Về mặt chính sách: nên có chính sách hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm, tăng khả
năng thích ứng thông qua các mô hình, đồng thời quản lý nuôi trồng thủy sản
quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản bền vững; lập kế hoạch ứng phó BĐKH liên ngành và thực hiện
hành động giảm thiểu tác hại BĐKH,
Tiếp theo, thac sĩ Trần Thanh Tâm đưa ra giải pháp từ cây dừa nước nhằm hạn
chế tác hại của BĐKH đối với vùng.
Theo thạc sĩ, sử dụng dừa nước như 1 loại vật liệu sống tự nhiên trong việc kiến
tạo “ hành lang xanh” ngăn chặn việc xâm thực, sạt lở các vùng đất ven sông,
rạch hoặc bờ biển có thể, hình thành các hành rào tự nhiên trong quắ trình phát
triển hệ thống đê biển.
Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà báo nhân dân Huỳnh Văn Hoàng, viện khoa học và
công nghệ phương Nam, đưa ra vấn đề “ bảo vệ ĐBSCL do BĐKH”. Diễn giả
kiến nghị: trong công tác đối ngoại, cần có chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ kêu
gọi tổ chức Liên Hiệp Quốc và các nước nhất là các nước giàu có tổ chức quốc
tế xây dựng chiến lược cụ thể chống BĐKH, kêu gọi, gây áp lực quốc tế để tất
cả các nước trên thế giới đều giảm thiểu khí thải ra khí quyển; đề nghị các nước
giàu có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính, công nghệ ứng phó có hiệu quả.
Đối với chúng ta, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân
đặc biệt là tại các cụm – khu công nghiệp. Chính phủ cần thành lập ban tổ chức
ứng phó với BĐKH ở các cấp trung ương, thành lập 1 viện có nhiều phòng thí
nghiệm chuyên đề và hợp tác với các viện của các bộ để quan trắc, giám sát nà
nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Nghiên cứu, rà soát lại tất cả các quy hoạch, dự
án; thúc đẩy việc trồng và bảo vệ rừng, có chính sách khuyến kích sản xuất và
sử dụng năng lượng sạch,
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động biến đổi khí hậu với ngành thủy sản đồng bằng sông cửu long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
1
BOÄ COÂNG THÖÔNG
TRÖÔØNG ÑH COÂNG NHGIEÄP THÖÏC PHAÅM TPHCM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Bài tiểu luận
GVHD: ĐINH NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
LỚP: 10CDTS2
TPHCM 11-2010
2
2
Dương Thị Huyền Hương 3006100075
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 3006100045
Nguyễn Thị Phương. 3006100240
Đinh Thị Ngọc Cẩm. 3006100009
Nguyễn Thị Son. 3006100147
Đinh Thị Liên. 3006100250
3
3
Khái quát chung:
Trong cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay thì ngành thủy sản đã và đang nắm
giữ một vị trí quan trọng, ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để pháp triển
4
4
thành một kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long( ĐBSCL) rất giàu tiềm năng cho pháp triển ngành thủy sản (TS).
Nằm ở hạ nguồn hệ thống sông nước lợ, nước ngọt, nước mặn và khai thác biển.
Khi thị trường thủy sản thế giới và trong nước phát triển sôi động, mạnh mẽ thì
ngành TS ở ĐBSCL đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của
ngành thủy sản của vùng đạt 2,55 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước ( 4,25 tỉ USD) chiếm trên 50%. Kết quả này góp phần to lớn vào sự thành
công của ngành thủy sản cả nước khi sản phẩm của nước ta đã có mặt trên
khoảng 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng châu thổ của hệ thống sông Mê
Kong, lại có sự giao thoa giữa các môi trường sinh thái ( mặn- lợ- ngọt) tạo nên
một vùng sinh thái đặc thù, hiếm có, rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất thủy
sản tập trung so với các vùng trong cả nước.
Phát huy lợi thế:
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 750km
bờ biển( chiếm khoảng 23% tổng chiều dài
bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch
và hơn 800.000 ha bãi triều trong đó 70%-
80% là bãi triều cao ( tiềm năng về nuôi thủy
sản biển). Ở ĐBSCL ưu thế là nuôi nước lợ (
nuôi tôm) và nuôi nước ngọt ( nuôi cá tra và cá basa).
Ngoài ra vùng còn là 1 môi trường tốt để nuôi trồng các loài nhuyễn thể, các loài
thủy sản khác như: cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn,…
Theo tính toán của bộ
NN&PTNT, tổng diện
tích có khả năng nuôi
trồng của vùng là hơn 1,2
triệu ha, chiếm gần 60%
5
5
diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước. Trong đó phần lớn là diện tích vùng
triều ( khoảng 750.300 ha). Diện tích có thể nuôi thủy sản nước ngọt cũng rất
phong phú với trên 500.000 ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long
An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành
phố Cần Thơ.
Những thuận lợi về tự nhiên là tiền đề tạo ra những thế mạnh về đánh bắt và
khai thác củ vùng.
Theo cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
ĐBSCL có diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế
rộng khoảng 360.000km² , chiếm 37% tổng diện
tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng
trăm đảo lớn nhỏ thuộc 2 ngư trường trọng điểm
là Đông và Tây Nam Bộ. Trữ lượng cá biển ở hai
ngư trường này trên 2,5 triệu tấn ( chiếm 62% trữ
lượng cả nước). Khả năng lhai thác tối đa trên 1
triệu tấn (cá đáy : 700.000 tấn; cá nổi trên
300.000 tấn) và chiếm đáng kể về loài so với cả
nước( cá chiếm 62%, tôm sú và tôm he: 66%, tôm sắt và tôm chì:61%, mực ống:
69%, mực nang: 76%). Tính theo đầu người, sản lượng cá biển có thể khai thác
ở ĐBSCL là 61kg/ năm, trong khi cả nước chỉ nằm ở mức 21kg/ năm. Ngoài ra,
vùng ven biển của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn cao, tạo cơ hội phát triển 1
số ngành nghề thủy sản mới, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân của vùng
như: nuôi thích nghi, câu cá giải trí kết hợp với du lịch sinh thái,…
Khu vực ĐBSCL có đội tàu
khai thác, đánh bắt thủy sản
lớn nhất cả nước; số lượng tàu
thuyền hoạt động trong vùng
dao động từ 22.000-25.000
chiếc. khai thác xa bờ luôn là
6
6
thế mạnh của vùng. Sản lượng khai thác có tốc độ tăng nhanh hơn so với các địa
phương khác và đóng góp rất lớn trong tổng sản lượng khai thác của cả nước:
sản lượng từ 803.919 tấn năm 2000 tăng lên 863.289 tấn năm 2008. ĐBSCL
không những đạt hiệu quả cao trong khai thác xa bờ mà còn là vùng cho sản
lượng khai thác thủy sản nội địa khá cao, chiếm tỉ lệ từ 50-60% sản lượng khai
thác của cả nước. Những địa phương có sản lượng khai thác cao như: An
Giang(33,46%); Trà Vinh (18,24%), Đồng Tháp(13,52%)…
Ngoài đánh bắt và khai thác thủy sản thì sản lượng thủy sản chế biến và xuất
khẩu của vùng cũng chiếm tỉ trọng cao.
Hằng năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vào tổng sản lượng chế
biến của cả nước khoảng 1 triệu tấn ( chiếm gần 70%). Trong đó, An Giang,
Đồng Tháp, Tiền Giang và Cà Mau chiếm hơn 60% tổng sản lượng chế biến của
toàn vùng. Ở vùng ĐBSCL, mỗi địa phương đều có những sản phẩm chế biến
đăc trưng riêng. Như ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng có thế mạnh về chế biến
và xuất khẩu tôm, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ mạnh về chế biến cá tra
xuất khẩu; các tỉnh ven biển khác như Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh cũng có
những sản phẩm chế biến đăc trưng từ biển như nước mắm, khô,…
Theo Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch
xuất khẩu của vùng có sự tăng trưởng đáng khích lệ trong giai đoạn 2003-2008,
đạt 18,5% năm( từ 1,2 tỉ USD năm 2003 lên 2,83 tỉ USD trong năm 2008).
Diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng ngày càng tăng. Năm 2000, toàn vùng
chỉ có 445.300 ha nuôi trồng với tổng sản lượng 365.141 tấn. Đến cuối năm
2009, diện tích đã lên tới 823.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn.
Nguồn Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Tuy ngành thủy sản đã và đang đạt được những thành tựu to lớn nhưng vẫn còn
tồn tại những nguyên nhân chủ quan như: khai thác thiếu quy họach định hướng,
thiếu sự kiểm soát, việc khai thác chưa kết hợp tốt với tái tạo lại nguồn nguyên
liệu và bảo vệ môi trường cộng với nguyên nhân khách quan: do biến đổi khí
hậu, Trái Đất đang nóng dần lên đã tác động mạnh mẽ đến ngành thủy sản của
cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng khiến cho ngành thủy sản đang đứng
7
7
trước nguy cơ phát triển không bền vững và ảnh hưởng những lợi thế vốn có đã
được khẳng định của ngành từ nhiều năm nay. Tác động xấu của biến đổi khí
hậu( BĐKH) đối với ngành thủy sản ở ĐBSCL là rất lớn, đòi hỏi cần có những
giải pháp, định hướng đúng đắn để thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
của vùng và cả nước.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học viện nghiên cứu quản lý biển và hải đảo,
tại các tỉnh ven biển và hải đảo khu vực ĐBSCL, BĐKH, đặc biệt là nước biển
dâng có thể làm gia tăng độ cao sóng ven bờ, tác động tới cán cân bùn cát và
làm gia tăng sói lở, gây suy thoái mạnh, thậm chí các rừng ngập mặn ven biển sẽ
có thể biến mất sau vài năm.
Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng lên, nhiệt độ tăng,
bão, lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan,… đã ảnh
hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến các hệ
sinh thái của vùng và ngành thủy sản.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và biến đổi
lượng mưa:
Các yếu tố khí hậu tác động 1 cách tổng hợp
lên ngành thủy sản. Khi khí hậu nóng lên,
các yếu tố cơ bản như sự biến động nhiệt
độ, lượng mưa, nước biển dâng lên sẽ tác
động mạnh mẽ nhất đến ngành thủy sản mà cụ thể là vùng nuôi trồng thủy sản sẽ
gặp nhiều bất lợi.
Tác động của sự tăng nhiệt độ đối với thủy sản, tiêu biểu là cá tra thâm canh
nước ngọt và tôm nuôi ở vùng ven biển không rõ rệt nhưng đã làm cho mức tăng
trưởng của cá thấp vào thời điểm cực thấp ( tháng 12 và tháng 1) cũng như làm
cho tôm chết và tăng trưởng giảm vào lúc nhiệt độ cực nóng vào mùa khô cùng
với nhiệt độ, sự biến đổi lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các
quần thể thủy sản vả thành phần loài vì nó cung cấp nước ngọt cho các vùng
nuôi trồng, làm giảm nồng độ muối trong nước mặn, tránh không cho thủy sản
8
8
không bị chết khi nồng độ muối cao. Tuy nhiên lượng mưa lớn, không phải bao
giờ cũng có lợi. Do ảnh hưởng của BĐKH nên hiện tượng mưa, lũ lớn thường
xuyên xảy ra hơn cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong 1
thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm khô hạn sẽ gây bất lợi cho sự
sinh trưởng và phân bố của các luồng thủy sản do nắng nóng và khô hạn kéo dài
làm giảm mực nước ngọt đến mức báo động, tác động đến nuôi trồng thủy sản
nước ngọt; cùng lúc đó vào mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cũng tăng lên cao
vào khoảng 20-30%( mùa mưa chỉ từ 5-20%), xâm nhập mặn theo các sông
nhánh vào nội đồng nhiều đến 40-60km, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
pháp triển của động vật, sinh vật biển.
Tác động của mực nước biển dâng:
Gió mùa Đông Bắc cũng góp phần quan
trọng làm tăng mực nước biển. Gió mùa
xuất hiện vào mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau, hoạt động mạnh
vào thời kỳ thủy triều cao nhất trong năm từ
tháng 10 đến tháng 12. kết quả là nước mặn
xâm nhập sâu vào trong đất liền.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, khi tốc độ gió là 5m/s thì mực nước biển dâng
lên 10cm. Khi tốc độ gió đạt đến 10m/s thì mực nước biển dâng lên 20cm, nếu
không có gió thì mực nước biển dâng lên chậm và thấp chỉ tăng 4cm.
Dưới tác động của BĐKH, gió mùa và bão sẽ xảy ra thường xuyên hơn, gây nên
gió to, sóng lớn là mực nước biển dâng cao hơn và thường xuyên hơn, góp phần
đẩy mạnh tốc độ xói lở bờ biển, nhiều khu rừng ngập mặn ở dải rừng suốt dọc
phía đông mũi Cà Mau đã bị chìm xuống biển làm mất nơi ở của nhiều loài động
vật trong rừng và bãi triều, làm mất nơi cư trú, sinh sản của một số loài tôm, cá.
Ở phía Nam, một số cửa sông của ĐBSCL như cửa Hàm Luông, cửa Định An
cũng xảy ra hiện tượng xói lở bờ biển do gió mùa Đông Bắc và nước biển dâng.
Nước biển dâng kết hợp với gió mùa, triều cường, bão đã làm cho xói lở bờ
9
9
biển, sạt lở bờ sông làm cho nước dâng cao vào mùa mưa, rút xuống thấp quá
mức vào mùa khô làm giảm đi nguồn thức ăn( động vật phù du, phiêu sinh vật,
giun nhiều tơ,…) của động vật thủy sản.
Báo cáo bộ NN-PTNT về kịch bản BĐKH tại ĐBSCL cho thấy:
Nếu mực nước biển dâng thêm 1m thì khoảng 31% diện tích của vùng sẽ bị ảnh
hưởng và ngập lụt; khoảng 70% diện tích đất của vùng bị xâm nhập mặn, mất
khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa. Thời gian úng ngập có thể kéo dài từ 4-5 tháng,
38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị
nhiễm mặn.
Mực nước biển càng dâng cao thì lũ lụt do thủy triều, nước dâng bão và lũ
thượng nguồn gây ra càng lớn. Đây là mối đe dọa lớn nhất đối với các vùng
nông nghiệp ven biển, đất thấp, đất trũng. Hiện tượng “ nước vật” do mực nước
dâng cao ở hạ nguồn cũng làm gia tăng ngập lụt do lũ ở thượng nguồn.
Lũ về sớm, rút chậm, thời gian ngập úng cao hơn, và mực nước lũ cao hơn, …
ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến dời sống, nơi cư trú của hàng triệu người dân,
đaỏ lộn sự phát triển kinh tế xã hội từng vùng.
Theo các nhà chuyên môn, có nhiều nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và ngành
thủy sản được xác nhận là ít đóng góp nhất vào việc thúc đẩy sự biến đổi này.
Nhưng, ngược lại, thủy sản là một trong những ngành chịu thiệt hại nhiều nhất:
suy giảm năng suất, bùng nổ dịch bệnh, mất dần 1 phần hoặc toàn bộ diện tích
nuôi trồng thủy sản…
Ngoài ra, theo thạc sĩ Thân Thiện Hiền, trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát
triển cộng đồng: Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong
nước và có thể dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, nguy cơ mắc bệnh của các loài
thủy sản lại càng cao. Bên cạnh đó, ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong
mùa khô, đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí làm tăng lượng nước
bốc hơi tại các khu vực nuôi trồng thủy sản sẽ làm tăng độ mặn trong môi
trường nước. Điều này đòi hỏi phải cấp thêm nước ngọt vào các vùng nuôi trồng
trong mùa khô để ổn định nồng độ mặn và sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trong việc
10
10
sử dụng nước ngọt ở các lĩnh vực nông nghiệp khác như trồng lúa nước và hoa
màu.
Biến đổi khí hậu cũng tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn
làm mất dần các bãi sinh sản tự nhiên của nhiều loài sinh vật, cạn kiệt nguồn lợi
thủy sản tự nhiên, làm mất dần diện tích thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản.
Năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng
200kg/ha/vụ ( năm 1980) đến nay thì chỉ còn 80kg/ha/vụ. Rừng ngập mặn trước
đây có thể khai thác được 800kg/ha nhưng nay chỉ còn 1/20 so với lúc trước. Đã
có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy hiểm khác nhau và trên 75 loài đã
được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm dần về
trữ lượng, số lượng và kích thước đánh bắt,…
Hiện tượng nước biển dâng đã tạo điều kiện cho 1 số loài cây ngập mặn xâm lấn
đất nội địa, đất sản xuất nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến sản lượng lương thực
và đa dạng sinh học. Hệ quả là một số loài động thực vật nước ngọt giảm hoặc
biến mất thay vào đó là sự thay thế các loài nước lợ, nước mặn. Nước biển dâng
cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loài
cây ngập mặn tiên phong như mắm, bần chua,…
Ví dụ: Tại Quảng Ninh, trận bão năm 1995 đã phá vỡ đê biển, cả đảo Hà Nam(
huyện Hưng Yên) gồm 7 xã chìm ngập trong nước mặn do nước dâng , sóng
lớn, chỉ sau 1 thời gian ngắn đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, các loài sú (
Aegiceras cprmiculatum), mắm biển ( Avicennia marima), đước đôi (
Rhizophora apiculata), trang( kandelis scandel) đến chiếm đất. Nhân dân Yên
Hưng đã phải lao động vất vả , sau nhiều năm mới khắc phục được hậu quả, rửa
mặn cho đất nông nghiệp để canh tác.
Nguyễn văn Hải và nnk,1995
Ảnh hưởng của bão:
Bão cũng là 1 trong những nguyên nhân gây
nên hiện tượng nước biển dâng và gây tác
động đến việc khai thác, đánh bắt thủy sản
11
11
của các tàu thuyền, ngư dân đánh bắt, có thể gây ra thiệt hại lớn lao về người và
của nếu không di trú kịp thời vào bờ hay neo đậu vào nơi an toàn khi bão độ bộ.
Làm biến động dòng nước khi đó các luồng thủy sản ( cá, mực,…) sẽ di cư đến
nơi biển lặng để sống và tìm thức ăn hiệu quả và sản lượng đánh bắt giảm
đáng kể trong thời giảm đáng kể trong thời gian bão hoạt động, biển động dữ
dội.
Với tuần suất bão lớn ( hằng năm có 5 - 10 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ)
hầu như năm nào nước ta cũng phải hứng chịu hậu quả nước dâng do bão. Nước
dâng lớn thường xảy ra tại các cùng biển miền Trung: ở dài ven bờ Nghệ An đã
đo được nước dâng do bão trên 3,2m; dải bờ từ Huế trở vào Nam Trung Bộ,
nước dâng đo được dao động trong khoảng 2,5-3 m, dải ven bờ Nam Bộ có
những đặc thù riêng về đường bờ, kênh rạch và hệ thống rừng ngập mặn cũng
giảm thiểu được phần nào tác hại của nước biển dâng do bão, dao động trong
mức 1-2.5m.
Do tác động của BĐKH bão, lũ ngày càng xuất hiện với tần suất lớn hơn và mức
độ ngày càng mạnh hơn đã gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái đất ngập
nước đặc biệt là các khu rừng ngập mặn trong các đầm phá ven biển và bão bồi
phù sa.
Những cơn bão lớn xuất hiện hằng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và
cường độ ngày một khốc liệt hơn do tác động của BĐKH làm vỡ đê biển, phá
hủy các rừng ngập mặn tự nhiên hay được trồng để bảo vệ đê, phá hủy môi
trường sống của nhiều loài tôm cá biển cũng như chim nước. Nước biển dâng
cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp với triều cường, có khi lên tới 5-
8m gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng ngư dân ven biển, làm bờ
biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải rừng ngập mặn phòng hộ.
Tác động của biến đổi khí hậu lên nghề cá trong và xung quanh các khu vực
rừng ngập mặn ở vùng ĐBSCL.
Rừng ngập mặn cùng với 2 hệ sinh thái biển-
ven biển nhiệt đới điển hình ( rạn san hô và
12
12
thảm cỏ biển) quyết định phần lớn năng suất sơ cấp của toàn vùng biển- có thể
xem rừng ngập mặn là cái nôi của nghề cá ven bờ ( cả khai thác và nuôi trồng).
Phần lớn các hoạt động của nghề cá được thực hiện ở vùng ven bờ đều có liên
quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn . Xét trên tổng thể ngành thủy sản, theo
ước tính khoảng gần 50% sản lượng tôm sú thu được của các ngành được nuôi
và khai thác ở vùng ngập mặn.
Các nghề khai thác hải sản truyền thống liên quan đến rừng ngập mặn của vùng
như nghề sẻo, soi, đăng, đáy, câu, vó, sáo, bắt tay,…cũng bị mai một do BĐKH
làm giảm nguồn lợi đi kèm theo rừng ngập mặn.
Ngoài ra, cùng với việc diện tích rừng bị suy giảm của mực nước biển dâng,
bão, lũ, rừng ngập mặn còn bị phá hủy đầm nuôi tôm. Ở những nơi rừng ngập
mặn bị phá hủy, hiện tượng tích tụ chất bảo vệ thực vật trong thủy sản nuôi tăng
cao; ví dụ như trong cơ thể động vật thân mềm ở khu vực Ba Lạt hàm lượng
chất bảo vệ thực vật lên tới 75,263 mg/g; ở ngao ( Meretrix meretrix) là
68,18mg/g; ở ngó ( cyclima sinensis) là 166,95 mg/g.
Mưa lơn và tập trung trong thời gian ngắn cũng gây ảnh hưởng lớn đến nguồn
lợi sinh vật sống trong các rừng ngập mặn, đặc biệt là các động vật nổi ở vùng
cửa sông và vùng nước lợ; thay đổi đột ngột độ mặn của vùng nước gây chết
hàng loạt đối với tôm sú nuôi ao đầm và 1 số sinh vật nổi ở vùng cửa sông.
Nguyễn văn Hải và nnk,1995
Mực nước biển dâng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc nuôi trồng thủy sản, làm cho
tình trạng xâm mặn ở các vùng ven biển diễn
ra nhanh hơn, nghiêm trọng hơn trong khi
diện tích nhiễm mặn của ĐBSCL là rất lớn
1,77 triệu ha chiếm 45% diện tích toàn vùng.
Nếu mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao lên
30 cm thì theo kịch bản BĐKH năm 2050 thì
khoảng 50% các khu đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội
13
13
địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn trong đó có 8 vườn
quốc gia, 11 khu dự trữ sinh quyển sẽ nằm trong diện tích bị ngập mặn( Võ Quý,
2008)
Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các nghề khai thác thủy sản nội địa và ven
biển thủ công và 1 số nghề khai thác ven bờ có quy mô nhỏ ( câu, rê). Đồng thời
nguồn lợi giống tự nhiên cung cấp cho việc nuôi nhiều đối tượng nuôi khác nhau
cũng sẽ bị ảnh hưởng, đẩy giá giống lên cao do tình trạng khan hiếm nguồn cung
cấp.
Theo kịch bản về nước biển dâng của Việt Nam, nếu mực nước biển tăng lên
75cm vào năm 2100 ( MONRE,2009) và các hệ thống đê koong được cải thiện
cao hơn bây giờ thì khoảng 500.000ha đất ( ĐBSH) và 1.500.000-2.000.000 (
ĐBSCL) sẽ bị ngập triều và vùng đất bị nhiễm mặn ước tính vào khoảng
2.200.000-2.500.000ha. Ngoài 400.000ha đầm lầy và rừng ngập mặn, sẽ có
250.000ha rừng ngập mặn bị ngập hoàn toàn ; 100.000ha nuôi trồng thủy sản sẽ
bị chuyển thành khu vực nuôi trong rừng ngập mặn và hơn 217.000ha rừng
melaleuca ở khu vực thấp sẽ bị nhiễm mặn vì khu vực này không có đe bao
quanh ( RIMF,2008).
BĐKH ảnh hưởng xấu tới đa dạnh sinh học, làm cho nhiều loài có ý nghĩa kinh
tế và khoa học chết hoặc di cư đến nơi khác, mất nuồn cung cấp thực phẩm. Các
vùng nước ngọt giảm do sự nhiễm mặn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước trong
sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản ( RIMF, 2008).
Tuy nhiên, nếu xét một khía cạnh khác, khi nước biển dâng, diện tích của chúng
ta sẽ cố nhiều hơn, có nghĩa là diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có thể được
mở rộng, nguồn lợi thủy sản và sản lượng khai thác xa bờ sẽ tăng lên.
Nhưng lợi ích của hiện tượng nước biển dâng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản
nước lợ là không lớn do môi trường nước tại những khu vực này đã bị suy thoái
nên cũng khó có thể sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản 1 cách hiệu
quả nếu không có giải pháp hợp lý và cải tạo môi trường tốt hơn. Hơn nữa
14
14
những thiệt hại mà mực nước biển dâng gây ra đối với đời sống kinh tế xã hội và
sự phát triển của ngành thủy sản nói chung hay với lợi ích mà chúng đem lại …
Theo dự báo của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Phó viện trưởng Viện kinh tế và
quy hoạch thủy sản thì những tác động tiếp theo của BĐKH sẽ phá vỡ các hệ
sinh thái rừng ngập mặn, thay đổi số lượng ngư trường, giảm trữ lượng và mức
độ tập trung của các đàn cá lớn, các đàn mực. Sự axit hóa môi trường nước biển
làm giảm khả năng tích lũy canxi tạo vỏ của các loài nhuyễn thể, hiện tượng
mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản nuôi trồng. Ngoài ra, tác động gián
tiếp của BĐKH có thể khiến cho nguồn cung thức ăn nuôi trồng thủy sản sẽ khó
khăn và giá thành cao hơn trước; các nguồn vốn đầu tư cũng có thể được hưởng
vào các ưu tiên khác cao hơn so với nghề cá. Vì vậy, đòi hỏi những giải pháp tối
ưu cho việc ứng phó với BĐKH cho vùng ĐBSCL cần được tiến hành xây dựng
và ứng dụng thực tế.
Giải pháp để ĐBSCL sống chung với biến đổi khí hậu:
Để giúp ĐBSCL sống chung với BĐKH và có thể ứng phó kịp thời nhóm các
nhà khoa học Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng đã đề
xuất những giải pháp thíc ứng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Về giải pháp, kĩ thuật: gia cố các đàm nuôi trong giới hạn có thể, đa dạng sản
xuất cải tiến kĩ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản nhằm phù hợp với giới
hạn chịu mặn, nhiệt độ của cá tra và tôm sú. Đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình
thủy lợi có thể đưa vào nước ngọt vào khu vực nuôi cá tra trong vùng bị nhiễm
mặn; trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, khôi phục hệ sinh thái , hỗ trợ tăng cường
năng lực thích ứng và giảm thiểu tác động thông qua mô hình quản lý phòng và
chống thiên tai.
Về mặt chính sách: nên có chính sách hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm, tăng khả
năng thích ứng thông qua các mô hình, đồng thời quản lý nuôi trồng thủy sản
quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản bền vững; lập kế hoạch ứng phó BĐKH liên ngành và thực hiện
hành động giảm thiểu tác hại BĐKH,…
15
15
Tiếp theo, thac sĩ Trần Thanh Tâm đưa ra giải pháp từ cây dừa nước nhằm hạn
chế tác hại của BĐKH đối với vùng.
Theo thạc sĩ, sử dụng dừa nước như 1 loại vật liệu sống tự nhiên trong việc kiến
tạo “ hành lang xanh” ngăn chặn việc xâm thực, sạt lở các vùng đất ven sông,
rạch hoặc bờ biển có thể, hình thành các hành rào tự nhiên trong quắ trình phát
triển hệ thống đê biển.
Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà báo nhân dân Huỳnh Văn Hoàng, viện khoa học và
công nghệ phương Nam, đưa ra vấn đề “ bảo vệ ĐBSCL do BĐKH”. Diễn giả
kiến nghị: trong công tác đối ngoại, cần có chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ kêu
gọi tổ chức Liên Hiệp Quốc và các nước nhất là các nước giàu có tổ chức quốc
tế xây dựng chiến lược cụ thể chống BĐKH, kêu gọi, gây áp lực quốc tế để tất
cả các nước trên thế giới đều giảm thiểu khí thải ra khí quyển; đề nghị các nước
giàu có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính, công nghệ ứng phó có hiệu quả.
Đối với chúng ta, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân
đặc biệt là tại các cụm – khu công nghiệp. Chính phủ cần thành lập ban tổ chức
ứng phó với BĐKH ở các cấp trung ương, thành lập 1 viện có nhiều phòng thí
nghiệm chuyên đề và hợp tác với các viện của các bộ để quan trắc, giám sát nà
nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Nghiên cứu, rà soát lại tất cả các quy hoạch, dự
án; thúc đẩy việc trồng và bảo vệ rừng, có chính sách khuyến kích sản xuất và
sử dụng năng lượng sạch,…
Nguồn Báo Nhân Dân
16
16
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn văn Hải và nnk,1995: đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế do biến
đổi khí hậu ở VN. Đề tài phân tích và đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế
do biến đổi khí hậu ở VN. Báo cáo tổng kết tập II.
2. MONRE( Bộ tài nguyên và môi trường), 2009: kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho VN .
3. Phan Nguyên Hồng,1991. sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn VN.
Luận án tiến sĩ khoa học sinh học.
4. RIMF( viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng), 2009. Đánh giá tác động ,
tổn hại của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các
biện pháp thích ứng với BĐKH trong ngành thủy sản VN. Nghiên cứu
chuyên đề của dự án: “VN, chuẩn bị thông báo quốc gia lần thứ 2 cho
UNFCCC”.
5. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2009. Tác động của BĐKH tới
nghề cá quy mô nhỏ ven bờ ở VN và biện pháp thích ứng. Nghiên cứu
chuyên đề của dự án “ tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quốc
gia về BĐKH ở VN( CD4FFCP).
6. Võ Quý,2008, BĐKH và đa dạng sinh học. hội thảo BĐKH toàn cầu và
BĐKH của VN. Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của
VN, Hà Nội 26-29/2/2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- biendoikhihau_dbscl.pdf