Tiểu luận Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH 3 CHƯƠNG I 3 ĐẶC TRƯNG VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 3 I. ĐẶC TRƯNG BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 3 1. Kí hiệu thông tin 4 2. Giao tiếp truyền hình 5 3. Cảm thụ thông tin truyền hình 5 4. Thời điểm thông tin truyền hình 7 II. THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 7 1. Một số quan niệm về thể loại báo chí truyền hình 7 2. Thể loại báo chí truyền hình ở Việt Nam 9 CHƯƠNG II 12 SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12 I. CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12 1. Chương trình truyền hình 12 2. Kỹ năng sản xuất chương trình 15 II. CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16 1. Chương trình truyền hình trực tiếp 16 2. Loại chương trình sản xuất qua băng từ 17 CHƯƠNG III 27 PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 27 I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 27 1. Tính tập thể 27 2. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong tư duy sáng tạo 29 II. NHÓM LÀM PHIM TRUYỀN HÌNH 32 1. Yêu cầu chung 32 2. Phương pháp phối hợp 34 2. Điều kiện phối hợp 36 CHƯƠNG IV: 37 SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH - 37 PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 37 1. Phóng sự điện ảnh 37 2. Phóng sự truyền hình 43

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong khi khai thác và xử lý tài liệu. Bởi vì khi tiếp xúc với thực tế, phóng viên có cả một “ mớ hỗn độn”, nếu không xác định được tư tưởng chủ đề, phóng viên sẽ không biết gỡ ra những chi tiết cần thiết cho chủ đề tác phẩm của mình. Làm kịch bản: Sau khi định hướng được chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đIều nhất thiết là phóng viên phảI làm phác thảo và kịch bản. + Phác thảo: từ sản xuất những tác phẩm nhỏ chỉ cần đến một máy ghi hình khi sản xuất những tác phẩm lớn hơn cần dùng nhiều máy ghi hình cũng cần có những phác thảo (Storybroat), phác thảo làm tăng tốc độ và hiệu quả sản xuất bằng sự hình dung trước sản phẩm. Các phác thảo cũng giúp phóng viên kiểm tra lại các ý tưởng của mình và giảI thích những ý tưởng này với nhóm làm phim. + Kịch bản: một tác phẩm truyền hình thực sự phải cần đến kịch bản (Script) dù nó nhỏ, có khi chỉ là một bản phân cảnh ngắn, những thể loại khác có thể cần kịch bản chi tiết hơn. Nếu như phác thảo là ý đồ truyền đạt thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó, hoặc là tỏ thái độ tình cảm về một con người, một sự kiện nào đó. Kịch bản là làm thế nào để diễn tả những ý tưởng, thái độ hoặc tình cảm của người làm phim với người xem. Sau khi nắm được những ý tưởng, chủ đề, tư tưởng chủ đề (tức là các ý tưởng) phóng viên cần phải làm kịch bản để chuẩn bị cho tiến trình làm tác phẩm. Để làm tốt một kịch bản cần xác định rõ một số vấn đề sau: Kịch bản là gì? Điều này sẽ được giải thích rất kỹ ở phần điện ảnh học, nhưng cùng cần xem xét nó dưới góc độ làm truyền hình. Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Điện ảnh Liên Xô cũ J.Dan cho rằng: “Kịch bản điện ảnh là điện ảnh ở dạng văn học, hoặc là văn học trên đường đi lên màn ảnh. Cũng giống như kịch bản sân khấu là sân khấu ở dạng văn học hoặc là văn học trên đường đi lên sân khấu” Đối với truyền hình, việc tiếp thu ở điện ảnh các hình thức thể hiện cho phép nó học tập những khái niệm, những cách làm mà điện ảnh có được Kịch bản truyền hình là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ. Nó thể hiện ý đồ của tác giả trong việc thông tin sự việc, sự kiện, con người tới công chúng. Còn kịch bản quay phim là phân chia nội dung thành nhiều đoạn hình ảnh nhỏ hơn như các cảnh, các trường đoạn… Tuy nhiên, kịch bản truyền hình có những đặc đIểm riêng biệt của nó. + Các đặc đIểm của kịch bản truyền hình Kịch bản truyền mang tính dự đoán, dự báo chứ không phải ở dạng ổn định.Phần lớn các chi tiết trong kịch bản đều là dự kiến của phóng viên trên cơ sở thực tế cuộc sống, là con người thực, là sự việc thực, không được phép hư cấu. Đặc điểm này phản ánh rõ tính chất của báo chí truyền hình. Các sự kiện, sự việc nhất là định, nó có thể phát triển ra ngoài hướng đã định sẵn. Không được cọi bất kỳ sự kiện nào là bất biến để làm một kịch bản truyền hình ổn định. Kịch bản báo chí truyền hình thường là kịch bản văn học và kịch bản đạo diễn, nó toát lên nội dung tác phẩm. Khác với đIện ảnh, kịch bản văn học đưa ra tư tưởng chủ đề, hướng đi của tác phẩm, còn kịch bản đạo diễn đem lại biện pháp thể hiện tác phẩm. Với báo chí truyền hình nó không diễn ra hai loai kịch bản với lý do sau: Thứ nhất, nó phải căn cứ vào sự việc thực, có địa chỉ để phản ánh. Thứ hai, nó không được hư cấu và nhất thiết không được xuyên tạc sự thật. Thứ ba, kịch bản truyền hình phải là kịch có khả năng thực hiện và thực hiện ngay lập tức. Thứ tư, kịch bản truyền hình chỉ được sử dụng một lần. + Ý nghĩa của kịch bản: - Tạo ra kế hoạch cụ thể cho phóng viên và kíp làm việc. - Là sợi dây liên kết giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. - Kịch bản làm cho tác phẩm chặt chẽ, chọn lọc được các chi tiết hay và khống chế được thời lượng. - Giúp cho ban Biên tập hoạch định được chương trình. Quay phim: + Khảo sát: Sau khi hoàn thành kịch bản và được ban biên tập thông qua. Phóng viên cần có sự khảo sáy địa điểm quay phim. Đây là công việc nên làm nhưng không có nghĩa là khi nào cũng thực hiện được. Nếu như không thể đến địa đIểm khảo sát trước, cần tìm cách thu thập qua điẹn thoại càng nhiều thông tin càng tốt. Khoả sát địa đIểm quay phim nhằm: Tìm hiểu địa điểm qua cũng như các hình ảnh quay phim có thể đạt được. Gặp gỡ những người có thể quay phim. Kiểm tra nguồn sáng… và hướng mặt trời. Kiểm tra vị trí quay và các cảnh đẹp. Kiểm tra các tiếng động có thể có ở hiện trường. Khẳng định việc được phép quay phim ở địa đIểm đó. Xác định con đường thuận lợi nhất để đến địa đIểm và rút khỏi địa điểm đó một cách nhanh nhất trong mọi tìh huống có thể xảy ra. + Sau khi khảo sát có thể tiến hành quay phim ở hiện trường. Khi quay phim cần làm các công việc sau: Hướng dẫn người quay phim chuẩn bị kĩ lưỡng, tốt nhất là thông qua kịch bản một lần nữa. Khi giới thiệu với đối tượng làm việc nhất thiết phải giới thiệu toàn bộ kíp làm việc. Cần làm cho kíp làm việc hiểu được nội dung vấn đề cần truyền đạt của phim. Nếu có thay đổi phải thông báo ngay. Nên quay những cảnh chính trước. Nhắc nhở quay phim một cách khéo léo để hoàn thành các cảnh quay ở nhiều góc độ khác nhau, nahừm phát huy khả năng sáng tạo khi dựng phim. Cần quan tâm tới các loại tiếng động ở hiện trường. Dựng phim (Montage) Trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình, không có chỗ nào kỹ thuật lại ảnh hưởng đến tác phẩm như giai đoạn hậu kỳ. Những ảnh hưởng của kỹ thuật làm cho tác phẩm tốt hơn, và ngược lại có thể làm cho tác phẩm dở đi. Về cơ bản, những hình ảnh chưa dựng được gọi là băng gốc, cứ mỗi lần sao dựng hình ảnh lại kém đi. - Kĩ thuật montage: Có nghĩa là chọn những hình ảnh đã quay ở băng gốc in sang một băng mới theo một thứ tự nhất điịnh. + Về kĩ thuật: Dựng giáp nối và dựng trám hình. Dựng giáp nối ( Assem) hình và tiếng được ghi đồng bộ. Sau đó được dựng thứ tự vào băng chưa có tín hiệu( băng chưa có xung) Dựng trám hình( Insert) băng trắng được chạy tín hiệu từ trước trên đường điều khiển. Sau đó dựng hình và tiếng lên. Dựng theo kiểu này có nghĩa là dựng hình và tiếng riêng rẽ, tiếng của băng này có thể dựng và hình của băng khác tạo nên sự chuyển cảnh mềm mại. + Cần chú ý đến phần dựng hình thô, có nghĩa là dựng trước một lần, để xác địng cảnh đoạn, trường đoạn với một thời gian cần thiết, sau đó sẽ dựng chính thức. Lúc này công việc dựng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Nghệ thuật montage: + Khái niệm chung: Montage hiểu theo nghĩa rộng là sự lựa chọn, chọn lọc và tổng hợp, là yếu tố không thể thiếu được trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Trong tuyền hình và điện ảnh là sự lựa chọn chất liệu (các cảnh riêng biệt) nối chúng lại với nhau cho liên tục, dựa trên logíc cuộc sống và những nguyên tắc mỹ học, tạo thành tổng thể trong đó khái quát lên một vấn đề có tính tư tưởng cụ thể. + Khả năng của montage: Montage có thể rút gọn được thời gian thật khi xảy ra sự kiện. Montage có khả năng kéo dàI thời gian thật khi xảy ra sự kiện. Montage có thể khắc phục mọi yếu tố về khoảng cách không gian. + Ý nhĩa của montage: Những người biện họ cho các chương trình trực tiếp coi màn ảnh tivi như một tấm gương phản ảnh thực tế. Nhưng vì là tấm gương, cho nên tỷứơc khi phản ánh phải suy nghĩ chín chắn ít nhiều. Tính tự nhiên của các chương trình truyền hình trực tiếp không ngoại trừ khả ngăng suy ngẫm, nhưng để làm được điều đó không phải là không có những khó khăn nghiêm trọng. Sự lựa chọn đIều kiện cơ bản để giả thích thực hiện một cách sáng tạo, phù hợp với màn ảnh có thể lựa chọn theo sự suy ngẫm dược thực hiện chủ yếu nhờ bằng pháp Montage. Ghi hình trước có khả năng sử dụng rộng rãi pháp Montage nhiều hơn các chương trình trực tiếp. Với những tiến bộ của KHKT như hiện nay, phương pháp ghi hình trước cho phép đảm bảo liên tục về tính thời gian và không gian vốn có của chương trình truyền hình trực tiếp và tái tạo lại nó trong thực tế, nhưng không trùng hợp với thời gian nó xảy ra trong cuộc sống. Các thủ pháp Montage: + Montage thuật chuyện Cốt chuyện được kể theo trình tự thời gian. Sự kiện được phản ánh theo logíc nhất định, phù hợp với sự phát triển khách quan của hành động. + Montage xen kẽ Là hình thức những Montage xen vào những cảnh của hiện tại các hình ảnh của quá khứ nhằm khác hoạ thêm ý nghĩa của sự kiện, đánh dấu bước trưởng thành và làm rõ hơn hơn sự kiện ở hiện tại. + Montage song hành Hai sự kiện đồng thời nhưng khác không gian, có liên quan tới nhau được Montage xong sự việc này rồi đến sự việc kia tạo hiệu quả bổ xung cho nhau. + Montage ẩn dụ: Tác giả không nói thẳng vào vấn đề và ý nghĩa của nó mà chỉ mượn ý để ám chỉo hình thức này cho phép tác giả có thể dùng thêm nhiều cảnh phụ để nêu ý nghĩa một tư tưởng cụ thể. + Montage tương phản Dùng để so sánh hai mặt của một vấn đề, làm nổi bật ý đò, làm toát lên một triết lý cuộc sống. + Chức năng của Montage Tạo cự mạch lạc rõ ràng giúp cho người xem hình dung được đầu đuôI sự việc, sự kiện và tầm vóc của nó. Như vậy, muốn có một tác phẩm tốt phảI có kết cấu và ý tưởng về bố cục, cần phảI hình dung trước tác phẩm của mình, đảm bảo sự mạch lạc. Đáp ứng được hai yêu cầu chính là hợp lí và dõ dàng về nội dung các hình, các cụm hình: hợp lí về đặc đIểm kỹ thuật của hình. Như vậy, được coi là dựng đúng. Montage còn có chức năng làm nổi bật ý nghĩa của hình tạo cảm xúc, suy nghĩ đối với người xem. Thứ tự Montage hợp lí có thể là đúngnhưng chưa hay vì thứ tự của hình ảnh là khác nhau có khí đều hợp lí nhưng lại gây nhiều cách hiểu khác nhau, cùng là các ccảnh nhưng áp dũng xen kẽ các cảnh có cỡ cảnh khác nhau gây ấn tượng cũng khác nhau. Như vậy Montage co hai chức năng chính: thuật, miêu tả hiện thực, giúp về nhận thức còn được gọi là chức năng tổ chức hình ảnh; lý giải phân tích hiện thực giúp về giáo dục còn được gọi là chức năng tổ chức cảm xúc thẩm mỹ. + Kết cấu của Montage Câu Montage là tập hợp một số cảnh quay để diễn đạt một ý tưởng tương đối trọn vẹn. Câu Montage tương đối hoàn chỉnh có thể có một số cảnh tuỳ theo hoàn cảnh và tiết tấu của phim. Câu Montage có thể chỉ là một cảnh nhưng trường hợp này là hãn hữu. Đoạn Montage bao gồm một số câu, mỗi câu diĩen tả một nội dung một ý gộp lại cả đoạn thể hiện đựoc tương đối đầy đủ một chủ đề. + Trong phim cần loạI bỏ những hình ảnh Không phục vụ cho mục đích của phim Có ánh sáng không chuẩn Bố cục đơn điệu Mất nét không đều nét Thiếu tính liên tục + Cách sắp sếp các cỡ cảnh. Diễn tả thông thường: Toàn – Trung – Cận - Đặt tả… Tiết tấu chậm: Toàn – Trung rộng – Trung hẹp – Cận rộng – Cận hẹp… Tiết tấu nhanh: Toàn – Cận… Lời bình: *Vai trò của lời bình: - Thực hiện chức năng giao tiếp với công chúng. - Đảm bảo tính chính xác của tông tin Lời bình trong tác phẩm truyền hình nhằm hướng người xem hiểu đúng sự kiện và hiểu được mối quan hệ của nó với vấn đè mà tác phẩm đặt ra. Trong tác phẩm lời bình vừa là phân tích, mổ xẻ, vừa là sự tái hiện, sắp sếp lại sự kiện, thổi vào đó một ý nghĩa, hướng người xem đén một cáI nhìn trung thực và hướng tới tương lai. Tiếng động và âm nhạc Âm thanh trong một bộ phim giúp người xem tin rằng những gì thấy trên màn ảnh là thực. Bởi vì, con người luôn muốn được nhìn và nghe cùng một lúc. Âm thanh trong một bọ phim tạo ra bối cảnh cho một hành động. Công việc này được thực hiện bằng tiếng động âm nhạc và tiếng động hiện trường. + Không có tiếng động hoặc yên tĩnh: bản thân sự yên tĩnh cũng mang ý nghĩa của nó ngay cả trong cuộc sống cũng như trong bộ phim. Sự yên lặng hoàn toàn trong một bộ phim muốn nói tới một vấn đề quan trọng hoặc có kịch tính nào đó sắp xảy ra. Nó có thể tạo ra được một sự căng thẳng trong một bộ phim. CHƯƠNG III PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 1. Tính tập thể Một tác phẩm báo chí truyền hình được phát trên sóng tối thiểu phải có hình ảnh động và tiếng nói. Với những tác phẩm dài như phóng sự, kí sự, phim tài liệu.. chúng ta thấy còn có thêm âm nhạc và tiếng động. Nói một cách khái quát thì một tác phẩm báo chí truyền hình bao gồm hình ảnh là ngôn ngữ tổng hợp. Là phương tiện truyền thông ra đời muộn nhất (tính đến nay), truyền hình đã thừa hưởng thành quả nhiều phương tiện truyền thông ta có thể thấy trên truyền hình các yếu tố tổng hợp của đIện ảnh, phát thanh, báo viết… trong đó chỉ riêng điện ảnh thôi thì đó cũng là một nghệ thuật tổng hợp giữa hai yếu tố căn bản là nghệ thuật và kỹ thuật ở mức độ cao. Một tác phẩm báo chí truyền hình dù là đơn giản nhất cũng không thể thiếu hai yếu tố căn bản trên. Là sản phẩm được hình thành bởi nhiều yếu tố nên tác phẩm truyền hình được làm ra bởi nhiều người, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với báo viết hay phát thanh chỉ một phóng viên với một quyển sổ và cây bút là có thể cho ra đời một sản phẩm báo chí hoàn tất, với truyền hình thì không như vậy. Một người dù tài giỏi đến đâu cũng không tự mình làm tất cả từ khâu đầu đến khâu cuối. Có thể có hay không một người làm chủ được một loạt máy móc đIện tử hiện đạI như camera, máy ghi hình, bàn trộn hình với các loại kỹ xảo, hoà trộn âm thanh, bàn dựng video… giả sử có con người như vậy thì liệu anh ta trong cùng một lúc có thể vừa dùng camera ghi hình, vừa phỏng vấn người nào đó dược chăng? Chắc chắn là không có và sẽ không bao giờ có người làm được chuyện phân thân ấy. Tính tập thể trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình là đIều bắt buộc, là yêu cầu khách quan. Để có thể nhìn nhận vấn đề trên một cách rõ ràng, chúng ta phải tìm hiểu tỷ mỉ quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình. Công việc này do phóng viên biên tập thực hiện. Ngay ở khâu này, người biên tập có thể bàn bạc cùng người cộng tác mà quan trọng nhất với mình là người quay phim. Nếu không có sự trao đổi trước thì khi hoàn tất kịch bản người biên tập phải nghĩ ngay đến việc ai sẽ là người quay phim thích hợp nhất với kịch bản này. Khi kịch bản được duyệt việc thành lập tổ sáng tác được triển khai. Nhóm sáng tác tối thiểu cần có 2 người: phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Tối đa thì nhóm sáng tác này có các thành phần là: phóng viên biên tập, quay phim, nhân viên ánh sáng và kỹ thuật viên (sử dụng các loại máy ghi hình bán chuyên dụng). Sau đó công việc ghi hình ảnh, thu tiếng động hiện trường, phỏng vấn, lấy tàI liệu… được tiến hành. Công việc chưa hoàn tất tiếp đến là khâu hậu kỳ. Khâu này bao gồm các công việc: dựng băng, chọn nhạc, viết lời bình, chọn phát thanh viên đọc.. những công việc này được tiến hành do biên tập, quay phim kết hợp với kỹ thuật viên dựng băng video, với kỹ thuật viên âm thanh. Trên thực tế quá trình này thường chỉ có một người biên tập kết hợp với các bộ phận kỹ thuật để làm, phóng viên quay phim ít khi tham gia. Việc viết lời bình là việc của phóng viên biên tập. Có lời bình rồi, phóng viên biên tập lại phải cân nhắc, lựa chọn phát thanh viên thể hiện cho phù hợp với tác phẩm. Ngaòi ra còn phảI kể đến việc đặt bảng chữ tít phim, tên những người thực hiện… do hoạ sĩ thực hiện. Kết thúc phần hậu kỳ tác phẩm được đưa lên ban biên tập duyệt. Sau khi duyệt và sửa chữa (nếu cần) tác phẩm mới được đưa vào kế hoạch phát sóng. Qua quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình, chúng ta thấy rằng một tác phẩm báo chí truyền hình ra đời phải qua nhiều khâu, phụ thuộc vào nhiều người trong đó mỗi người ở một chuyên môn khác nhau, người chịu trách nhiệm giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, viết lời bình (biên tập), người lo mặt hình ảnh (quay phim, ánh sáng), người chịu trách nhiệm lắp nối cách hình ảnh (dựng Montage), người thể hiện lời bình (phát thanh viên)… Sỡ dĩ như vậy là do sự phân công việc cho từng người. Mặc dù mỗi người trong quá trình sáng tác đều có chuyên môn riêng của mình nhưng họ đều phải hướng đến mục đích chung là chất lượng cao của một tác phẩm. Tác phẩm báo chí truyền hình đòi hỏi mỗi người trong quá trình tham gia phải thể hiện tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật và tính đồng bộ cao. Không đáp ứng những yêu cầu này thì sẽ không có tác phẩmbáo chí truyền hình tốt. Như vậy, tác phẩm báo chí truyền hình là sản phẩm của một tập thể làm ra. Mà trong mỗi tập thể hợp lý, lành mạnh thì không có thành viên nào là thừa. Sự tồn tại của mỗi người đều cần thiết. Tuy nhiên, cũng như mọi tập thể nói chung, tập thể những người tham gia sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình mỗi người có một vai trò khác nhau. Tính chất của công việc là yếu tố khách quan quy định tầm quan trọng của mỗi vị trí đó. 2. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong tư duy sáng tạo Trong tập thể những người sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình thì vai trò vị trí của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là quan trọng nhất. Mặc dù nếu không có những người khác (kỹ thuật viên, ánh sáng…) thì không có tác phẩm báo chí truyền hình, nhưng chỉ có thêm người biên tập và quay phim mới có quyền đứng tên tác giả. Vì sao như vậy? Vì họ là những người sáng tạo chủ yếu cho tác phẩm. Những người khác chỉ làm công việc có thể ví như các bác sĩ, hộ lý trong một ca đỡ đẻ mà thôi. Các bà đỡ không thể thiếu cho sự sinh nở, nhưng không vì thế mà họ có quyền nhận là cha là mẹ của đứa trẻ mới ra đời. Chúng ta đã biết một tác phẩm. Có được những cơ sở ban đầu này phải trải qua một quá trình sáng tạo của phóng viên biên tập. Hoàn tất khâu này, chúng ta vẫn chưa có tác phẩm báo chí truyền hình. Còn cần phảI tiến hành quay, dựng, viết lời bình… những công việc đòi hỏi sáng tạo này chủ yếu do phóng viên biên tập và phóng viên quay phim tiến hành. Kết quả sáng tạo của họ thể hiện trên hình ảnh và âm thanh của tác phẩm. Người quay phim là người tạo ra những hình ảnh. Còn phóng viên biên tập chịu trách nhiệm phần âm thanh (gồm lời bình, nhạc, tiếng động). Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh. Để có được một tác phẩm báo chí truyền hình như mong muốn cần có và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất trong tập thể những người làm nên tác phẩm báo chí truyền hình là phóng viên biên tập, phóng viên quay phim. Do vai trò quan trọng như vậy, mối liên hệ giữa họ trong một quá trình sáng tạo luôn cần thiết và có tính quyết định đến chất lượng của tác phẩm. Nói cách khác thì chất lượng của tác phẩm báo chí truyền hình phụ thuộc chủ yếu và người biên tập và quay phim. Mối liên hệ giữa họ tốt đẹp sẽ hứa hẹn sự thành công của tác phẩm. Còn nếu ngược lạI thì sự ra đời của tác phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có thể tác phẩm sẽ không bao giờ ra đời. Đã có tổ sáng tác, phóng viên biên tập bàn bạc cùng với quay phim và các thành viên khác về kịch bản, kế hoạch thực hiên… thống nhất được ý đồ sáng tác sẽ định ra thời gian, địa điểm quay. Khi cần thiết thì biên tập và quay phim phải đi tìm và chọn cảnh trước. Đến hiện trường người biên tập phải tiến hành liên hệ với cơ sở bàn bạc với họ về những công việc phải làm, những nơi phải quay, yêu cầu giúp đỡ để công việc quay phim được tốt nhất, nhanh nhất trong đIều kiện cho phép. Việc tiếp xúc, trao đổi lấy tài liệu… được tiến hành trước khi quay phim thì những hình ảnh cần thiết sẽ không bị thiếu và cùng quá thừa những hình ảnh không cần. Trước khi người quay phim bấm máy, người biên tập phải làm công tác tổ chức cảnh quay. Lúc này người biên tập thể hiện vai trò của đạo diễn. Phải làm tất cả những gì thấy là cần thiết để người quay phim có thể ghi lại được những hình ảnh chân thực, nghệ thuật và sinh động nhất, để hấp dẫn, tính thuyết phục của tác phẩm cao hơn nhiều khi phóng viên biên tập phải xuất hiện trong hoàn cảnh quay. Người biên tập có mặt trong cảnh quay với tư cách phóng viên đang phỏng vấn một người trong cuộc, hay là nhân chứng một sự kiện nào đó. Hiện nay ở nước ta, phóng viên biên tập còn thường phảI kiêm thêm việc “nghệ sĩ” ánh sáng và âm thanh. Công việc hậu kỳ được tiến hành sau khi hoàn tất việc quay phim ở hiện trường. Giai đoạn này, phóng viên biên tập phải làm một loạt công việc như: viết lời bình trong phim, cùng với kỹ thuật phim dựng phim, chọn nhạc, đặt bảng chữ cho hoạ sĩ thể hiện, chọn phát thanh viên có giọng đọc phù hợp với tác phẩm. Nếu ban biên tập có yêu cầu thì sửa chữa.Sau khi tác phẩm được ban biên tập thông qua thì phóng viên biên tập nêu ý kiến về thời đIểm phát sóng với tác phẩm. Và đến lúc này công việc của người phóng viên biên tập trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình kết thúc. Để làm tốt phần hậu kỳ, phóng viên biên tập cần phải nắm vững những nguyên tắc dựng phim, biết chọn nhạc cho phù hợp với từng đoạn và toàn bộ tác phẩm. Ngoài ra, người biên tập còm phải am hiểu tính năng tác dụng của máy móc được sử dụng để dựng hình và tiếng. Như vậy chưa đủ, họ còn phải biết rõ khả năng của kỹ thuật viên dựng hình và tiếng. Có nắm chắc nắm vững những yếu tố đó, người biên tập mới khai thác hết những khả năng của máy móc và con người mà mình phải hợp tác trong quá trình làm hậu kỳ. Chất lượng của tác phẩm vì thế sẽ được đảm bảo hơn. Qua công việc của phóng viên biên tập ta thấy rằng họ là những người phảI có tư duy tổng hợp. Công việc đòi hỏi người biên tập không chỉ giỏi về sử dụng ngôn ngữ mà còn nắm chắc ngôn ngữ đIện ảnh, ngôn ngữ âm nhạc, tính năng tác dụng của các phương tiện kỹ thuật truyền hình. PhảI có đầu óc tổ chức, am hiểu tâm lý… phóng viên biên tập là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình. John Hohenber – một tác giả người Mỹ đã viết: “Người nào viết cho truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn kịch, của người viết truyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm. Nói rằng biên tập viên phải chú ý đến cả thính giác và thị giác, điều đó vẫn chưa đủ. Theo một nghĩa thực sự, họ phải sắp đặt một cách thống nhất ngôn từ và tâm trạng, một mớ hỗn loạn những cảnh trí và âm thanh rồi cho chúng một ý nghĩa” (Ký giả chuyên nghiệp – Hiện đại thư xã, Sài Gòn 1974). Những công việc chính của phóng viên quay phim: Phóng viên quay phim là đồng tác giả với phóng viên biên tập trong một tác phẩm báo chí truyền hình. Điều đó nói lên rằng, trong tập thể những người làm ra tác phẩm báo chí truyền hình, người quay phim là một trong những người mà công việc của họ luôn mang tính sáng tạo. Công việc của phóng viên quay phim trong quá trình sáng tạo tác phẩm cũng là một quá trình. Quá trình này bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là ghi lại những hình ảnh mà tác phẩm đòi hỏi một cách chân thực, sinh động và có nghệ thuật. Để có thể làm được đIều đó, phóng viên quay phim phải tiến hành công việc ra sao? Trước hết người quay phim phải nắm vững tư tưởng chủ đề của tác phẩm được xác định trong kịch bản. Trên thực tế đôi khi phóng vien quay phim còn tham gia làm kịch bản với phóng viên biên tập. Nắm chắc tư tưởng chủ đề, hướng xử lý cho tác phẩm. Đây là khâu cần thiết không thể bỏ qua đối với người quay phim. Thiếu chu đáo hay cẩu thả ở khâu này sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành công việc. Mỗi tác phẩm báo chí truyền hình cụ thể có những yêu cầu khác nhau về phương tiện. Tất cả những công việc đó cần có sự can nhắc kỹ lưỡng, chu đáo. Công việc chính của người quay phim là tạo hình cho tác tư duy hình ảnh ở mức độ cao là đIều không thể thiếu đối với phóng viên quay phim. Phóng viên quay phim truyền hình cũng phải có đầu óc tổ chức, phải biết thực hiện vai trò như người đạo diễn khi cần thiết. Làm chủ các phương tiện kỹ thuật, nhạy cảm về chính trị, năng động, linh hoạt, độc lập sáng tạo… là những phẩm chất cần có ở người phóng viên quay phim. II . NHÓM LÀM PHIM TRUYỀN HÌNH 1. Yêu cầu chung Xem xét, tìm hiểu khá kỹ lưỡng, tỷ mỉ công việc từng người, ta đã phần nào hình dung được mối quan hệ giữa họ trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình. Khởi đIểm của sự xác lập mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là sự thống nhất về đề tài, chủ đề của tác phẩm tương lai đã được xác định trong kịch bản hay đề cương. Kich bản klà sợi dây liên kết, chi phối mối quan hệ giữa biên tập và quay phim trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm. Khi tác phẩm hoàn thành, mối quan hệ này cũng kết thúc (xét trên bình diện công việc, còn quan hệ cá nhân lại là khác). Chúng ta thấy, phóng viên biên tập cũng như phóng viên quay phim có những công việc khác nhau. Nhưng những công việc đó luôn phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện tác phẩm. Một tác phảm báo chí truyền hình luôn mang trong nó mối quan hệ hữu cơ giữa hình và tiếng. Đây là kết quả của mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Ngay từ khâu chuẩn bị đã yêu cầu sự đồng bộ nhịp nhàng. Người biên tập truyền hình thì lo việc kinh phí, phương tiẹn đi lại… người quay phim lo chuẩn bị máy móc, thiết bị băng video phục vụ cho công tác ghi hình và tiếng. Ngay việc thống nhất về thời gian, địa điểm cũng phải chính xác, cụ thể và phải được thực hiện nghiêm túc. Sự chậm trễ hay sơ xuất để thiếu đi một phương tiện kỹ thuật nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình thực hiện tác phẩm. Khi tiến hành quay tại hiện trường nếu người biên tập liên hệ, tổ chức cảnh một cách hợp lý chu đáo thì phóng viên quay phim có đIều kiện để ghi hình tốt. Còn khoán trắng cho quay phim trong việc ghi hình thì kết quả tuỳ thuộc vào sự may rủi. Người quay phim ghi hình nhanh chóng, hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho biên tập. Người biên tập có nhiều thời gian hơn dành cho việc thu thập tàI liệu, tìm hiểu một cách cụ thể và chính xác hơn. Mặc dù có sự liên quan mật thiết giữa biên tập và quay phim, nhưng không được quên rắng mỗi người đều có một công việc cụ thể của mình. Sự can thiệp quá sâu vào công việc cảu nhau sẽ dẫn tới kết quả không tốt đẹp. Phóng viên biên tập, khi thực hiện vai trò đạo diễn ở hiện trường phảI đúng lúc đúng chỗ, tế nhị, thông minh cần thiết. Một công dân làm việc với cỗ máy quen thuộc của mình đồng thời là đối tượng cần ghi lại hình ảnh cảu người quay phim. Sau khi có sự góp ý đề nghị “ sửa lại tư thế”… cảu người biên tập, bỗng trở nên vụng về lúng túng trong công việc của mình. Việc làm ấy của phóng viên biên tập có cần thiết không? Thực tế còn xảy ra trường hợp phóng viên biên tập muốn định hướng ống kính cho phóng viên quay phim theo lối cầm tay, chỉ việc. Rơi vào hoàn cảnh như vậy thì hứng thú sáng tạo trong công việc của phóng viên quay phim có còn nữa không? Dẫu sao công việc vẫn phải tiíen hành mà công việc thì sẽ không như ý muốn. Trường hợp xấu nhất công việc có thể kết thúc khi chỉ mới bắt đầu. Phóng viên biên tập và phóng viên quay phim phải luôn nhớ rằng lúc quay phim tại hiện trường không chỉ có hai người với nhau. Đại đa số trường hợp là họ phải làm việc dưới sự chứng kiến của người khác. Những người là đối tượng để ghi lại hình ảnh và là đối tượng để tìm hiểu, dánh giá của phóng viên. nếu một trong hai phóng viên bị đồng nghiệp bóc trần những yếu đIểm của mình, trước đối tượng mà mình đang cần thẩm điịnh thì sẽ ra sao? Điều này dẫn tới cái gì? Vậy sự giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình ghi hình của phóng viên biên tập và quay phim là luôn cần thiết, là sự đòi hỏi khách quan. Tuy nhiên, mọi sự góp ý, can thiệp vào công việc của nhau phải xác đáng, đúng lúc đúng chỗ. Mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim trong quá trình sáng tạo tác phẩm là đòi hỏi khách quan. Sự trao đổi bàn bạc càng cụ thể từ khâu kịch bản đến quá trình quay phim và làm hậu kì luôn cần thiết. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau trong công việc của hai người là không tránh khỏi. 2. Phương pháp phối hợp Chúng ta đã biết, cơ sở chho mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là đề cương kịch bản hay đề cương của tác phẩm. Kịch bản hay đề cương một khi là cơ sở cho mối quan hệ giữa hai người thì bắt buộc phải có. Không có kịch bản truyền hình thì không có mối quan hệ giữa các phóng viên, đIều này là nguyên tắc sẽ là một thuận lợi cho các phóng viên truyền hình trong hoạt động nghề nghiệp. Kịch bản hay đề cương tác phẩm là sợi dây liên kết, chi phối cả phóng viên biên tập lẫn phóng viên quay phim trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm có những lúc công việc của người biên tập cũng như quay phim mang tính độc lập tương đối. Ngay cả những công đoạn như vậy, người quay phim hay người biên tập phải lấy kịch bản làm cơ sở cho mình. Kịch bản khi đã được duyệt và đưa vào thực hiện sẽ có tính pháp lệnh đối với cả biên tập lẫn quay phim. Lúc này, người biên tập tác giả kịch bản cũng không được tuỳ tiện sửa chữa, thay đổi ý đồ của kịch bản (trừ trường hợp đặc biệt). Khi đã có kịch bản, biên tập trao đổi để quay phim nắm vững chủ đề tư tưởng của tác phẩm, hướng xử lý cho tác phẩm. Nắm vững ý đò tác phẩm phóng viên quay phim sẽ bàn bạc với phóng viên biên tập và kế hoạch thực hiện tác phẩm. Trên cơ sở kịch bản, họ cùng nhau xác điịnh những cảnh quay chủ yếu. Nhưng cảnh quay cụ thể đòi hỏi các phương tiên cho phù hợp. Tác phẩm sẽ thể hiện với phong cách gì? thủ pháp ra sao?… để đạt được hiệu quả cao nhất? Những đIều này phải bàn bạc kĩ lưỡng, chi tiết giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Ngoài ra họ còn phải thống nhất với nhau về mặt thời gian địa đIểm thực hiện tác phẩm. Khi cần thiết hai người phải đi chọn cảnh trước. Trong một loạt vấn dề trên, cần có sự thống nhất cảu hai người. Sự bất đồng ( nếu có) sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện tác phẩm. Bước vào hậu kì về nguyên tắc khâu này do phóng viên biên tập chịu trách nhiệm. Phóng viên quay phim sau khi giao băng và ghi chú cần thiết cho biên tập, có thể coi là hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên khi cần phóng viên quay phim có thể tham gia dựng giúp cho phóng viên biên tập. Nếu phóng viên biên tập cần tranh thủ ý kiến của quay phim về độ dài của tác phẩm, tiết tấu cho phim. Xét không cần thiết thì thôi. Trong suốt quá trình công tác, người biên tập cũng như quay phim phải luôn ý thức rằng họ có một mục đích chung, đó là sự thành công cảu tác phẩm. Kịch bản hay đề cương cảu tác phẩm không chỉ là cơ sở cho sự phối hợp giữa phóng viên biên tập và quay phim. Nó còn là cơ sở giải quyết những bất đồng giữa họ trong quá trình thực hiên tác phẩm. Trường hợp họ không thống nhất được với nhau ở một đIểm cụ thể nào đó, thì ý kiến của phóng viên biên tập phải là ý kiến quyết định. Bởi vì người chịu trách nhiệm chính về tác phẩm là phóng viên biện tập chứ không phải là phóng viên quay phim. 2. Điều kiện phối hợp Khi một phương pháp đã được xác định, luôn đòi hỏi những đIều kiện kèm theo. Phương pháp phối hợp giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim, nói ngắn gọn là trước trong và sau khi quay phim, họ phải bàn bạc trao đổi với nhau về hàng loạt vấn đề liên quan đến chủ đè và kế hoạch thực hiện tác phẩm. để làm tốt những công việc ấy, mỗi người trong số họ pahỉ thoả mãn điều kiện gì? Trước hết mỗi người phải làm chủ được công việc của mình. Người biên tập phải có khả năng tổ chức chỉ đạo, viết…Người quay phim phải thành thạo trong công việc sử dụng các phương tiện ghi hình, hiểu rõ công việc cần thiết chho việc ghi hình. Trong đội ngũ phóng viên mỗi người trước đó sinh ra, lớn lên, học tập, rèn luyện trong môi trường gia đình và bối cảnh xã hội khác nhau. Vì vậy quan đIểm về cuộc sống, nghệ thuật, phong cách, cá tính… mỗi người đều không giống nhau. để có thể quan hệ với nhau tốt, họ phải có sự twong đồng về quan đIểm, phù hợp trong phong cách. Nói như vậy không có nghĩa là hai người phải giống nhau hoàn toàn về các điểm trên. Giữa họ vẫn có sự khác biệt nhưng ở mức độ cho phép. Sự khác biệt khá xa, như ở hai thái cực thì công việc rất khó khăn, thậm chí không thể cộng tác dù hai người có thừa thiện chí. Một điều kiện nữa cho sự phối hợp là cả hai người đều phải hiểu quy trình làm việc. Nắm chác quy trình công việc, mỗi người mới có thể phát huy tốt năng lực sáng tạo của mình, đồng thưòi tạo thuận lợi cho người cộng tác. trong quá trình làm việc, họ hiểu rõ mỗi người khi nào phải ( độc lập tác chiến), lúc nào cần có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy sẽ không có sự “ lấn sân” thái quá, không cản trở nhau trong công việc. Tiến trình công việc vì thế được triểu khai trong sự phối hợp ăn ý, hiệu quả. Am hiểu quy trình làm việc chung cũng như quy trình làm việc cảu mỗi người là đòi hỏi khách quan. CHƯƠNG IV: SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH - PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 1. Phóng sự điện ảnh a. Điện ảnh và truyền hình có nguồn gốc độc lập với nhau, nhưng thể loại phóng sự truyền hình lại có nguồn gốc từ những thước phim đầu tiên của điện ảnh. Ngoại trừ một vài phim, còn lại hầu hết anh em nhà Luymiere đều làm phim theo kiểu “không sắp xếp các sự kiện mà là ghi vào tỏng phim nhựa những cảnh sinh hoạt có thực trong cuộc sống. Trong những phim ấy, không có yếu tố trình bày, diễn xuất kiểu sân khấu, chưa hề có diễn viên, kịch bản, cảnh trí… là thành phần tất yếu của phim truyện hiện đại. Tiêu biểu cho loại phim này là “Tàu vào ga Laxiota”. Bộ phim được đánh giá là đã gây một ấn tượng vô cùng to lớn đối với công chúng, thì cũng là “chốt máy ghi hình tại một chỗ trên thềm ga và bản thân cuộc sống tự giải quyết lấy những gì mà người xem nhìn thấy toàn cảnh diễn ra khi con tàu đến. Đây chính là phương pháp mà sau này các phóng sự được phát triên truyền hình đều thực hiện như vậy. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của điện ảnh, giai đoạn điện ảnh trở thành một kỹ nghệ kinh doanh, các bộ phim thời sự theo kiểu “cuộc sống như nó vốn có” là một thành phần không thể thiếu trong các chương trình chiếu phim. Mục đích chính của các thước phim giai đoạn đầu không ngoài mục đích kinh doanh, thoả mãn óc hiếu kỳ của công chúng về những hình ảnh của cuộc sống ở những miền xa xôi. Bộ phim đầu tiên được xem là mở màn cho điện ảnh chính luận, với sự thử nghiệm “điện nhr là một công cụ tuyên truyền”. “Mùa đông, niềm vui của nhà giầu, nỗi khổ của kẻ khổ” (1913) của nhóm người theo chủ nghĩa công đoàn ở Paris tập trung quanh tờ báo “Laba-tuyxanh-di-ca-li-xtơ”. Phim đã được thực hiện thông qua một loạt cốt truyện theo kiểu phóng sự. Thời kỳ đầu tiên của điện ảnh như vậy lại mang dáng dấp của báo hình nhiều hơn là hình ảnh của môn nghệ thuật thứ 7. Sau này vào những năm (1914 - 1918), điện ảnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội và chẳng những là một thứ “nhà hát bình dân” như hồi ấy người ta thường nói, mà còn thay thế cả cho báo chí nữ. Thời sự điện ảnh hàng tuần phản ánh các sự kiện thiết thân đã xuất hiện gần như cùng một lúc với những bộ phim của anh em Luymiere. Những tìm tòi về hình thức được tiếp tục trong thời kỳ chiến tranh, khi người xem, đòi hỏi những tin tức từ khắp thế giới đưa tôi thì phim tài liệu mới trở thành một thể loại có đầy đủ quyền lực của “nghệ thuật thứ 7”. Những chương trình thời sự ngày càng có thể coi là một bước tiến của các chương trình thời sự thời kỳ ấy, khi mà các phim phóng sự tài liệu ược chiếu hàng ngày thay vì hàng tuần. Tuy vậy, phải đến khi xuất hiện phim có tiếng thì phim thời sự tài liệu mới phát huy được hết tiềm lực của mình. Cũng như hiện nay, chúng ta không thể hình dung nổi truyền hình sẽ như thế nào nếu không có âm thanh, không có lời bình. Cùng thời gian xuất hiện củabộ phim “Ca sỹ nhạc Jazz” (1927) của hai anh em Warner (Mỹ) vốn được xem là cuốn phim đầu tiên có tiếng của điện ảnh, là những cuốn phim thời sự, phim tư liệu của William Fox (Mỹ). Trước đó phim thời sự dù đã phát triển nhưng không ược phổ biến rộng rãi vì lý do đề tài và cách trình bày của nó rất đơn điệu và tẻ nhạt. Âm thanh có thể làm phim thời sự trở nên sống động và lý thú. Thử nghiệm đầu tiên của ông là phim thời sự về chuyến bay một mạch từ New york sang Paris trên máy bay “Tinh thần Saint Louis”, trong đó có ghi âm một cuộc phỏng vấn anh phi công Linđôbec. Đây là “Một sự kiện mà phim thời sự của cả thế giới đều đưa tin. Nhưng chỉ có phim của Phocxo là ghi lại được tiếng nói của người anh hùng trên khoảng không, ghi được tiếng động cơ máy bay và tiếng reo hò của đám người đón tiếp anh. Bộ phim là bằng chứng của một người được mục kích chứ không phải là một sự mô tả lại... Tiếng động đã làm tăng cảm giác thực, tạo cho người xem như là mình cũng có mặt, như cũng được tham gia vào các sự kiện đưa ra trên màn ảnh”. Rõ ràng có thể xem đây là một phóng sự thực thụ đầu tiên của điện ảnh chính luận mà nếu thời điểm đó có truyền hình thì hiển nhiên đây là một phóng sự truyền hình kiểu mẫu. Những phim thời sự kiểu này trước khi truyền hình bắt đầu đi vào hoạt động những năm 30 đã phát triển rầm rộ. Trong những năm 20 và 30 tại Liên Xô (cũ) nhóm làm phim của Dziga Vertốp với phương châm “Phản ánh cuộc sốn như nó vốn có đã làm hàng loạt phóng sự, ký sự, phimtài liệu, phim nhựa với những phong cách rất thời sự”. Như vậy, chúng ta có thể chắc chắn một điều là “phong sự hình ảnh” đã xuất hiện trước khi truyền hình ra đời vf những năm đầu chập chững của truyền hình đã sử dụng các phim truyện điện ảnh thì không có cớ gì lại không sử dụng thứ điện ảnh chính luận đầy sức thuyết phục này. Cho đến nay phóng sự truyền hình đã trở thành một thể loại không thể thiếu được trong các chương trình truyền hình của bất cứ một đài truyền hình nào. Phóng sự truyền hình được lịch sử ghi nhận “một phóng sự truyền hình trực tiếp đã được hãng BBC thực hiện ở Anh năm 1937 nhân dịp vua Geoge VI đăng quang”. b. Việc phong sự điện ảnh xuất hiện ở Việt Nam khi truyền hình chưa ra đời như là một tất yếu. Trước năm 1945, cùng với là sóng văn minh Tây âu, các bộ phim nước ngoài được du nhập vào Việt Nam kể cả một số nưcớ lân cận như Hồng Kông... còn bản thân một nền điện ảnh đúng nghĩa của xứ Đông Dương thuộc Pháp không hề tồn tại. Có chăng là một số bộ phim truyện Pháp bỏ vốn, đạo diễn, kịch bản cũng là người Pháp, quay tại Việt Nam và thuê người Việt Nam đóng. Bộ phim đầu tiên thuộc loại này là “Kim Vân Kiều”, (1924). Phim tài liệu với đề tài chính là phong cảnh. 1958 mới có phim truyện đầu tiên “Chung một dòng sông” còn khởi đầu cũng lặp lại điện ảnh thế giới, nghĩa là những thước phim thời sự, tài liệu, mặc dù nghệ thuật, điện ảnh thế giới đã có những bước đi káh dài và truyền hình như một phương tiện thông tin đại chúng thực thụ. Những thước phim thời sự, tài liệu “Hồ Chủ tịch từ Pháp trẻ về” (1946), “Trận đánh Ô Cầu Dền” (1946)... được xem là “những phim tài liệu mang tính thời sự, có giá trị như tư liệu rất cao”. Trong những bước đi chập chững đầu tiên của nền điện ảnh Cách mạng, những nhà làm phim của chúng ta đã phải vật lộn với những khó khăn: khan hiếm máy móc, vật tư, trình độ hạn chế... Phải đến thời điểm 1956 phim thời sự bắt đầu được sản xuất đều kỳ, mà thời gian đầu trước đó khi chưa sản xuất phim thời sự, một số phim tư liệu đã phục vụ kịp thời nhiệm vụ đấu tranh chính trị của giai đoạn mới (như “Chống cưỡng ép di cư”, “Nam Bộ một nhà”). Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với cá thước phim thời sự đã thực sự thay thế vai trò một tờ “báo hình”, các phóng sự được thực hiện ngày càng nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội. Tiêu biểu là phim “Dưới mái trường mới” (1960) là một thiên phóng sự với những hình ảnh trau chuốt về những đổi mới trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Điện ảnh Cách mạng thời kỳ này còn phát triển loại phóng sự hành trình đi theo các phái đoàn chính thức của Đảng và Chính phủ đi thăm các nước và các phái đoàn thăm ta. Khi Đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc 1964, phim tài liệu - thời sự đã kịp thời bám sát cuộc kháng chiến thần kỳ của chúng ta, bất chấp nguy hiểm đưa về cho công chúng những thước phim thời sự nóng hổi phản ánh toàn cục những chiếnthắng của quân và dân ta. Cũng trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy diện mạo rõ nét của phóng sự bằng hình ảnh động mà nhờ những kinh nghiệm tích luỹ từ những năm trước đây nên tuy nhiệm vụ ghi chép kịp thời được đưa lên hàng đầu, phim thời sự thời gian này còn tiến một bước dài trong việc ghi chép phong phú những khía cạnh muôn mầu muôn vẻ, luôn đổi mới trong thực tế sinh hoạt, chiến đấu và sản xuất. qua những sô thời sự ra đều trong thời gian này có thể thấy được hình ảnh người và việc trong mọi thời gian. Trên mọi vị trí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những năm sau đó phim thời sự được sản xuất đều đặn, thời sự Việt Nam (hai số một tháng) thời sự miền núi (bốn số một tháng), thời sự thiếu nhi (bốn số một năm). Mặc dù về diện mạo và nội dung phản ánh có thể xem đây là những phóng sự truyền hình, nhưng chúng ta cũng phải hiểu sự khác biệt về phương diện truyền tải, về khả năng tiếp cận công chúng của truyền hình. Ngoại trừ phim tài liệu, sau thời gian phát thử nghiệm hai năm (bắt đầu từ ngày 7/9/1970) vô tuyến truyền hình đã dần dần đảm nhiệm việc làm phim thời sự của điện ảnh và một trong những đứa con phóng sự đầu lòng “Hà Nội năm ngày đọ sức” (1972) đã khẳng định sự ra đời của một thể loại phóng sự truyền hình, khi nó được sử dụng cùng với một số phim thời sự khác làm tư liệu cho bộ phim “Điện biên Phủ trên không” - một trong những thành công của phim tài liệu Việt Nam. Những phóng sự truyền hình tiếp theo là “Tiếng trống trường” (1973), “Việt Nam và chiếc xe đạp” (1975). Do được kế thừa kinh nghiệm, thành quả của phim phóng sự điện ảnh tiền truyền hình nên mặc dù mới ra đời nhưng truyền hình Việt Nam vẫn theo kịp phản ánh những ghi chép, những thắng lợi thần kỳ của dân tộc ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Phim “trên đường qua Huế giải phóng”, “Đà Nẵng giải phóng”, “Quảng Ngãi giải phóng”, “Nha Trang tháng 4/1975”... Do tình hình mạng lưới vô tuyến truyền hình đã phát triển khá mạnh và chuyển sang phát chính thức từ ngày 20/7/1977 với chương trình thời sự chiếm khoảng 220 phút trên một tuần với tính chất thông tin kịp thời, ngắn gọn đã được các đài truyền hình đảm nhiệm với các phương tiện ghi phát nhanh chóng, đặc biệt là từ khi trạm thu phát mặt đất “Hoa Sen” do Liên Xô giúp ta xây dựng bước vào hd, nên nhiệm vụ thông tin nhanh gọn càng ngày càng chuyển sang các chương trình thời sự truyền hình. Cho đến những năm 80 phim thời sự, tin nhanh giảm bớt hoạt động… c. Gần một thế kỷ hình thành và phát triển, thể loại phóng sự đã thể hiện chỗ đứng không thể thiếu được của mình trong hd truyền thông đại chúng, đặc biệt trong bối cảnh “bùng nổ thông tin” với thế giới hiện đại đang đứng ở trung tâm cuộc chiến tranh thông tin quyết liệt, ai nắm được thông tin người đó đóng vai trò quyết định. Dù mọi thể loại báo chí đều mang tính thuyết phục, hấp dẫn cao của thể loại phóng sự. Phóng sự đã và đang được công chúng ưa chuộng khi thưởng thức các chương trình phát thanh, truyền hình cũng như xem báo. Phóng sự không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu của công chúng được thông tin một cách đầy đủ một cách khách quan bằng một phương pháp đặc thù - phương pháp phóng sự mà còn là đầu mốc khẳng định tay nghề của phóng viên. Phóng sự ngày nay đã trở thành một thứ “vũ khí” không thể không sử dụng đến trong cuộc cạnh tranh về thông tin giữa các tờ báo, đài phát thanh và truyền hình. Bất kỳ một sự kiện, vấn đề nóng hổi nào xảy ra trên thế giới, tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào đều được các phương tiện thông tin đại chúng phán ánh nhanh nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn. Đặc biệt truyền hình với ưu thế kỹ thuật thông tin có thể truyền trực tiếp ngay tại chỗ sự kiện, vấn để đang xảy ra. Các phóng sự truyền hình vừa thể hiện nội dung phản ánh phong phú về cả đề tài lẫn nội dung phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực cuộc sống trong sự phát triển văn hoá, kinh tế của đất nước. Các phóng sự truyền hình luôn luôn theo sát các sự kiện tình huống nổi bật trong dòng thời sự trào lưu phản ánh đời sống chính trị - xã hội, văn háo của đất nước. Nổi bật trong phóng sự truyền hình những năm đổi mới đất nước của thời kỳ dân chủ háo là tính chiến đấu mạnh mẽ, không chỉ là sự cổ vũ nhân tố mới, nhiều khi sa vào sự phản ánh một chiều, mang tính chất tô hồng mà còn là một sự khám phá, đấu tranh với những vấn đề tiêu cức nảy sinh trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa. Đó là nạn tham nhũng, quan liêu hành chính, những hoạt động kinh doanh phi pháp, làm giầu bất chính, tình trạng vi phạm kỷ cương phép nước… phóng sự truyền hình phát huy rất có hiệu quả ưu thế của truyền hình so với các loại hình báo chí khác như là một phương tiện tác động vào dư luận xã hội hữu hiệu nhất. Sự tác động đó góp phần làm trong sạch đội ngũ của Đảng, giữ vững uy tín của Đảng, đồng thời nằhm xây dựng một nhà nước pháp quyền, công bằng, văn minh. Nhiều phóng sự truyền hình đề cập, phát hiện, cảnh tỉnh dư luận xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên của mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc, đất nước, những vấn đề sát với quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động. 2. Phóng sự truyền hình a.Phân biệt phóng sự truyền hình với tin truyền hình. Xen kẽ các chương trình thời sự của các đài truyền hình là những phóng sự về những sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ; thậm chí hàng phút trên thế giới. Đứng về mặt thời lượng, một phóng sự sự kiện không nhiều hơn một tin là bao nhiêu. Trong chương trình đài truyền hình Việt Nam, tin không quá một phút, các đài truyền hình phương Tây dao động từ 30 - 40 giây còn các phóng sự ít khi vượt quá 3 phút, thậm chí có những phóng sự chỉ độ một phút rưỡi. Vậy giữa tin và phóng sự truyền hình có sự khác biệt như thế nào? Tin là sự thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút” của sự kiện, còn phóng sự là sự phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố nóng hổi mà người xem cần quan tâm, cần biết. Phóng sự truyền hình sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như thế nào, cùng với những thông tin bối cảnh của sự kiện đó: nguyên nhân của sự kiện, tác động của sự kiện: Một sự kiện được nhiều người quan tâm có thể là đối tượng củ một tin truyền hình thông báo nhanh gọn hoặc là đối tượng của một phóng sự với những thông tin lý thú, bổ ích về sự kiện đó. Không phải bất cứ một sự kiện, một sự việc nào cũng là đối tượng của phóng sự, nhưng có những sự kiện mà nếu biết khai thác những khía cạnh hấp dẫn của nó, nhất là việc cung cấp những thong tin bối cảnh của sự kiện sẽ có thể thực hiện được một phóng sự hay. Chính đặc điểm phản ánh thời cuộc nóng hổi một cách chi tiết và đi vào chiều sâu đã khiến phóng sự truyền hình mang dáng dấp một ghi nhanh ở báo viết. Thực ra khái niệm thể loại ghi nhanh xuất hiện ở Việt Nam những năm 60, 70 do nhu cầu phản ánh một cách nhanh chóng một hd sản xuất và chiến đấu trên mặt báo. b. Phân biệt phóng sự truyền hình và phim tài liệu: Đối với các đài truyền hình phương Tây thì khái niệm “Reportage” chỉ bó hẹp trong sự phản ánh một sự kiện, một biến cố mà dư luận xã hội quan tậ. Yêu cầu phản ánh của các “Reprtage” này là tính hấp dẫn vàtính thời sự cao độ. Do đó nó chỉ bó hẹp trong các bản tin của chương trình thời sự. Chẳng hạn khi sự kiện đầu độc bằng chất độc Xagal ở đường tầu điện ngầm Tokyo xẩy ra thì các phóng viên truyền hình xuất hiện chộp lấy hình ảnh người ta đưa những người bị nạn đi cấp cứu, phỏng vấn nhanh những người có thẩm quyền về vụ đầu độc; bao nhiêu người chết, bị thương, tổ chức nào dính lứu vào, phản ứng của chính quyền thành phố Tokyo, của dân thường ra sao? Đó là những thông tin mà công chúng muốn biết rõ một cách tường tận, đầy đủ dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Còn khi phát hiện một vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội tại một khu vực nào đó gây sự chú ý của dư luận thì họ sẽthực hiện các “Documentary” (PTLTH hay Documentaire). Chẳng hạn Documentaire “Borcelên, la riche Catalone” trên đài CFI (Canal France International) đã đề cập đến các hoạt động thể thao ở thành phố Barcelone, bắt đầu từ đội bóng huyền thoại Barcelone đến các hình thức hoạt động thể thao ở trường học ở các câu lạc bộ Tenis, bóng rổ... Xen kẽ với các ý kiến của các nhà xã hội học thể thao về những hoạt động này đã khái quát được cả một phong trào thể thao ở thành phố Barcelone. Chính vì quan niệm phim tài liệu và phóng sự như vạy nên chúng ta chắc sẽ không ngạc nhiên khi báo chí Phương Tây gọi phóng sự điều tra “Xử lý vi phạm đê ở Hà Nội” là một phim tài liệu. “At the debete peaked, stte Television VTV last week aired an unprecedented 30 minute documentary natiơnwide on the isue” (“vào lúc cuộc tranh luận lên đến đỉnh điểm, đài truyền hình quốc gia Việt Nam tuần qua đã phát sóng khắp toàn quốc bộ phim tài liệu chưa từng có, dài 30 phút về vấn đề này” - Supapohn Kănwerayotin, phóng viên thườngtrú báo Bangkoc Post tại Hà Nội, Ps Hanoi Flood risk worsens số thứ 3, ngày 28/2/1995). Như vậy, ngoài dạng phóng sự thời sự trên chương trình các đài truyền hình Việt Nam còn có một dạng phóng sự về một vấn đề nào đó. Dạng phóng sự này không chỉ dừng lại ở việc phản ánh đơn thuần mà còn phát hiện vấn đề, mổ xẻ, phân tích và đưa ra kiến nghị, hướng giải quyết cho các vấn đề đó. Tuy mức độ tính thời sự không yêu cầu cao bằng phóng sự thời sự. Nếu áp dụng các quan niệm truyền hình phương Tây thì những phóng sự về một vấn đề được xem là phim tài liệu truyền hình. Cùng sử dụng ngôn ngữ tổng hợp giữa hình ảnh và âm thành và cùng hướng tới một luận đề nhất định nhưng phóng sự truyền hình có thể phân biệt với phim tài liệu truyền hình ở những điểm sau: Tính thời sự: Phóng sự truyền hình phản ánh một sự kiện nóng hổi hay một vấn đề thời sự trong đó chủ yếu là những thông tin sự kiện trong khi phim tài liệu truyền hình đề cập đến những đề tài lớn hơn với thông tin thẩm mỹ là chủ yếu, về những vấn đề đi vào chiều sâu của tư tưởng, tính nhân văn sâu sắc hơn với phạm vi phản ánh quy mô lớn. Hình ảnh của phóng sự truyền hình phải là hình ảnh thời sự của hiện tại, còn hình của phim tài liệu truyền hình có thể vừa là hiện tại, vừa là quá khứ. Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nẩy sinh trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra tỏng phim tài liệu là sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế những thước phim tài liệu truyền hình có thể vừa là hiện tại vừa là quá khứ . Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nảy sinh trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra tỏng phim tài liệu là sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế những thước phim phóng sự lưu giữa qua các thời kỳ là nguồn tư liệu quan trọng của phim tài liệu. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 72.doc