Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển

Theo ý kiến của riêng em thì trước tiên để phát triển mạnh thị trường chứng khoán thì chúng ta phải cổ phần hoá các công ty từ đó dẫn tới sẽ có nhiều chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, Nhà nước phải đề ra các biện pháp và thực hiện nó một cách đồng bộ và linh hoạt. Bên cạnh đó, chúng ta chú trọng đào tạo các chuyên gia giỏi để nghiên cứu và tìm ra được một mô hình thị trường chứng khoán thích hợp với nước ta trong tình hình kinh tế hiện nay.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mời đầu Trong hơn một thập kỷ vừa qua, nền kinh tế nước ta đã thay đổi một cách cơ bản, từ giai đoạn nền kinh tế tự cung tự cấp “mua như cướp, bán như cho” sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước cho lên phải có nguồn vốn lớn. Để làm được như vậy cần có và phát triển thị trường chứng khoán. Tuy nhiên ở Việt Nam thị trường chứng khoán gặp không ít những khó khăn về kinh tế. Vì tính chất phức tạp, quan trọng như vậy và cũng là muốn nâng cao tầm hiểu biết về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, do vậy em đã chọn đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển”. Trong khuôn khổ bài viết ngắn, kiến thức hạn chế, cho nên bài viết không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy em kính mong các thầy cô chỉ bảo tận tình giúp đỡ em nâng cao kiến thức của môn học và mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè để bài viết lần sau được hoàn thiện hơn. nội dung I/ Thị trường chứng khoán. 1.Khái niệm và đặc điểm. Nói đến thị trường chứng khoán là nói đến hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, ở đâu có giao dịch chứng khoán thì cũng có nghĩa là ở đó có thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao nhất của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra các hoạt động giao dịch mua ban chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Đặc điểm cơ bản cảu thị trường chứng khoán là thị trường tự do, ở thị trường chứng khoán không có sự độc đoán, can thiệp hoặc cưỡng ép về giá cả. Gía mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán hoàn toàn do cung cầu quyết định. * Căn cứ vào quá trình phát triển và giao dịch chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thị trưòng sơ cấp: là thị trường mà chứng khoán lần đầu được phát hành ra nhằm tạo lập một doanh nghiệp cổ phần hoặc một doanh nghiệp chính phủ,chính quyền địa phương phát hành một chứng khoán mới. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Thị trường thứ cấp: là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. tiền và lợi ích thu được từ việc mua bán chứng khoán được chuyển cho người sơ hữu chứng khoán. 2-Vai trò của thị truờng chứng khoán 2.1- Tạo nguồn vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong huy động vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Thị trường chứng khoán ra đời là nơi thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nhàn dỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài chợ cho nguồn kinh tế mà các định chế tài chính khác không làm được. Thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh để thu nhiều lợi nhuận. 2.2- Thị trường chứng khoán khuyến khích người dân tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với việc mua bán chứng khoán một cách dễ dàng trên thị trường chứng khoán nguồn tiền tạm thời nhàn dỗi trong dân cư được sử dụng một cách linh hoạt hơn, tạo ra lợi nhuận, tránh tình trạng “vốn chết”. Thị trường chứng khoán được xem là cầu nối vô hình giữa người có vốn và người cần vốn. Thị trường chưng khoán là kênh điều hoà các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giải quyết linh hoạt về vốn giữa các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế. 2.3- Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời là công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ. + Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hiệu quả hơn. Dân chúng chỉ mua những chứng khoán của những công ty làm ăn có lãi. Thị trường chứng khoán buộc cá doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua đó công chúng có cơ hội đánh giá khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư. Vì vậy, muốn tồn tại không có cách nào khác là làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất. + Đối với Nhà nước, thị trường chứng là công cụ để Nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua thị trường chứng khoán, Nhà nước vay tiền trong dân chúng để cùng ngân sách Nhà nước thực hiện các biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ từng giải quyết những thâm hụt ngân sách tạm thời. Đồng thời qua thị trường chứng khoán, Nhà nước kiểm soát một phần lượng tiền tệ trong lưu thông và phần nào có tác dụng kiềm chế lạm phát, khuyến khích đầu tư thực hiện chính sách phát triển kinh tế- xã hội của mình. 3- Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. 3.1- Nguyên tắc công khai. Tất cả các hoạt động trên thị trường đều được công khai. Các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường chứng khoán, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán, công khai số lượng chứng khoán được mua bán, giá mua bán trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể phải phát hành phải cung cấp một cách trung thực các thông tin về năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty về lợi nhuận, phân chia lợi nhuận... và phải chịu trách nhiệm về những thông tin của mình. 3.2- Nguyên tắc trung gian. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thông qua những người môi giới thực hiện mà không phải là do trực tiếp những người mua và người muốn bán tiến hành. Nguyên tắc này đảm bảo cho thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn, tránh sự lừa đảo giả mạo nhằm bảo vệ lợi ích cho người đầu tư. Nguyên tắc này tránh cho sự nhầm lẫn hoặc bị lừa đảo do chưa hiểu biết rõ về thị trường chứng khoán. 3.3- Nguyên tắc đấu giá. Việc định giá chứng khoán được thực hiện thông qua một cuộc đấu giá. Gía chứng khoán được xác định khi có sự thống nhất giữa giá bán và giá mua. Gía bán và giá mua chứng khoán tại một thời điểm nhất định do nhà môi giới đưa ra tuỳ theo kinh nghiệm và nhận định riêng của họ và tuỳ theo số lượng cung cầu chứng khoán ở thời điểm đó II/ thị trường chứng khoán Việt Nam 1-Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đưa đất nước đi lên và bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế Nhà nước về tài chính và tiền tệ thì Đảng và Nhà nước cần phải hình thành và phát triển từng bước thị trường chứng khoán, thị trường vốn trong nước là chính. Gắn thị trường vốn trong nước với thị trường vốn quốc tế, động viên thu hút tập trung các nguồn lực tài chính để thực hiện đắc lực công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước đặc biệt là đổi mới kinh tế. Bởi vì thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn dài hạn trong và ngoài nước rất hữu hiệu góp phần làm cho dòng chảy vốn có thể điều hoà đến tất cả các cơ sở kinh doanh. Những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cần mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động. Đó cũng là kênh quan trọng thu hút vốn dài hạn để các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển ở những ngành kinh tế then chốt, đổi mới công nghệ, mở rộng và nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần. Thị trường chứng khoán ra đời sẽ góp phần tích cực vào cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá vốn đầu tư phát triển. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia, thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính tất yếu, không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển ở nước ta. 2- Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM được khai trương và ngày 28/7/2000 phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của thị trường chứng khoán được thực hiện. Có thể khẳng định rằng việc ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM đã đánh dấu một bước tiến tích cực của nền kinh tế đất nước theo hướng xây dựng những thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung tâm giao dịch chứng khoán ra đời nhưng hoạt động của nó còn đang trong bước thử nghiệm.Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt nam vẫn hoạt động trong quy mô nhỏ bé trong khi đó số lượng cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư lớn là khá lớn do đó mà nó dễ dàng bị tác động bởi các đối tượng này.Nhìn chung giá cổ phiếu có xu hướng tăng đáng kể, tuy nhiên còn quá ít chủng loại hàng hoá trên thị trường và khối lượng từng chủng loại hàng hoá còn quá ít. Trong khi đó sự hiểu biết về thị trường chứng khoán của đa số công chúng còn sơ khai và tâm lý ban đầu là tham gia để biết. Về phía hoạt động của các công ty chứng khoán thì hầu hết các công ty đều làm ăn có lãi hoặc lỗ rất ít nhưng lãi ở đây chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, họ xác định mục tiêu chính chưa phải là lợi nhuận trong giai đoạn đầu vì thế họ đã cắt giảm chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, một số công ty được phép thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh cũng bắt đầu triển khai các hoạt động về thị trường chứng khoán nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam một cách phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, để thu hút được nhiều nguồn vốn từ phía các nhà đầu tư. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán và nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của nhân dân về thị trường chứng khoán. III/ Một số giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Giải pháp từ phía Nhà nước. Do quá ít chủng loại hàng hoá trên thị trường và khối lượng từng chủng loại hàng hoá được giao dịch quá ít, Nhà nước phải kích thích từ phía “cung” hàng hoá cho thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhà nước phải có giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá bằng cách tác động về phía “cầu” doanh nghiệp và về phía “cung” nhà đầu tư, các chế định tài chính. Giải pháp CPH dù không phải là điều mới nhưng đó là biện pháp căn bản để thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo nguồn hàng dồi dào cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh việc tạo điều kiện và thu hút các công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì cần phải đẩy mạnh phát triển các loại hàng hoá khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty đặc biệt là trái phiếu của các ngân hàng... Có như vậy mới làm giảm được áp lực cầu chứng khoán. Nhà nước cần phổ biến kiến thức để tạo cho công chúng hiểu sâu sắc về chứng khoáng về đầu tư chứng khoán. Đồng thời cải thiện tình hình cung cấp thông tin của các công ty, niêm yết, tạo tính minh bạch cho thị trường chứng khoán, xử lý mọi hành vi gian lận, mua bán nội gián gây rối loạn thị trường làm mất lòng tin của công chúng đầu tư. Chính phủ nên thành lập một tổ chức chuyên đánh giá mức tín nhiệm của công ty, các thành viên của tổ chức là những người có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực này. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống công bố thông tin một cách công khai, chính xác, kịp thời và có hiệu quả để các nhà đầu tư hiểu rõ hoạt động của công ty mà từ đó có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Giải pháp về phía các công ty chứng khoán. Từ thực trạng hoạt động trong các phiên giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu trong suốt thời gian dài và tiếp tục kéo dài nếu không có biện pháp hợp lý. Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có bốn công ty được liêm yết tại trung tâm. Trên thực tế cả nước hiện nay có trên 500 công ty cổ phần trong đó khoảng 50 công ty có đủ điều kiện để niêm yết cổ phiếu để giao dich tại trung tâm giao dịch chứng khoán và trên thị trường không chính thức. Hàng ngày cũng đã có trên 50 loại cổ phiếu được đưa ra giao dịch trao tay, mặc dù các cổ phiếu này không được niêm yết tại trung tâm.Do đó mà uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần có giải pháp thao gỡ vấn đề này để thu hút được các loại cổ phiếu đó tham gia vào giao dịch trên thị trường tập trung. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Uỷ ban chứng khoán nhà cần đưa vào các quy định cấm các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện lệnh mua và bán một loại chứng khoán trong một phiên giao dịch để tránh việc “làm giá” gây dối loạn thị trường uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần quy định chặt chẽ việc quản lý tài sản đối với các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán phải quản lý tài sản chứng khoán của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty, tránh tình trạng công ty sử dụng tài sản của khách hàng vào mục đích riêng. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan báo chí Nhà nước để tuyên truyền, giáo dục rộng rãi kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán một cách thường xuyên, lâu dài nhằm đào tạo những người trực tiếp tham gia vào thị trường chứng khoán như các nhà môi giới, các nhà tư vấn đầu tư và công chúng đầu tư. Kết luận Những phần đã được trình bày ở trên đó chỉ là những kiến thức sơ lược và cơ bản về thị trường chứng khoán. Trong tình hình đất nước ngày càng phát triển, để hội nhập với nền kinh tế thế giơí thì việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là hết sức cần thiết, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta. Trên thực tế hiện nay việc tiến hành để phổ biến và mở rộng hoạt động của thị trường chứng kghoán còn có nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp để hỗ trợ và ưu tiên trong thị trường tương đối mới mẻ này. Theo ý kiến của riêng em thì trước tiên để phát triển mạnh thị trường chứng khoán thì chúng ta phải cổ phần hoá các công ty từ đó dẫn tới sẽ có nhiều chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, Nhà nước phải đề ra các biện pháp và thực hiện nó một cách đồng bộ và linh hoạt. Bên cạnh đó, chúng ta chú trọng đào tạo các chuyên gia giỏi để nghiên cứu và tìm ra được một mô hình thị trường chứng khoán thích hợp với nước ta trong tình hình kinh tế hiện nay. Mục lục lời mở đầu 1 nội dung 2 I/ Thị trờng chứng khoán. 2 1. Khái niệm và đặc điểm. 2 2. Vai trò của thị truờng chứng khoán 2 2.1- Tạo nguồn vốn cho đầu t sản xuất kinh doanh …………….. 2 2.2- Thị trờng chứng khoán khuyến khích ngời dân tiết kiệm để đầu t vào sản xuất kinh doanh ………………………………………………. 2 2.3- Thị trờng chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời là công cụ để nhà nớc thực hiện chính sách tiền tệ ………………………………………………………………………...... 3 3. Các nguyên tắc hoạt động của thị trờng chứng khoán. …………… 3 II/ thị trờng chứng khoán Việt Nam 5 1. Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển của thị trờng chứng khoán Việt Nam . 5 2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam . 5 III/ một số giải pháp cho thị trường chứng khoán việt nam …7 1. Giải pháp từ phía Nhà nước. 7 2. Giải pháp về phía các công ty chứng khoán. 7 Kết luận 9 Tài liệu tham khảo 1/ Sách tài chính tập II 2/ Sách Kinh tế chính trị tập II 3/ Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 8 năm 2001 4/ Những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán - uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33772.doc
Tài liệu liên quan