dũng Huế” biết sẽ bị bắt sau khi xuống sân bay”. Và Dũng tặng cho một cô bạn gái 1 điện thoại di động và 4 sim”. Các nguồn tin thiếu cơ sở này đã bị thiếu tướng Cục trưởng C14, Phạm Xuân Quắc, Trưởng ban chuyên án 420 B bác bỏ vì thông tin hoàn toàn sai sự thật. Lại một trường hợp nữa, một tờ báo đưa thông tin hoàn toàn không có thật và không có một căn cứ nào về việc Phạm Tiến Dũng – nguyên Trưởng phòng kinh tế – kế hoạch PMU 18 đã nhờ Vũ Việt Dũng (tức Dũng “tôn”). Giám đốc Công ty Bắc Nam đem 50.000 USD đến nhờ tướng Quắc giúp đỡ. Tuy nhiên ông Quắc đã đuổi Vũ Tiến Dũng về. Thông tin “nghe đâu” ấy đã phải khiến tướng Quắc báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công an để chứng minh sự thật (tức không thể có chuyện ấy xảy ra đối với một vị tướng nổi tiếng cương trực, thẳng thắn và cương quyết trấn áp tội phạm xưa nay của ông). Và…. không ít trường hợp khác nữa mà báo chí đã “ăn xổi” “ăn non” thông tin mới khai thác, tìm kiếm chưa được xử lý đến nơi đến chốn rõ ràng đối với diễn biến phức tạp của quá trình “Ban chuyên án 420B” đang nỗ lực điều tra, khám phá, phanh phui về PMU 18 để đưa ra ánh sáng “toàn cảnh” của vụ án.
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) của rất nhiều cơ quan, tổ chức, tập đoàn đã từng giờ, từng ngày tạo nên nguồn tin khổng lồ cho báo chí, trên mạng internet cũng như trong hồ sơ, trong đó có cả hồ sơ điều tra nghiêm chỉnh, do các điều tra viên chuyên nghiệp thực hiện. Nhà báo không còn giữ vai trò chính trong chặng đường phát hiện thông tin mà chỉ cần ngồi ở phòng tin có máy điều hòa để “xử lý thông tin” được cung cấp. Nói xử lý vì những nguồn tin khi cung cấp miễn phí thông tin cho các tòa báo đều nhằm mục đích riêng.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 26.doc