Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Hệ thống đối đầu lưỡng cực của thế giới bị phá vỡ và thay vào đó là quá trình tái lập sự cân bằng thế giới mới. Sự sụp đổ của Liên Xô cùng các đồng minh Đông Âu của Liên Xô, về thực chất, là khúc dạo đầu cho quá trình phân bổ lại cơ cấu sức mạnh ở cấp độ toàn cầu.
Trước những thay đổi cục diện toàn cầu, tập hợp lực lượng mới trên thế giới cũng như những đòi hỏi của tình hình, tất cả các quốc gia dù lớn nhỏ đều phải đánh giá lại đường lối phát triển và vị thế quốc tế mới của mình nhằm tạo cho mình một chỗ đứng có lợi nhất trong trật tự thế giới mới.
Xu thế “hợp tác, liên kết” trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia. Những thay đổi trong so sánh lực lượng, sự nổi lên của những vấn đề mang tính toàn cầu, hay lợi ích của các quốc gia là động lực chính để xu thế trên lan rộng và phát triển thành xu hướng “quốc tế hóa” trên phạm vi toàn cầu. Tham vọng của tôi khi thực hiện đề tài này là nhằm phác thảo một cách khái quát nhất, từ nguyên nhân, biểu hiện và tác động của nó trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh cũng như một vài quan điểm của các chuyên gia, các nhà chính trị học, kinh tế học, xã hội học về xu thế thời đại này.
LỜI NÓI ĐẦU
I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH
1. Sự thay đổi cấu trúc sức mạnh của hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
2. Thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật
3. Sức ép từ kinh tế và xu hướng “quốc tế hóa”.
4. Sự nổi lên của các vấn đề mang tính toàn cầu.
5. Sự tương đồng về văn hóa.
II. CÁC HÌNH THỨC BIẾU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ
1. Tác động tích cực.
2. Tác động tiêu cực.
KẾT LUẬN
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự thay đổi cấu trúc sức mạnh của hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Hệ thống đối đầu lưỡng cực của thế giới bị phá vỡ và thay vào đó là quá trình tái lập sự cân bằng thế giới mới. Sự sụp đổ của Liên Xô cùng các đồng minh Đông Âu của Liên Xô, về thực chất, là khúc dạo đầu cho quá trình phân bổ lại cơ cấu sức mạnh ở cấp độ toàn cầu.
Trước những thay đổi cục diện toàn cầu, tập hợp lực lượng mới trên thế giới cũng như những đòi hỏi của tình hình, tất cả các quốc gia dù lớn nhỏ đều phải đánh giá lại đường lối phát triển và vị thế quốc tế mới của mình nhằm tạo cho mình một chỗ đứng có lợi nhất trong trật tự thế giới mới.
Xu thế “hợp tác, liên kết” trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia. Những thay đổi trong so sánh lực lượng, sự nổi lên của những vấn đề mang tính toàn cầu, hay lợi ích của các quốc gia là động lực chính để xu thế trên lan rộng và phát triển thành xu hướng “quốc tế hóa” trên phạm vi toàn cầu. Tham vọng của tôi khi thực hiện đề tài này là nhằm phác thảo một cách khái quát nhất, từ nguyên nhân, biểu hiện và tác động của nó trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh cũng như một vài quan điểm của các chuyên gia, các nhà chính trị học, kinh tế học, xã hội học về xu thế thời đại này.
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH
Sự thay đổi cấu trúc sức mạnh của hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh kết thúc đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại thế giới lưỡng cực. Quyền lực chi phối đời sống quốc tế bị khuyếch tán theo chiều hướng “đa cực”.
Nhóm nước liên minh quay quanh trục Liên Xô cũng vận động theo nhiều khuynh hướng khác nhau: một số nước Đông Âu bị hút về phía Tây Âu và trở thành những thành tố của cực “chiến thắng”; số khác, sau một thời gian tìm kiếm con đường phát triển đã nhận thức được nhu cầu xích lại gần nhau của những nước đồng cảnh như Belarus, Ukraina, và những nước Trung Á , với hy vọng tạo ra một thế lực kinh tế, chính trị và quân sự mới đủ sức cạnh tranh trên vũ đài thế giới, nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển và vị trí thuận lợi hơn trong quan hệ quốc tế.
Các trung tâm kinh tế và cường quốc khu vực như Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc và Nga đều cố gắng tạo ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, “không chịu để Mỹ tự do múa cây gậy chỉ huy khống chế thế giới”[[] Trần Văn Đào – Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan Hệ Quốc Tế, Hà Nội, tr. 393.
]
Nói tóm lại, “Sự biến mất” của một cực không đồng nghĩa với việc nó chuyển thành “hư vô” mà thật ra cái bị mất đi ở đây chính là vai trò, vị thế và chức năng đối trọng của nó trong hệ thống, bản thân hiện thực vẫn còn đấy chỉ có điều đã bị phân mảng trong sự sắp xếp mới.
Thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật
Khoa học kĩ thuật đã ăn sâu vào đời sống quan hệ quốc tế, trở thành nhân tố chính thúc đẩy hợp tác, liên kết quốc tế. Khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi toàn bộ đời sống quốc tế. Có thể kể đến một vài phát minh như hệ thống máy tính, các phương tiện thông tin hay việc phát hiện ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, nhiệt hạch,… Năng suất lao động làm ra tăng gấp nhiều lần so với trước khi khoa học kĩ thuật xuất hiện, đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật…ngày càng được quốc tế hóa. Những phát minh đó được áp dụng, chuyển giao ra nhiều nước trên thế giới; do đó, tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc và hợp tác giữa các quốc gia bởi suy cho cùng đều xuất phát từ lợi ích quốc gia mà thôi.
Sức ép từ kinh tế và xu hướng “quốc tế hóa”
Lợi ích dân tộc và kinh tế của từng quốc gia nay đã vượt lên trên sự hấp dẫn của các mục tiêu chính trị chung mang tính ý thức hệ. Từ năm 1970, nền kinh tế thế giới chuyển dần sang phát triển theo chiều sâu. Các nước đều chú trọng đến phát triển tiềm lực kinh tế của mình. Đại diện thương mại Hoa Kỳ, Michael Kantor đã phát biểu thẳng: “Sau thế chiến 2 và trong thời kì chiến tranh lạnh chúng ta luôn mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa thế giới mà không hề đòi hỏi sự báo đáp tương xứng từ phía các nước khác…Nhưng kể từ thời điểm này( năm 1995) chúng ta chẳng bao lâu sẽ không còn là một thế lực thống trị kinh tế duy nhất trên thế giới nữa. Châu Âu và Nhật Bản đã tái cơ cấu và trở thành những địch thủ cạnh tranh đáng sợ. Giờ đây chúng ta kiên quyết đòi hỏi thị trường của bạn hàng phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể chiu đựng hơn cảnh “các kỵ sỹ tự do” cưỡi lên hệ thống mậu dịch toàn cầu”[[] Ambassador Michael Kantor ( 1995), Remarks prepared for Delivery, National Press Club, p2.
]. Làn sóng liên kết các quốc gia trong các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Một thành tố không thể không kể đến đó là vai trò của các công ty, tập đoàn đa
quốc gia, chính những nhân tố này đã góp phần thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết trên thế giới.
Như vậy kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và là động lực chính của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa.
Sự nổi lên của các vấn đề mang tính toàn cầu
Thế giới hậu chiến tranh lạnh phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như “ vấn đề vũ khí hạt nhân”, “ ô nhiễm môi trường”, “ bùng nổ dân số”, “ khủng hoảng tài chính”, “phát triển bền vững”, “đấu tranh chống tội phạm có tổ chức”…Để giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại chứ không thể đơn thuần dựa vào sức mạnh của từng quốc gia riêng lẻ hay thậm chí tập thể các quốc gia. Mỹ không thể một mình giải quyết những vấn đề có quy mô toàn cầu mà ngược lại cần có sự hợp tác và phối hợp của nhiều nước khác nhau.
Sự tương đồng về văn hóa
Theo Hungtington tác giả cuốn sách nổi tiếng “ Sự va chạm của các nền văn minh” thì “ Các dân tộc và các quốc gia có các nền văn hóa tương đồng thì nhóm lại với nhau…Những mối liên kết được xác lập theo hệ tư tưởng và các mối quan hệ siêu cường quốc đang nhường chỗ cho những mối liên kết dựa trên cơ sở văn hóa và văn minh”[[] Samuel Hungtington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr. 153.
]. Thực tế đã chứng minh, ở Châu Âu, các quốc gia như Áo, Phần Lan, Thụy Điển, những nước mà văn hóa phần nào thuộc về phương Tây đã tách ra khỏi phương Tây và đứng trung lập trong Chiến tranh Lạnh thì nay đem “mối quan hệ họ hàng” về văn hóa của mình gia nhập Liên minh Châu Âu. Các quốc gia Thiên chúa giáo và Tin lành trong khối hiệp ước Vácxava trước đây như Balan, Hunggari, CH Séc, Slovakia đang tiến dần đến là thành viên của liên minh Châu Âu và NATO...
Nói tóm lại sự tương đồng về văn hóa là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các quốc gia trên trái đất.
Như vậy, những tiến bộ công nghệ, tự do hóa kinh tế, và quốc tế hóa sản xuất đã làm cho các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn về mặt kinh tế, tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức về kinh tế, xã hội, chính trị chưa từng có, do đó đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác của tất cả các quốc gia.
CÁC HÌNH THỨC BIẾU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ
Xu hướng “ hợp tác, liên kết” giữa các quốc gia ngày nay đã phát triển thành xu hướng “ toàn cầu hóa” trên toàn thế giới. Tác động của xu thế này được thể hiện trong nhiều khía cạnh và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống quốc tế.
Tác động tích cực
Hợp tác, liên kết đang mở rộng không gian của nền kinh tế quốc dân vượt ra ngoài giới hạn chủ quyền lãnh thổ. Các quốc gia liên kết với nhau trong các tổ chức quốc tế mang tính khu vực hoặc liên châu lục không chỉ về thương mại mà cả về chính trị, pháp lý và tiền tệ, như: UN, EU, IMF,…Chỉ cần theo dõi sự biến thiên số lượng thành viên Liên Hợp Quốc có thể nhận thấy điều đó: năm 1945, Liên Hợp Quốc có 51 thành viên; năm 1960 – 100 thành viên, và năm 1993,con số đó đã là 184 nước thành viên. Cơ hội của các nước khi tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực này là rất lớn:
Thị trường cũng như thương mai quốc tế được mở rộng, các nước tận dụng được nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài để phát triển đất nước. Chính vì vậy với việc phát triển các mối liên hệ hợp tác giữa các quốc gia sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như gia tăng các luồng tư bản quốc tế, tất yếu sẽ làm cho đời sống của người dân tăng lên.
Cơ hội tiếp nhận công nghệ mới của các nước sẽ dễ dàng hơn. Nó sẽ giúp gia tăng luồng thông dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như điện thoại, máy tính, đặc biệt là sự phát triển của mạng Internet với khái niệm “mạng toàn cầu”. Thomas L. Friedman trong cuốn “ Thế giới phẳng” đã coi “ mạng toàn cầu” là “một trong các nhân tố làm “phẳng” thế giới”[[]Thomas L. Friedman (2005), Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, tr. 93.
] . Khái niệm “phẳng” ở đây đồng nghĩa với “ sự kết nối”, điều đó nhằm ám chỉ sự lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung và mạng Internet nói riêng đối với quốc tế.
Quá trình “hợp tác, liên kết” còn giúp khai thông các nguồn lực giữa các nước với nhau như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào…mà không phải quốc gia nào cũng được ưu ái sở hữu. Đơn cử như trường hợp của Tổ chức Sự lựa chọn Boliva cho châu Mỹ (ALBA), gồm các nước Venezuela, Cuba, Nicaragua và Bolivia. ALBA hoạt động trên cơ sở tiềm năng tự có, hỗ trợ lẫn nhau cùng giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội. Như Venezuela có nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào đã cam kết viện trợ và bán với giá ưu đãi. Cuba có nguồn nhân lực phong phú, đưa chuyên gia sang giúp các nước chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, xóa bỏ tình trạng mù chữ…Với cách làm thiết thực này, các nước có thể khắc phục được phần nào những khó khăn của mình.
Biểu hiện của xu hướng thời đại này còn được thể hiện trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, đó là sự học hỏi, giao lưu các nền văn hóa với nhau. Ngày nay tiếng Anh đã được công nhận là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Như vậy có thể khẳng định quá trình “ hợp tác, liên kết” đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các nước tham gia, đồng thời đây còn là vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, nhất là trong việc thích ứng với một môi trường quốc tế đầy phức tạp.
Tác động tiêu cực
Xu hướng hợp tác, liên kết bên cạnh những mặt tích cực kể trên đã và đang
biểu hiện nhiều mặt tiêu cực.
Xu hướng hợp tác, liên kết giữa các quốc gia mà nói rộng ra là xu hướng quốc tế hóa đang làm “mềm” các giới hạn lãnh thổ; ý thức phân biệt “ bên trong” và “bên ngoài” quốc gia đang bị mờ dần bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và tri thức.
Xu thế này càng phát triển càng làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia; do vậy các quốc gia không chỉ được hưởng những mặt tích cực của quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên, nhiên liệu, gần đây nhất là khủng hoảng tài chính – kinh tế Mỹ 2008, và hàng loạt các vấn đề khác như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…tất cả đều là hệ quả của sự phát triển xuyên quốc gia.
Một ảnh hưởng tiêu cực nữa đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển của các quốc gia ngày càng lớn.Những nước nào đã giàu thì càng giàu thêm mà những nước nào đã nghèo thì càng thảm hại hơn.
Xu thế hợp tác, liên kết dẫn tới xu thế toàn cầu hóa, mà dưới áp lực của xu thế này khoảng cách giàu nghèo trên thế giới sẽ ngày một gia tăng, nó đang đẩy hàng triệu người lao động đến chỗ thất nghiệp, phá vỡ những phương thức sinh sống truyền thống của họ, trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các dòng di cư, sự tàn phá môi trường thiên nhiên ở các nước thứ ba. Nó tạo cơ hội cho giới đầu cơ và reo rắt sự khốn cùng cho người lao động.
Quá trình quốc tế hóa phát triển không chỉ có các lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản động, bọn maphia, các tổ chức khủng bố…gây nhiều phiền toái cho quốc gia và quốc tế.
Ngoài ra còn hàng loạt các vấn đề tiêu cực như sự biến dạng các giá trị truyền thống, văn hóa dẫn tới mất dần bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia…
Như vậy xu hướng hợp tác, liên kết trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mang tính hai mặt, nó vừa có lợi cho những chủ thể tham gia nó vừa đặt những chủ thể đó vào một cuộc “chiến trong hòa bình”.
KẾT LUẬN
Trào lưu nhất thể hóa khu vực và toàn cầu hóa cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đây cũng là thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước chậm phát triển, vì trong thời đại ngày nay nếu không hòa nhập được với khu vực và thế giới thì hệ quả tất yếu là bị loại ra khỏi cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu với tất cả những hậu quả đáng sợ, còn nếu hòa nhập được thì các quốc gia sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không cân sức. Mặc dù như vậy, song về lợi ích quốc gia tuyệt đại đa số các nước đều chấp nhận cuộc cạnh tranh này và điều chỉnh chính sách hội nhập quốc tế của mình sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
Bên cạnh những nguyên nhân cũng như tác động của xu thế thời đại này thì hiện nay vẫn có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề: vai trò của Hoa Kỳ cũng như của các nước lớn trong quan hệ quốc tế là gì? – Một sự thật không thể phủ nhận đó là Hoa Kỳ đang gắn bó với phần còn lại của thế giới bởi mạng lưới doanh nghiệp và các công ty đa quốc gia, và bởi mô hình xã hội của nó “ được phóng chiếu” khắp thế giới thông qua quá trình toàn cầu hóa. Chính những điều này đã tạo nên tính phụ thuộc cũng như tính đa tầng, đa diện của đời sống quốc tế đương đại mà ngay từ 9/1974, Tổng Thư ký LHQ – ông Kurt Waldheim, đã xác nhận: “Sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta( ý nói cộng đồng thế giới – tác giả) trên phương diện chính trị và vật chất đã trở thành một hiện thực nghiệt ngã và nhiều khi đau đớn”[[] Cohen W (1998), Annual Report to the President and the Congress, Wash, p.5.
].
Tuy nhiên dù nói gì đi chăng nữa thì thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập, thế giới của liên kết, hay như Friedman thì chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”.
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI
Samuel Hungtington(2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao Động, Hà Nội.
Thomas L.Friedman(2005), Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia(2001), Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Vụ tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại Giao( 1999), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam(2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990, Học viện Quan Hệ Quốc tế, Hà Nội.
6. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó , Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
Môc lôc
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH 2
1. Sự thay đổi cấu trúc sức mạnh của hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. 2
2. Thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật 2
3. Sức ép từ kinh tế và xu hướng “quốc tế hóa” 3
4. Sự nổi lên của các vấn đề mang tính toàn cầu 4
5. Sự tương đồng về văn hóa 4
II. CÁC HÌNH THỨC BIẾU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ 5
1. Tác động tích cực 5
2. Tác động tiêu cực 6
KẾT LUẬN 7
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trang1000000000000000000111111.doc