Tiểu luận Tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Qua trình bày ở các phần trên, ta đã có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về việc tăng thu nhập quốc dân đặc biệt là việc tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Thực trạng này cũng không khỏi làm ta suy nghĩ về nhiều điều, trong đó việc tăng thu nhập quốc dân ở nước ta hiện nay cần phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa nhiều cấp, nhiều ngành; vẫn còn cần phải có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để khắc phục những gì còn bất cập và đối phó với những tình hình diễn ra sau này. Thu nhập quốc dân đóng góp rất nhiều vào ngân sách quốc gia của nước ta, tăng thu nhập quốc dân là góp phần lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa nước ta trở thành một nước phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

doc6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề. Như chúng ta đã biết, bất kỳ xã hội nào sản xuất ra của cải vật chất thì đều có thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân phần nào phản ánh nên sự phát triển kinh tế của mỗi nước, nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà chủ yếu là cho việc tích luỹ và tiêu dùng. Thu nhập quốc dân cũng là một nguồn thu lớn vào ngân sách của mỗi quốc gia trên thế giới. Vấn đề tăng thu nhập quốc dân luôn nhận được sự quan tâm lớn của tất cả các nước trên thế giới. Làm thế nào để có thể tăng thêm thu nhập quốc dân ? Câu hỏi này đã được rất nhiều người trả lời và cũng đã có vô vàn những ý kiến được đưa ra, có những ý kiến rất hay được đưa ra áp dụng ngay nhưng cũng có những ý kiến sai lầm gây tranh cãi. ở nước ta hiện nay cũng vậy, trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế Xã hội, chúng ta đã chỉ rõ “Chính sách tài chính Quốc gia hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập Quốc dân”. Đúng thế, việc tăng thu nhập quốc dân cũng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều ban ngành, tổ chức, cá nhân... Tuy nhiên, hầu như tất cả đều tập trung vào một vấn đề chính và chủ yếu, đó là : “Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân phải làm gì ? ”. Với suy nghĩ riêng của cá nhân, người viết xin đưa ra một số nhận định chủ quan với chủ đề này, bài tiểu luận của em sẽ được chia ra làm 3 phần: - Phần I : Lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về thu nhập quốc dân. - Phần II : Những nhóm nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân. - Phần III : Liên hệ thực tế về việc tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Nội dung I. Cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân là tổng số giá trị mới sáng tạo ra trong vòng một năm, hay là bộ phận của tổng sản phẩm xã hội thể hiện số giá trị mới sáng tạo ra. Giá trị của tổng sản phẩm xã hội trừ đi giá trị của những tư liệu sản xuất đã hao phí, còn lại là thu nhập quốc dân. Dưới điều kiện tư bản chủ nghĩa, thu nhập quốc dân gồm có: V + M. Tuy nhiên, trong xã hội tư bản còn tồn tại rất nhiều người tiểu sản xuất hàng hoá. Lao động của họ cũng góp phần sáng tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Vì vậy, thu nhập quốc dân còn bao gồm cả phần giá trị do lao động của những người tiểu sản xuất này sáng tạo ra. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân là do những người lao động làm việc trong các ngành sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải hàng hoá...) sáng tạo ra. Những ngành không sản xuất ra của cải vật chất như ngân hàng, giáo dục, y tế, nghệ thuật, văn hoá, bộ máy nhà nước...(không kể những phần việc có tính chất sản xuất) thì không sáng tạo ra thu nhập quốc dân. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, chế độ phân phối bao giờ cũng quyết định bởi chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Ví dụ như trong xã hội tư bản thì sự phân phối thu nhập quốc dân là làm lợi cho giai cấp tư bản, bất lợi cho người lao động. Thu nhập quốc dân sau khi được phân phối lại được phân phối lại. Một bộ phận thì thông qua con đường chi phí công ích mà chuyển vào các ngành không sản xuất ra của cải vật chất. Một bộ phận khác của thu nhập quốc dân được phân phối lại thông qua ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế má, công trái... Suy cho cùng thì thu nhập quốc dân là để sử dụng vào việc tiêu dùng và tích luỹ. II. Những nhóm nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân. Chúng ta đã biết, thu nhập quốc dân là do những người hoạt động trong những ngành sản xuất ra của cải vật chất tạo ra; chính vì thế, tăng thu nhập quốc dân cũng chính là phải tìm cách để đẩy mạnh ngành sản xuất vật chất phát triển; từ đó, chúng ta phân tích những nhóm nhân tố sau để có thể tăng được thu nhập quốc dân: 1.Khối lượng lao động sản xuất. Tuỳ vào điều kiện khối lượng lao động sản xuất mà ta có thể đánh giá được mức thu nhập quốc dân của mỗi nước. Do đó cần phải nhận rõ tầm quan trọng của khối lượng lao động sản xuất trong việc tăng thu nhập quốc dân. Một nước có nguồn nhân lực dồi dào với trình độ tay nghề cao cùng với cơ sở vật chất, nền tảng kinh tế vững chãi thì chắc chắn nước đó phải có thu nhập quốc dân cao. Chính vì thế, cần quan tâm nhiều tới khối lượng lao động sản xuất, đầu tư đào tạo phát triển, thu hút nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao nắm bắt được khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong việc sản xuất ra của cải vật chất, số lượng lao động có trình độ tay nghề càng hoạt động nhiều trong ngành sản xuất ra của cải vật chất càng nhiều thì càng đẩy mạnh sự phát triển của ngành, từ đó sẽ thúc đẩy thu nhập quốc dân tăng lên. Điều tiết, phân bố lại nhân khẩu để thuận tiện cho việc sản xuất ra của cải vật chất cũng cần được quan tâm thích đáng. Cũng cần phải có chính sách trong vấn đề xuất nhập khẩu lao động để thúc đẩy ngành sản xuất vật chất phát triển, xuất nhập khẩu lao động là một biện pháp hữu ích để đào tạo tay nghề, tiếp thu, học hỏi những phương pháp sản xuất, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, đồng thời điều tiết được khối lượng lao động sản xuất. 2. Chính sách, pháp luật. Để có thể thúc đẩy được ngành sản xuất vật chất phát triển thì không chỉ cần có riêng khối lượng lao động sản xuất mà còn cần phải có chính sách pháp lý phù hợp. Với những chính sách pháp luật phù hợp, tạo điều kiện cho ngành sản xuất của cải vật chất phát triển sẽ làm tăng thu nhập quốc dân. Cần phải có những chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân vào hoạt động trong ngành sản xuất nhằm thu hút vốn, thu hút nhân lực, khoa học kỹ thuật…. III. Liên hệ thực tế tại Việt Nam. So với nhiều nước trên thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta còn thấp, chỉ ở mức 400$/người/năm, trong khi ở Mỹ là 4000$/người/năm, Thái Lan là 1500$/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của nước ta so với nhiều nước còn quá thấp. Cơ cấu GDP qua một số năm (%) Năm 1995 2000 2001 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 27.18 24.54 23.61 Công nghiệp, xây dựng 28.76 36.73 37.83 Dịch vụ 44.06 38.74 38.55 Nhìn vào bảng cơ cấu GDP của nước ta trong một vài năm qua, ta thấy ngành sản xuất ra vật chất của nước ta cũng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nước ta hiện nay đang đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta hiện nay lại là một nền kinh tế mở cửa - nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, việc tăng thu nhập quốc dân ở nước ta vẫn được quan tâm chặt chẽ. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách thúc đẩy ngành sản xuất ra của cải vật chất phát triển. Đảng và nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác nhau nhằm thu hút, tập trung được nhiều nguồn vốn. Chúng ta vẫn biết, nước ta là một nước kém phát triển, khoa học kỹ thuật còn kém; Vì thế, thu hút nước ngoài đầu tư vốn, đầu tư trang thiết bị cũng là một giải pháp tốt để chúng ta tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, từ đó học hỏi, rút ra những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý trong kinh doanh, trong sản xuất, quản lý nhân lực.... Không những thế, nhà nước ta đang từng bước phân bố lại dân cư, di chuyển nhân khẩu để thuận tiện cho việc sản xuất ra của cải vật chất. Đảng và nhà nước ta còn tạo điều kiện mở thêm nhiều trường, nhiều trung tâm dạy nghề để đào tạo ra một nguồn lao động tay nghề cao. Tạo điều kiện trong việc xuất khẩu lao động sang các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Singapo, Nhật Bản, Thái Lan…. Nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Như vậy, tăng thu nhập quốc dân cũng chính là phát triển ngành sản xuất ra của cải vật chất đã, đang và sẽ còn được nhà nước ta quan tâm nhiều đến để góp phần phát triển nền kinh tế, phát triển đất nước đến một tầm cao mới. Kết luận Tăng thu nhập quốc dân là vấn đề luôn luôn được quan tâm ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. “Làm thế nào để tăng thu nhập quốc dân? ”-đó luôn là một câu hỏi mà sẽ còn rất nhiều người cố gắng tìm ra câu trả lời đúng nhất, phù hợp nhất với những điều kiện khác nhau. Qua trình bày ở các phần trên, ta đã có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về việc tăng thu nhập quốc dân đặc biệt là việc tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Thực trạng này cũng không khỏi làm ta suy nghĩ về nhiều điều, trong đó việc tăng thu nhập quốc dân ở nước ta hiện nay cần phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa nhiều cấp, nhiều ngành; vẫn còn cần phải có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để khắc phục những gì còn bất cập và đối phó với những tình hình diễn ra sau này. Thu nhập quốc dân đóng góp rất nhiều vào ngân sách quốc gia của nước ta, tăng thu nhập quốc dân là góp phần lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa nước ta trở thành một nước phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Danh mục các tài liệu tham khảo Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn. Tập 1+tập 2 Một số tài liệu trên trang NET : www.vneconoVneconomymy.com.vn Kinh tế học phổ thông - Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội Gs. Trần Phương Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003 Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34624.doc
Tài liệu liên quan