A- MỞ ĐẦU
Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng. Những ngày tháng chiến tranh khói lửa cũng đã qua đi, đất nước đẫ và đang được sống những ngày thanh bình, tươi đẹp. Cuộc sống mới đang cuốn con người vào vòng xoáy của những lo toan bận rộn nên không mấy ai có thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại những ngày tháng khốc liệt đã qua. Nhưng những nhà sử học thì luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và suy ngẫm để tìm ra những sự thật, để đưa Lịch sử ngày càng đến gần với thực tế hơn. Bởi hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, song lịch sử vẫn để lại cho chúng ta những dấu hỏi về những ngày tháng cả dân tộc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tội ác của kẻ xâm lược, nhân loại đã được chứng kiến. Thắng lợi của nhân dân ta, lịch sử đã ghi công. Nhưng nhìn lại, chúng ta vẫn cần xem xét xem đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra ấy liệu đất nước ta có chịu những tác động gì mang chiều hướng tích cực hay không?
Trước đây, với cách nhìn nhận cũ, chúng ta vẫn chỉ thường xem xét cuộc chiến tranh ấy với những gì tiêu cực nhất. Nhưng kể từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng ta (1986), tư duy lịch sử của các nhà sử học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề lịch sử đã được nhìn nhận lại một cách khách quan, trung thực trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Với những quan điểm và cách nhìn nhận mới, công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng đã được nhìn nhận lại. Những tác động tích cực và tiêu cực của công cuụoc này đã từng bước được các nhà nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, trung thực hơn.
Trên cơ sở đánh giá khách quan và toàn diện công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam chúng ta mới có thể lý giải và làm sáng tỏ được cơ sở lịch sử của một số hiện tượng và phong trào chính trị, một số trào lưu tư tưởng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ này.
Luận văn chia làm 3 chương
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858-1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC TƯ BẢN HÓA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ 1858-1945
A- MỞ ĐẦUCuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng. Những ngày tháng chiến tranh khói lửa cũng đã qua đi, đất nước đẫ và đang được sống những ngày thanh bình, tươi đẹp. Cuộc sống mới đang cuốn con người vào vòng xoáy của những lo toan bận rộn nên không mấy ai có thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại những ngày tháng khốc liệt đã qua. Nhưng những nhà sử học thì luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và suy ngẫm để tìm ra những sự thật, để đưa Lịch sử ngày càng đến gần với thực tế hơn. Bởi hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, song lịch sử vẫn để lại cho chúng ta những dấu hỏi về những ngày tháng cả dân tộc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tội ác của kẻ xâm lược, nhân loại đã được chứng kiến. Thắng lợi của nhân dân ta, lịch sử đã ghi công. Nhưng nhìn lại, chúng ta vẫn cần xem xét xem đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra ấy liệu đất nước ta có chịu những tác động gì mang chiều hướng tích cực hay không?Trước đây, với cách nhìn nhận cũ, chúng ta vẫn chỉ thường xem xét cuộc chiến tranh ấy với những gì tiêu cực nhất. Nhưng kể từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng ta (1986), tư duy lịch sử của các nhà sử học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề lịch sử đã được nhìn nhận lại một cách khách quan, trung thực trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Với những quan điểm và cách nhìn nhận mới, công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng đã được nhìn nhận lại. Những tác động tích cực và tiêu cực của công cuụoc này đã từng bước được các nhà nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, trung thực hơn. Trên cơ sở đánh giá khách quan và toàn diện công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam chúng ta mới có thể lý giải và làm sáng tỏ được cơ sở lịch sử của một số hiện tượng và phong trào chính trị, một số trào lưu tư tưởng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ này. B - NỘI DUNG1. Những nét cơ bản về Công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam1.1.Khái niệm "tư bản hóa"Theo cách hiểu thông thường, thuật ngữ "tư bản hóa" được hiểu là sự du nhập những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào một xã hội có trình độ tổ chức kinh tế - xã hội thấp hơn. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trước làn sóng xâm lăng của các nước tư bản, điển hình là tư bản Pháp vào Việt Nam thì thuật ngữ "tư bản hóa" cần phải được tìm hiểu một cách cụ thể hơn.Thực tế lịch sử đã cho thấy kể từ khi thực dân Pháp nổ súng bắn vào Đà Nẵng (1858) cho đến khi hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam (1884) đã phải mất 26 năm. Nhưng thực dân Pháp cũng đã phải mất gần 15 năm để hoàn thành cái được gọi là "bình định" (1884-1897). Tổng cộng là 40 năm. Theo ý kiến của GS. Trần Văn Giàu thì "trong suốt thời gian 40 năm đó, mọi diễn biến tư tưởng lớn của dân tộc ta đều tuỳ thuộc nhiệm vụ bao trùm là đối phó với ngoại xâm nhằm bảo vệ độc lập, khôi phục chủ quyền như cũ" (Trần Văn Giàu (1977): Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Tập II. NXB KHXH, Hà Nội, trang 14).Như vậy có thể thấy rằng ngay cả công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ của nhiệm vụ bao trùm đó. Công cuộc tư bản hóa diễn ra trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc đang gồng mình chống xâm lăng trước một kẻ thù hết sức "mới lạ", chưa từng gặp trong quá khứ, có trình độ tổ chức kinh tế - xã hội cao hơn. Điều đó nói lên rằng tinh thần dân tộc là một yếu tố rất quan trọng cần phải đề cập đến trong công cuộc tư bản hóa. Hay nói khác đi, "thù nhà nợ nước" được xem là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tinh thần và ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Có thể nói rằng trong điều kiện thực tế của giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam thì truyền thống yêu nước có tác dụng đặc biệt quan trọng. Chính yếu tố này đã góp phần quy định, chi phối đến công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào tiến hành khai thác trên quy mô lớn. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà chương trình khai thác có những trọng tâm khác nhau, vì thế nên tốc độ biến đổi của ngành kinh tế, của các lực lượng giai cấp cũng như toàn bộ cơ cấu kinh tế - xã hội cũng không giống nhau. Tìm hiểu về công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất là làm sáng tỏ thực trạng và sự biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa. Từ đó, tiến hành xem xét, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hóa của CNTD Pháp trên đất nước ta trước đây.1.2. Những nội dung cơ bản của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam1.2.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sửBằng việc lần lượt kí 2 hiệp ước Harmand (1883) và Patenotre (1884), triều đình Huế đã đưa Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Với sự kiện này, thực dân Pháp đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Do vấp phải phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân ta mà thực dân Pháp buộc phải tiếp tục thực hiện công cuộc bình định đến gần 15 năm nữa. Đến năm 1897, sau khi các phong trào yêu nước bị đàn áp và tạm lắng xuống, thực dân Pháp mới tiến hành xây dựng bộ máy cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc xây dựng bộ máy cai trị mới, thực dân Pháp cũng bắt tay ngay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên, nông sản của Việt Nam nói riêng, cả Đông Dương nói chung.Một thể chế chính trị mới đã được hình thành: Liên bang Đông Dương được thành lập vào ngày 17-10-1887. Liên bang Đông Dương ban đầu mới chỉ có Việt Nam và Cao Miên, cho mãi đến năm 1899 (theo Sắc lệnh 19-4-1899 của Tổng thống Pháp) Lào mới sáp nhập vào Liên bang. Theo quy định của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 khu vực gọi là 3 kỳ với 3 thể chế chính trị khác nhau: Nam kỳ là đất "thuộc địa", Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ" và Trung kỳ là đất "bảo hộ". Với quy định này, tên nước ta cũng như Lào và Cao Miên bị mất tên trên bản đồ thế giới mà thay thế vào đó là sự ra đời của Liên bang Đông Dương. Từ 1894, 3 nước Đông Dương do Bộ Thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí. Việc thiết lập một thể chế chính trị mới đã cho thấy tham vọng của thực dân Pháp là từng bước thâu tóm mọi quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ nước ta và điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi quyền lực của triều đình Huế và cuối cùng sự tồn tại đó chỉ còn là trên danh nghĩa. Quyền cai trị của người Pháp được thể hiện rõ nhất thông qua việc ban bố các chính sách nhằm mục tiêu trước hết là vì sự phát triển của nước Pháp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngoại thương có chính sách thuế quan hay trong nông nghiệp, thực dân Pháp ra các Nghị định để bọn thực dân có quyền xin cấp một lần 500 ha đất đai để thành lập các đồn điền rộng lớn của người Pháp; trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã nhiều lần ban hành và điều chỉnh các hạng ngạch bậc viên chức cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định, đồng thời bắt ép triều đình Huế phải ra các Đạo dụ nhằm từng bước thống nhất về hệ thống ngạch bậc viên chức và tước vị quan lại đang thực hiện mục tiêu củng cố chỗ dựa xã hội và đồng hóa dân tộc ta. Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi. Việt Nam vốn là một xã hội phong kiến lạc hậu nhưng độc lập thì nay lại là một nước bị đô hộ, bị chia cắt, một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến. Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỉ XIX, tình hình có những thay đổi lớn: năm 1895, nhà Thanh thừa nhận quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam; phe thực dân thắng thế hẳn ở Nghị viện Pháp; kháng chiến Cần Vương ở Trung, Bắc tàn lụi; nước Pháp lại đang tiến nhanh lên giai đoạn tư bản tài chính, tư bản độc quyền, nó mang tính "quan liêu" và "cho vay" rất nặng. Tất cả những gì mà thực dân Pháp làm vào lúc này là vì sự phát triển của nước Pháp. Ngoài chính sách cai trị về chính trị, để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách mới về văn hóa - giáo dục như cho mở trường học truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán, bước đầu du nhập văn minh phương Tây, hạn chế ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân… Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho "xã hội Việt Nam trước kia tĩnh tại bao nhiêu thì bây giờ lại xáo trộn bấy nhiêu, bị lay động đến tận nền tảng của nó" (Trần Văn Giàu (1977): Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Tập II. NXB KHXH, Hà Nội, trang 20).1.2.2. Nội dung cơ bản của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam.Công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam trên thực tế đã có nhiều tác động đến mọi mặt của đất nước Việt Nam, đặc biệt nhất là nền kinh tế. Thực chất, đây là quá trình phá vỡ, thu hẹp của kết cấu và quan hệ cổ truyền đồng thời đi liền với nó là sự hình thành, xác lập và mở rộng của các yếu tố và quan hệ kinh tế, xã hội thuộc địa tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Xin được nêu ra đây những tác động cụ thể trên từng phương diện.Về nông nghiệpMột điều đặc biệt đáng chú ý trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, đó là tình trạng ruộng công (công điền công thổ) tăng lên một cách đáng kể. Bước sang đầu thế kỉ XX, trong khoảng thời gian từ 1900-1918, diện tích ruộng công tiếp tục chiếm tỷ lệ cao. Thực dân Pháp ngay khi đặt chân lên đất nướac ta đã tìm mọi cách để mở rộng diện tích, chiếm đất, lập đồn điền. Vì thế, diện tích ruộng đất canh tác tăng lên nhanh chóng. Cuối thế kỉ XIX, diện tích canh tác trong cả nước mới chỉ có 2.640.000 ha đến năm 1913 đã tăng lên 3.130.000 ha và khu vực tăng mạnh nhất là ở Nam kỳ. Vì thế, xuất hiện một bộ phận kinh tế mới mang tính chất tư bản chủ nghĩa, đó là kinh tế đồn điền. Hai lĩnh vực được thực dân Pháp chú trọng nhất trong nông nghiệp là vơ vét xuất khẩu lúa gạo và kinh doanh đồn điền. Số lượng và diện tích đồn điền tăng lên nhanh chóng vào đầu thế kỉ XX. Cụ thể là ở Bắc kỳ năm 1907 có 244 đồn điền đến năm 1918 đã lên tới 476 đồn điền của người Pháp với diện tích là 416.650 ha; Năm 1900, diện tích đồn điền của người Pháp là 322.000 ha trong đó ở Nam kỳ là 78.000 ha chiếm 24,2%. Phương thức kinh doanh chủ yếu là phát canh thu tô. Cao su trở thành loại cây được trồng nhiều nhất nhằm đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp tại chính quốc. Ngoài ra các cây công nghiệp khác cũng được trồng trọt trong các đồn điền như cà phê, chè, mía… Với sự xuất hiện và ngày càng lấn lướt của các loại cây công nghiệp thì tính chất độc canh của nền nông nghiệp Việt Nam đã dần mất đi. Thay vào đó là một nền nông nghiệp đa dạng hơn. Sau cây lúa, ngô là loại cây lương thực cũng không kém phần quan trọng. Năm 1938, tổng sản lượng ngô của Đông Dương là 613.000 tấn nhưng dành cho xuất khẩu tới 557.000 tấn. Thị trường xuất khẩu ngô chủ yếu của Đông Dương là Pháp. Có thể nói, Đông Dương là nơi xuất khẩu ngô lớn nhất của châu Á và đứng hành thứ 4 thế giới về mặt này. Có thể nhận thấy sự gia tăng các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu mà trước hết là lúa gạo và ngô một mặt góp phần đẩy mạnh sản xuấts phát triển, mặt khác chứng tỏ nền nông nghiệp Việt Nam đã dần dần thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp để chuyển sang thời kỳ sản xuất có tính chất hàng hóa. Cơ cấu giống cây trồng trong nông nghiệp ở thời kỳ này cũng có nhiều đổi mới và phong phú hơn. Đồng thời, bắt đầu xuất hiện các nông cụ của phương Tây như cuốc, xẻng, xà beng… phục vụ cho việc khai phá đất đai ở các đồn điền. Công tác thủy nông cũng có nhiều tiến bộ. Như vậy càn phải ghi nhận một điều rằng là kinh tế nông nghiệp Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XX đã mang một bộ mặt mới.. Về thủ công nghiệpĐược xem là thế mạnh của Việt Nam,cho đến giữa thế kỉ XIX, thủ công truyền thống Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỉ. Với sự phát triển không ngừng của trình độ thủ công, dần dần một số nghề đã có xu hướng tách khỏi nông nghiệp, hình thành những làng nghề hay phố nghề như gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, La Khê (Hà Đông)… Những làng nghề này trải qua thời gian vẫn luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình.Tuy nhiên, khi thực dân Pháp xuất hiện trên đất nước ta thì thủ công nghiệp Việt Nam bắt đầu chịu sự tác động và chi phối của chiến tranh. Để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn rất quan tâm củng cố các xưởng đúc súng hay nói khác đi, các xưởng đúc súng đã có điều kiện phát triển. Bên cạnh các xưởng thủ công do Nhà nước quản lý, một số xưởng thủ công tư nhân cũng có những biến động. Do tác động của chính sách vơ vét và xuất cảng lúa gạo của tư bản Pháp, các cơ sở chế biến gạo, nhất là ở Nam kỳ có cơ hội phát triển mạnh. Cùng với nghề xay xát lúa gạo, nghề gốm và nhất là nghề làm gạch ngói và các vật liệu xây dựng cũng có điều kiện mở mang hơn so với trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa, dinh thự và các công trình công cộng của người Pháp. Nhìn chung, vào nửa sau thế kỉ XIX, nền thủ công nghiệp nước ta bắt đầu có những thay đổi do tác động của chiến tranh và các chính sách xâm lược của thực dân Pháp. Mặc dầu vậy, về cơ bản, cơ cấu, kỹ thuật và phương thức sản xuất, tiêu thụ vẫn giống như ở nửa đầu thế kỉ XIX. Những xưởng thủ công có quy mô lớn và có tính chất tiền tư bản chủ nghĩa chưa xuất hiện. Tuy nhiên, đây là thời kỳ trung gian, có ý nghĩa quan trọng để nền thủ công nghiệp truyền thống chuẩn bị bước sang một giai đoạn phát triển mới về cả ba phương diện: nguồn nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sự mở rộng không ngừng của các đô thị đã làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủ công không ngừng tăng lên. Nhờ đó các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển so với thời kỳ trước đó. Hơn nữa, với sự xuất hiện các phương tiện kỹ thuật máy móc… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Số lượng các ngành nghề cũng như số thợ thủ công không ngừng tăng lên. Theo ước tính của P. Gourou, trong thời kỳ này đã tồn tại khoảng 108 nghề thủ công khác nhau. Về mặt kỹ thuật và công cụ sản xuất cũng có nhiều cải tiến. Trong quan hệ giữa chủ và thợ thủ công cũng có những chuyển biến nhất định. Vào những năm 30, 40 trong một số nghề như làm đồ gốm, dệt vải… đã xuất hiện xu hướng tập trung thành các trung tâm có quy mô lớn hơn. Nhiều xưởng thủ công đã sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm thợ làm việc. Đây là những biểu hiện chuyển biến của thủ công nghiệp thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Và chính sự tồn tại và phát triển của nền thủ công nghiệp thời kỳ này đã tạo ra những tiền đề cần thiết để hình thành nền công nghiệp dân tộc. Cũng từ đó mà giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam vừa ra đời còn nhỏ bé, non yếu đã từng bước được củng cố, trưởng thành hơn. Về công nghiệpTrong quá trình xâm lược Việt Nam, để tạo điều kiện cho công cuộc xâm lược, thực dân Pháp đã cho xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến, sữa chữa tàu, mở các công trường khai thác mỏ. Song số vốn và quy mô hoạt động của các cơ sở kỹ nghệ này vào cuối thế kỉ XIX còn rất nhỏ bé. Sang đầu thế kỉ XX, do nhu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa cũng như để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước, thực dân Pháp đã buộc phải cho mở một số ngành kỹ nghệ, chủ yếu là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Hàng loạt các cơ sở kinh tế, nhà máy, xí nghiệp của tư bản Pháp đã được thành lập. Năm 1903 mới chỉ có 82 nhà máy nhưng đến năm 1906 đã có tới 200 nhà máy, xí nghiệp. Trong các ngành công nghiệp xuất hiện ở Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, khai mỏ vẫn là ngành được tư bản Pháp đặc biệt coi trọng. Trong công nghiệp, Pháp tập trung chủ yếu vào hai nghành chính là khai mỏ và công nghiệp chế biến. Một số cơ sở công nghiệp cơ khí và luyện kim cũng đã xuất hiện dưới hình thức các công trường xây dựng đường sắt và đóng tàu, các nhà máy điện và tàu điện, nhà máy in ở các thành phố lớn. Một nền công nghiệp thuộc địa đã ra đời và ngày càng mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rằng trong giai đoạn 1919-1945, số vốn đầu tư trong công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn, với khoảng trên 1/3 tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý là đối với các ngành công nghiệp Việt Nam, chính sách chung của thực dân Pháp vẫn là hạn chế phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng để tránh cạnh tranh với công nghiệp chính quốc. Vì thế cơ cấu nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ này vẫn chủ yếu bao gồm công nghiệp mỏ, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Ngành khai mỏ phát triển mạnh về quy mô và số lượng khai thác. Trong đó, Bắc kỳ vẫn là nơi tập trung các hoạt động đầu tư khai thác của ngành than ở Việt Nam và Đông Dương; năm 1923, Bắc kỳ cung cấp 99% sản lượng than của Đông Dương. Kỹ thuật khai thác khoáng sản vào thời kỳ này cũng có nhiều tiến bộ hơn. Riêng ngành than đến năm 1936-1937 đã được trang bị 177 máy phá khoáng các loại. Tuy nhiên, tất cả các khâu sản xuất bằng máy móc (có tính chất cơ khí hóa) cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác. Chủ trương chung của thực dân Pháp là không mở mang công nghiệp nặng ở Việt Nam nhưng để phục vụ các hoạt động khai thác khoáng sản chúng đã cho xây dựng một vài cơ sở chế biến quặng, lò đúc kim loại kẽm, sắt, thiếc… Tuy vậy, trong cả nước không có bất kỳ một nhà máy luyện kim hay chế tạo máy móc nào; ngành công nghiệp nặng hầu như không tồn tại. Ngoài khai mỏ, các ngành công nhiệp nhẹ và công nghiệp chế biến có nhiều điều kiện phát triển. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến đều được bổ sung thêm vốn sản xuất. Ngành công nghiệp chế biến nông sản cũng được mở rộng hơn với các cơ sở xay xát gạo, làm đường mật, ép dầu. Vào giữa những năm 1930, riêng ở Sài Gòn đã có khoảng 20 nhà máy xay xát lớn. Ở Bắc kỳ, các nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương, Nam Định lần lượt ra đời. Ngoài ra, còn có nhà máy làm diêm ở Thanh Hóa, Bến Thủy, Hà Nội…Cùng với các ngành công nghiệp chính, thực dân Pháp còn chú ý phát triển một số lĩnh vực kỹ nghệ có khả năng phục vụ đắc lực cho các nhu cầu cấp bách trước mắt của chính quyền thuộc địa như ngành in, sản xuất gạch ngói, thủy tinh…Như vậy, cho đến trước năm 1945, cơ cấu một nền công nghiệp thuộc địa đã được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh, với hai bộ phận chính là công nghiệp mỏ và công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, cơ khí hầu như không được đầu tư xây dựng. Mặc dầu vậy, sự hiện diện của các ngành công nghiệp nói trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp dân tộc Việt Nam, đưa Việt Nam tiếp cận trình độ kỹ nghệ của chủ nghĩa tư bản phương Tây..Về giao thông vận tảiĐể tạo điều kiện cho việc khai thác, thực dân Pháp còn quan tâm đến việc mở rộng hệ thống giao thông vận tải . Nhờ vậy mà giao thông ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có bước phát triển vượt bậc. Nhiều tuyến giao thông mới được đưa vào xây dựng và khai thác, góp phần tạo nên một mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại và hết sức tiện lợi so với trước kia. Đường sắt: Là hệ thống đường giao thông hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX, đường sắt đã nhanh chóng thể hiện vai trò to lớn của mình trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá. Hai tuyến đường được khởi công xây dựng sớm nhất là tuyến Sài Gòn - Mĩ Tho (1881-1883) và Hà Nội - Đồng Đăng (1890-1902). Hệ thống đường sắt được xây dựng nhằm đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân ở các địa phương đồng thời phục vụ đắc lực cho hoạt động khai thác và bóc lột về kinh tế. Có thể nói, phần lớn chiều dài đường sắt bao gồm các tuyến đường chính đã được xây dựng vào 15 năm đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt là một nét mới, một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông ở Việt Nam. Tính đến tháng 10-1936, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã có 2600km đường xe lửa. So với thời kỳ 1900-1919, số lượng đầu toa xe cũng tăng lên gần gấp đôi. Đường bộ: Không hiện đại như đường sắt, song hệ thống đường bộ, nhất là những tuyến đường huyết mạch xuyên Việt vẫn được gấp rút đầu tư xây dựng. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tổng số chiều dài đường bộ đã xây dựng được là 20.000 km. Để phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến đường bộ và đường sắt hoạt động, hàng trăm cây cầu kiên cố (dài từ 100m trở lên) cũng đã được xây dựng, tiêu biểu như cầu Đò Lèn, cầu Hàm Rồng, cầu Thạch Hãn… Đặc biệt chú ý là hai chiếc cầu có quy mô lớn nhất được xây dựng vào thời kỳ này là cầu Tràng Tiền ở Huế, xây dựng từ năm 1901 và cầu Long Biên ở Hà Nội, hoàn thành năm 1902. Có thể nói, trong điều kiện kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của hàng trăm cây cầu bằng thép, xi măng ở các nơi, nhất là cầu Long Biên ở Hà Nội là một cố gắng rất lớn, thể hiện trình độ kỹ thuật tiên tiến của người phương Tây trên đất nước ta. Đường thủy: Do đặc điểm địa hình nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trên đất Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho đào thêm hàng nghìn km kênh rạch, đưa tổng số kênh đào ở miền Nam từ 2.500 km dưới thời Nguyễn lên 5.000 km thời Pháp thuộc, trong đó có nhiều kênh rộng từ 18 - 60m. Đồng thời, tư bản Pháp cho mở rộng các cảng cũ và xây dựng thêm các cảng mới, nhất là cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn… Cảng Sài Gòn được trang bị thêm nhiều phương tiện máy móc hiện đại, trở thành một thương cảng lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều tàu bè của Pháp và nhiều nước khác. Hải Phòng là hải cảng đứng thứ hai về vận tải đường dài, là cảng lớn nhất Bắc kỳ. Đường hàng không: Là loại hình giao thông hiện đại nhất thời bấy giờ, ra đời vào khoảng giữa những năm 1920 và 1930. Ngày 11-7- 1917, Sở hàng không Đông Dương được thành lập, chuyên phục vụ các yêu cầu về quân sự. Tiếp đó, ngày 6-4-1918, Sở hàng không dân sự Đông Dương chính thức ra đời. Sự xuất hiện của đường hàng không rõ ràng là một bước tiến của ngành giao thông vận tải, góp phần mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông của Việt Nam thời kỳ này. Đây cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng để thống nhất thị trường dân tộc (quốc nội), tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa. Về ngoại thươngSong song với các chương trình khai thác, ngay sau khi chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, thực dân Pháp vội vàng tăng cường các hoạt động buôn bán, vơ vét các nguồn nông sản để xuất khẩu. Năm 1860, số lượng gạo xuất khẩu tăng gấp 4 lần so với năm 1870. Hoạt động buôn bán của thương nhân Pháp luôn gặp trở ngại bởi sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Để đối phó, từ năm 1887 thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách bảo hộ thương mại bằng cách ban hành "chính sách thuế quan". Theo Đạo luật thuế này, hàng Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đóng thuế 2,5%, trong khi đó hàng các nước khác phải đóng 5% giá trị hàng hóa. Tiếp đó, ngày 11-1-1892, Pháp lại ra một Đạo luật mới quy định hàng Pháp được miễn thuế, còn hàng các nước khác phải đóng thuế từ 25% đến 120% giá trị hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện mục đích độc quyền thương mại, tạo điều kiện đưa hàng Pháp ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam phải mua hàng của Pháp với giá cắt cổ. Với việc ban hành 2 Đạo luật hải quan vào các năm 1887 và 1892, hàng hóa của Pháp đã dần dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, quan hệ buôn bán của Việt Nam và Đông Dương với bên ngoài không ngừng được mở rộng. Đứng hàng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu đó là gạo. Tính đến năm 1931, giá trị gạo xuất khẩu đã chiếm tới 65% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Sau lúa gạo là đến ngô, mặt hàng xuất khẩu đứng hàng thứ hai ở Đông Dương. Sau ngô là cao su, cũng ngày càng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, còn có các sản phẩm khác như sơn, dầu hồi, hạt tiêu, chè, cà phê. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Đông Dương chủ yếu là hàng công nghiệp như ô tô, vải, xăng, dầu hỏa...; các mặt hàng tiêu dùng như sợi bông, phân bón hóa học, giấy, sách và thực phẩm như sữa, bột mì, đồ hộp…2. Đánh giá tác động tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam2.1. Mặt tích cựcTiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã thức tỉnh cả Đông Dương đang chìm đắm trong đêm trường trung cổ. Từ đó Việt Nam đã phải gồng mình lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng và ách thống trị của thực dân phương tây. Dù đã nỗ lực cố gắng, song vù nhiều lí do, cuối cùng Việt Nam và cả Đông Dương đã bị lôi vào guồng máy cuộc khai thác của thực dân Pháp.Nhìn lại lịch sử Việt Nam trong những tháng ngày đau thương đầy khốc liệt ấy chúng ta không khỏi xót xa trước những gì mà kẻ thù đã gayy ra cho đất nướac, cho dân tộc. Nhưng khách quan mà nói, đằng sau những tội ác ấy, cuộc khai thác và xâm thực của tư bản Pháp cũng đã có những tác động tích cực tới mọi mặt của Việt Nam.Trước hết, cần phải khẳng định rằng tư bản Pháp đã du nhập vào nước ta nền văn minh phương Tây với đầy đủ những ưu thế và sức mạnh của nó, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Đối với xã hội phong kiến phương Đông thuần túy, lạc hậu, kinh tế nông nghiệp được lấy làm nền tảng thì hình ảnh những cây cầu sắt bắc qua các con sông lớn được xây dựng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại lần lượt mọc lên như cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền hay bắt gặp ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn điện… dường như đối với họ là cả một thế giới khác lạ chưa từng xuất hiện trong trí tưởng tượng của họ. Nó khiến cho người dân Việt phải ngỡ ngàng. Những hình ảnh đó được xem là biểu tượng về sức mạnh và ưu thế kỹ thuật của văn minh phương Tây. Điều đó đã có tác động mạnh đến nhận thức của người đương thời. Nó xóa đi suy nghĩ đầy lòng tự hào ban đầu của các nhà Nho "Văn minh phương Tây lắm kỹ nghệ…nhưng không nói gì đến lễ nghĩa, cũng hóa ra man di mà thôi" khi ông cha ta đã lấy yếu tố tinh thần để chống lại chủ nghĩa vật chất. Nói khác đi, công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp đã mở ra một hướng tư duy mới trong đầu óc tầng lớp thanh niên - trí thức yêu nước hồi bấy giờ. Từ "ngỡ ngàng" họ đi đến "ngưỡng mộ" và từ đó đi sâu tìm hiểu những thành tựu tiến bộ mà nền văn minh phương Tây đã tạo dựng được trong một thời gian ngắn. Sự xuất hiện những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp đã chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Nó chứng tỏ thời Pháp thuộc, quan hệ buôn bán trao đổi có điều kiện phát triển mạnh. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh nước ta lúc bấy giờ, nhiệm vụ bao trùm, chi phối là giành độc lập dân tộc. Để có thể đạt được mục tiêu cao cả đó, trước hết chúng ta cần phải từng bước tạo lập cho đất nước mình một cơ sở vật chất cần thiết làm chỗ dựa cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Những phương thức kinh doanh mới đã xuất hiện, các công ty do giai cấp tư sản lãnh đạo lần lượt được thành lập khắp cả ba kỳ, đến nỗi các cụ nhà nho cũng hô hào nhân dân “chấn hưng kinh tế”… Tuy những gì thực dân Pháp làm là để phục vụ cho khai thác, song cũng cần phải thấy rằng vì thế mà chúng ta đã có được những sự kế thừa đáng kể. Sự phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đường sắt và đường bộ là một minh chứng đặc sắc. Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi chúng ta bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng thực chất, đó chỉ là bỏ qua việc xây dựng thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa còn những tiền đề vật chất - kĩ thuật tư bản chủ nghĩa thì không thể thiếu. Vì vậy, chúng ta đang còn phải trải qua một thời kỳ dài quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là khoảng thời gian để chúng ta tạo dựng những cơ sở vật chất cần thiết để tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc. Vì vậy dù thế nào không thể phủ nhận sạch trơn những giá trị đã được hình thành trong thời kỳ Pháp thuộc mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng. Trong lĩnh vực ngoại thương, nhờ có các hoạt động trao đổi buôn bán với bên ngoài mà lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đã vượt ra khỏi biên cương quốc gia để tiếp cận và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, quan hệ tư bản chủ nghĩa dần được mở rộng và giữ vị trí quan trọng trong ngành kinh tế đồng thời với nó là sự thu hẹp của các quan hệ sản xuất phong kiến. Đó là xu thế hợp thời đại, mặc dù tốc độ biến đổi còn hết sức chậm chạp. Cơ cấu của một nền kinh tế thuộc địa- tư bản chủ nghĩa đã thực sự được xác lập ở nước ta. Kinh tế hàng hoá tư bản cũng đã làm cho bộ mặt thành thị biến đổi nhanh chóng. Thành thị là nơi tập trung ở đây nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội, diễn ra nhiều hoạt động trao đổi buôn bán sầm uất. Sự xuất hiện của thành thị cũng kéo theo sự đổi thay trong lối suy nghĩ, tư duy của người dân Việt Nam. Có thể nói đô thị được xem là nơi thể hiện rõ nhất, tập trung nhất những tác động của chủ nghĩa thực dân Pháp trong công cuộc tư bản hoá ở Việt Nam. Bên cạnh các chính sách kinh tế, thực dân Pháp xúc tiến quá trình "Pháp hóa" nền giáo dục Việt Nam. Với sự xuất hiện của Giáo dục phương tây, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống các trường Nho học đã dần thu hẹp lại. Từ đây bắt đầu thời kỳ “bành trướng" của hệ thống giáo dục Pháp - Việt. Hệ thống trường học các cấp được tiến hành xây dựng quy mô. Những kiến thức được giảng dạy trong các nhà trường Pháp - Việt mặc dù còn hết sức hạn hẹp nhưng bước đầu lại tỏ ra hấp dẫn thanh niên Việt Nam chính bởi sự mới mẻ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên đã tạo cơ sở để họ từng bước thay đổi trong nhận thức, tạo lập cho họ một cách nhìn mới, một lối tư duy khách quan hơn về thế giới, con người và thời cuộc. Ngay cả phương pháp giáo dục cũng hoàn toàn đổi mới. Nếu như dưới nền giáo dục Nho học, người học quen với lối học thụ động, sáo rỗng, khuôn mẫu thì ở đây học sinh được "rèn luyện ý thức chủ động và kỷ luật trong học tập, hình thành và phát triển khả năng tư duy khoa học, tạo cho họ thói quen suy nghĩ và hành động một cách độc lập, tự chủ"(4). Điều này cũng lý giải vì sao thế hệ thanh niên - trí thức thế kỉ XX đã hướng sang phương Tây để tìm đường cứu nước, tiêu biểu là hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Họ không đi theo con đường mà các bậc tiền bối đã đi, họ dũng cảm dám đối diện với thất bại và tìm ra một hướng đi mới. Điều đó chỉ có thể có được khi họ có một lối tư duy độc lập, có khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Chính thực dân Pháp đã vô tình dạy họ phương pháp tìm ra con đường cứu nước mới sau bao thất bại đớn đau của thế hệ tiền bối. Họ chính là tầng lớp thanh niên trí thức Tây học với "đặc tính nhạy bén và năng động, duy lý và thực tiễn hơn nhiều so với thế hệ nhà nho trước đó"( Nguyễn Văn Khánh (2004): Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -1945), NXB ĐHQG Hà Nội). Đó là những Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Khánh Toàn… Họ trở thành những chiến sĩ tiên phong trong việc tiếp thu các tư tưởng cách mạng mới của chủ nghĩa Mác - Lênin và đã có những đóng góp xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc; là lực lượng truyền bá những tri thức mới, những thành tựu văn hóa và khoa học kĩ thuật phương Tây vào Việt Nam dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng trong nhận thức và tư tưởng của tầng lớp thanh niên. Điều đó cũng cho thấy mối giao lưu giữa Việt Nam với Pháp và châu Âu ngày càng được mở rộng hơn. Tầng lớp trí thức Tây học đã có vai trò to lớn trong việc giúp nhân dân ta, dân tộc ta có thể nhanh chóng theo kịp với trào lưu cách mạng chung trên thế giới…Dù không nhiều, song thông qua nền giáo dục Pháp - Việt, một bộ phận thanh niên trí thức Việt Nam đã được học tiếng Pháp và sử dụng nó một cách thành thạo. Đó chính là phương tiện, công cụ để họ có thể giao lưu với các dân tộc khác trên thế giới cùng sử dụng ngôn ngữ là tiếng Pháp, đặc biệt là các thuộc địa của Pháp trên thế giới. Và cũng chính nhờ có thứ ngoại ngữ này mà người Việt Nam có thể tiếp thu một cách trực tiếp các trào lưu tư tưởng cách mạng tiến bộ trên thế giới mà không phải thông qua bất cứ khâu trung gian nào. Họ góp phần làm cho các hệ thống tư tưởng tiến bộ trên thế giới được tiếp thu một cách nguyên nghĩa, không có độ khúc xạ và có sự lựa chọn cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Đi đôi với quá trình hiện đại hóa nền giáo dục theo kiểu phương Tây, đời sống văn hóa - tinh thần của dân tộc ta cũng biến đổi nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông. Có thể nói, "trong mấy thập kỷ đầu của thế kỉ XX, nước ta đã chứng kiến một thời kỳ chuyển mình và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc để tiến lên hoà nhập vào đời sống văn hóa nhân loại"(6). Đầu thế kỉ XX là thời kỳ hình thành nền văn hóa mới Việt Nam trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa phương Tây. ảnh hưởng của nền văn hóa châu Âu còn được lưu giữ khá đậm nét trong các lĩnh vực chữ viết, văn học nghệ thuật, tư tưởng và lối sống. Về xã hội, cuộc khai thác thuộc địa cũng đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu xã hội Việt Nam. Ngoài các giai cấp, tầng lớp cũ đã hình thành các giai cấp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản... Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và ngày càng trưởng thành trong đấu tranh, có bước chuyển quan trọng từ tự phát sang tự giác, cùng với giai cấp nông dân - lực lượng đông đảo trong xã hội đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam tiến nhanh vào quỹ đạo vận hành của phong trào cách mạng thế giới. Và "như một hành động vô thức của lịch sử, thực dân Pháp trong quá trình cai trị và bóc lột Việt Nam đã tạo ra những nhân tố mới, những lực lượng xã hội mới và cũng từ đó đã đẻ ra chính kẻ khai huyệt và cắm cây thập ác lên nấm mồ chôn chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta"( Nguyễn Văn Khánh (2004): Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 -1945), NXB ĐHQG Hà Nội)2.2. Mặt hạn chếCuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương cũng như những nơi khác trên thế giới đều nhằm phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở chính quốc. Với mục tiêu là lợi nhuận, nên khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không hề quan tâm tới sự phát triển của quốc gia thuộc địa. Chính vì vậy mà bằng mọi thủ đoạn, thực dân Pháp đã tìm cách vơ vét hết nguồn tài nguyên giàu có của chúng ta, triệt để bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và khai thác tối đa tiềm năng thị trường nước ta. Trong nông nghiệp, tư bản Pháp không kinh doanh theo phương thức thuê mướn nhân công rồi trả tiền công mà tiến hành phát canh thu tô, bóc lột theo kiểu phong kiến. Đó là một cách làm vừa tốn ít thời gian, ít vốn đầu tư, chi phí sản xuất ít nhưng lại vừa thu được lợi nhuận cao. Ttrong công nghiệp, Pháp hết sức hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị máy móc và các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà chủ yếu là lợi dụng sức người, thuê mướn nhân công với giá thành rẻ mạt để thu được lợi nhuận tối đa. Giới tài chính Pháp cho rằng "sự phát triển kỹ nghệ Việt Nam sẽ làm các nhà máy ở mẫu quốc mất thị trường tiêu thụ mà chúng có tại Đông Dương" (Nguyễn Thế Anh (2008): Việt Nam thời Pháp đô hộ, NXB Văn học). Thực ra, họ muốn giữ Việt Nam trong tình trạng một thị trường riêng dành cho các chế phẩm của họ. Do đó, tư bản Pháp không được dùng để kỹ nghệ hóa Việt Nam, mà được đặt vào sự sản xuất những sản phẩm có thể xuất cảng ngay mà không cần chế biến như quặng sắt, than đá, cao su… Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc vẫn còn sơ khai, chưa tiến hóa, nó vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn công nghiệp và khai thác mỏ. Điều đó nói lên sự mất cân đối trong từng ngành sản xuất cũng như trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Chính vì chính sách khai thác đó mà sau một khoảng thời gian dài tiến hành công cuộc tư bản hóa nền kinh tế của Việt Nam - cho đến cuối thời thuộc địa - về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đã du nhập vào Việt Nam những yếu tố của một phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn có tính chất tư bản chủ nghĩa, song do thực dân Pháp vẫn duy trì sự tồn tại của phương thức sản xuất phong kiến nên nó đã kìm hãm sự phát triển của phương thức sản xuất mới. Điều này đã cho thấy ý đồ của tư bản Pháp trong quá trình khai thác, kinh doanh. Nó đã tạo ra "một hình thái kinh tế - xã hội đặc thù của các nước thuộc địa tư bản chủ nghĩa". Sự liên minh, cố kết giữa thực dân và địa chủ bản xứ là một minh chứng sống động nhất cho tình trạng mà thực dân Pháp đang cố gắng duy trì ở thuộc địa của mình. Chính "sự câu kết giữa hai lực lượng thực dân và phong kiến đã cản trở hết sức lớn đối với sự phát triển của xã hội, nó kìm hãm các yếu tố mới, đè bẹp mọi sự phản kháng trong lòng dân tộc" Cùng với kinh tế, để phục vụ cho việc khai thác, Pháp còn cho xây dựng bộ máy chính quyền tay sai thuộc Pháp. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến kết cấu chính trị xã hội của đất nước ta. Hàng loạt các tệ nạn xã hội nảy sinh như cớ bạc, ma tuý, trộm cắp, mại dâm… Hàng trăm thứ thuế đè nặng lên đầu nhân dân lao động nghèo khổ. Mặc dù đã du nhập nền giáo dục Pháp học, song do nó chỉ dành cho một bộ phận con em nhà giàu có nên phần lớn nhân dân ta vẫn chìm đắm trong vòng tăm tối, lạc hậu. Xã hội Việt Nam trở nên hỗn độn bởi sự pha trộn của cả yếu tố phong kiến lãn yếu tố tư bản thực dân…Nói tóm lại, công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động rất lớn đến nhiều mặt của Việt Nam trong suốt thời gian dài chúng thống trị và ảnh hưởng đến cả về sau.C. KẾT LUẬNNhững năm tháng chiến tranh đã lùi xa… nhân loại đang không ngừng tiến lên phía trước. Dù chậm hơn so với thế giới, song Việt Nam chúng ta vẫn đang không ngừng cố gắng, nỗ lực vươn lên để bắt kịp với sự phát triển chung. Chúng ta không có nhiều thời gian để quay đầu nhìn lại quá khứ, dù vậy, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn đang từng ngày tìm tòi nghiên cứu để đưa quá khứ đến gần hơn với thực tế những gì nó đã xảy ra. Để từ đó chúng ta có thể đánh giá nhìn nhận lịch sử một cách khách quan hơn, đúng với bản chất của lịch sử hơn. Trên cơ sở đó chúng ta có thể tiếp tục phát huy những giá trị tích cực vững bền nhằm góp phần đưa đất nước Việt Nam tiến dài, tiến xa hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh9.doc